Chương 1 - Mục D Tiếp theo

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Ở địa thế thuận lợi này, trước đó địch có thể quan sát dễ dàng trong Thị xã Yên Bái và dùng súnglớn bắn vào Tỉnh. Sau khi làm chủ tình hình khu vực, vấn đề di chuyển vào Thị xã không mấykhó khăn, chỉ còn e ngại địch ở bên kia sông Hồng bắn qua (con sông chạy song song với Quốclộ 1, Thị xã Yên Bái nằm ở tả ngạn con sông). Cũng từ ngọn đồi chiến thuật đó, chúng tôi nhìnthấy lá cờ bay phất phới trên đỉnh đồi Chùa. Ngọn đồi này án ngữ lối vào Thị xã, vì khoảng cáchquá xa, chúng tôi không phân biệt rõ lá cờ thuộc bên nào. Có anh nhất quyết cho là cờ VMCS,chỉ khác sao trắng, sao vàng, để lâu, cũ màu, khó phân biệt từ xa. Nỗi lo âu đến với chúng tôi,nếu Yên Bái rơi vào tay CS thì thật là nguy hiểm. Muốn tới Lào Kay phải đi vòng phía tay mặtThị xã, băng qua đồi núi, thung lũng hẹp rất dễ bị phục kích. Rồi còn vấn đề lương thực, đạndược. Về sau Bộ Chỉ Huy quyết định cử người đi liên lạc xem tình hình thực hư ra sao. Tiếngsúng nổ vẫn vang lên từng lúc, dội lên từ bên kia sông. 

Ở phía Thị xã, vào khoảng một giờ đồng hồ, cán bộ đi liên lạc trở về cho biết là VNQDĐ vẫncòn trấn giữ Tỉnh lỵ. Khi biết tin như vậy, mọi người thở phào nhẹ nhõm và chuẩn bị tiến vàoThị xã, dưới sự yểm trợ hỏa lực của đơn vị đóng trên đồi Chùa. Muốn vào Thị xã, chúng tôi phảibăng qua một cây cầu sát trên Quốc lộ 1, dài khoảng 50 thước, bắt qua một con rạch từ hồ ThápBà chảy ra sông Hồng. Do đó, mà phần lớn đã tìm cách lội qua, vì được các chân cầu che khuấttầm quan sát của địch. Một số chúng tôi liều mạng phóng qua cầu, trong khi khẩu đai liên ở trênđồi Chùa liên tục bắn yểm trợ, làm tê liệtđịch.Kết quả sau vài tiếng đồng hồ, đoàn quân đã vào được Yên Bái an toàn, chỉ có vài người bịthương nhẹ không đáng kể. QGTNĐ có anh Ngạn và anh Giáp bị thương vào đầu gối do mảnhđạn súng cối 60 ly của địch rơi nổ trên cầu. Đó là ngày 29/6/1946. Tính ra cuộc rút lui từ bỏ ViệtTrì lên tới Yên Bái mất gần một tuần lễ.Thị xã rất nhộn nhịp tiếp đón đoàn quân mới tới. Dân chúng đều có cảm tình, ủng hộ VNQDĐ,vì nơi đó khi xưa là chiến tích của VNQDĐ khởi nghĩa chống Thực dân Pháp. Tuy nhiên trongtình hình này, tất cả cán bộ và dân địa phương đều tỏ vẻ lo âu, vì sự rút lui bỏ Việt Trì, Phú Thọ,có thể tương lai gần sẽ tới lượt rút bỏ Yên Bái. 

Thị xã cũng đang bị VMCS bao vây, tấn công hơn một tháng rồi, nhưng vì địa thế hiểm trở, khó khăn nên chúng chưa làm gì được. Giống nhưcác Tỉnh vừa mất, Yên Bái cũng cùng trong một tình trạng, kinh tế càng ngày càng suy sụp vìdân bên ngoài Tỉnh không vào được, Các đường tiếp tế thực phẩm đều bị VMCS chặn hết. Dânvà quân phải ăn cơm độn bắp.Về mặt quân sự, Đệ Tam Chiến Khu VNQDĐ ngày càng bị thu hẹp, và Yên Bái trở thành tiềntuyến. Về chính trị lòng dân hoang mang. Do đó Ban Lãnh đạo quyết định cho rời một số cơ sởkhông cần thiết lên Lào Kay, cùng một số cán bộ, Quốc Dân Quân, Trường Võ Bị Lục Quân.Chúng tôi, khóa sinh trường Quân Chính Việt Trì được sáp nhập vào Trường Lục Quân theo họckhóa C. Trường Lục Quân Yên Bái tên là Trần Quốc Tuấn được thành lập vào những ngày đầucủa Đệ Tam Chiến khu. Trường đang có hai khóa: A và B. Khóa A chuẩn bị sắp tới ngày mãnkhóa sau 6 tháng học tập. Trường hoàn toàn do các giáo quan Nhật điều khiển. Ông Hùng (tênViệt) Hiệu Trưởng, ông Dân, hiệu phó (sĩ quan cao cấp của Quân đội Nhật) còn lại là Đại úy,Trung úy và Hạ sĩ quan. Sau ngày bại trận, đầu hàng Đồng Minh, họ đã từ bỏ hàng ngũ theo sanggiúp QDĐ. Dưới sự huấn luyện nghiêm khắc của họ, các khóa sinh đã trở thành những cán bộ cókhả năng, nhất là các khóa sinh đều có trình độ văn hóa cao và có lý tưởng Quốc Gia vững chắc.Một số sau này đã nắm giữ rất nhiều vai trò quan trọng trong chính thể Quốc Gia miền NamViệt Nam. Về chính trị nắm những chức vị: Bộ trưởng, Đại sứ, Thượng Nghị Sĩ, Dân Biểu nhưcác anh Nguyễn tất Ứng, Ngô tôn Đạt, Đinh trịnh Chính v.v.. 

Về quân sự tới cấp Tá, Tướng nhưTrung Tướng Phạm xuân Chiểu còn cấp Tá thì có khá nhiều. Tại Yên Bái, ngoài lực lượng QuốcDân Quân.... trường Lục quân là một lực lượng đáng kể, đã giúp cho Ban Quân sự Tỉnh về mặtan ninh và phòng thủ rất nhiều. Ngoài những giờ học về lý thuyết tại trường, hầu hết thời gianthực hành đều ở ngoài chiến trường. Trong những ngày đầu trường mới thành lập, khóa sinh chỉđược trang bị có một nửa vũ khí thật, còn lại là súng gỗ. Rồi sau mỗi lần học tập ở xa ngoài Thịxã, đụng độ với VMCS trở về, mỗi khóa sinh lại mang về một ít vũ khí chiến lợi phẩm. Do đó,mỗi lần VMCS chạm súng với trường Lục Quân Yên Bái là chúng bỏ chạy. Cũng vì thế VMCSbao vây, tấn công cả tháng mà Thị xã Yên Bái vẫn đứng vững. Trụ lại Yên Bái được vài ngày,chúng tôi lên đường đi Lào Kay, cách xa khoảng 6, 7 chục cây số. Lần này, chúng tôi không dichuyển bằng đường bộ mà bằng hỏa xa.Con đường sắt Yên Bái-Lào Kay vẫn được VNQDĐ bảo vệ duy trì với mục đích giao thông, tiếptế lương thực cho Thị xã Yên Bái, dù VMCS vẫn tìm cách phá hoại. Trước ngày đoàn quân VĩnhYên, Việt Trì tới Yên Bái, Tỉnh Đảng Bộ Lào Kay đã huy động một số lực lượng và lương thực,do ông Triệu quốc Lộc (mang hàm Đại Tá) nguyên là Hạ sĩ quan quân đội Pháp thuộc sắc tộcThổ (Tày) đảm trách. Theo dư luận, ông Lộc là một cấp chỉ huy can trường, được các cấp dướiquyền và dân chúng trong khu vực do ông cai quản kính nể và phục tùng. Đoàn tàu này chởlương thực và VNQDQ xuất phát từ ga Bảo Hà di chuyển rất chậm, vừa đi vừa sửa chữa nhữngđoạn đường bị VMCS tháo gỡ. Ngày chúng tôi tiến vào Yên Bái cũng là ngày con tàu ì ạch tiếnvào sân ga. 

Chính ra, mục tiêu của đoàn tàu này đi cứu viện Phú Thọ và Việt Trì. Đoàn tàu lại dichuyển trở về Lào Kay với sự tăng cường lực lượng bảo vệ và kéo thêm toa, hành trình đượcbình an vô sự. Tới Lào Kay, khóa sinh trường Lục quân được tạm trú tại một căn cứ, trại củaquân đội Pháp để lại. Chúng tôi được chuẩn bị để lên Thị trấn Sapa tiếp tục học tập.Thị trấn Sapa ở trên một địa thế rất cao khoảng 1700 thước so với mặt biển, nên có khí hậu rấttốt, mát mẻ hơn so với Lào Kay khí hậu quá khắc nghiệt. Sapa có khoảng cách với Lào Kaychừng 30 cây số, có đường trải nhựa, có thể di chuyển bằng xe hơi hoặc xe ngựa. Trong thờiPháp thuộc, Sapa là nơi nghỉ mát của người Pháp, tương tự như Đà Lạt của cao nguyên Trung phần. Trong khi đó Lào Kay, khí hậu và nước uống rất độc. Nằm trong một địa thế không rộnglắm, chung quanh được bao bọc bởi rừng núi nên thời tiết vào mùa Hè rất oi ả, nóng bức, ngượclại cũng rất lạnh khi mùa Đông tới.

Tỉnh Lào Cai.

Tỉnh Lào Kay được ngăn cách làm hai bởi con sông Hồng, bên tả ngạn là Thị xã nối liền với YênBái, ở phía Nam bởi Quốc lộ 1 và đường thiết lộ Hà Nội-Lào Kay-Vân Nam (Trung Hoa) xuyênqua một thung lũng hẹp, một bên là sông, một bên là núi cao. Phía Bắc là Thị trấn Hồ Kiều củatỉnh Vân Nam thuộc Trung Hoa, nằm ngay ở bên bờ sông Đầm Thi có cay cầu sắt dài chừng 70thước bắt ngang giữa Lào Kay và Hồ Kiều, Sông Đầm Thi cũng là ranh giới thiên nhiên giữa hainước Việt Nam và Trung Hoa.Con sông xuất phát từ mạn Hà Giang đổ xuống, chảy ra sông Hồng. Nước uống có tiếng là độc,nên dân Thị xã không dùng, phải sang bên Cốc Lếu gánh nước về dùng, vì dòng sông ở phía đókhông bị ảnh hưởng của nước sông Đầm Thi hòa lẫn. Còn ở hữu ngạn sông Hồng là Cốc Lếu, cóhai con đường trải nhựa, một đi lên Sapa, một chạy về Bát Xát Trịnh Tường. Cặp sát con sôngHồng là ranh giới Việt Hoa.Bên Trung Hoa, con sông xuất phát từ nội địa tới Trịnh Tường rồi chảy vào VN. Dân cư sống tạiđây, phần lớn là người Thổ, rất ít người Kinh, chỉ tập trung ở Thị xã, kể cả một số người TrungHoa. Chợ búa, cửa hàng buôn bán tấp nập trong những ngày tháng yên bình, các sắc dân địaphương như Thổ, Mán, LôLô, Mèo v.v..tấp nập đến Lào Kay... 

Một số người Hoa ở bên Hồ Kiều cũng qua lại buôn bán. Dân chúng tiêu cả hai thứ tiền: Đôngdương và Quan kim (Trung Hoa). Nhưng khi chúng tôi tới, nơi này vì tình hình chiến sự đã ảnhhưởng tới sự buôn bán, bớt đi phần nào nhộn nhịp.Tỉnh Lào Kay đặt dưới sự cai trị của VNQDĐ từ tháng 11/1945, khi quân đội Trung Hoa tiếnvào VN giải giới quân đội Nhật. Trước đó, chính quyền VMCS chiếm giữ kể từ sau 19/8/1945.Được sự hỗ trợ của quân đội Lư Hán, các đảng viên VNQDĐ địa phương cùng với lực lượngVNQDĐ Hải ngoại từ Trung Hoa trở về đã vận động quần chúng dành lại chính quyền khỏi tayVMCS. Ông Triệu việt Hưng, cán bộ VNQDĐ Hải ngoại được Đảng bộ địa phương và Trung Ương Đảng chỉ định giữ chức Chủ Nhiệm Tỉnh Đảng Bộ Lào Kay. Sau khi đã làm chủ Thị xã,VNQDĐ đưa quân mở rộng khu vực.Về phía nam, ông Triệu quốc Lộc đánh chiếm Yên Bình, Nghĩa lộ, Phố Lu, Bảo Hà, Trái Hút. Ởphía Đông chiếm Bản Lầu, Bản Phiệt, chặn mọi sự xâm nhập từ mạn Hà Giang, Tuyên Quangtới.Phía tây chiếm Thị xã Sapa, các đồn Bát Xát, Trịnh Tường, Ý Tí, Mường Hum, Bình Lư, PhongThổ (Lai Châu). Tại Đệ Tam chiến khu, Tỉnh Lào Kay là nơi VNQDĐ có một phạm vi kiểm xoátrộng lớn nhất, kể cả về mặt quân sự lẫn kinh tế, Tháng 1/1946 (quân Pháp bỏ chạy sang TrungHoa khi quân đội Nhật đảo chính Pháp 9/3/ 1946), dưới quyền chỉ huy của Tướng Alessandri,quân đội Pháp đã trở lại VN qua ngả Mường Là Lai Châu, đánh chiếm đồn Phong Thổ doVNQDĐ trấn giữ. Từ đó, trận chiến chống Pháp bắt đầu.Ở phía nam, đụng độ với VMCS nên VNQDĐ đã ở vào thế lưỡng đầu thọ địch, nhưng VNQDĐvẫn anh dũng chiến đấu cho tới ngày chúng tôi rời Yên Bái lên Lào Kay.Tại mặt trận phía tây, VNQDĐ đã đẩy quân Pháp ra khỏi Mường Hum, Bình Lư, Phong Thổ, lấylại quyền kiểm xoát và đóng quân cố thủ. Trong khi đó, Trường Lục Quân được lệnh di chuyểnlên Sapa. Xe cộ chuyên trở không có, nên đã thực hiện bằng đường bộ. Lên đường vào buổi tốicho đỡ mệt, khí hậu ban đêm mát mẻ hơn. 

Đường sá tương đối tốt, càng đi xa, đường càng lêncao dần.Chúng tôi di chuyển khá nhanh vì túi hành trang không có gì ngoài mấy bộ đồ quần áo, vật dụngcần thiết. Đi một tiếng, nghỉ 15 phút, rồi lại tiếp tục. Đêm đó đầy sao, trăng sáng, cảnh tượng thậtlà đẹp, gió mát, mây trắng lững lờ trôi bên sườn núi, cảm thấy nhẹ nhàng như đi trong mây. TớiMường Sến, một địa điểm khá rộng có suối chảy từ trên cao đổ xuống, nước dội vào khe đá nổibọt trắng xóa, thỉnh thoảng có những con cá màu bạc nhẩy vọt lên khỏi mặt nước. Chúng tôi nghỉtại đó khoảng một tiếng đồng hồ.Tất cả đều tỏ ra mệt mỏi và thèm ngủ. Càn về sáng sương xuống càng nhiều, khí núi tỏa ra khálạnh mặc dù lúc đó mới tháng 7/1946. Sáng sớm ngày hôm sau, chúng tôi tới Sapa. Như dự trù từtrước, Đảng bộ tại đây đã dành tòa nhà khá lớn trên một ngọn đồi. Đường lên đồi ước khoảng 6,70 bậc. Đó là khu nhà ở và làm việc của một Đại tá Pháp trước kia, đồng thời cũng là Bản doanhcủa khu quân sự trong vùng dưới thời Pháp thuộc. Với số khóa sinh gồm cả ba khóa A,B,C thì ởhơi chật chội, nhưng vì thời tiết lạnh nên cũng đỡ trở ngại.Sau vài ngày ổn định, chúng tôi lại tiếp tục đi vào huấn luyện. Ngoài những giờ lý thuyết giảngdạy ở trong nhà, thời gian còn lại chúng tôi xuống đồi và tập luyện ở các khu đất trống kế cậncác con đường trong Thị Trấn. Về ăn uống của khóa sinh cũng như tình trạng chung tại Yên Báivà Lào Kay đều rất hạn chế, thiếu thốn, cơm thường ăn độn, món canh su su là chính yếu. Do đó,chúng tôi không đủ sức để tập luyện những môn về chiến thuật. Thông cảm với hoàn cảnh, đôikhi vào các giờ giải lao, các giáo quan Nhật cho phép chúng tôi vào khu vực trồng đào, hái quảăn cho đỡ đói. Sapa trồng rất nhiều đào, không những ở vườn mà ngay cả hai bên đường. Vàomùa hoa nở thật là đẹp.

Về ban đêm, thay phiên nhau, chúng tôi phải đi gác ở một cái lô cốt xây từ thời Pháp hay Nhật,trên một ngọn đồi cao chừng 1700 thước, cách Trường không bao xa.Tại địa điểm này có thể quan sát cả một thung lũng rộng trước mặt. Mục đích xây dựng lô cốtnày là để kiểm xoát, ngăn chặn con đường từ Bình Lư tới, và cũng tại đây, chúng tôi đã nhìn thấyrặng núi Hoàng Liên Sơn (Fansipan) cao ngất. Khung cảnh thật là hùng vĩ, đứng gác, súng cầmtrong tay, cảm thấy mình thật là nhỏ bé, nhưng tâm hồn lại thật là bao la, rộng mở. Dù rằng cóđêm gió lộng từ hướng tây bắc thổi về, cửa sắt lô cốt đập thình thình, lòng lạnh tái tê, thật là côđơn, nhưng vì lý tưởng ra đi có xá chi gian khổ nhọc nhằn.Trong thời gian học tập tại Sapa, dù hoàn cảnh thiếu thốn, nhưng được khí hậu tốt nên sức khỏenói chung không đến nỗi nào. Khóa sinh đều hăng hái vui vẻ học tập, không ta thán điều gì cả, vìđã chấp nhận cuộc sống có lý tưởng. Một buổi sáng trước khi đi tập, giáo quan Nhật bất thần tậphọp chúng tôi lại, những người ở chung một phòng, rồi cho hay là ai trong chúng tôi đã bóc gỡ ởchung quanh tường nhà, đem đốt để sưởi. Ông nói ai nếu chịu nhận thì sẽ bỏ qua, nhưng hỏi tới,hỏi lui, cũng không có ai nhận cả. Kết quả ngay sau đó, ông ta ra lệnh tập họp hai hàng dọc, vàthứ tự tới trình diện.Chúng tôi hiểu ngay là ông ta áp dụng kỷ luật bằng tay chân. Rồi liên tiếp thay phiên nhau mỗingười bị một cái tát nên thân. Có anh định né tránh là lãnh ngay môn võ Judo quật nằm ngãchỏng gọng. Có điều là sau khi lãnh cái tát trời giáng lại phải đứng nghiêm chào và nói xin lỗilần sau không giám làm bậy nữa. Tất cả đâu ba mươi người, trong đó có tôi. Từ trước đến sau,cái tát nào cũng nặng cả. Suốt thời gian học, phải nói là trong chúng tôi, anh nào cũng được lãnhít nhất một lần môn "Judo".Kỷ luật được áp dụng theo đường lối huấn luyện của quân đội Nhật. Tuy nhiên, tình cảm của cácgiáo quan Nhật đối với chúng tội thật sâu đậm. Các ông đã quan tâm đến chúng tôi rất nhiều vềmặt tinh thần lẫn vật chất, ra sức huấn luyện chúng tôi trở thành những cán bộ quân sự tài ba hầugiúp nước. Ngược lại, chúng tôi cũng quý mến các ông như người cùng huyết thống vậy vì cácông là những quân nhân có khí phách, bảo toàn danh dự không chịu đầu hàng, không chịu tướcbỏ khí giới, đã ở lại VN giúp đỡ chúng tôi chống VMCS, chống thực dân Pháp dành lấy nền Độc lập chân chính hợp với lòng người. Một sự cố xẩy ra làm đau lòng cho QGTNĐ chúng tôi là mộtbuổi sáng khi thức dậy, chúng tôi phát hiện sự thiếu vắng một đoàn viên là anh Vũ ngọc Thủy,anh bị mất tích. Chúng tôi đi tìm lục lọi khắp chung quanh Trường nhưng không thấy, có thể banđêm Anh đi ra ngoài rồi bị cọp vồ mang đi, vì chung quanh, dưới sườn đồi là rừng cây rậm rạp.Ở đây người dân cho biết là hổ, báo thường về rình mồi, nên sự nghi ngờ của chúng tôi khôngthể là không xẩy ra.Về sau, suốt đoạn đường từ Lào Kay tới Phong Thổ, qua Trung Hoa cho tới ngày về nước gặp lạigia đình anh Thủy, cũng chỉ biết là từ ngày anh đi không thấy trở về nữa và coi như đã mất tích.Trong khi chúng tôi đang ở Sapa, tình hình chiến sự tại Yên Bái trở nên sôi động hơn. Thị xã vẫnbị bao vây, tấn công ở ba mặt, trừ phía bắc là con đường huyết mạch đến Lào Kay được bố tríphòng ngự nghiêm mật hơn. hơn nữa khu vực này địa thế rất khó cho lực lượng tấn công.Xa hơn về hướng bắc, còn có lực lượng của ông Triệu quốc Lộc trấn giữ. Tuy vậy đã có lầnVNQDĐ mở cuộc hành quân đánh chiếm mấy xã ở phía nam và đông nam Thị xã để bổ sunglương thực. Các trận đánh qua lại nhiều ngày, kết quả là VMCS bị thiệt hại khá nặng về người vàvũ khí. Nhưng tình hình vẫn không thay đổi, VMCS tiếp tục bao vây. Sau cuộc hành quân,VNQDĐ rút về phòng thủ quanh Thị xã. Hàng đêm VMCS phóng loa tuyên truyền kêu gọingừng bắn, thực hiện hòa giải, đoàn kết chống xâm lăng, đồng thời viết thư cho liên lạc vào mờicán bộ lãnh đạo VNQDĐ ra ngoài chùa Bạch Lâm bên ngoài Thị xã (khu vực VMCS kiểm xoát)hội đàm. Trước tình hình bi đát về lương thực, bốn bề phong tỏa khó bề giải quyết, nên Chủnhiệm Tỉnh Đảng Bộ là ông Nguyễn Hải quyết định triệu tập một buổi họp bao gồm các cán bộlãnh đạo để thảo luận về bức thư của VMCS . Cuối cùng đã đề cử hai ủy viên là ông Thanh Vân(giáo sư Nguyễn văn Mùi) và anh Nguyễn duy Dzị đại diện đi họp với VMCS.Khi hai ông này lên đường phó hội, dân chúng và cán bộ, đảng viên biết tin, liền ra tiễn rất đông,vì ai cũng nghĩ hai ông ra đi là không có ngày về. Sau khi ký bản thỏa hiệp, hai bên ngừng tranhchấp, mỗi bên ủy nhiệm một số quân để giữ an ninh trật tự trong Thị xã, về phần VMCS cũngvậy. Sau phần thực hiện giai đoạn đầu, hai bên mở cuộc họp thảo luận tiếp. Trong khi cuộc họpđang tiến hành, VMCS âm thầm cho bộ đội đột nhập vào Thị xã, rồi dùng áp lực uy hiếpVNQDĐ phải thỏa thuận các điều kiện chúng muốn. Các ông đại diện VNQDĐ là Nguyễn Hải,Nguyễn Vĩnh, Thái vĩnh Phúc, Dương tế Dân không chịu. Kết quả là chúng bắt giữ các ông này,sau đó mang đi thủ tiêu mất tích. Riêng anh Nguyễn duy Dzị khôn ngoan dùng kế đầu hàng rồilẩn về được với lực lượng VNQDĐ đóng ở ngoài Thị xã.Sau khi bàn thảo, VNQDQ dưới quyền chỉ huy của anh Duy Dzị rút về được tới Lào Kay. Trênđường rút quân, VMCS biết được, vội đuổi theo truy kích nhưng không thành công. Tới NgòiHóp, một số VNQDQ được bố trí ở lại, lập tuyến đầu, còn toàn bộ lực lượng di chuyển lên BảoHà cùng đóng quân với lực lượng của ông Triệu quốc Lộc. Còn số phận các cán bộ và dân bị kẹttrong Thị xã, đa số là thanh niên, đã bị VMCS đem đi nơi khác, sống chết không ai được biết.Yên Bái mất, Lào Kay trở thành mục tiêu cuối cùng của VMCS. Ban lãnh đạo VNQDĐ thừahiểu là chẳng chóng thì chày, VMCS cũng dốc toàn lực thanh toán cứ điểm cuối cùng của mình,nên ra lệnh chuẩn bị chiến trường đối phó..Cũng vì vậy mà trường Lục Quân, trong một đêmnhận được lệnh di chuyển cấp tốc về tăng cường phòng thủ Lào Kay. Chúng tôi khi rời Sapa đềunghĩ rằng đây là cuộc chiến cuối cùng của Đệ Tam Chiến Khu, trong lúc tình hình rất bất lợi choVNQDĐ. Tới Lao Kay, Trường lại trú đóng tại trại lính cũ ở bên Thị xã. Các cuộc điều quân, bốtrí, phòng thủ trở nên nhộn nhịp hơn. Phố xá, dân cư buôn bán và chợ búa trở nên vắng vẻ dần. Có lẽ họ linh cảm tới chiến trận sắp lan dần tới Thị xã. Việc học tập chỉ có lấy lệ vì khóa sinhđược coi là thành phần trừ bị, sẵn sàng ra mặt trận khi có lệnh. Khác với khí hậu ở Sapa, LàoKay rơi vào những tháng ngày rất oi bức, lại ăn uống thiếu thốn, bừa bãi, nên có một số khóasinh mắc bệnh, phần lớn là sốt rét. Tôi cũng ở trong số bệnh nhân này, ngày nào cũng bị một cơnsốt dằn vặt, mới đầu là rét run cầm cập, đắp hai, ba cái mền cũng chẳng ăn thua gì, sau đó tới cơnsốt nóng có thể lên tới 40 độ. Sức khỏe của tôi yếu dần, thuốc men lại hiếm, nên con bệnh cứ kéodài hàng tháng mới chấm dứt. Tiền không có, còn cái áo tốt nào đem bán lấy tiền mua bánh tráiăn cho đỡ thèm và đỡ đói. Người dân ở đây, họ cho biết là có nhiều người miền xuôi lên sinhsống tại đó, nếu không kiêng cử trong việc ăn uống và thiếu thuốc men là chỉ ít ngày mang bệnhbỏ xác luôn. Nước uống lấy nước sông Đầm Thi, còn nước suối có đầy lá han, nước lạnh đếnrụng lông chân, nước giếng ảnh hưởng mỏ chì, mỏ kẽm. Chẳng thế dân địa phương có câu vè:"Nước Bảo Hà, Ma Trái Hút", đủ hiểu khí hậu, thời tiết ở đây độc hại như thế nào. Đang bệnhmà ăn bưởi, ăn xoài, ăn quả có chất chua là bị cấm khẩu ngay, hết phương cứu chữa. Bệnh sốt rétđã đeo đuổi tôi từ Lào Kay tới Chiến khu Phong Thổ, cứ lâu lâu lại bị lại. Khi sang tới Vân Nam(Trung Hoa) căn bệnh tự nhiên chấm dứt cho đến tận bây giờ. Những ngày giờ nhàn dỗi, khôngbị bệnh hành hạ, tôi và vài người bạn đi qua Hồ Kiều (Trung Hoa) ăn phở chua. Không hiểu cóngon không, nhưng lúc đó cảm thấy ngon miệng lắm. Phở gồm bánh khô, tôm, thịt lợn, nửa nạc,nửa mỡ, lạc rang, tưới nước mỡ, vắt chanh ớt rồi trộn lên ăn rất khoái khẩu. Sự qua lại Hồ Kiềurất dễ dàng, lúc đó biên giới hai nước rộng mở, dù hai phía cầu đều có lính gác lấy lệ, hầu nhưkhông kiểm xoát ai cả. Sau này,khi VMCS chiếm đóng Lào Kay thì sự qua lại bị kiểm xoát rấtnghiêm ngặt.Việc gì phải tới, rồi cũng tới. VMCS sau khi dùng thủ đoạn lừa bịp: Đoàn kết, Hòa giải, bất thầnđem quân chiếm Yên Bái xong, lại khởi sự tập trung quân các nơi, chuẩn bị tấn công Lào Kay từhai mặt: phía Nam tấn công dọc Quốc lộ 1 và thiết lộ Yên Bái-Lào Kay thuộc tả ngạn sôngHồng. Bên hữu ngạn từ Tỉnh lộ Yên Bái- Nghĩa lộ, chúng tấn công xã Yên bình để tới phía namCốc lếu dưới chân núi Sapa. Cuộc chạm súng xẩy ra được ít ngày, bộ phận tiền tiêu đóng ở NgòiHóp chịu không nổi phải rút về Bảo Hà. Khai thác thắng lợi, chúng truy kích tới cửa ngõ BảoHà, đánh chiếm làng Bùn ở kế cận. Quân của ông Triệu quốc Lộc và ông Vương các Đạo đónggiữ ở Bảo Hà có mấy lần phản công nhưng thất bại. Được tin báo, Tư lệnh Quân vụ Bộ do ôngVũ hồng Khanh đảm trách ra lệnh điều động khóa sinh trường Lục Quân đi giải tỏa làng Bùn.Khi đó tôi đang bệnh nên không có tham dự. Dưới sự chỉ huy của các giáo quan Nhật, nhàtrường xử dụng tàu hỏa di chuyển quân tới Trái Hút mới ngừng lại. Sau khi phối hợp với lựclượng tại chỗ, các giáo quan Nhật ra lệnh tấn công lấy lại làng Bùn vào lúc gần sáng. Đội hìnhtấn công gồm hai mũi. Một mũi tiến dọc theo đường xe lửa, mũi thứ hai ở phía trái cách khoảng300 thước. Trời còn tối, địch khó quan sát nên hai cánh quân tiến khá dễ dàng. 

Khi tới sát làngBùn, cánh quân đụng con suối chảy ngang. Suối không rộng lắm, nước chảy cũng không siết.Đang chuẩn bị đội hình để lội qua, thì trời vừa sáng, do đó địch ở bên kia bờ quan sát thấy, liềnnổ súng. Sau một hồi trả đũa, giáo quan Nhật ra lệnh xung phong vượt qua suối có cây cầu bắtngang. Cánh quân phía trái, một số vượt được qua, còn cánh quân ở đường sắt bị địch bắn rát quákhông vượt qua nổi. Trận chiến diễn ra khá lâu, hai cánh quân không tiến lên được, nằm chịutrận chờ cơ hội thuận lợi. Nhưng rồi VMCS tăng cường lực lượng cả về quân số lẫn hỏa lực phảncông ác liệt. Thấy ở thế bất lợi, nếu chiến đấu càng lâu thì thiệt hại càng tăng về nhân mạng, nhấtlà cánh quân phía cây cầu sắt. Một khóa sinh bị tử thương là anh Đức và vài anh nữa bị thương,nên các giáo quan Nhật ra lệnh rút lui. Dĩ nhiên là khi tấn công đã khó, lúc rút lui lại càng khóhơn nhiều, nhất là địa thế tại đó khá trống trải, có con suối ngăn trở, không thích hợp cho việctấn công ban ngày.

 Nếu tính toán sát hơn, mà cho tấn công vào nửa đêm có thể đã thành công. Do đó khi rút lui phải khó khăn lắm mới rút về được, nhất là toán đã qua suối, kết cục lại thêmvài anh nữa bị thương, trong đó có anh Việt, Cơ trưởng QGTNĐ bị thương nhẹ ở bụng.Tại Trường, buổi trưa chúng tôi nghe tin thất trận, có người chết, có người bị thương. Tôi lo lắngkhông hiểu trong QGTNĐ có ai bị nạn không. Khoảng xế chiều, đoàn quân về tới trại và mangtheo xác anh Đức vào quàn tại nhà đợi mai táng. Các anh khác bị thương được đưa qua bệnh việnsăn sóc. Cái chết của anh Đức, cả Trường đều thương tiếc, vì anh không những là một khóa sinhxuất sắc mà còn là một chiến sĩ văn nghệ. Các bạn trong Trường thường gọi anh dưới cái tên"Đức Bô Vê" vì anh ở đường Bô Vê, Hà Nội.

 Trong thời còn là học sinh, anh được xếp vào loạingang tàng, học sinh ai cũng nể vì. Trước mấy hôm ra trận, trong đêm diễn kịch, anh thủ vai"Trần Bình Trọng" trong vở tuồng "Hận thiên trường" do chính anh sáng tác và đạo diễn rất xuấtsắc, được khán giả nhiệt liệt hoan nghênh. Do đó, khi anh bị tử thương, ai cũng cho là điềm báotrước. Buổi tối hôm đó, trong giờ sinh hoạt kiểm điểm trận đánh, các giáo quan Nhật đã tỏ ra rấtnóng giận, cho rằng các khóa sinh đã chiến đấu không hết mình, vì vậy ông Dân (Phó Hiệutrưởng) ra lệnh làm lại. Nhưng sau đó, không hiểu vì lý do gì đã hủy bỏ lệnh này. Phải chăng cácvị giáo quan đã nhận thấy sự lo lắng, ưu tư trong chúng tôi, khi mà chiếc quan tài anh Đức cònđể lù lù trong phòng chưa chôn.Quả vậy, chúng tôi đã nhìn thấy rõ sự chiến bại đã gần kề, cần phải có một lối thoát khả dĩ bảotoàn được lực lượng cho các trận đánh về sau, nhất là cố thủ trong một hoàn cảnh quá bất lợi,lương thực thiếu thốn, kinh tế bị bao vây khắp mặt, đạn dược cạn dần, số bệnh binh và thươngbinh càng ngày, càng nhiều. Ảnh hưởng chính trị không còn, kể cả trong nước lẫn ngoài nước,đặc biệt Trung Hoa Quốc Dân Đảng, người bạn cùng lý tưởng cũng làm ngơ không giúp đỡ gìcả. Nói chung là tinh thần chiến đấu không còn được cao như một vài tháng trước, khi Đệ TamChiến Khu còn vẹn toàn. Tình hình chiến trận sau trận đánh làng Bùn, VMCS thừa thắng tấncông Bảo Hà và xã Yên Bình. Ở đây, lực lượng của ông Triệu quốc Lộc và Vương các Đạo đãchịu được nhiều ngày, nhờ có địa thế hiểm trở, khó tấn công. Phía nam Sapa và phía đông làBản Lầu, Bản Phiệt, tình hình không đến nỗi tệ vì cả hai khu vực này, lực lượng VMCS tươngđối ít hơn, vả lại phải qua sông, qua suối, qua rừng cây rậm rạp khó di chuyển. Trong thời gianchiến trận tương đối lắng dịu, Trường đã không bị điều động ra trận nữa. Nhiều anh em chúng tôingã bệnh nằm đầy phòng. 

QGTNĐ có anh Tiến (em ông Phan Trâm tức Bác sĩ Nguyễn tiến Hỷ,sau này là một trong lãnh tụ QDĐ) đã chết tại bệnh viện sau những ngày bệnh nặng vì sốt rétrừng (thương hàn) , anh Hòa (Nghĩa bộ đội trưởng) đã họa một bức hình bán thân lúc anh mất.Khi mang về cho chúng tôi coi thì không còn nhận được chính khuôn mặt của Anh nữa. AnhTiến là một lực sĩ của QGTNĐ, chỉ bị bệnh có ít ngày ở Lào Kay là qua đời. Số đoàn viênQGTNĐ bớt dần, trong đó có anh Lưu đình Đôn, Bùi xuân Hiến, Nguyễn văn Đẩu, anh Thủymất tích, anh Hương bị thương phải nằm lại ở Phú Thọ v.v..Sau này khi rời khỏi Lào Kay thìQGTNĐ không còn tụ thành một khối nữa. Số còn lại bị phân tán vào các đơn vị VNQDQ hoặccó người bỏ sang Hồ Kiều, hoặc về Hà Nội, hoặc bị bệnh nằm lại dọc đường trên đường rút khỏiLào Kay, có anh Linh bị thương ở đầu nằm ở Bệnh viện. Khi rút thì đi theo đoàn Y sĩ do anhThế (sinh viên năm thứ tư Y Khoa Hà Nội) thuộc Lục Quân Yên Báy khóa A. Tới Trịnh Tường,anh Thế tách ra đi về phía Miến Điện không rút sang Trung Hoa. Anh Linh bệnh quá được anhPhạm Quân dìu đi không nổi, đành nằm lại Trịnh Tường rồi bị VMCS bắt giam tại đây gồm cócả anh Tự, anh Giáp. Ngoài ra cũng có một số anh thuộc Lục Quân khóa A và B, một số là đảngviên Đại Việt QDĐ. Triệu việt Hưng được coi như người thân cận nhất của ông Vũ hồng Khanhkhi còn hoạt động ở bên Vân Nam (Trung Hoa) Triệu Việt Hưng cách hành xử cũng giống nhưông Vũ, nên đa số đảng viên không mấy ưa thích. 

Trong thời gian lãnh đạo Tỉnh Đảng Bộ Lào Kay, ông ta bị dư luận về những chuyện kinh tài, cá nhân và giao du bất chính với một nữ cán bộđảng viên phụ trách về y tế ở Bệnh viện Lào Kay là bà Lê. Bà này trong trận đánh ở Hồi Luông(Lai Châu) đã bị Pháp quân bắt sống trong khi đang công tác tại đó, sống chết ra sao không rõ.Trở lại trận chiến chung quanh vòng đai Thị xã Lào Kay, sau một thời gian củng cố lực lượng vàđược tăng viện thêm, VMCS quyết định tấn công dứt điểm, vì lúc đó ở Hà Nội tình hình thỏahiệp giữa Pháp và VMCS rất căng thẳng, gần như đi đến chỗ đổ vỡ hoàn toàn. Dân chúng đã tảncư hầu hết về các làng xã. Các cơ quan chính quyền cũng bí mật dời một phần ra khỏi Hà Nội vềcác nơi thuộc Tỉnh Hà Đông ở về phía tây bắc Hà Nội theo hướng đi Hòa Bình. Do đó, VMCStấn công Lào Kay rất mạnh cả ba mặt. Các vũ khí nặng được mang ra xử dụng, dàn súng cối 60ly và 80 ly không ngớt rót vào các vị trí đóng quân của VNQDĐ. Chống cự đâu được hai, bangày thì lực lượng ở xã Yên Bình và Bảo Hà phải rút về Trái Hút và Phố Lu (nơi này trước kiakhi Yên Bái chưa mất, là địa điểm sòng bạc do người Trung Hoa đứng ra tổ chức). Người Tàu vàngười địa phương đến đánh bạc rất đông nên Tỉnh Đảng Bộ nhờ vậy đã có một số tiền do thuthuế để chi dùng mọi việc. Nhưng từ khi Yên Bái mất thì sòng bạc đóng cửa, vì tình hình anninh, dân chúng không đến chơi nữa. Cũng vì sự đóng cửa sòng bạc này mà nguồn lợi về tàichính bị thu hẹp lại nhiều. Về kinh tế cũng vậy, mặt trận càng thu hẹp chung quanh Lào Kay, nêncũng rơi vào tình trạng như Yên Bái, cán bộ, đảng viên cũng như dân chúng phải ăn ngô, ăn sắnđể trừ cơm.Ở cửa ngõ phía bắc nối liền với Hồ Kiều (Trung Hoa) dân chúng cũng sống trong cảnh nghèonàn. 

Còn muốn mua gạo, thuốc men, súng đạn thì phải có tiền, cho nên Bộ Chỉ Huy Quân Vụ Bộvà các anh lãnh đạo cao cấp có ý định rút bỏ Lào Kay vào khu vực Phong Thổ ở phía Tây cáchkhoảng sáu, bảy ngày đường, do giao thông rất khó khăn, có nơi phải vượt qua rừng núi cao.Trận chiến càng ngày càng ác liệt, ở phía nam VMCS đột nhập Phố Lu, rồi Thái Niên, chuẩn bịtấn công Phố Mới. Nơi này chỉ cách Thị xã hai cây số. Tại phía tây nam, sau khi Bảo Hà và YênBình mất, VMCS đánh chiếm Sapa. Ở đây một số cán bộ bị VMCS bắt và hành quyết rất dãman. Về phía đông trên đường đi Hà Giang, Bắc Cạn, VMCS cũng tiến vào Bản Lầu, Bản Phiệt.Tình hình đã tới lúc như trứng để đầu đẳng, hàng ngày tiếng súng vọng về càng rõ.

 Bộ Chỉ Huyquyết định rời bỏ Lào Kay. Trước một ngày, thương bệnh binh được đưa qua Hồ Kiều và tạm trútại nhà một đồng chí đã sinh sống ở đó từ lâu (ông Lỳ xuân Lâm) một số cán bộ được phép đitheo để trông nom, nuôi dưỡng. Lợi dụng dịp này đã có một số cán bộ, đảng viên bỏ trốn theo.Ngoài ra cũng có một số cán bộ và khóa sinh bỏ trốn về Hà Nội. Anh Hòa, Nghĩa bộ đội trưởngcủa QGTNĐ, khi VNQDĐ rút khỏi Lào Kay, tôi không còn nhìn thấy anh nữa, ở chiến khuPhòng Thô cũng như ở bên Vân Nam và sau cùng ở trong nước. Tôi cho là hoặc đã chết hoặc bỏchạy rồi bị VMCS bắt thủ tiêu, hoặc đầu hàng CS ?! 

Theo anh Quân và Linh thì có thấy anh Hòa khi VMCS bắt giải về giam ở Yên Bái, khi dẫn quaLào Kay thì thấy anh Hòa đang vẽ trên tường phòng Thông tin của VMCS, nhưng không giámnhận nhau. Có lẽ anh Hòa bị bắt và được xử dụng tài năng mỹ thuật để phục vụ cho chúng vì khiđó họa sĩ rất hiếm. Trong những giờ phút cuối cùng của Lào Kay, đã xẩy ra một sự việc rất đaulòng là ban Lãnh đạo Quân Vụ Bộ do ông Vũ đứng đầu đã bắt và xử bắn tại cầu Cốc Lếu toàn bộgiáo quan Nhật của trường Lục Quân Yên Bái và trường Xứ Nhu, trừ có ông Hùng (vào nhữngngày chót đã không còn giữ chức Hiệu trưởng) là thoát nạn. Ông này sau đó, bỏ sang Trung Hoa,rồi tìm đường về nước. Có tin là trước khi xử bắn, các ông đã xin cho một phút để cùng hướngvề phía Đông làm lễ cúi chào vĩnh biệt nước Nhật. Vụ này xẩy ra như chúng tôi biết, từ khitrường Lục Quân Yên Bái rời lên Sapa, rồi trở lại Lào Kay, các giáo quan Nhật đã đề nghị vớiông Vũ đem một phần lớn lực lượng và khóa sinh trường vào chiếm lấy Phong Thổ, tạo thành một chiến khu vững chắc, tổ chức, huấn luyện cho thật chu đáo, đợi thời cơ, hoặc là đưa tất cảTrường và một số cán bộ có khả năng qua Trung Hoa, rồi xin chính quyền sở tại cho nhập vàotrường võ bị để trong tương lai sẽ trở thành những cán bộ xuất sắc trở về nước hoạt động khi thờicơ tới. Kế hoạch này, hình như không được ông Vũ chấp thuận, mà sau đó lại thực hiện khi tìnhhình đã quá muộn. Các khóa sinh sau này đưa ra chiến đấu ở Bảo Hà, một phần vì đau yếu, mộtphần bỏ trốn, phần còn lại phân tán ra các đơn vị khác. Trường Lục Quân coi như tan rã.Cuối cùng là các giáo quan Nhật bị mang ra xử bắn rồi cho vào bao tải ném xuống sông Hồng.Theo một số cán bộ cho biết, các giáo quan Nhật dưới sự chỉ huy của ông Dân (thay ông Hùnglàm Hiệu trưởng) đã cùng nhau định cấu kết với VMCS, rồi đem một số khóa sinh ra đầu hàng. 

Được tin, Quân Vụ Bộ đã cho người tới khám xét và tìm thấy tài liệu và cờ của VMCS tronghành lý của các ông. Do chứng cớ trên, mà ông Vũ ra lệnh thủ tiêu. Chuyện này hư thực ra saochỉ có ông Vũ và các ủy viên Quân Vụ Bộ ở Lào Kay biết mà thôi. Ngoài ra tôi dược biết trườngLục Quân là do lãnh tụ QDĐ tổ chức và thành lập. Khi sống ở Côn Minh (thủ phủ Vân Nam) tôicó hỏi ông Xuân Tùng (Ủy viên Tổ chức Trung Ương Đảng) và ông Hoàng Tường (ủy viên Kinhtế Tỉnh Việt Trì) về vụ đó, các ông cũng không biết. Theo tôi nghĩ, hai sự việc trên có thể xẩy ra,nên ông Hùng (Hiệu trưởng) không muốn dính dáng tới, nên đã xin thôi chức vị Hiệu trưởng,còn các giáo quan Nhật đã thấy rõ sự thất bại của VNQDĐ nên tìm đường ra đi, nhưng không trởvề Nhật. Về phía khóa sinh cũng không thống nhất lắm. Trong Trường có ba thành phần:ĐVQDĐ, VNQDĐ và QGTNĐ, mà khóa sinh Đại Việt lại bất bình với cấp lãnh đạo VNQDĐ, vìtrong Đệ Tam Chiến Khu, cán bộ, đảng viên, phần lớn nếu không nói là hầu hết thuộc VNQDĐ.Sự lục đục kéo dài sang tận Côn Minh (Trung Hoa) và sau cùng ở trong nước.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro