chương 1 - Mục A

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Gia đình chót là gia đình tôi. Cha tôi, sau khi Phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục bị tan vỡ, cácngười lãnh đạo bị bắt tù tội, thì ông không ở Hà Nội nữa (mặc dù có nhà ở đó) mà về sống hẳn ởlàng, sớm ngày vui thú điền viên. Cũng vì buồn thế sự, Cha tôi uống rượu liên miên để giảikhuây, nhất là sau khi ông Bác tôi (Hoàng tăng Bí) mất đi. Vì uống rượu quá nhiều nên bị đaugan nặng và Cha tôi mất khi tôi mới 14 tuổi. Khi còn nhỏ sống ở làng, Cha tôi thương yêu tôinhất, bố con thường ngủ chung, có khi ngồi uống rượu, ông bắt tôi ngồi bên cạnh nghe chuyệnvà mài thạch cao để ông lấy nước xoa lên mặt cho mát vì chất rượu bốc nóng lên mặt. Chính vìnhững giờ phút ngồi hầu chuyện mà Cha tôi đã kể cho tôi hay về nhiều chuyện đời, trong đó cóchuyện thời sự (khi đó khởi sự chiến tranh Trung Nhật). Ông đã tỏ ra ngưỡng mộ nước Nhật vàQuân đội của họ và các cuộc nổi dậy của nhân dân ta chống Thực dân Pháp. Trong đó ông đề caovà trân quý 13 vị lãnh tụ Việt Nam Quốc Dân Đảng (VNQDĐ) như: Nguyễn thái Học, Nguyễnkhắc Nhu (Xứ Nhu) Phó đức Chính, Ký con Đoàn trần Nghiệp v.v.. đã mặc nhiên ghi sâu trongtâm trí tôi hình ảnh những anh hùng VNQDĐ từ đó. 

Gia đình tôi rất đông, gồm bẩy anh em trai, tôi là con út. Hai người anh lớn đậu bằng Bác sĩ YKhoa khi tôi mới sinh ra được một, hai tuổi. Người anh Cả tên là Hoàng tích Trí và người thứ hailà Hoàng tích Minh. Anh Cả tôi học về ngành vi trùng học nên đã phục vụ tại Bệnh viện Pasteur.Đến năm 1943, thì ông trở thành Giám Đốc Bệnh viện Pasteur. Sau ngày 19/8/1945, Hồ chíMinh mời tham gia Chính Phủ và giữ chức Bộ Trưởng Bộ Y Tế. Ông là một công chức thuầnthành, không làm chính trị và đứng trong một tổ chức nào cả, nhưng ở một vị trí cao trong xã hộilúc bấy giờ, nên quen biết nhiều, trong đó có cả những trí thức thuộc Đảng Xã Hội, đảng CS nhưcác ông Nguyễn mạnh Hà, Phạm ngọc Thạch v..v..Tôi đã ăn nhưng bữa cơm gia đình có mặt haiông này một vài lần trước ngày Việt Minh Cộng Sản cướp chính quyền tháng 8/1945. Ông anhtôi hoàn toàn là một trí thức yêu nước như phần lớn các người khác trong thời bấy giờ, chỉ muốnnước nhà được Độc Lập thoát khỏi ách cai trị của Thực dân Pháp mà thôi. Nhưng vì Chínhquyền ở trong tay VMCS (Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội) và Hồ chí Minh là một lãnh tụCS quá mưu mô, xảo quyệt và lừa lọc nên đã chiếm được lòng tin của quảng đại quần chúng, đặcbiệt là những nhân sĩ có tên tuổi như Cụ Huỳnh thúc Kháng, Phan kế Toại v.v.. để làm lợi chochúng. Dĩ nhiên là khi đó chẳng có ai nghĩ rằng VM sẽ tiến hành từng bước thể chế CS theođường lối chủ chương của CS Nga, Tàu. 

Về sau hiểu ra thì đã quá muộn, vì đã nằm trong vòngkiểm xoát của guồng máy công an CS, như cá nằm trên thớt.Tôi còn nhớ, ông anh tôi có kể lại trong một bữa ăn của gia đình về tính gian xảo của tên Hồ chíMinh là: trong một buổi họp, khi gặp các yếu nhân trong Chính phủ, như thường lệ ông rút thuốcmời, thường là thuốc lá đen rẻ tiền, và ông nói vẫn hút quen thứ thuốc lá đen đó, thuốc thơm làthuốc Đế quốc Tư bản bóc lột. Nhưng một hôm, vì lơ đãng, thay vì mời hút thuốc lá đen, thì ônglại lấy nhầm bao thuốc lá thơm hiệu Philip Morris của Mỹ. Hóa ra là Hồ luôn để ở trong túi haibao thuốc khác nhau. Khi trước mặt mọi người thì hút thuốc lá đen, nếu không có ai thì mócthuốc thơm ra thưởng thức. Câu chuyện vui, tuy nhỏ đối với mọi người, nhưng qua thực tế đã nóilên cái bản chất cáo già của Hồ và tập đoàn CS dưới trướng của ông ta. Sống trong vùng CS,thiếu thốn mọi thứ, lại hoạt động trong những vùng ma thiêng nước độc Bắc Việt trong nhữngnăm đầu kháng chiến, ông anh cả tôi đã bị đau tim, lại thêm bệnh sốt rét, đã mất năm 1957, saukhi CS tiếp thu miền Bắc, theo kết quả của Hội Nghị Genève 1954 .Ông anh thứ hai của tôi cũng vậy, ông chỉ là một Bác sĩ chuyên môn, ít nói, không thích chínhtrị. Trước 1945, ông mở Bệnh viện tại đường Lạch Tray Hải Phòng. Khi xẩy ra chiến tranh ViệtPháp vào tháng 12/1946, thì Bệnh viện của ông bị phá tan tành. Ông theo kháng chiến chốngPháp và hoạt động về Y Tế tại Liên Khu Tư (Thanh Hóa, Nghệ An), hiện ông còn sống và đã vềhưu, năm nay khoảng 85 tuổi. Tôi gặp lại ông khi ra thăm lại quê nhà năm 1989. Ông vẫn mạnhkhỏe và xem sách cho trôi qua những ngày cuối của cuộc đời sau bao năm phục vụ vô bổ dướichế độ CS. Ông được CS ban cho danh hiệu "thầy thuốc nhân dân", ngày ngày nhìn vào danhhiệu mà thở ra não ruột.

 Còn ông anh thứ năm của tôi, cũng là một Bác sĩ, tốt nghiệp trong thờikỳ kháng chiến chống Pháp và cũng đã về hưu. Ông sinh sống tại tỉnh Bắc Ninh, nơi quê vợtrước 1945. Tiền hưu chẳng được là bao, nên ông phải trồng hoa, lấy hoa kết thành vòng hoađiếu đi đám tang, bán lấy tiền thêm sinh sống. Ông nói vui với tôi là thiên hạ bảo rằng trước kiaông là bác sĩ mong cứu người ta sống lâu, thì bây giờ ông lại mong người ta chết sớm để bánđược hoa! Ông có một người con trai đến tuổi đi nghĩa vụ quân sự cộng sản Bắc Việt, trong trậntấn công vào Long Khánh đã bị tử trận. Như vậy là bẩy anh em trai chúng tôi đến nay chỉ còn lạiba người.Riêng chỉ có mình tôi trong gia đình, sau năm 1945 không theo VMCS ra vùng kháng chiến, màlại tham gia vào Mặt trận các đảng Quốc Gia chống VMCS và Pháp, lưu vong sang Trung Hoa.Trở về nước giữa năm 1950, rồi vào miền Trung hoạt động trong lực lượng Việt Binh Đoàn củaTrung Tá Nguyễn ngọc Lễ (sau này là Trung Tướng VNCH) chỉ huy. Năm 1953, theo học khóa4 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức tại miền nam Việt Nam.

Được cha mẹ cưng chiều, nên ham vui chơi, nhất là về thể thao đá banh, bơi lội, bóng bàn kháxuất sắc. Tuy ăn học ở Hà Nội, nhưng ngày nghỉ và các tháng hè là tôi lại về sống ở làng. Có thểnói là tình cảm của tôi đối với ngôi làng thật sâu đậm. Biết bao kỷ niệm êm đẹp của thời thơ ấuđối với ngôi nhà thân yêu, với các bạn bè cùng lứa tuổi, ngôi trường, những con đường, consông, hồ, ao, bãi cỏ, đồng làng đã ghi khắc trong tâm khảm không thể nào quên được. Trongnhững ngày xa vắng, mỗi lần Tết âm lịch tới và ngay cả trong giấc mơ, ngôi làng yêu quý lạihiện ra như một bức tranh đầy màu sắc, linh động.Sau 30/4/1975, khi bị đưa ra ngoài Bắc giam cầm trong trại tù cải tạo, tôi đã được phần nào thấyrõ quang cảnh của làng xã dưới chế độ CS nó như thế nào!!! Tôi hình tượng ra ngôi làng của tôicũng ở trong tinh trạng xác xơ như vậy. Năm 1950, khi ở Hương Cảng trở về Hà Nội, tôi có vềthăm lại làng nhưng dạo ấy ngôi làng tương đối vẫn không có gì thay đổi mấy, tuy có vắng vẻhơn, các gia đình có máu mặt, một phần ở ngoài khu kháng chiến, một phần ra Hà Nội sinh sốngcho được an toàn hơn. 

Các bạn bè cũ của tôi thì mỗi người mỗi ngả không còn gặp lại nữa. Có kẻ còn sống và cũng cókẻ đã yên giấc ngàn thu rồi. Năm 1989, một năm sau khi được CS trả về nhà bồi dưỡng lại sứckhỏe sau 13 năm ở trong tù, thiếu thốn mọi bề từ vật chất đến tinh thần, tôi đáp máy bay trở vềthăm quê hương và người thân trong gia đình trên 40 năm xa cách. Dĩ nhiên, là khi về tới làng vàngôi nhà thân yêu, lòng tôi không khỏi bồi hồi, xao xuyến. Quang cảnh thì vẫn như xưa, nhưngtôi thấy nó có vẻ hoang tàn, bí ẩn và xa vắng... Những người tôi gặp có người quen, kẻ lạ, vớinét mặt chẳng lấy gì làm vui tươi cho lắm, trông họ thật khắc khổ và đăm chiêu. Nhiều ngườithân quen trong làng xóm đã ra đi vĩnh viễn vì chiến tranh và bệnh tật. Nhà cửa, vườn tượchoang tàn ít được trông nom săn sóc, vì chủ nhà chính thức đã bỏ đi từ lâu.Ngay tại đầu làng, thuộc ngõ Đông, cây cầu Thăng Long bắc từ Phúc Yên qua sông Hồng, đã tạora một cái gì chướng mắt khi đi từ Hà Nội tới, tôi cảm thấy nỗi buồn sâu lắng, không còn thiếttha muốn ở lại làng lâu hơn nữa. Thăm viếng ngoài Bắc nửa tháng trời, tôi trở lại Saigon. Tuynơi này không phải là nơi chôn nhau, cắt rốn, nhưng tôi vẫn cảm thấy một cái gì gần gũi hơn, ấmcúng hơn. Nhưng éo le thay, cuộc đời tôi lại một lần nữa đổi thay, lại ra đi, lại lưu vong nơi đấtkhách quê người chỉ vì muốn sống tự do.

 Theo chương trình của HO, những sĩ quan VNCH đi tùCS, tôi và gia đình lên máy bay qua Mỹ tị nạn vào ngày 02/09/1991. Lại một cuộc sống mới bắtđầu ở tuổi ngoài sáu mươi.Vào tháng 3/1945, nhân có ngày lễ gì đó tôi không nhớ tên, tôi đã đạp xe lên Thị Xã Sơn Tâychơi và thăm gia đình bà Cô ruột tôi, mà chồng bà là em ruột ông Tuần phủ Phan kế Toại. Ở đóđâu được hai, ba ngày thì sáng sớm ngày 9/3/1945, tôi và cả nhà nghe tiếng súng nổ và tiếngchân người chạy rồn rập ở ngoài đường phố. Mở cửa ra, tôi thấy một số tù nhân đầu cạo trọc,mặc áo có số đang ồn ào vừa chạy vừa la hét trên đường phố. Rải rác ở dưới các gốc cây, cácbinh lính Nhật, người chùm lưới có gài lá, súng trên tay, lưỡi lê sáng loáng, canh gác khắp cácngả đường. Chúng tôi sợ bọn tù cướp phá, vội vàng đóng cửa và ném bánh mì ra cho họ, vì nhàcó lò bánh mì. Ít giờ sau thì tôi được biết là Quân đội Nhật đảo chính Pháp, giành lấy trọn quyềnthống trị Việt Nam trong tay Pháp. Chỉ một đêm trên toàn cõi Việt Nam, Quân Pháp và Bộ ChỉHuy tối cao hầu như đã bị bắt trọn và đầu hàng. Chỉ có một số đơn vị đóng tại các Tỉnh biên giớiBắc Việt là chạy thoát qua biên giới Tỉnh Vân Nam thuộc Trung Hoa. Đoàn quân này do TướngAlessandri cầm đầu và được tập trung đồn trú tại Séo Sa Pả ở phía tây thành phố Côn Minh.

Ngay sáng sớm ngày hôm sau, tôi trở về Hà Nội dọc theo con đường trải nhựa phía trong con Đêsông Hồng, đi đường này tương đối gần hơn. Ra khỏi Thị Xã, tôi nhập cùng một số học sinhtrường Mỹ thuật để được an toàn hơn, vì theo tin đồn thì trên khoảng nửa đường đi có cướp bóc.Quả nhiên khi đạp xe tới gần làng Dương Liễu , nằm ở ngoài chân Đê, một bọn trai tráng khoảngnăm, sáu tên trang bị gậy gộc đang tiến tới chặn đường tính chuyện trấn lột, nhưng khi thấychúng tôi đông hơn, cũng có mang theo gậy gộc, chúng cảm thấy không làm ăn được, nên rút êmvào trong làng. Theo tôi biết thì dân làng Dương Liễu có tiếng là chuyên đi ăn cướp, tuy đã cólần bị chặn đánh gây nhiều thương tích, nhưng chúng vẫn không chùn bước. Về tới Hà Nội, thìtình hình đã tương đối yên tĩnh, dân chúng vẫn đi lại bình thường, cửa hàng, chợ búa, mở cửabuôn bán tấp nập như không có chuyện gì xẩy ra cả. Cũng như mọi thành phố, Thị Xã khác, quânlính Nhật canh gác và tuần tiễu trên các trục đường trọng yếu. Các yết thị, thông cáo của Quânđội Nhật dán trên tường khắp ngả đường kêu gọi dân chúng làm ăn bình thường và nghiêm trịnhững phần tử bất hảo.

 Nhưng khi thông cáo, yết thị xong thì đã có một số vẫn còn tiếp tục nênbị lính Nhật dùng gươm xử tử ngay tại chỗ. Do nghiêm luật như vậy nên an ninh thành phố diễntiến khả quan.Ngay sau khi Pháp bị Quân đội Nhật lật đổ, thì nhà cầm quyền Nhật tuyên bố trả lại Độc Lập choViệt Nam do Vua Bảo Đại lãnh đạo. Tin đó được loan ra, mọi người đều hân hoan đón nhận, vìđã thoát được cảnh cai trị độc ác của Thực dân Pháp sau 80 năm đô hộ biến dân VN thành nô lệ.Tất cả đều tin tưởng là Nhật sẽ thực tâm giúp đỡ và trao thực quyền cai trị cho Việt Nam. Nhưngít ngày sau, thì mới nhận ra rằng quân đội Nhật chỉ làm cái việc thay ngôi đổi chủ mà thôi. Chínhphủ VN chỉ có danh mà không có thực. Sở dĩ Nhật phải đảo chính Pháp cũng không ngoài lý domuốn tránh cái cảnh trong đánh ra, ngoài đánh vào mà thôi, vì lúc đó tình hình Quân đội Nhật đãbi đát lắm rồi. Lực lượng Đồng Minh có thể đổ bộ lên Đông Dương bất cứ lúc nào. Tại chínhquốc Nhật, hàng ngày cũng đã bị lực lượng không quân Anh, Mỹ tới đánh phá ngày đêm.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro