Chương 1 - Mục C

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


C. Quốc Gia Thanh niên Đoàn

 Trong những ngày đầu thành lập và thụ huấn tại trường Quân chính Xứ Nhu (Việt Trì) vàtrường Lục Quân Yên Báy "Trần quốc Tuấn".Vào những ngày đầu của Chính Phủ Liên Hiệp, một tổ chức được thành lập với danhxưng QUỐC GIA THANH NIÊN ĐOÀN (QGTNĐ), trụ sở đặt tại đường Phó Đức Chính HàNội (trong khu vực tự trị Ngũ xã). Đoàn thể này ra đời với mục đích kết hợp tất cả những thanhniên nhiệt tình yêu nước. Đường lối hoạt động của Đoàn là nhằm đào tạo thanh niên trở thànhnhững cán bộ quân sự có khả năng chiến đấu hữu hiệu và chỉ huy, ngõ hầu đáp ứng với tình hìnhđất nước đang chiến tranh xẩy ra ở miền Nam (Pháp tái chiếm) và có nguy cơ xẩy ra cả ở miềnBắc VN. 

Thành thực mà nói, trên danh nghĩa Đoàn là một tổ chức đứng ngoài sự tranh chấp về chínhtrị giữa hai bên Quốc Gia và Cộng Sản, nhưng trên thực tế QGTNĐ lãnh đạo bởi QDĐ cả vềnhân sự lẫn tài chính. Sau ít ngày quảng bá trên báo chí và đài phát thanh, thanh niên Thủ Đôvà các Tỉnh, Thành kế cận đã đến gia nhập rất đông đảo. Tôi và vài người bạn đã có mặt trongnhững ngày đầu gia nhập. Vì tài chính eo hẹp cũng như địa điểm huấn luyện không đủ phươngtiện và chật chội, huấn luyện viên hạn chế, nên Đoàn chỉ có thể tổ chức khoảng 100 thanh niêncho khóa đầu tiên.Khóa học được dự trù trong 3 tháng. Địa điểm huấn luyện là một ngôi nhà gạch khá rộng tạiCống Vị (thuộc làng Bưởi) nằm ngoại thành Hà Nội. Ngôi nhà gồm có ba căn dài, phía trước cómột bãi cỏ rộng rất thích hợp cho việc huấn luyện. Ở góc ngôi nhà có hai tháp canh. Tôi khôngnhớ ngôi nhà đó trước thuộc về người chủ nào, có lẽ của chính quyền địa phương. Sau khi ghitên, chúng tôi trở về nhà sắp xếp quần áo và trở lại vài ngày sau. Ngày ấy tôi lên đường gia nhậpĐoàn mà không cho gia đình hay biết gì cả, vì nghĩ là chỉ loanh quanh ở Hà Nội thôi, cùng lắmlà đi huấn luyện ở Tỉnh kế cận.

 Nhưng sự việc không như dự kiến, mà chúng tôi đã ra đi trênkhắp miền rừng núi Bắc Việt. Sau đó tôi lưu vong sang miền Nam Trung Hoa cho tới 1950 mớiquay về Hà Nội.Chúng tôi, những người còn sống sót lại sau những ngày dài chiến đấu, mỗi khi ngồi lại cùngnhau, hát lại bản Đoàn ca, cảm thấy thấm thía sâu xa, lời ca diễn tả đầy ý nghĩa cao đẹp, xúcđộng lòng người."Đoàn ta tiến trông chân trời xa"Rồi kế tiếp đến năm 1954 chia đôi đất nước (miền Bắc thuộc CS). Rời đất Bắc vào miền Nam(lằn ranh chia đôi là con sông Bến Hải), kế tiếp là ngày 30/4/1975, CS cưỡng chiếm nốt miềnNam. Sau ngày đó, người không cộng sản tiếp tục ra đi tị nạn bằng đường bộ và đường biển đểtìm tự do tại các nước như Anh, Mỹ, Pháp, Úc v..v..trên khắp thế giới vì công cuộc chống CS của người Việt Quốc gia đã thất bại. Cộng đồng Việt Nam tị nạn CS bắt đầu tại Hải ngoại kể từngày 30/4/1975, sau đó là nhiều đợt kế tiếp bằng vượt biên, vượt biển làm chấn động lương tâmnhân loại....rồi chương trình ra đi trong vòng trật tự được thỏa hiệp giữa CSVN và Chính phủHoa Kỳ.Tại Cống Vị, chúng tôi khởi sự huấn luyện dưới sự bảo vệ an ninh của Quốc Dân Quân (Quânđội VNQDĐ).

 Trong suốt thời gian huấn luyện đã không có chuyện gì xẩy ra, nhưng thỉnhthoảng có đêm VMCS bắc loa tuyên truyền kêu gọi chúng tôi trở về hợp tác với họ, hoặc bỏ trạivề nhà. Không có ai trong chúng tôi đáp ứng lời kêu gọi của chúng cả.Ban huấn luyện gồm có các anh: Thụy, Nguyễn khắc Đạm, Lê Tảo, Đỗ Huệ, nguyên là các sĩquan trong quân đội Pháp. Riêng anh Nguyễn Khắc Đạm là con trai của cụ Nguyễn khắc Nhu,một lãnh tụ VNQDĐ trong thời Đảng trưởng Nguyễn Thái Học. Chương trình huấn luyện cũngkhông có gì đặc sắc lắm vì thiếu phương tiện và phương pháp huấn luyện còn mới mẻ nên rấtthiếu sót. Chúng tôi được chỉ cách xử dụng vũ khí các loại mà VNQDĐ đã có, như súng trườngMousqueton nòng ngắn, nòng dài của Pháp, súng trường Nga, Nhật, Bỉ, súng trung liên Lewiscủa Anh, súng đại liên Maxim giải nhiệt bằng nước của Đức. Còn về tác xạ, thực hành khôngthực hiện được vì không có trường bắn, hơn nữa lúc đó đạn dược rất khan hiếm. Số vũ khí do sĩquan và hạ sĩ quan Nhật sau khi đầu hàng Đồng Minh đã không chịu về nước, để lại đem giúpcho QDĐ, một số do các lực lượng cách mạng ở Hải ngoại đem về cũng như của binh sĩ VNtrong quân đội Pháp theo VNQDĐ lấy ra.Ngoài môn học vũ khí, còn có cơ bản thao diễn, kỹ thuật xử dụng lựu đạn, cơ bản tác chiến và xửdụng tổng quát về bản đồ, địa bàn. Thỉnh thoảng vào buổi tối, có anh Phan Kích Nam, anhNguyễn Thái Phan từ Hà Nội tới sinh hoạt về tình hình đất nước và tâm tình về nhiều chuyệntương lai của Đoàn. Về phần chúng tôi, cùng một lứa tuổi, cùng một lý tưởng phụng sự Tổ Quốc,không màng danh lợi cá nhân, chấp nhận hy sinh cho chính nghĩa Quốc Gia, Dân Tộc. Nên chỉ ítngày sau, chúng tôi đã thân nhau như anh em một nhà. Anh Lê Đình Việt (Việt Mếu) tức Lê vănNhân là người lớn tuổi hơn cả, được Đoàn đề cử giữ chức vụ Cơ trưởng (như Đại đội Trưởng),anh Nguyễn xuân Đăng làm Phó, cùng một số Đội trưởng (Trung Đội Trưởng, Tiểu ĐộiTrưởng). 

Ngoài ra, Đoàn còn có một tổ chức đặc biệt có nhiệm vụ gần như giám sát, an ninh lấytên là Nghĩa Bộ Đội do anh Đỗ Hòa làm Tổ trưởng.Trong số các Anh chỉ huy Đoàn, có anh Phan Kích Nam (cán bộ cao cấp VNQDĐ), người gốcmiền Trung, tướng tá to con, có tác phong nhà binh. Hình như Anh có học qua lớp quân sự củaquân đội Nhật thì phải, nên cách đi đứng, ăn nói mạnh dạn to lớn. Qua những buổi sinh hoạt, anhNam đã dành được cảm tình trọn vẹn của chúng tôi. Tôi vẫn còn nhớ bài hát Anh hướng dẫnchúng tôi tập ca, đến nay như vẫn còn âm hưởng trong tâm tư. Anh ca lớn, mạnh, hùng hồn nhưmột sĩ quan Nhật. Lời ca hào hùng, thúc đẩy tinh thần yêu nước như sau:

Bước...Bước...Dấn bước....đường....trường 

 Đường trường.....Núi sông...Anh hùng...hào hùng... 

 Tuốt gươm thề.....giữ vững....non....sông.... 

 Đổ huyết hề....điểm tô....non...sông.... 

 Thân làm trai....ai ơi...dặn lòng...ư...ư..... 

 Việc khó, ta làm....đừng sờn...đừng ngập..đừng thụt..đừng run... 

Việc khó, ta làm....đừng sờn...đừng ngập...đừng thụt..đừng run... 

 Kìa trông.....bốn phương....ai....hùng...cường... 

 Mau tiến mau.....lên cho....kịp....người.... 

Anh Phan Kích Nam ở lại Hà Nội hoạt động, chúng tôi chuyển lên chiến khu để tiếp tục theo họccác trường quân sự. Sau đó anh Nam bị VMCS bắt và thủ tiêu sau vụ án Ôn Như Hầu do CS đạodiễn để bêu xấu VNQDĐ. Còn anh Phan với tính tình nhã nhặn, chững chạc, có tác phong là mộtchính trị gia có hạng. Chúng tôi không biết Anh sống, chết ra sao, sau khi VMCS đàn áp Mặttrận QDĐ khắp mọi nơi vào thời gian quân đội Trung Hoa rút về nước, quân Pháp lên đóng ở HàNội. Có lẽ Anh cũng bị chung số phận như anh Nam và các đảng viên VNQDĐ cao cấp khác.Sinh hoạt mỗi buổi tối, trước khi đi ngủ, chúng tôi áp dụng đạo tĩnh tâm với lối ngồi xếp bàn(bán kiết già) hai tay để lên đầu gối, lưng thẳng, mắt nhắm lại, cùng nhau đọc chậm rãi nhữngđiều tâm niệm do Đội trưởng, hoặc Cơ trưởng hướng dẫn những điều như sau: 

Đoàn kết một lòng... Hy sinh vì Đại nghĩa... 

Đề cao danh dự...Tôn chỉ của Đoàn... 

Không lùi bước gian khổ....Quyết tâm bảo vệ đất nước chống xâm lăng... dành Độc Lập.. 

Noi gương các vị anh hùng Dân Tộc v..v...

Trong khi chúng tôi đang tập huấn, tính hình chiến tranh tại miền Nam vẫn tiếp diễn, quân Phápđã chiếm đóng Sàigon-Chợ Lớn, làm chủ tình thế, chúng áp dụng chiến thuật "vết dầu loang".Hết Tỉnh lỵ này đến Thị trấn khác lần lượt rơi vào tay chúng. Tuy nhiên, không như chúng đãtưởng là ít ngày là có thể làm chủ được tình hình, chiếm trọn miền Nam, vì chúng nghĩ rằng dânchúng tại các nơi sẽ ủng hộ chúng. Trong thời Pháp thuộc, Nam kỳ nằm dưới quy chế thuộc địa,được Thực dân Pháp đối xử tương đối khá hơn, trong khi miền Bắc và Trung đặt dưới quyền bảohộ của Pháp qua trung gian nhà Vua (chế độ phong kiến). Trên thực tế, nhà Vua chỉ là bù nhìn,chẳng làm gì. Nhưng rồi ngày càng tiến xa, chiến trường thêm mở rộng, Pháp càng thấy sứckháng cự anh dũng của quân dân miền Nam, vì thế sự thiệt hại về người và của của chúng càngtăng thêm. 

Pháp một mặt dùng biện pháp quân sự, một mặt dùng âm mưu chính trị để tiến quânra miền Bắc, chiếm đóng các nơi, loại bỏ chính quyền VMCS, thiết lập chính quyền bù nhìn, làmtay sai như chúng đã thực hiện ở miền Nam, do Nguyễn văn Thinh (tức Paul Thinh, dân Tây)làm Thủ Tướng (4/1946-11/1946).Ước mong của Thực dân Pháp (sống sót sau khi bị Đức quốc xã đánh bại) là tái chiếm nhữngthuộc địa cũ đã mất sau Đệ nhị Thế chiến. Nhưng rút cuộc, chỉ là ác mộng đem lại cho chúngnhững năm tháng dài đầy chết chóc và cuối cùng đã phải xuống tàu về nước không kèn, khôngtrống, đánh dấu một trang sử đen tối cho dân tộc Pháp. Âm mưu chính trị của Thực dân Pháp lúcbấy giờ là: một mặt thương lượng với Chính phủ Tưởng giới Thạch (Trung Hoa) để yêu cầuquân đội Lư Hán đóng ở bắc vĩ tuyến 16 rút quân về nước sớm, để quân đội Pháp đến thay thế.Một mặt chúng âm thầm điều đình với Hồ chí Minh qua tên trùm thực dân Sainteny, những điềusau:– Với Trung Hoa, Pháp trao trả các nhượng địa trong tô giới Pháp và đặc biệt là đất Quảng ChâuLoan và dành những biệt đãi cho Hoa kiều sinh sống tại VN.– Với VMCS, chúng đòi đưa quân đội đến đóng ở những địa điểm trọng yếu ở Bắc Việt vàchúng công nhận nền Độc lập của VN, nhưng nằm trong Liên hiệp Pháp.Những cuộc thương nghị trong bóng tối này với riêng Hồ Chí Minh và vài tên lãnh tụ cao cấp CSthực hiện mà thôi, các thành viên khác của Chính phủ Liên hiệp không một ai được tham khảo,mãi tới cuối tháng 12/1946 Hồ Chí Minh mới đạt được thành quả. Tuy nhiên sự kiện trên, rồicũng bị tiết lộ ra ngoài, và tạo thành một mối nghi ngờ gây hoang mang trong dân chúng vềđường lối lãnh đạo của VMCS.Các cuộc biểu tình phản đối VMCS xẩy ra liên tục ở Hà Nội do Mặt trận QDĐ đứng đằng sauphát động. Tình hình trở nên nóng bỏng đầy phức tạp, không một ai có thể đoán trước được sẽxẩy ra như thế nào. Vì cục diện chính trị biến chuyển mau lẹ, nên khóa huấn luyện của chúng tôiđược Đoàn quyết định cho bế mạc sớm hơn dự định. Ngày trở về trụ sở Trung Uơng VNQDĐ ởđường Phó đức Chính (Ngũ xã) được đi bộ diễn hành từ Cống Vị trên đoạn đường dài trên 6, 7cây số. Tuy không trang bị quân phục, vũ khí, nhưng Đoàn đã tạo cho chúng tôi mỗi người mộtquần sọt (ngắn) xanh lam, áo sơ mi cụt tay màu xanh nhạt của màu cờ, đầu đội mũ lưỡi trai màuxanh (trông gần giống mũ lưỡi trai của binh lính Nhật), chân đi giày vải. Với đội hình hàng tư,một anh đi trước cầm cờ Đoàn. Chúng tôi đều bước dưới sự chỉ huy của Cơ Trưởng.Những bản hành khúc sống động, Đoàn ca hào hùng, được chúng tôi hát vang theo nhịp bướchiên ngang. Dân chúng ở hai bên đường đổ xô ra xem, vỗ tay hoan nghênh nhiệt liệt. 

Vào tớiThành phố người xem lại càng đông hơn. Cảnh sát VMCS thay vì giải tán, họ đã giữ trật tự chotới khi chúng tôi tiến vào khu Ngũ xã. Sở dĩ VMCS không dùng bạo lực vì chúng tôi đi đứngnghiêm túc không có vũ khí, không bạo động. Chúng ta nên nhớ là khi đó dù sao cũng còn cóChính Phủ Liên Hiệp và cụ Huỳnh thúc Kháng giữ Bộ Nội Vụ. Tại trụ sở Đoàn, một tiệc trà đãchuẩn bị sẵn với sự hiện diện của Ban Lãnh Đạo Đoàn và quan khách. Sau lời chào hỏi thân mật,anh Phan Kích Nam nói chuyện với chúng tôi, trước hết về tình hình đất nước và sau đó công bốchương trình kế hoạch của Đoàn trong những ngày sắp tới.Chúng tôi sẽ phải tiếp tục một khóa học quân sự cao hơn, vì khóa học vừa qua chưa đủ tiêuchuẩn cho một cán bộ quân sự. Theo anh Phan, Đoàn đã liên hệ với VNQDĐ giúp đỡ, thu xếpcho chúng tôi lên Việt Trì theo học tại trường Quan Quân Học Hiệu "Xứ Nhu ". Sau khóa học 6tháng, tốt nghiệp chúng tôi sẽ trở về Hà Nội, tiếp tục công tác cho Đoàn, huấn luyện các đoànviên mới gia nhập. Để sửa soạn hành trang lên đường, Đoàn cho chúng tôi nghỉ vài ngày trở vềnhà thu xếp công việc, rồi trở lại trụ sở để chuẩn bị lên đường.Trong thời gian chúng tôi không có mặt ở Đoàn, có một sự kiện xẩy ra làm ảnh hưởng tới quyếtđịnh của một số đoàn viên trước ngày lên đường. 

Đó là cuộc biểu tình chống Chính phủ về cuộcmật đàm với Pháp, khởi sự từ trụ sở Đoàn đến Vườn Hoa Hàng Đậu (Hà Nội) bị Công AnVMCS đàn áp. Hai bên xô xát có đổ máu. Sau đó có một số người bị Công an bắt, trong đó cóđoàn viên Nguyễn Văn Khương bị bắt đi biệt tích. Anh là đoàn viên đầu tiên hy sinh trong chiếnđấu chống VMCS. Do đó, ngày tập trung trở lại sau mấy ngày nghỉ, có một số đoàn viên đã bỏcuộc không tới. Có lẽ các anh đó cho rằng Đoàn đã nhúng tay trong tổ chức biểu tình đó, nhưvậy là không đúng như chủ chương, đường lối của Đoàn đã vạch ra.Riêng về phần tôi khi đó, tôi cho rằng cuộc biểu tình chống VMCS âm mưu đi với Pháp để chochúng đưa quân lên Bắc Việt là đúng, và có thể phần lớn dân chúng cũng đồng tình, vì khi đóquân Pháp đang đánh chiếm miền Nam. Để cho quân Pháp vào Bắc Việt là mặc nhiên cho Phápthực hiện mộng xâm lăng, thống trị VN dài lâu hơn nữa. Do đó, tôi vẫn có mặt ở trụ sở Đoàn,hơn nữa càng ngày càng thấy rõ chính sách độc tài, sắc máu của VMCS tự coi đảng CS là trênhết, ai chống đối bị gán ghép là phản quốc, tay sai Đế quốc, rồi tìm cách thủ tiêu, sát hại. 

Chúngchủ chương độc quyền yêu nước, vì lẽ đó tôi đâm ra ghét cay, ghét đắng chúng. Tôi còn nhớ làtrước ngày gia nhập QGTNĐ, anh Cả tôi có đề nghị tôi theo học trường Võ bị Sơn Tây củaVMCS nhưng tôi không tán thành. Cũng như khi Đoàn đang chiến đấu bên cạnh QDĐ trong thờigian VMCS tổng tấn công Đệ Tam Chiến Khu của VNQDĐ, có bạn đã rủ tôi bỏ trốn về Hà Nội,nhưng tôi cũng đã từ chối, dù rằng gia đình tôi có người tham gia trong chính phủ VMCS lúc bấygiờ,Khi Đoàn tập trung tương đối đầy đủ, khoảng sáu, bẩy chục người. Đoàn đã tổ chức một tiệc tràkhá linh đình, có đầy đủ các anh trong Ban Lãnh Đạo Đoàn và quan khách. Buổi họp thật thânmật, đậm tình chiến hữu. Có văn nghệ, ca hát, đàn sáo, ngâm thơ. Anh Linh, Quân,Thưởng thổisáo, anh Lý chơi đàn vĩ cầm (violon) cùng một số anh em hợp ca dưới sự điều khiển của quản ca,anh Liên.Đặc biệt anh Hòa ngâm bài "Tráng Sĩ Kinh Kha Sang Tần" và độc đáo là chuỗi cười sô lô (cườimột mình) của anh Xuý, một cán bộ trong Ban Lãnh Đạo. Anh Hoàng sĩ Xuý không cùng chúngtôi lên chiến khu mà ở lại Hà Nội. Anh là người đạo đức, giàu lòng hy sinh giúp đỡ mọi người.Gặp Anh, lúc nào cũng thấy anh tươi cười cởi mở, coi các đoàn viên như anh em trong nhà. Thờikháng chiến chống Pháp, anh Xúy có chạy ra hậu phương một thời gian, sau trở về thành, vì lẽanh không thể sống chung với VMCS được.Năm 1950, từ Hương Cảng trở về nước, tôi đã tạm trú một thời gian tại nhà Anh, vì gia đình tôiđều ở hậu phương hết. Lúc đó anh Xuý có một tiệm may ở phố Bờ Hồ Gươm, đường Đinh TiênHoàng, ngay sát cạnh rạp chiếu bóng Philarmonic Hà Nội. Ở đó, chúng tôi những đoàn viênQGTNĐ còn sống sót qua những ngày tháng chiến đấu, thỉnh thoảng tụ họp tại nhà Anh và coinhau như anh em một nhà. Đến năm 1954, khi Hiệp định Genève được ký kết giữa VMCS vàPháp chia đôi đất nước, chúng tôi tất cả đều di chuyển vào Nam, trừ có anh Xuý không chịu đi,mặc dù chúng tôi cố thuyết phục anh.Anh quan niệm là chống Pháp thì không thể cứ theo chân Pháp mãi được. Anh cho rằng VMCSsẽ thay đổi chính sách đối với các người Quốc gia sau khi đã chiến thắng Pháp! Ngoài ra Anhcũng nặng gánh gia đình, tài sản, ruộng vườn, nhà cửa không thể bỏ đi được. Có người cho rằngAnh không còn hoạt động gì nữa, VMCS sẽ không làm gì anh cả. Nhưng Anh đã lầm lớn, sai lầmchết người ! Sau này khi ra thăm lại quê nhà, tôi có lại thăm gia đình anh, mới hiểu rõ tự sự...Quả thật lúc đầu khi VMCS vào tiếp thu Hà Nội, chúng đã không đả động gì đến anh, có lẽchúng không rõ lai lịch của anh. Hơn nữa Anh chỉ là một chủ tiệm may bình thường. Nhưng đếnnăm 1960, vào một đêm, chúng đột nhập vào nhà và bắt anh đi tù "cải tạo" đến năm 1970 mớithả ra. Vốn đã yếu lại nhiều tuổi, Anh mang bệnh rồi qua đời vào năm 1978, trong lúc một vàianh em chúng tôi đang ở trong các trại cải tạo của CS miền Bắc. Xa cách Anh, nhưng chúng tôiai cũng tưởng nhớ tới người Anh đáng kính trong QGTNĐ. 

Chúng tôi lên đường vào sáng ngày hôm sau, trên hai chiếc xe ca lớn. Xe qua cầu Long Biên(Pont Doumer) rồi trạm kiểm soát Gia Lâm. May mắn là chỉ kiểm soát qua loa, không đòi hỏi giấy tờ gì cả. Trường hợp nếu bị giữ lại vì không có giấy tờ di chuyển, không hiểu sự việc sẽ rasao. Qua khỏi Gia Lâm tới Phúc Yên, mọi sự đều bình yên. Đoàn tới Vĩnh Yên vào lúc gần trưa.Theo chương trình , khóa học còn hơn một tháng nữa mới khai giảng. Do đó Đoàn quyết địnhlàm một cuộc lưu diễn tuyên truyền khắp nơi trong khu vực Đệ Tam Chiến Khu của VNQDĐ. Vìvậy chúng tôi ở lại Vĩnh Yên hai ngày.Đoàn đã phát thanh trên radio để quảng bá về tổ chức và nhiệm vụ của QGTNĐ, ngoài ra còn đốtlửa trại ngoài trời, diễn kịch và ca hát giúp vui cho đồng bào trong tỉnh lị. Chủ chốt là vở kịchdiễn về vai trò tên Thủ Tướng bù nhìn Nguyễn văn Thinh của Thực dân Pháp ở miền Nam VN.Kết quả trong hai ngày hoạt động, Đoàn đã gây được sự chú ý và được hoan nghênh nhiệt liệtcủa đồng bào địa phương, tạo thêm thanh thế rất nhiều cho Tỉnh Đảng Bộ VNQDĐ đang nắmchính quyền tại địa phương này. Ban Lãnh đạo Tỉnh đề nghị chúng tôi ở lại thêm ít ngày, nhưngvì thời gian eo hẹp nên Đoàn phải lên đường đi Việt Trì.Tại Thị xã Việt Trì, chúng tôi được ông Bảo Ngọc, Chủ nhiệm Tỉnh Đảng Bộ và Ban Lãnh đạoVNQDĐ đón tiếp nồng hậu, vì đã đươc thông báo về hoạt động sôi nổi của Đoàn ở Vĩnh Yên.Cơ sở chính quyền tại đây đặt tại địa điểm kế cận song Lô, nơi tòa Tỉnh trong thời Pháp thuộc.

 Đoàn chúng tôi được xếp đặt ở bên Bạch Hạc, trong ngôi nhà lớn của ông Nguyễn hữu Tiệp, mộtthương gia rất giàu có thời bấy giờ và cũng là Chủ Tịch Tuần Lễ Vàng do VMCS tổ chức trướcđó mấy tháng. Tòa nhà xây cất rất đẹp, nằm bên hữu ngạn sông Lô, phía trước có sân cỏ rất rộng,chung quanh trồng cây dương liễu. Nhà rộng rãi, nên chúng tôi ăn ở rất thoải mái. Chúng tôi ở đógần một tháng mới ra đi. Tại đây chúng tôi có nhiều kỷ niệm khó quên. Éo le thay, cũng nơi này,32 năm sau vào tháng 4/1978, tôi và các anh em sĩ quan của Quân lực VNCH bị tập trung đưa đicải tạo ở Yên Bái. Trại cải tạo nằm trên Tỉnh lộ đi Nghĩa Lộ, Sơn La, rồi đưa về trại Nam Hàthuộc Tỉnh Hà Nam Ninh nằm ở phía nam Hà Nội.Cũng 32 năm sau, khi hai chiếc máy bay quân sự C130 của Mỹ để lại ở phi trường Tân SơnNhứt, chở chúng tôi từ Nam ra Bắc, đáp xuống phi trường Bái Thượng (sau đó mới nhận ra là ởYên Bái). Tại đây, một Tướng Việt Cộng đã đứng sẵn đợi chúng tôi và cho biết là chúng tôi đãđặt chân lên miền Bắc Xã Hội Chủ Nghĩa, và phải ở đó cải tạo ít nhất là ba năm. Nghe vậy thìbiết thế thôi, chứ chúng tôi chẳng hy vọng gì ngày về. Chỉ có tình hình thay đổi mới mong đảongược tình thế được thôi. Sau đó, chúng tôi lên xe trở về trại giam. Khi xuống xe để qua phàsông Hồng, tôi mới giật mình khi nhìn thấy tấm biển có mấy chữ "Bến Ô Lâu", thì ra quả đấttròn thật !Tôi được trở về nơi xưa, nơi đã từng diễn ra những trận đánh giữa VNQDĐ và VMCS vào đầunăm 1946. 

Yên Bái cũng là nơi có trường quân sự cao cấp mang tên Trần Quốc Tuấn của QDĐ,thường hay gọi là trường Lục Quân Yên Bái. Nhưng buồn thay, hiện tại chúng tôi là kẻ bại trận,trong lòng mang nặng sầu tư.Khi rời trại giam Yên Bái, đoàn xe đưa chúng tôi về Hà Nam Ninh chạy trên Quốc lộ 1 có băngqua Hà Nội. Suốt dọc đường, các địa danh quen thuộc của Đệ Tam Chiến Khu của VNQDĐ mộtthời, đã nhắc nhở tôi biết bao kỷ niệm hào hùng lẫn nỗi đau buồn trong cuộc đời chiến đấu cho lýtưởng Quốc Gia chưa thành. Mọi cảnh vật như hoàn toàn thay đổi vì hai cuộc chiến tranh.Các Tỉnh lỵ gần như bị san thành bình địa do chính sách tiêu thổ kháng chiến của VMCS trongthời khán chiến chống Pháp, mọi cảnh vật không còn nhận ra được nữa. Đoàn xe băng qua cầuViệt Trì trên sông Lô (năm 1946 qua sông bằng phà) được tạm ngừng trên bờ sông Lô (Tỉnh lỵ Việt Trì nằm ở bên phía sông Lô, gần ngã ba với sông Hồng) ăn trưa. Tại đây, tôi đã trông thấyBạch Hạc, nơi có tòa nhà của ông Nguyễn Hữu Tiệp, ẩn hiện sau hàng cây dương liễu. Cảnhtượng tại đây không mấy thay đổi, nhưng có vẻ trống trải hơn.Kỷ niệm của những ngày vui xưa cùng nhau tập luyện, thể thao, bơi lội, và đặc biệt hơn, là nhàcô Lý ở bên cạnh, chúng tôi thường sang chơi vào những buổi chiều êm ả, nghe cô hát và thưởngthức tiếng đàn dương cầm của cô. Không hiểu cô còn sống hay đã ra người thiên cổ. Chiến tranhcó chừa một ai đâu. Gần chiều, đoàn xe chúng tôi băng qua Hà Nội, theo đường bờ sông (có nhàbên ngoại tôi ở) qua cột Đồng Hồ, nhà Bác Cổ,Viện Pasteur, đường Hai Bà Trưng, rồi đến ngãtư Cống Vọng Bạch Mai dọc theo Quốc lộ 1 đi tới Phủ Lý, qua sông Đáy, rồi theo Tỉnh lộ ChiNê Hòa Bình.Khi xe qua Hà Nội, nhìn thấy phố phường, nhà cửa, con người, trông thật là tàn tệ, xơ xác, nghèonàn và bẩn thĩu. Ôi ! còn đâu Hà Nội năm xưa. Nghĩ lại thấy bị thua CS quả là đau đớn, và cũngthấy mình có tội với đồng bào là không giữ được miền Nam, giải phóng miền Bắc CS. Khi đi tậptrung cải tạo ở miền Bắc, gặp các cụ già, họ than với chúng tôi là ở ngoài này (miền Bắc) trôngchờ các ông ra giải phóng thì nay hết rồi còn mong đợi gì nữa !Trở lại thời gian chúng tôi sống tại ngôi nhà Nguyễn Hữu Tiệp ở Bạch Hạc, ngoài chương trìnhhoạt động hàng ngày như sáng sớm tập thể dục, sau đó ôn luyện quân sự cho đến trưa. Buổichiều sinh hoạt Đoàn và trước khi đi ngủ, thực hiện tĩnh tâm 15 phút. Ngoài ra, chúng tôi còndành ra một vài tối trình diễn văn nghệ giúp vui đồng bào địa phương và cũng luôn dịp làm côngtác cổ động tuyên truyền cho Đoàn. Hàng tuần, chúng tôi được ông Vương Các Đạo, một cán bộhuấn luyện của trường Xứ Nhu đưa đi trường tập bắn tác xạ. Ông ta, khổ người to lớn, ăn nói bộctrực, rất có cảm tình với chúng tôi. Trước kia, ông là Hạ sĩ quan trong quân đội Pháp, về sauđược tin, trong cuộc rút lui từ Yào San về Sập Nhị Lầu, ông ta bị thương nặng và chết ở dọcđường.Chúng tôi còn tham dự những buổi tranh tài thể thao do Chính quyền địa phương tổ chức. AnhViệt, Cơ trưởng, anh Tiến và một số anh em trong đó có tôi, đã giật giải, mang lại thắng lợi choĐoàn. Có một ngày, sau khi sinh hoạt, chúng tôi đã quyết định tất cả đoàn viên đều cắt tóc, cạotrọc đầu để chứng tỏ sự quyết tâm, đoàn kết tranh đấu không màng tới những chuyện tình cảmlăng nhăng của tuổi trẻ nữa. Tôi còn nhớ khi ra ngoài phố cắt tóc, các ông thợ đã tỏ vẻ rất ngạcnhiên và không tin là chúng tôi nói thật. Sau đó anh Việt phải tự lấy kéo cắt tóc cho một haingười, họ mới tin. Kết quả là chúng tôi biến thành những vị tu sĩ trẻ... Nhìn nhau, anh nào cũngbật cười vì trông chẳng giống ai, đầy vẻ ngây ngô, trông giống lính Tàu của tướng Lư Hán.

 Nhưng nếu trang bị giầy ủng, đeo kiếm, lại có cái tướng oai hùng của quân sĩ Nhật Bản. Trôngbề ngoài là như vậy, nhưng dù sao cũng gây được ấn tượng tốt, là chúng tôi đã bảo được nhau vàdám dấn thân.Một buổi sáng, sau khi tập thể dục, tất cả đều xuống sông tắm rửa, bơi lội, chẳng may anh Nghitrong đội tôi bị chết đuối. Cả Đoàn ai cũng thương tiếc một tuổi trẻ chưa tròn nghĩa vụ đã nửađường ra đi. Anh Nghi đã lập gia đình ở Hà Nội, anh Đẩu là anh ruột (là một hướng đạo sinh)cùng gia nhập Đoàn với anh Nghi. Sau đó anh Đẩu đưa quan tài anh Nghi về Hà Nội. Anh Đẩu,sau về sống tại Đà lạt. Khi tôi gập lại Anh Đẩu năm 1988, anh đang bị liệt chân nằm trên giườngkhông đi đứng được đã mấy tháng trời. Cái chết của anh Nghi gây ra một bầu không khí đaubuồn trong Đoàn. Nhưng rồi ngày tháng trôi qua cũng quên dần đi, vì chúng tôi trước khi lênđường đều nghĩ rằng sẽ có nhiều gian nan, trắc trở, có thể phải hy sinh cả tính mạng là chuyện thường, nhưng chết như anh Nghi là không đúng lúc, đúng chỗ thế thôi. Anh Hòa, một họa sĩ, đãvẽ lại chân dung anh Nghi để Đội tôi hàng ngày hương khói tưởng nhớ tới đoàn viên đã mất khitâm nguyện chưa thành. Những ngày kế tiếp vẫn tiếp diễn cho tới một hôm có một cán bộ củaTỉnh Đảng Bộ VNQDĐ tới gặp anh Việt và cho anh biết là trong đêm có thể VMCS sẽ đột nhậptấn công, nên phải cho canh gác thật cẩn thận và chuẩn bị chiến đấu. Được tin như vậy, ban chỉhuy Đoàn đã phân công mỗi Đội có nhiệm vụ ứng phó khi có biến động. Rồi vào nửa đêm, tronglúc chúng tôi đang ngủ, có nhiều tiếng động đánh thức chúng tôi dậy. Nhưng đây chỉ là tiếngđộng phát ra từ ở trong nhà chứ không phải ở ngoài trời, nên chúng tôi nằm im không phản ứng.Lúc đó tôi nghe như ai đó đang đóng thùng, đào tường, khoét vách... Thế rồi tới tờ mờ sáng hômsau mọi tiếng động im bặt. Chúng tôi thức dậy và phát giác ra đêm qua có người tới đục phá bứctường dưới gầm cầu thang gác.

 Theo dấu vết đào bới, chúng tôi biết ngay là họ tìm vàng bạc châu báu của Nguyễn Hữu Tiệp đãcất dấu từ trước. Nghi ngờ là còn có thể cất dấu gì khác nữa, chúng tôi chia nhau lục soát. Cuốicùng tìm ra một cửa hầm. Bàn bạc, sau đó các anh Thưởng, Quân xuống hầm, một số ở trên canhgác. Một hồi lâu, hai anh trở lên cho hay là ở dưới đó toàn chứa đồ sành, đồ sứ cổ, và cầm lênmột vài chai rượu quí cất giữ lâu ngày. Cũng vào trưa ngày hôm đó, cụ Vũ Hồng Khanh đếnthăm và tặng chúng tôi một số tiền (mỗi người 100 đồng bạc Đông Dương, tự in lấy, gọi là tiềnbo, gặp nước là mực chảy ra hoen ố) để tiêu sài.Ít ngày, sau vụ kho vàng nhà Nguyễn hữu Tiệp, thì Đoàn di chuyển lên Phú Thọ. Tại đây chúngtôi tạm trú tại khu nhà sản xuất trà. Cũng như ở Vĩnh Yên và Việt Trì, Đoàn tiếp tục làm nhiệmvụ cổ động, tuyên truyền cho QGTNĐ. Cũng vẫn những đêm lửa trại, ca hát và diễn kịch. TạiPhú Thọ, chúng tôi trình diễn một cuộc hành quân chiến đấu trong thành phố. Dĩ nhiên về phầnchiến thuật và kỹ thuật tác chiến chưa đạt tiêu chuẩn huấn luyện của một đơn vị chính quy,nhưng ở vào thời điểm đó thì cũng coi được, vì quá mới lạ với người dân. Kết quả là vẫn đạtđược sự hoan nghênh, mến mộ của dân chúng trong Thị xã. Giáo sư Nguyễn văn Mùi, chủ nhiệmTỉnh Đảng Bộ VNQDĐ và anh Thọ Hinh tiếp đãi chúng tôi rất nồng hậu. Theo chương trình dưtrù, Đoàn sẽ lên Yên Bái trước khi quay trở lại Việt Trì để nhập học, nhưng đã bị hủy bỏ vào giờchót để về Việt Trì kịp nhập học.

Trường Quan Quân Học Hiệu, cũng được gọi là trường Xứ Nhu, tọa lạc trong khu nhà tầm cũ(nhà nuôi tầm lấy kén) nằm ở bên bờ sông Hồng, phía Bắc của Thị Xã. Tuy là nhà tầm cũ, nhưngnhà trường đã xây dựng và tổ chức lại cho thích hợp với một trường huấn luyện. Trường đượcđiều khiển bởi một ban Giám Đốc gồm có các ông: ông Nguyễn văn Minh cựu Trung Úy, PhanTrọng Vinh cựu Thiếu Úy, Trần văn Xuân cựu Thiếu Úy, tất cả đã ở trong quân đội Pháp. Banhuấn luyện gồm các vị nói trên kiêm nhiệm cùng với ông Vương các Đạo, hạ sĩ quan thuộc quânđội Pháp và một số sĩ quan cấp Úy, cấp hạ sĩ quan thuộc quân đội Nhật như các ông Niên,Thành, Tô v..v.. đảm trách. Khi đó khóa học vào khoảng 200 người, gồm có đoàn viên QGTNĐvà các đảng viên của Mặt trận QDĐ. Để dễ dàng trong việc huấn luyện, khóa học được chia ratừng Trung đội. Đoàn thể chúng tôi vẫn được duy trì thành hai Trung Đội, anh Việt và anh Hòamỗi người coi một Trung Đội. Lá cờ của QGTNĐ vẫn được treo cùng lá cờ của QDĐ và Đoàn cahát sau bài Đảng ca "Việt Nam Minh Châu trời Đông".

 Giữa khóa học không hiểu vì lý do gì, Ban Giám Đốc nhà Trường quyết định ngừng treo cờĐoàn. Chúng tôi phản ứng và đòi rời Trường về Hà Nội. Sau đó anh Phan Kích Nam ở Hà Nộiphải lên can thiệp và mọi sự lại được tiếp tục như cũ. Công tác huấn luyện tại đây tương đối cótổ chức và có phương tiện huấn luyện không đến nỗi thiếu thốn lắm. Riêng về tác xạ thì rất hạn chế, vì đạn dược hiếm, còn dành cho các đơn vị chiến đấu. Ngoài thời khóa biểu ban ngày,Trường còn tổ chức huấn luyện ban đêm, do các giáo viên Nhật đảm trách. Vườn Hồng ở gầntrường là địa điểm học tập về chiến thuật. Kỷ luật huấn luyện tương đối cao, nhất là theo phươngpháp huấn luyện của Nhật, mà chúng tôi đều chấp nhận, nên việc học tập thu được kết quả khảquan. Ngoài vấn đề huấn luyện quân sự, trường còn dành cho một số giờ giảng dạy về chính trị,đôi khi có ông Dương Tế Dân thuộc ban Lãnh đạo Yên Bái của VNQDĐ đến thuyết trình. Cáchtrình bày và lập luận vững vàng của ông Dân đã được chúng tôi dành cho ông ta nhiều cảm tìnhsâu đậm. Ông Dân bị VMCS bắt và thủ tiêu trong khi VMCS tấn công Yên Bái, chúng lừa bịp vàphản bội. Về chế độ ăn uống và sinh hoạt được nhà trường săn sóc chu đáo, mặc dù lúc đó kinhtế tài chính của Tỉnh Đảng Bộ VNQDĐ rất eo hẹp.Đặc biệt là sự quan tâm săn sóc của các giáo viên Nhật, đã coi chúng tôi như những quân nhânNhật của họ, luôn luôn vào khoảng nửa đêm họ đi kiểm tra từng phòng, khóa sinh nào ngủ màkhông đắp mền che bụng, các ông lấy đắp lên cẩn thận. với các cử chỉ cũng như thái độ thân tìnhđã làm cho chúng tôi xúc động, mãi mãi không quên.Cuộc sống tại Trường tiếp diễn đều đều không có gì quan trọng xẩy ra. Một vài anh trong Đoànchúng tôi bị ốm nặng được phép rời trường về Hà Nội, như các anh: Đôn, Lý, Dục, Hiến (trongsố này có anh còn ở lại VN, có anh đã ra nước ngoài). Trong suốt thời gian Đoàn ở Đệ TamChiến Khu VNQDĐ, tình hình ở Hà Nội có nhiều biến chuyển. Các cuộc biểu tình chống VMCSthương lượng với Pháp, đồng thời kêu gọi cựu Hoàng Bảo Đại trở lại nắm Chính quyền. Mọingười có cảm tưởng, một cuộc đảo chính sắp xẩy ra. Nhưng với sự khôn lanh, mưu mô, giảohoạt..., Hồ Chí Minh và những người lãnh đạo CS đã tìm cách thuyết phục được Lư Hán và TiêuVăn, để tạo áp lực QDĐ phải cùng với VMCS ký bản Tạm Ước 6/3/1946 cho Pháp đặt chân lênmiền Bắc. Pháp cũng muốn bản Tạm Ước phải có VNQDĐ cùng ký, có nghĩa là cả hai phe QuốcCộng đều thỏa thuận. Ông Vũ Hồng Khanh đã được Chính phủ Liên Hiệp ủy nhiệm cùng ông Hồký kết với Pháp, vì ông Khanh là Phó Chủ Tịch Quân Ủy Hội do ông Võ Nguyên Giáp cầm đầu.Đáng lẽ ra phải là Bộ trưởng Ngoại Giao Nguyễn Tường Tam ký, nhưng ông Tam lánh mặtkhông tham dự. Sau khi đã ký kết, QDĐ liền lên tiếng phủ nhận vai trò của ông Vũ Hồng Khanhvà cho đó là chỉ có tính cách cá nhân mà thôi. Các báo chí và đài phát thanh của Mặt trận QDĐlai tiếp tục lên án bản Tạm Ước ngày 6/3/1946, VMCS đã cho phép quân đội Pháp đóng ở nămTỉnh gồm có: Hà Nội, Hải phòng, Lạng Sơn, Sơn Tây, Lào Kay, những điểm chiến lược ở miềnBắc, và VN nằm trong Liên Hiệp Pháp và Liên Bang Đông Dương.

 Quân đội Pháp sẽ thay thếquân đội Trung Hoa để giải giới quân đội Nhật. Việc ký kết của ông Vũ đã làm cho toàn thểđảng viên QDĐ bất mãn và nổi lên làn sóng chống đối Trung Ương. Sau đó có một vài cán bộlãnh đạo đảng đã phải đi khắp nơi để giải thích trấn an, tình hình mới lắng dịu.Bản Tạm Ước 6/03/1946 được ký kết đánh dấu một bước ngoặt cho VNQDĐ, vì sau khi quânđội Trung Hoa rút khỏi VN, Mặt trận QDĐ không còn chỗ dựa nữa, dù rằng trong thời gian ởBắc Việt, quân đội Trung Hoa của Tướng Lư Hán, Tiêu Văn không máy tích cực giúp đỡ QDĐ.Tuy nhiên sự hiện diện của Tướng Lư Hán cũng ngăn cản không cho VMCS đánh phá phe QuốcGia. Quả vậy, sau khi quân đội Pháp đổ bộ lên Bắc Việt vào trung tuần tháng ba (có sự đụng độgiữa lực lượng đổ bộ của Tướng Pháp Leclerc và quân Trung Hoa đóng ở Hải Phòng vì Tướngchỉ huy của Trung Hoa ở đó không nhận được lệnh của thượng cấp họ). Nhưng một hai ngày sauthì mọi việc được giải quyết và quân Pháp ung dung đổ quân lên Hải Phòng. Quân Trung Hoa rútvề nước, thì hơn một tháng sau VMCS đã có kế hoạch tiêu diệt phe Quốc Gia. Do đó các lãnhđạo phe Quốc Gia như cụ Nguyễn hải Thần, Nguyễn tường Tam, Nguyễn tường Bách, Xuân Tùng cùng một số cán bộ cao cấp khác bỏ lên Đệ Tam Chiến Khu hoặc lánh sang Tàu (TrungHoa).Ông Vũ hồng Khanh sau đó cũng từ bỏ Chính Phủ Liên Hiệp lên Việt Trì. Chỉ tiếc là một số lãnhđạo Đảng và đảng viên Mặt trận QDĐ còn ở lại Hà Nội, cũng như ở các Tỉnh lỵ khác đều bịVMCS tàn sát, trong đó có ông Trương tử Anh, lãnh tụ Đại Việt QDĐ, ông Lê Khang VNQDĐ.Đặc biệt là vụ Ôn Như Hầu ở Hà Nội, VMCS đã đạo diễn để bôi xấu QDĐ. Chúng đã vu khốnglà bắt người, cướp của rồi mang về trụ sở điều tra đánh đập và thủ tiêu, chôn sống ngay tại trongvườn khu nhà ở. 

Chúng trưng bày vũ khí, lựu đạn, giáo mác và xác người ngay tại đó rồi cho quần chúng lại coi.Việc này dân chúng đâu có hiểu âm mưu thâm độc của VMCS, mà chỉ thấy trước mắt, nên từ đócảm tình đã phai nhạt một phần đối với QDĐ. Thanh danh và uy tín cũng bị tổn hại rất nhiều.Cũng tại trụ sở Ôn Như Hầu, anh Phan kích Nam, ủy viên lãnh đạo Đoàn có mặt tại đó trongđêm, đã bị cùng chung số phận với số đảng viên QDĐ đã bị VMCS bắt đem đi thủ tiêu.Sau vụ chạm súng tại Hải Phòng giữa quân đội Trung Hoa và Pháp, được hai bên giải quyết ổnthỏa. Quân đội của Tướng Leclerc đổ quân lên Hải Phòng, và tiến lên Hà Nội. Để tỏ sự thiện chícủa Chính phủ, sự hoan nghênh của dân chúng, VMCS đã cho treo cờ từ các cơ quan của Chínhphủ cho đến nhà dân. Chúng huy động học sinh, thiếu niên cầm cờ đứng dọc hai bên đường phố.Sự thật thì dân chúng đâu có hoan nghênh, ủng hộ gì về việc Chính phủ cho quân Pháp lên BắcViệt. Ách thống trị của Thực dân Pháp quàng trên đầu, trên cổ người dân VN trên 80 năm đô hộ,làm sao họ có thể quên ngay được, nhất là trong khi đó Pháp đang đánh chiếm Nam Bộ. Nhưngsự khôn khéo, lừa bịp của VMCS đã thể hiện bằng cách trước đó ít ngày loan báo là ngày lễ để ralệnh cho dân chúng treo cờ. Thế là một thời gian ngắn Hà Nội vắng bóng quân Pháp, thì kể từngày 6/3/1946, chúng lại ngang nhiên xuất hiện với lá cờ tam tài tung bay trên khắp phố phườngThủ Đô Hà Nội. Pháp kiều trước đó cũng được trả tự do, họ kiêu căng, tự đắc đón chào quânPháp tiến vào thành phố. Tính hình từ đó trở nên căng thẳng giữa Pháp kiều và dân Thủ Đô, cóvài vụ xô xát đã xẩy ra.Sau khi quân Pháp đặt chân lên Hà Nội ít ngày, thì Hồ đề nghị Vĩnh Thụy (Vua Bảo Đại) đứngđầu một phai đoàn để sang Trung Hoa gặp Tưởng Giới Thạch, vận động ngoại giao, tạo ảnhhưởng Quốc tế cho Chính phủ VMCS.

 Lúc đầu ông Vĩnh Thụy từ chối không muốn đi, nhưngHồ năn nỉ nhiều lần, ông đành chấp nhận. Ông Vĩnh Thụy mới đầu nghĩ rằng không muốn dínhdáng vào công việc của VMCS. Nhưng sau có lời khuyên của các cấp lãnh đạo QDĐ phân táchlợi hại, với lý do nếu cứ từ chối mãi, sẽ có chuyện không hay xẩy tới cho ông Vĩnh Thụy, vì ôngHồ xuống nước năn nỉ như vậy là có ẩn ý gì rồi.Theo tôi hiểu, Hồ và đảng CS lo ngại ông Vĩnh Thụy sẽ quay lại với Pháp, trong khi quân độiPháp đang có mặt. Chi bằng để đề phòng trước bằng cách đưa ông ta ra nước ngoài. Chuyện nàyHồ đã nghĩ đúng với giả thuyết trên, vì chỉ vài năm sau ông Vĩnh Thụy đã hợp tác với Pháp vàtrở về làm Quốc Trưởng. Thành phần phái đoàn do ông Vĩnh Thụy làm trưởng toán, còn có ôngNghiêm Kế Tổ (VNQDĐ), Thứ trưởng Bộ Ngoại Giao Chính phủ Liên Hiệp làm Phó, cùng mộtvài cán bộ VMCS tháp tùng. Ngoài ra còn có một sĩ quan cao cấp của Trung Hoa Quốc DânĐảng là ông Trần Liên đích thân hướng dẫn phái đoàn sang Trùng Khánh.Để xúc tiến việc thi hành Hiệp Định 6/3/1946, một vài Hội nghị được trù liệu tại Đà Lạt vào cuốitháng 4/1946. Phái đoàn VN do ông Nguyễn Tường Tam, Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao làm TrưởngĐoàn, còn có các ông Võ nguyên Giáp (CS), Hoàng xuân Hãn, Vũ văn Hiền, Nguyễn mạnh Tường, Nguyễn văn Huyền, Trịnh văn Bính (không đảng phái), Cù huy Cận (CS), Dương bạchMai (CS). Phái đoàn Pháp có ông Max Andre (trưởng phai Đoàn), ông Leon Pignon và ĐạiTướng Salan. Kết quả là Hội nghị này đã thất bại, vì quan điểm hai bên hoàn toàn khác biệt .Phía VN dặt vấn đề Nam Bộ và yêu cầu Pháp giải quyết, trong khi đó Pháp lại coi vấn đề đó nhưlà xong rồi, lý do là tại Sàigon đã có Nam Kỳ tự trị. Từ đó, Pháp quân tìm cách lấn dần ở NamBộ, và đánh chiếm Cao nguyên Trung phần.Tại Hà Nội quân Pháp chiếm đóng Phủ Toàn quyền cũ và tỏ ra bất chấp luật pháp của VN. Đổilại Chính quyền VMCS tung tin Pháp dự định đánh chiếm Bắc Việt và ra lệnh di tản bớt dânchúng ra khỏi thành phố, tổ chức biểu tình đòi sáp nhập Nam Bộ. Báo chí, đài phát thanh đả kíchkịch liệt âm mưu của Thực dân Pháp. Tuy nhiên Hồ và đảng CS vẫn cố thực hiện một hội nghịkhác và lần này họp tại Pháp, vì ông ta nghĩ rằng tại đó, ông và đảng CSVN sẽ được sự ủng hộcủa đảng CS Pháp, để chính phủ Pháp phải nhượng bộ ít nhiều.

 Cuối tháng 5/1946, Phái đoànVN do Phạm văn Đồng làm Trưởng phái đoàn, vì ông Nguyễn Tường Tam đã lánh mặt bỏ sangTrung Hoa.Hồ cùng đi với phái đoàn, nhưng với tư cách riêng. Sau đó cuộc họp đã đươc tiến hành ở Thànhphố Fontainebleau, cách xa Thủ Đô Paris khoảng chừng 60 cây số. Nhưng rồi cuộc họp cũngchẳng đi tới đâu, và phái đoàn lên tàu trở về nước với hai bàn tay trắng. Riêng Hồ Chí Minh nánlại để nhờ vả đảng CS Pháp mong có cái gì mang về nước để khỏi mất mặt. Có một đêm, ông tađã phải tới nhà riêng của ông Marius Moutet, Bộ trưởng Bộ Pháp Quốc Hải Ngoại (bộ thuộc địacũ) để yêu cầu ông này ký bản Thỏa Hiệp Án (Modus Vivendi) gồm những điều khoản rất bất lợicho VN.Trong khi đó tại VN, nhất là ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định. VNQDĐxách động quần chúng phản đối kịch liệt về bản Thỏa ước 15/9/1946 bán nước của Hồ Chí Minhký kết với Pháp.Trước tình hình có vẻ bất lợi cho VMCS, nên chúng đã tìm đủ mọi cách để triệt hạ QDĐ vànhững người Quốc Gia mà chúng cho là nguồn gốc thúc đẩy quần chúng đứng lên chống đối. Dođó, Võ nguyên Giáp, tư lệnh lực lượng võ trang VMCS đã ra lệnh đột nhập Tòa Báo Việt Nam,cơ quan thông tin, tuyên truyền của VNQDĐ, phá hủy và ngụy tạo vụ Ôn Như Hầu (giết người,cướp của) tại trụ sở VNQDĐ do Ban Đại diện Đệ Thất Chiến khu (Quảng Nam, Quảng Ngãi)hoạt động bên cạnh Trung Ương Đảng. Để tuyên truyền xuyên tạc, VMCS đã tìm mọi lý do đểkhủng bố, bắt bớ và bí mật thủ tiêu..Trước sự tráo trở, phản bội qua chính sách hòa hợp, hòa giảicủa VMCS, các cán bộ lãnh đạo Đảng cùng cán bộ ở khắp nơi phải lên Đệ Tam Chiến Khu, hoặccải danh rút vào bí mật. Đến thượng tuần tháng 7/1946, Võ nguyên Giáp ra lệnh cho các lựclượng địa phương tổng tấn công vào Đệ Tam Chiến Khu gồm các Tỉnh Vĩnh Yên, Việt Trì, PhúThọ, Yên Bái, Lào Kay. Phải chăn Đảng CS và Võ nguyên Giáp cảm thấy cái thế bất ổn sau khibản Thỏa ước được ký kết, và quân Pháp ở những nơi đóng quân đã có nhiều hành động khiêukhích. Do đó, VMCS muốn thanh toán các chướng ngại trong sự lãnh đạo quần chúng lúc bấygiờ.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro