Chương 1 - Mục B

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


B. NHỮNG NGÀY ĐẦU CỦA CÁCH MẠNG (CS) THÁNG 8/1945 

Dưới thời kỳ Nhật chiếm đóng Việt Nam (VN), một Chính phủ VN độc lập đầu tiên được thànhlập tại Huế, dù rằng chưa có đủ thực quyền của một nước có Độc lập hoàn toàn, nhưng là mộtbước tiến mở đầu cho một VN tương lai tốt đẹp hơn. Cầm đầu Chính phủ là học giả Trần TrọngKim, trước đó đã lưu vong ở Tân Gia Ba (Singapore). Ông là một nhà trí thức có danh tiếng, cótác phong và đạo đức, nhưng không phải là một nhà cách mạng hay chính trị lỗi lạc. Ông có tưtưởng thân Nhật, có lẽ vì thế mà ông được vua Bảo Đại chọn lựa với sự thuận tình của nhà cầmquyền Nhật.Chính phủ Trần Trọng Kim có thể nói là một Chính phủ bao gồm phần lớn những nhà khoa bảngđược cả nước biết đến, như các ông: Huỳnh thúc Kháng, Trần đình Nam, Lưu vănLang, Hoàng xuân Hãn, Phan Anh, Nguyễn hữu Trí, Vũ ngọc Ánh (ông này giữ Bộ Y Tế đãchết vì trúng đạn của máy bay Mỹ, khi ngồi trong xe ô tô đi công tác tại vùng Hưng Yên, TháiBình). Ngoài thành phần Chính phủ, còn có ba vị Khâm sai đại thần tại ba miền, đó là ông Phankế Toại ở Bắc Việt, ông Trần văn Lý ở Trung Việt và ông Nguyễn văn Sâm ở Nam Việt. Quốckỳ VN là hình Quẻ Ly, gạch màu đỏ trên nền vàng. Quốc ca là bản nhạc "Đăng Đàn"

 Sau khi chính phủ VN được thành lập, các đảng chính trị, các tổ chức cách mạng VN chưa dámcông khai hoạt động vì chưa hiểu rõ thái độ của Nhật ra sao. Ở Bắc Việt đã có một số công khaira mắt dân chúng dưới danh xưng Mặt trận Quốc Gia Liên Minh gồm có Đại Việt QuốcXã, Thanh niên Ái quốc Đoàn, một nhóm nhỏ VNQDĐ do hai ông Nguyễn thế Nghiệp vàNguyễn ngọc Sơn cầm đầu (đã bị VNQDĐ chính thống lên án rồi rút lui ngay). Lá cờ của Mặttrận là nền vàng, sao đỏ. Trong khi đó đảng Cộng sản Việt Nam vẫn bí mật hoạt động tại cácthành phố, đặc biệt ở vùng nông thôn có vẻ lộ liễu hơn là trong thời kỳ còn chính quyền Pháp đôhộ.Lá cờ đỏ sao vàng đã xuất hiện dưới nhiều hình thức truyền đơn, bằng giấy hoặc bằng vải. Làngtôi ở, cũng thấy xuất hiện nhưng rất hạn chế, vì tuyên truyền của CS không mấy hiệu quả. Hoạtđộng nổi của Việt Nam Quốc Dân Đảng (VNQDĐ) tại các làng mạc, chưa sâu rộng. Chỉ tới khiVMCS cướp chính quyền thì người ta thấy VNQDĐ công khai hoạt động dưới Đảng kỳ nền đỏ,ở giữa có vòng tròn xanh và ngôi sao trắng năm cánh, chứ không phải lá cờ nửa đỏ nửa vàng(đây là Kỳ hiệu khởi nghĩa tượng trưng cho máu đỏ da vàng) dưới thời Đảng trưởng Nguyễn tháiHọc xử dụng làm Kỳ Hiệu Tổng Khởi Nghĩa (không phải Đảng Kỳ). 

Sau ngày Quân đội Nhật đảo chính Pháp, các trường học gần như tạm thời đóng cửa, nếu có tínhchuyện học hành cũng chả ra sao cả. Thầy trò đều bị ảnh hưởng tình hình chính trị và quân sựmới biến đổi, không còn tâm trạng nào để học nữa. Chính phủ Trần trọng Kim vừa thành lậpxong đã phải bắt tay ngay vào công việc khẩn cấp cứu đói đang xẩy ra trầm trọng tại BắcViệt, không còn thời gian để lo các vấn đề khác.Nạn đói năm Ất Dậu 1945 quả là khủng khiếp, có một không hai trong lịch sử VN. Nạn đói đãlàm cho hơn một triệu người bị chết vì không có ăn. Nguyên do sự chết chóc này là Nhật, Phápthu mua hết lúa gạo để cung cấp cho Quân đội Nhật. Thóc gạo từ miền Nam chuyển ra miền Bắcbằng tàu thủy và tàu lửa bị trở ngại do máy bay Mỹ đánh phá và thiếu phương tiện chuyển vận.Chính quyền Nhật ở Đông Dương làm ngơ trước sự kiện này và để mặc cho tân Chính phủ VNtự lo liệu. Hàng ngày, từng đoàn người bỏ làng ra đi đến thành phố để kiếm ăn, nhưng phần lớnđã chết ở dọc đường trước khi đến nơi. Nhũng kẻ tới được thành phố cũng chỉ một vài ngày, rồicũng lăn ra chết vì đói. Đoàn công tác vệ sinh thành phố, hàng ngày phải dùng xe bò hốt xácmang đi chôn không kịp. 

Trên khắp nẻo đường từ Thái Binh, Hưng Yên, Thanh Hóa... từngđoàn  người đói khát di chuyển chập chờn như những bóng ma đi trên đất. Trong hoàn cảnh đó, Phongtrào Khất thực tại thành phố ra đời, hầu mong cứu giúp được một phần nào gọi là "lá lành đùm lárách – Người trong một nước phải thương nhau cùng". Tôi và một vài người bạn hưởng ứngphong trào, ngày ngày mang bao đi tới từng nhà khá giả để xin ủng hộ một vài bát cơm mang vềtập trung đem phân phát cho các gia đình bị thiếu ăn. Tình huống đó cứ tiếp diễn cho đến ngàyQuân đội Nhật đầu hàng mới tạm chấm dứt. Chính phủ Trần trọng Kim lo về việc cứu đói cũngchưa xong, còn nói gì đến các công tác kiến quốc khác... Thực ra, thành phần nội các tuy baogồm những nhà trí thức khoa bảng, nhưng lại bất lực trước những vấn đề gai góc bất ổn của đấtnước lúc bấy giờ. Chính quyền trên danh nghĩa là do người VN làm chủ, nhưng trên thực tế đềudo viên Tư lệnh Nhật ở Đông Dương nắm vai trò chủ đạo, không khác gì viên Toàn quyền Pháptrước đó ít lâu.Cái cảnh đổi chủ ngoài ý muốn của nhân dân VN, không tạo được một ảnh hưởng phấn khởi nàocả, trái lại còn gây nên một sự lo âu về tương lai một cuộc hành quân của lực lượng Đồng Minhtrên đất nước. Các cuộc oanh tạc ngày càng gia tăng dữ dội. Kết quả là dân VN ngoài cái chết vìđói, lại còn gánh họa vì tai họa chiến tranh. 

Trong bối cảnh đó, các Đảng cách mạng và chính trịvẫn chỉ hoạt động âm thầm nhiều hơn là công khai vì e ngại sự phản ứng của quân đội Nhật. Riêng chỉ có Mặt Trận Quốc Gia Liên Minh là ồn ào đôi chút, vì đường hướng của Mặt trận nàyxem ra có vẻ thân Nhật... Do đó kết quả ảnh hưởng tới quần chúng chẳng được là bao và còn bịcác Đảng quốc gia khác lên án nữa.  Đột nhiên vào đầu tháng 8/1945, đài phát thanh và báo chí loan tin Nhật Hoàng ra lệnh cho Quânđội Nhật trên chiến trường Á Châu buông súng đầu hàng Đồng Minh vô điều kiện, sau khi haiquả bom nguyên tử của Mỹ thả xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki trên nước Nhật. Kếtquả là mấy trăm ngàn dân Nhật đã chết và bị thương. Trước thảm họa đó, vua Nhật không còncon đường nào khác là phải đầu hàng nếu không muốn nước Nhật thành bình địa. Thực ra, Quânđội Nhật tuy có bị thất trận, phải rút lui dần, nhưng với tinh thần và kỷ luật thép của họ thì chiếntranh có thể còn kéo dài nhiều năm nữa. Sự hy sinh anh dũng của các phi công Thần phong(Kamikaze) của Nhật ra đi không hẹn ngày về đã chứng tỏ tinh thần Võ Sĩ Đạo của quân độiNhật. Sở dĩ Mỹ phải đành tâm thả hai trái bom nguyên tử mà họ biết chắc chắn là sẽ có sức tànphá rất ghê gớm, nhưng nếu không làm thế thì không thể nào khuất phục được quân đội Nhật,một đội quân thiện chiến, gan dạ, chỉ có tiến mà không có lùi, đã làm cho Quân đội AnhMỹ, một lực lượng quân sự đứng hàng đầu trên thế giới phải nhận lấy những thiệt hại đáng kể vềngười, phương tiện và của cải trong những năm đầu của Thế chiến thứ II. 

Khi đó, tại chiến trường Âu Châu đã im bặt tiếng súng trước đó ít tháng. Quân đội Đức quốc xãcủa Hitler bách chiến bách thắng, sau 5 năm chiến đấu trên khắp chiến trường Âu Châu và BắcPhi đã phải buông súng đầu hàng. Vì vậy Đồng Minh cần phải chấm dứt ngay chiến tranh vì cảhai bên đều đã quá mệt mỏi. Hơn nữa, tình hình lúc đó ở Đông Âu, Liên Xô trên đà chiến thắngđã chiếm đóng các nước trước kia bị Đức Quốc Xã xâm lăng và tìm cách thiết lập chế độ Cộngsản tại đó.Liên Xô hình như đã vi phạm thỏa ước về quân sự và chính trị mà họ đã cùng Đồng Minh thỏahiệp tại Hội nghị Yalta thuộc vùng Crimea, Ukraine nằm bên bờ biển Hắc Hải của Liên Xô, diễnra trước ngày Đức bại trận. Tại chiến trường Đông Bắc Á Châu giữa Ngoại Mông thuộc ảnhhưởng Liên Xô và Nội Mông thuộc Trung Quốc. Liên Xô cũng nhân đà chiến thắng tại ÂuChâu, đã tự hủy bỏ Hiệp ước An ninh giữa họ và Nhật, tung quân tràn vào Nội Mông và Mãn Châu để ăn có vì biết Nhật sắp sửa đầu hàng. Sau này, tin tức lộ ra cho biết là Nhật đã gửi cônghàm cho Mỹ qua Liên Xô để cầu hòa, nhưng họ đã dìm đi và tuyên chiến với Nhật để hầu trả mốihận năm xưa, đó là sự thất trận của hạm đội Nga năm 1905 đã bị Nhật đánh tan tành tại eo biểnĐối Mã, Nhật Bản. Dĩ nhiên là vào lúc đó Liên Xô đã biết rõ tình hình Quân đội Nhật đã suyyếu lắm rồi. Nên chỉ ít ngày Quân đội Nhật tại Mãn Châu (Trung Hoa) đã phải đầu hàng ĐồngMinh. Sau đó Liên Xô chiếm đóng bốn hòn đảo của Nhật ở phía bắc nước Nhật. Bốn hòn đảonày cho đến nay vẫn còn đang trong vòng tranh chấp mà Liên Xô chưa chịu hoàn trả.Hiểu rõ tham vọng bành trướng chủ nghĩa CS của Liên Xô trong tương lai qua phương thứcchính trị và quân sự nên Anh Mỹ phải tìm cách chấm dứt mau chóng chiến sự ở Á Châu, ngõ hầuchặn đứng sự lấn chiếm của Liên Xô. Do đó Mỹ đã phải xử dụng bom nguyên tử mà Mỹ đã hoànthành trước đó một năm. Thế chiến thứ hai đã chấm dứt tại Âu Châu cũng như tại Á Châu, đồngthời cảnh cáo, nhắc nhở Liên Xô đừng có "luồng gió bẻ măng".

Tin Nhật đầu hàng làm cho nhân dân VN vui mừng vì đã thoát cảnh chết chóc vì chiến tranh.Quân Nhật đầu hàng nhưng vẫn phải đóng quân tại chỗ và chịu trách nhiệm về an ninh tại VNcho tới khi Quân đội Đồng Minh tới giải giới và thay thế. Theo kế hoạch ấn định, tại VN từ vĩtuyến 16 có thành phố Đà Nẵng trở ra phía Bắc sẽ do Quân đội Trung Hoa (Tưởng Giới Thạch)đảm trách, và từ phía nam Đà Nẵng trở vào Nam do lực lượng Anh và Ấn Độ chịu trách nhiệm.Trong thời gian chờ đợi Quân đội Đồng Minh tới giải giới, tình hình chính trị VN trở nên biếnđộng khác thường. Các đảng cách mạng lớn trước đây âm thầm hoạt động, nay bắt đầu tích cựctham gia vận động quần chúng để chờ ngày cướp chính quyền.Khi đó đảng CS núp dưới danh nghĩa Mặt trận Việt Minh có vẻ hoạt động mạnh mẽ hơn cả. Họđã thành lập được chiến khu ở vùng Thái Nguyên, Tuyên Quang và Bắc Cạn từ khi quân Nhậttiến vào Đông Dương, được sự giúp đỡ, hỗ trợ của tiền thân cơ quan tình báo Mỹ (OSS – Officeof Strategic Services), trụ sở đặt tại Trùng Khánh, Thủ Đô tạm thời của kháng chiến Trung Hoasau khi quân Nhật đánh chiếm Bắc Kinh và Nam Kinh. Tuy có chiến khu mang danh chống Phápvà Nhật, nhưng thực tế lực lượng võ trang chẳng có là bao, may lắm có chừng khoảng một ĐạiĐội (gần một trăm người) trang bị vũ khí lạc hậu có từ thời Đệ I Thế chiến, bao gồm đủ loại súngcủa Mỹ, Anh, Pháp, Nhật do Võ nguyên Giáp (nguyên giáo sư sử địa trường Trung học ThăngLong Hà Nội) chỉ huy. 

Sau đó suốt thời kỳ kháng chiến chống Pháp, ông Giáp đã trở thành ngườilãnh đạo quân sự cao cấp nhất của CSVN, mang tới quân hàm Đại Tướng. Trong thời kỳ chốngPháp, một số nước thân CS đã đề cao ông ta như một thiên tài về quân sự, nhưng thực tế khôngphải ông ta là người duy nhất quyết định chiến trường mà là cơ quan lãnh đạo đảng CS, tức BộChính Trị và ngoài ra bên cạnh Bộ Chỉ Huy còn có một số cố vấn quân sự cao cấp của TrungCộng đưa sang tiếp tay cho CSVN. Vì vậy người ta không lạ gì về các chiến lược, chiến thuật"Du kích chiến" của Mao trạch Đông và Lâm Bưu (hai tên trùm CS Trung Hoa) được mang ra ápdụng trong thời chiến tranh Việt-Pháp (1946-1954).Tại các vùng nông thôn, trước kia vắng bóng CS, nay đã thấy truyền đơn, cờ, rải ra khắp nơi.Xem ra dân chúng có vẻ ủng hộ, nhất là những thành phần nghèo khổ, vì CS tuyên truyền làtranh đấu chống bất công xã hội, chống cường hào ác bá, áp bức và bóc lột. Khi đó, tôi cũng cóchú ý tới Việt Minh, nhưng không rõ ai là cấp lãnh đạo của phong trào này. VNQDĐ hoạt độngcó vẻ kín đáo hơn, ít thấy truyền đơn và cờ của VNQDĐ xuất hiện.Chính phủ Trần trọng Kim trước tình hình đó cũng không có đường hướng hoạt động nào đặcbiệt cả, họ tỏ ra thụ động và trông chờ quân đội Đồng Minh tới giải giới quân Nhật. Có thể Chính phủ có mặc cảm là thân Nhật chăng? Vua Bảo Đại thì nhu nhược, gần như không làm gì cả.

 Ônglàm Vua khi còn quá trẻ, sau khi được Thực dân Pháp đưa qua Pháp du học, nên đã hấp thụ nềnvăn hóa, giáo dục hoàn toàn Pháp. Đóng vai trò ông Vua một nước bị đô hộ, ông ta trị vì chochiếu lệ, mọi quyền hành cai trị nằm trong tay người Pháp. Do đó vua Bảo Đại chẳng biểu lộ tí gìvề khả năng cũng như kinh nghiệm trong vai trò lãnh đạo. Người ta bảo làm gì thì làm cái đó.Nếu Bảo Đại là một vị Vua giỏi, có lẽ tình hình đất nước không đến nỗi lầm than, khổ cực vàchết chóc vì chiến tranh kéo dài mấy chục năm do CS chiếm chính quyền gây ra. Hậu quả đếnnay dù hai miền Nam Bắc đã thống nhất, hòa bình đã trở lại, nhưng nhân dân VN vẫn đóikhổ, sống mất tự do dưới sự cai trị bằng độc tài và bạo lực tàn ác của chế độ CS. Người ta nóirằng dưới chế độ Thực dân Pháp, người dân sống còn khá hơn. Điều nhận xét đó cũng đúngphần nào.Tình hình an ninh chính trị VN sau ngày Nhật đầu hàng thật mông lung, không biết đi về đâu.Theo tin của những vị lãnh đạo VNQDĐ thì một vài ngày trước 19/8/1945, Ban Lãnh đạo Trungương Quốc dân Đảng (gồm VNQDĐ, Đại Việt QDĐ, Đại Việt Dân Chính) đã hội họp và quyếtđịnh cướp chính quyền. Lệnh ban xuống được các cấp đảng bộ ở mọi nơi, đặc biệt là ở Hà Nộichuẩn bị ráo riết. Lực lượng vũ trang chủ lực là đơn vị lính khố xanh, một thứ lính có tính cáchbảo vệ an ninh hành chánh ủng hộ tiếp tay. Nhưng sau, lệnh cướp chính quyền đã tạm hoãn, vớilý do để CS làm trước, khi Đồng Minh tới cũng sẽ bị dẹp bỏ. 

Ông Trương tử Anh lãnh tụ ĐạiViệt Quốc Dân Đảng (ĐVQDĐ), lúc đó cũng là người đứng đầu Mặt Trận Quốc Dân Đảng trongnước tỏ ra e dè trước việc cướp chính quyền bị thất bại, nên đã bỏ lỡ một thời cơ hiếm có tronghoạt động cách mạng.Sự lỡ lầm này đã đưa VN đi tới một khúc quanh lịch sử đầy bi đát. Các đảng chính trị Quốc giađã bị CS sát hại khi họ cướp được chính quyền trong tay, làm tổn thương đến vai trò lịch sử củaVNQDĐ, một Đảng có thành tích to lớn với quá trình tranh đấu danh Độc lập chống Thực dânPháp. Từ thất bại này đến các thất bại khác, sau đó cũng thất bại và với sự tuyên truyền lừa bịpcủa Việt Minh Cộng Sản nên đã không còn được nhân dân VN dành cho nhiều cảm tình tốt đẹpnhư xưa.

Sáng ngày 19/8/1945 là ngày biểu tình của công chức tại nhà hát lớn Hà Nội do chính phủ tổchức. Trong khi các diễn giả thay nhau lên diễn đàn, đột nhiên cán bộ Việt Minh nhẩy lên chiếmmicro hô hào mọi người tham dự, ủng hộ VM cướp chính quyền. Mọi người còn đang hoangmang chưa có phản ứng gì, cán bộ VM xen lẫn trong đoàn hô vang "Ủng hộ VM cướp chínhquyền." Sau đó cờ đỏ sao vàng được tung ra phân phát cho mọi người. Đồng thời, một lá cờ vảito lớn được treo phủ kín mặt tiền nhà hát lớn từ trên lầu cao xuống tới đất.Như vậy chứng tỏ VM đã có chuẩn bị sẵn sàng để hoạt động, đoàn người dự biểu tình ùatheo, được lãnh đạo bởi các cán bộ VM biến thành đoàn biểu tình tuần hành trên đường phố vàtiến tới các cơ sở chính quyền. Khởi sự cướp chính quyền của VMCS là sự chiếm lãnh các trụsở, đài phát thanh, sở bưu điện, đặc biệt là tòa nhà của phủ Thống sứ đã dùng làm công sở củaKhâm sai Bắc Việt Phan kế Toại, đã không gặp một kháng cự nào của các lính bảo vệ.

 Riêngông Phan kế Toại đã có thái độ gần như ủng hộ VM và sẵn sàng giao lại quyền hành cho VM. Cóngười cho ràng các con của ông là cán bộ VM nên ông bị ảnh hưởng rất nhiều. Chẳng thế, khi CSVM lên nắm chính quyền, dù ông xuất thân là một quan lại (tuần phủ) thời Pháp thuộc, ông tavẫn được VM xử dụng.Trong ngày cướp chính quyền, quân đội Nhật hoàn toàn giữ thái độ bàng quang không phản ứnggì cả, miễn là VM không có đả động đến các nơi Nhật đóng quân. Sau đó được biết, Tư lệnhquân đội Nhật có cho Bảo Đại hay; nếu ông ta muốn, thì chỉ trong vài giờ VM sẽ bị họ dẹp tanngay. Nhưng Bảo Đại đã từ chối vì không muốn có sự đổ máu diễn ra giữa người VN với nhauvà ông ta chuẩn bị sẵn sàng giao lại quyền cai trị đất nước cho VMCS. Có lẻ vì thế, ông Bảo Đạiđược VM đối xử tử tế và mời ông ra giữ chức cố vấn tối cao cho chính phủ VMCS. Trước tìnhhình đó, nội các Trần trọng Kim tự động giải tán không kèn, không trống.Một phái đoàn VMCS do Trần huy Liệu và Cù huy Cận đại diện lên đường vào Huế tiếp thu ấntín của nhà Vua khi làm lễ thoái vị, Vua Bảo Đại đã tuyên bố được một câu khả dĩ coi được trongsuốt thời gian ông làm Vua, đó là "Thà làm dân một nước Độc Lập còn hơn làm Vua một nướcnô lệ". Có lẽ khi tuyên bố như vậy, ông nghĩ rằng nước VN sẽ được Độc lập, hoàn toàn tự do,toàn dân hạnh phúc và phú cường. 

Bảo Đại là vị Vua cuối cùng giòng họ Nguyễn đã trị vì trên batrăm năm, đồng thời cũng chấm dứt chế độ phong kiến tại VN. Ít ngày sau khi cướp chính quyền,VMCS tuyên bố thành lập Chính phủ lâm thời bao gồm:Thủ tướng kiêm Ngoại giao: Hồ chí MinhBộ Nội Vụ: Võ nguyên GiápBộ Quốc phòng: Chu văn TấnBộ Tài chính: Phạm văn ĐồngBộ Thông tin Tuyên truyền: Trần huy Liệuv.v và v.v.Khi nghe công bố thành phần Chính phủ, chẳng ai từng nghe tên bao giờ, đặc biệt Chủ Tịch Hồchí Minh, cái tên lạ hoắc. Tìm hiểu qua một vài đảng viên cách mạng Quốc gia, tôi mới rõ ôngHồ chí Minh đích thực là Nguyễn ái Quốc, một lãnh tụ Cộng Sản, xuất thân từ Liên Xô. Cácnhân vật nắm giữ các bộ đều là người của đảng CS cả. Được rõ sự việc và hiểu qua về CS cũngnhư cách xử sự của lãnh tụ và cán bộ CS sau ngày cướp chính quyền, tôi đâm ra ác cảm với họvà khởi sự chống lại chính quyền VMCS. 

Từ đó tôi đứng hẳn về phía những người cách mạngQuốc gia, nhất là VNQDĐ, tôi đã từng được nghe qua về những hoạt động yêu nước, đã hy sinhchống Pháp trước đây.Ngày mồng 2 tháng 9 năm 1945, Hồ chí Minh tập họp dân chúng tại quảng trường Ba Đình vàđọc bản Tuyên Ngôn Độc Lập cùng ra mắt Chính phủ đầu tiên của nước Việt Nam Dân ChủCộng Hòa.Trong ngày đó nhân dân VN thấy được Độc lập, vui mừng ủng hộ chính quyền Việt Minh, vìmọi người ai ai cũng đều khao khát mong được độc lập từ lâu, một nền Độc lập chân chínhkhông phải Độc lập bánh vẽ như dưới thời Bảo Đại. Tiếc thay! là người dân không hiểu biết vềchính trị nên đã bị Việt Minh Cộng Sản lừa bịp, dần dần đưa họ vào con đường xã hội chủnghĩa, một chế độ độc tài, tàn ác không tôn trọng nhân phẩm, cũng chẳng có nhân quyền. Đến khi hiểu ra sự việc thì đã quá muộn vì mạng lưới công an, mật vụ của CS dày đặc bao phủ lênđầu họ, người dân không dám hở môi, nghiến răng chịu đựng...

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro