NGÀY THỨ BA: sau hết, người ta chết rồi đi đâu?

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

NGÀY THỨ BA

Giải điều thứ ba, là sự sau cùng hết, người ta chết rồi đi đâu ?

Nhu sĩ rằng:

Vốn loài người ta, trong sách có nói: khí tụ tắc sanh, khí táng tắc tử, dữ cầm thú vô dị, nghĩa

là, lồi người ta, khí nhóm lại thì sống, khí tan ra thì chết, chẳng khác chi cầm thú vậy. Lại ông

Ôn công rằng: Nhơn tử tắc hình thể tiêu diệt dữ thảo mộc đẳng, kì thần phiêu như phong hỏa,

nghĩa là, người ta chết thì hình thể tiêu mất cũng như cỏ cây vậy, còn thần hồn thì bay đi như

gió như lửa vậy.Lại nơi khác rằng: Nhơn tử cốt nhục qui vu thổ, huyết qui vu thủy, hồn khí qui

vu thiên, nghĩa là người ta chết, xương thịt trở về đất, máu trở về nước, hồn khí trở về trời.

Tây sĩ rằng:

Cứ như đều ấy, khi chết đọan thì mọi sự tan đi mất; chẳng còn tội, chẳng còn phước, chẳng

còn thưởng chẳng còn phạt; chết đoạn người ta cũng như muông chim, cây cối vậy; chúc ấy

kẻ khi trước đã gia công sửa tánh tu đạo, bây giờ sẽ phàn nàn vì đã mất công chẳng ích gì;

mà kẻ ngỗ nghịch, buông tuồng theo tính mê đắm, khi ấy vui mừng, vì chết rồi thì thôi. Như

quân đi chiến trận về không thưởng không phạt, thì còn ai lo thắng bại làm chi ?

Lại rằng: chết đoạn, cốt nhục qui vu thổ, hồn khí qui vu thiên cả. Vậy kẻ tu nhơn tích đức trọn đời hồn

khí cũng về trời; kẻ làm ngụy làm giặc, tà dâm trộm cướp giết người, hồn khí cũng về trời

bằng nhau. Nhu đạo Nhu sĩ nói làm vậy, thì để mặc thiên hạ tung hoành, ai muốn làm thể

nào thì nên thể ấy sao ? Dầu lành dữ cũng chẳng hề chi, chết đọan cũng chẳng sợ chi, vì ai

ai cũng về trời cả. Nói thể ấy có phải lẽ mà nghe đặng chăng ?

Thày Pháp sư giải câu ấy rằng:

Bên đạo chúng tôi dạy đời sau bất sanh bất tử, bạch nhựt phi thăng, đằng không nhi khứ,

nghĩa là, chẳng sống chẳng chết, ban ngày bay lên trên không mà đi, vì đã có bài thiên dược

trường sinh tồn kì thiên niên bất tử là, có bài thuốc thần linh trọn sống ngàn đời chẳng chết.

Tây sĩ rằng:

Nếu vậy, nhơn sao các đấng thượng cổ, đế vương, đã thăng hà hết? Ấy những đấng vua thiếu chi sự khôn ngoan, mà sao chẳng tìm đặng bài thuốc ấy ? thiếu chi vàng bạc, mà sao chẳng mua đặng bài thuốc ấy ? Lại những người đã mời các thày chữa cũng đã chết hết chẳng còn sót một người, thì làm sao ? Nào đều bất sinh bất tử ở đâu ?

Thày Pháp sư rằng:

Hoặc người ta chẳng tu đức tu tiên cho đặng sống lâu, hoặc khi ốm đau chẳng tìm được thày

hay cao tay mà chữa, hoặc đã đến khi mạng trở định mà thôi; vì chúng tôi chữa bịnh chẳng

có chữa mạng đâu.

Tây sĩ rằng:

Kìa ông Thái thượng Lão quân, Trương Lương, Trương Nghi, Trương Bửu, Trương Đậu,

Trương Lịnh, Trương Lỗ, Trương Giác và các sư đã truyền đạo thái bình bùa chú, đều đã chết

hết. Chớ thì các ông ấy chẳng có tu đức tu tiên cho đặng sống lâu sao ? Hay là chẳng gặp

thày nào hay cao tay mà chữa sao ? Ấy các thày những thờ phượng Ngọc Hoàng, sao chẳng

càu khẩn Ngọc Hoàng đổi thiên mạng cho đặng sống lâu mãi ? Sao chẳng dùng bài thuốc

tiên dược trường sinh bất tử ? Chớ thì bài thuốc ấy để cho ai, mà chẳng chữa lấy mình cho

đặng sống lâu, thì làm sao ? Nói thể ấy có phải lẽ mà nghe đặng chăng ?

Thày Pháp môn rằng:

Hễ ai tu đạo nào thì tin đạo nấy, lấy lời trong sách đại thánh đã truyền lại làm cứ làm thật thì

thôi, Phước phận thì tại trời, trời cho ai nấy đặng, nào có tại ta muốn mà đặng sao ? Thày

đừng nói nữa. Nào có phải tôi đã lập nên đạo, mà tra tôi lắm làm chi ?

Tây sĩ rằng:

Đã vậy từ này đừng khoe bởi gặp thày hay cao tay khéo chữa mới sống; bởi chẳng gặp thày

hay cao tay khéo chữa thì chết. Đã biết rằng mạng tại trời, thì thôi.

Thày Hòa thượng giải câu ấy rằng:

Trong mình người ta có ba giống: đến khi chết đọan, da tan đi mất; xác thịt xương cũng tan đi

nữa; còn thần hồn, nếu có rước thày niệm kinh bảo đàng cho, mới đặng thăng thiên vào nước

Phật hưởng phước; chẳng vậy thì phải sa hỏa ngục khốn nạn.

Tây sĩ rằng:

Niệm kinh bảo đàng là thể nào ?

Thày Hòa thượng rằng:

Khi người ta gần chết thì niệm rằng: Phật tánh hỡi, Phật tánh hỗi hãy ra lỗ chóp trên đầu chớ

ra cửa con mắt, lỗ tai, mũi, miệng cùng âm môn mà lạc, như lời trong sách Bí truyền rằng:

Đầu dã thiên dã; nhược tử đáo thiên hải ngoại không, thăng thiên dã; nhược xuất nhãn nhĩ tị

khẩu âm môn, bất thành tiên dã, nghĩa là đầu là trời, bằng chết mà ra chốn biển trời ngoài

không, thì là lên trời; bằng ra nơi con mắt, lỗ tai, lỗ mũi, miệng, âm môn, thì thẳng nên tiên.

Vậy thì chết đoạn mà linh hồn đi đàng, thì phải xưng mình là con Phật, mới khỏi vào hỏa

ngục cùng ba nẻo đàng dữ; phải có sắc Phật mới đặng đi cầu âm không, đến suối Huỳnh

Tuyền, đến giếng có cây dừa, mới đặng qua sông Đài Hà, qua đò Tự Nhiên , mới đến bãi cát

Trường Sa, mới qua ngã tư có cầu đồng ván sắt hiệu là Âm Không. Có kệ thơ rằng:

Sống thì lành dữ mặc thân ta

Thác thì trừ khử nghiệp gian tà

Chơn tình nhớ lấy kinh niệm Phật

Dầu vào hỏa ngục lại đặng ra

Tây sĩ rằng:

Linh hồn là tính thiêng liêng, không hình, không tượng, khi vào trong xác cùng khi ra khỏi xác

là cách mầu nhiệm, chẳng phải ra cửa nào mới khỏi đâu. Nếu vậy kẻ hiền lành nhơn đức khi

chết mà hồn chẳng ra nơi chóp; thì sa hỏa ngục; mà kẻ tội lỗi độc dữ gian tà cả đời, đến khi

chết, linh hồn nó ra nhằm nơi lỗ chóp thì đặng thăng thiên sao ? Nói vậy có hiệp lẽ công bình

sao ?

Tây sĩ lại hỏi rằng:

Những linh hồn sa hỏa ngục đã phải chịu hình khổ khốn nạn làm vậy, có lẽ nào cứu đặng

cho ra khỏi chăng ?

Thày Hòa Thượng rằng:

Cũng có thế đặng, vì đức Phật rất nhơn lành, chẳng muốn cho ai phải khốn nạn, cho nên

người đã truyền nhiều cách cho người ta khỏi tội. Dầu người ta yếu đuối chẳng có sức giữ

đặng các sự người răn mặc lòng, song đã có chúng tôi giữ thế cho người ta. Tây sĩ hãy xem

kinh Đại Thừa Diệu Tiên Liên Hoa. Hễ ai đọc kinh ấy thì mới đặng lên trời hưởng phước ai ai

đọc kinh Nam vô A di đà Phật thì khỏi các tội từ bây giờ về trước, cùng khỏi sa hỏa ngục nữa.

Bằng những kẻ đã chết rồi, nếu con cháu có rước chúng tôi làm chay làm tiếu, thì đức Phật

đã cho chúng tôi phép phá ngục cho các linh hồn trong ấy đặng ra,

Tây sĩ rằng:

Các kẻ có tội trong hỏa ngục có đặng ra như vậy hết chăng ?

Thày Hòa thượng rằng:

Đều đặng thảy thảy, có một kẻ khinh dể phép Phật, thì người chẳng tha mà thôi

Tây sĩ rằng:

Phép phá ngục là làm sao ?

Thày Hòa thượng rằng:

Kẻ làm việc ấy phải ăn chay, niệm kinh, đơm tế nhiều ngày, chữa tội ông bà cha mẹ, mà

ngày sau hết làm lễ phá ngục cho linh hồn tổ tiên đặng ra, Vì vậy cắm bốn cột giữa nhà, lấy

giấy mà dán xung quanh, cùng làm bốn cửa bốn bên, lại làm một cửa ở giữa, đặt hình hỏa

ngục, rồi thì tế Thập Điện Diêm Vương là mười vua cai trị âm phủ; lại tế năm vua ở năm cửa,

Đông phương thanh đế, Tây phương bạch đế, Nam phương xích đế, Bắc phương hắc đế,

Trung phương huỳnh đế, đi xung quanh ba làn, niệm kinh rưới linh thủy rồi gieo hai đồng tiền

lấy sấp ngửa, làm dấu các vua đã chịu sự tế cúng lễ. Đoạn thày thứ nhứt cầm gậy phá các

cửa ngục cho các hồn trong ấy đặng ra khỏi. Mà lễ phá ngục này đạo Phật đã truyền tỏ

tường trong sách Huỳnh đồ Vĩnh quyết.

Tây sĩ rằng:

Thày nói đạo Phật truyền lễ này tỏ tường, nhơn sao trong sách kinh bốn mươi hai chương,

chẳng thấy Thích Ca chép lời gì về lễ ấy sốt mà sách Đăng Tâm rằng: Lương Võ Đế lập vi

trai hội, là từ Lương Võ đế bày ra lễ ấy. Thế thì từ Thích Ca cho đến Lương Võ Đế đã cách

nhau 1500 năm, mới lập ra lễ làm chay làm hội để mà phá ngục; mà thày nói rằng : Phật

giáo truyền lễ này tỏ tường thì đều ấy đã chẳng hiệp

Lại điều phá ngục là làm sao ? Kìa xem vua chúa thế gian lập ngục ra giam cầm kẻ có tội,

dầu ai muốn phá, có phá đặng chăng ? Phương chi Đấng phép tắc vô cùng lập ngục giữa trái

đất này là chốn rất sâu hiểm, con mắt xem chẳng thấy; mà các thày cũng là người thế gian

có xác thịt biết đi đàng nào mà xuống phá ngục đặng ? Vả lại, đám này đã có mời thày phá,

đám khác lại mời phá, muốn phá khi nào thì phá, chúc ấy còn đí gì mà gọi là ngục nữa? Nếu

vậy những linh hồn trong ấy đã đặng ra hết, thì còn ai ở trong ngục ấy, mà năm khác con

cháu còn làm chay chữa tội làm chi nữa, hay là có thày nào lại xây ngục lại chăng ?

Thày Hòa thượng rằng:

Bên đạo Tây sĩ cũng thường có làm lễ càu hồn phá ngục đi xông quanh mồ rảy nước thánh,

thì nào ai bắt nét, nào ai chê đều ấy ? Cũng một đều mình làm thì đặng, mà nhạo báng kẻ

khác làm sao ?

Tây sĩ rằng:

Trong đạo chúng tôi làm lễ càu hồn thì có, song chẳng có lễ phá ngục đâu. Vậy có hai thứ

linh hồn, một là linh hồn mắc tội trọng đã giam cầm trong hỏa ngục, thì chúng tôi chẳng dám

càu cho những linh hồn ấy đâu, vì chẳng có lẽ nào mà đặng khỏi. Hai là linh hồn mắc tội

nhẹ, hay là đền chưa đủ, mà phải giam cầm trong luyện khổ, thì chúng tôi có ý làm lễ càu

khẩn cùng Thiên Chúa thứ tha, bớt phần phạt cho những linh hồn nơi ngục tạm ấy mà thôi.

Cũng như sự đời nay vua chúa lập ngục ra có thứ tù trọng tội đã phải bỏ vào ngục khám

đường, giam cầm cho đến chết, thì chẳng ai vào kêu cho tù ấy nữa đâu. Còn thứ tù tạm,

giam vạ mọn vì mắc tội nhẹ, hay là mắc công nợ trả chưa đủ, thì con cháu có thế chạy chuộc

cho lại đặng ra khỏi. Ấy lễ chúng tôi càu hồn cũng như làm vậy: nào chúng tôi có dám phá

ngục như các thày đâu ?

Nhu sĩ rằng:

Ba đạo đã giải rồi, thì đạo Tây sĩ giải câu ấy làm sao ?

Tây sĩ rằng:

Trong đạo chúng tôi dạy bốn đều cả thể sau hết, gọi là tứ chung: một là sự chết, hai là sự

phán xét, ba là hỏa ngục, bốn là thiên đàng.

Vậy trước hết sự chết, bởi tội tổ tông, nên Chúa đã đoán định cho loài người ta phải chết, dầu

ai ai, đấng bực nào, dầu khôn khéo thể nào mặc lòng, thì cũng chẳng ai khỏi đặng.

Hai là sự phán xét, là hễ người nào khi tắt hơi vừa đoạn, dầu xác còn nằm trên giường, tức thì thánh

thiên thần bổn mạng đem linh hồn người ấy đến trước tòa Thiên Chúa rất oai nghi công

thẳng, chịu Người phán xét về mọi việc mình; những sự tư tưởng kín nhiệm trong lòng, mọi lời

đã nói, mọi việc đã làm dầu lành dầu dữ , từ khi có trí khôn cho đến khi ấy, bao nhiêu tội, bao

nhiêu phước, thảy thảy đều bày ra hết chẳng sót sự gì cả, cũng chẳng chữa lỗi mình mà đổ

cho ai đặng; mỗi một người đều phải gánh lấy của mình là những việc lành dữ, đã làm khi

còn sống,

Ba là Hỏa ngục, vì thuở tạo thiên lập địa, Chúa đã dựng nên trên chốn ấy cách xa nước

Thiên đàng, song phân làm bốn từng; một là Lâm bô, hai là Hài sở, ba là Luyện ngục, bốn là

ngục Vĩnh khổ.

Lâm bô là từng ở ngoài và ở trên hết, là nơi linh hồn các thánh tổ tông xưa khi

sinh thì (chết) đọan còn phải ở đó, đợi trông Chúa Cứu Thế ra đời chuộc tội cho thiên hạ, đoạn các

thánh ấy mới đặng lên Thiên đàng;

Hài sở là nơi những linh hồn con trẻ mới sinh ra mà chết khi chưa đặng chịu phép rửa tội;

Luyện ngục là nơi giam cầm của linh hồn kẻ có đạo, khi

chết hoặc còn mắc tội nhẹ, hoặc đền tội trọng chưa đủ, thì phải chịu lửa nung đốt cho đến khi

sạch hết tội vạ mới đặng ra khỏi đó mà lên Thiên đàng;

Ngục Vĩnh khổ là nơi rất sâu hiểm, giam cầm các ma quỉ và các kẻ vong ân bội nghĩa,

chẳng thờ phượng Thiên Chúa, chẳng giữ luật phép Người răn dạy.

Ngục này những lửa sinh lửa diêm, cùng muôn muôn vàn vàn hình

khổ rất khốn nạn vô cùng. Những kẻ bị giam cầm trong ấy phải thiêu đốt đời đời, cũng chẳng

hề có bao giờ chết đặng cho khỏi sự khốn ấy.

Bốn là Thiên đàng là chốn rất sang rất trọng, rất thanh nhàn, rất vui vẻ, gồm no mọi sự phước đức,

Thiên Chúa đã dựng nên để thưởng các Thiên thần cùng các Thánh nam nữ là những người khi còn sống ở đời

này đã thờ phượng Thiên Chúa và giữ luật Người cho trọn, thì khi chết đoạn linh hồn lên trên

ấy chầu chực Thiên Chúa, hưởng phước vô cùng. Ấy là tứ chung thì làm vậy.

Còn việc cả thể sau hết nữa là khi thiên địa cùng tận là ngày tận thế, thì Thiên Chúa cho mọi

người đã chết từ tạo thiên lập địa cho đến ngày ấy đều sống lại thay thảy: những linh hồn kẻ

lành ở thiên đàng, những linh hồn kẻ dữ ở hỏa ngục, đều phải nhập vào xác cũ mình, tựu

đến một nơi gọi là đồng Giôsaphát mà chịu phán xét chung trong một khi ấy; đọan linh hồn

và xác kẻ lành lên thiên đàng sáng láng tốt lành, vui vẻ vô cùng; còn linh hồn và xác kẻ dữ

phải phạt xuống hỏa ngục khốn nạn đời đời kiếp kiếp.

Nhu sĩ rằng:

Khi nãy đã nói: hễ ai chết đọan thì Thiên Chúa đã phán xét, kẻ lành cho lên Thiên đàng

hưởng phước, kẻ dữ bỏ xuống hỏa ngục chịu phạt rồi. Nhơn sao thày lại nói rằng sẽ có ngày

Thiên Chúa lại gọi lại khắp mọi người sống lại, đến một nơi mà chịu phán xét làm sao nữa ?

Chớ thì trước khi Thiên Chúa chưa xét đoán nên sao ? Ấy chính việc Người đã làm, nào có

phải việc ai làm, mà phải làm đi làm lại nhiều lần, thêm việc thể ấy làm chi ?

Tây sĩ rằng:

Việc Thiên Chúa làm thì có nhiều ý sâu nhiệm. Vì một là khi phán xét lần trước, mới có một

linh hồn đặng hưởng phước hay là chịu phạt mà thôi, xác thì còn ở dưới đất này. Ngày ấy mới

cho xác cũ sống lại, vì xác kẻ lành xưa đã giúp linh hồn làm nhiều việc phước đức, đã thờ

phượng Thiên Chúa hết lòng, thì bây giờ cho linh hồn hiệp với xác, cả và hai đều đặng

thưởng. Lại xác kẻ dữ xưa cũng đã giúp linh hồn làm việc tội lỗi, chẳng thờ phượng Thiên

Chúa cho nên, thì bây giờ lại cho xác hiệp với linh hồn, cả và hai đều chịu phạt; làm vậy mới

hợp phép công bình.

Hai là phán xét lần trước, kẻ lành, kẻ dữ đặng thưởng hay là chịu phạt,

thì thiên hạ chưa biết rõ, vì việc lành phước đức nào mà người kia đặng thưởng dường ấy, vì

những tội lỗi xấu xa nào mà kẻ nọ phải phạt dường ấy, lần này thì cả và thiên hạ muôn đời

đặng rõ biết Chúa là đấng công bình vô cùng; vì kẻ làm việc lành phước đức, khi ở đời này,

những chịu người ta khinh dể nhạo báng, bắt bớ làm khốn cực chẳng khi đừng mà khi ấy

đặng phần thưởng vui vẻ thanh nhàn thì càng thêm sang trọng sáng láng cho kẻ lành hơn; lại

kẻ dữ khi còn sống ở đời này làm những việc gian dâm tà nghịch, phạm tội lỗi xấu xa ô uế,

nên khi ấy phải hình khổ; thì càng thêm xấu hổ khốn cực cho kẻ dữ hơn. Ấy là ý Thiên Chúa

định có ngày phán xét chung thì làm vậy.

Trong ba ngày nay, chúng tôi đến trước mặt quan mà trình qua các lẽ trong đạo chúng tôi tắt

vậy, để quan lớn xét cho, thì chúng tôi lấy làm ơn trọng lắm. Song bởi chúng tôi chưa thuộc

tiếng nói cùng lễ phép trong nước cho đủ, hoặc đang khi nói có điều gì chẳng lịch sự ra thất lễ

thì trước là xin quan lớn rộng xét thứ tha cho chúng tôi, sau xin các thày miễn chấp vì chẳng

có mấy khi đặng gặp các thày mà đàm đạo thể ấy. Vậy các thày đã cứ trong sách các thày,

tôi đã cứ lẽ sách đạo tôi mà nói; dầu đạo bên nào chơn giả, thì để mặc lượng quan lớn quyền

hành cân xét cho.

Bấy giờ quan lớn mới phán đoán rằng:

Trong đều thứ ba, là sự sau cùng hết, người ta chết rồi đi đâu, có lẽ thày Nhu sĩ, thày Hòa

thượng, thày Pháp sư nói thì ta cùng đã có nghe nhiều lần, mà thật trong lòng ta chưa biết

thể ấy là nhằm hay là chẳng nhằm; còn sự Tây sĩ nói bốn sự sau, là người ta sinh ra rồi phải chết,

chết rồi phải chịu phán xét, phán xét rồi kẻ lành đặng thưởng lên thiên đàng,

kẻ dữ phải phạt xuống hỏa ngục; lẽ ấy rất công bình chính trực, chẳng còn nghi hoặc đặng

nữa. Như vua trị nước , nếu chẳng dùng phép công bình, dùng quờn thưởng phạt thì trị nước

làm sao đặng ? Huống chi Thiên Chúa đã sinh nên trời đất thần người muôn vật đời đời; nếu

chẳng dùng phép công bình, chẳng dùng quờn thưởng phạt kẻ lành dữ thì cai trị làm sao

đặng ? Ấy là lẽ nhãn tiền phải có như vậy chẳng sai, cho nên trong đếu thứ ba này, ta đoán

đạo Thiên Chúa dạy phải rõ ràng chắc thật hơn các đạo thảy thảy. Lại ta đã biết rõ sự thật ở

đâu thì ta cũng tin tưởng noi giữ theo đó cho đến cùng.

CHUNG (Hết)

"Hội  Đồng Tứ Giáo" chấm dứt 3 ngày tranh luận.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro