Chương 1 - Tiếp

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Làng tôi (làng Đông Ngạc hay làng Vẽ) cũng như mọi nơi khác trên toàn lãnh thổ Bắc Việt, VMgấp rút tổ chức,thành lập các lực lượng tự vệ. Trước cao trào đó, tôi cũng phải tham gia vào độitự vệ của xã. Hàng ngày chúng tôi được một hai cán bộ VM có biết qua về quân sự huấn luyện.Chương trình tập cũng chỉ loanh quanh ở mấy động tác đi, đứng và một vài kỹ thuật về cách xửdung súng. Khi đó làm gì có nhiều súng ống, nên chúng tôi dùng súng gỗ thay thế. May lắm thìcó một hai khẩu súng trường Mousqueton của Pháp từ thời đệ nhất thế chiến (1914 -1918) dùngđể huấn luyện. Loại súng này mỗi lần bắn một phát, lại phải kéo cơ bẩm lên đạn, khi bắn súngdật quá mạnh, nên rất khó trúng mục tiêu. Tuy nhiên là buổi giao thời,được công khai tập luyệnvề quân sự, nên chúng tôi ai cũng thích thú và hăng hái học tập.Làng tôi, sau ngày 19/8/1945 cũng có sự thay đổi về các chức vị lãnh đạo.

 Trước kia, công việcđều nằm trong tay các quan lại đã về hưu, nay thuộc các thành phần cựu công chức và thương giacầm chịch.Ông Anh họ tôi được bầu làm Chủ tịch Xã. Ông ta là một nhà thầu khoán, giao thiệp nhiều và rấtbình dân, trong làng ai cũng ưa thích. Tôi được ông anh một người bạn là công chức cũ, kêu gọigiữ chức phụ tá về thông tin cho ông ta. Công việc chính là chăm lo cho căn phòng thông tin, báochí của xã. Ở vai trò đó, tôi được gọi đi học một lớp huấn luyện cấp tốc về thông tin, tuyêntruyền tại một làng kế cận. Thời gian học kéo dài 15 ngày, ăn ở tại chỗ trong một ngôi đình làng.Đề tài tập trung vào mỗi một chủ đề là "VN Dân Chủ Cộng Hòa" và đó là lần đầu tiên trong đời tôi tham dự lớp học về chính trị của VM. Dĩ nhiên, là mới lạ và thu hút được sự theo dõi củakhóa sinh. Giảng viên là một cán bộ VM còn trẻ, ăn nói khá lưu loát. Mục tiêu của khóa học làđể các nhân viên đặc trách về thông tin, tuyên truyền của các làng xã thông suốt về chủ chương,đường lối của chính quyền VMCS.Sau khi mãn khóa trở về, tôi liền tổ chức một buổi nói chuyện với dân làng, phần lớn là thanhniên, nói về những gì mà tôi đã học được, tôi đem ra nói lại chứ thực tình chưa đủ căn bản chínhtrị để làm công việc đó. Hơn một tiếng trả bài êm thấm không có trở ngại thắc mắc của thính giả. 

Ngoài buổi nói chuyện ấy, những giờ rảnh rỗi, tôi thường ra chơi căn nhà gạch để trống ở đồnglàng, có cây đa to bóng rợp, có giếng sâu nước mát lạnh, nơi tập trung nghỉ ngơi của nông dânsau khi làm lụng mệt nhọc. Tôi đã ngồi nói chuyện với họ về những gì tôi đã hiểu qua bài họcchính trị vỡ lòng trước đó. Họ nghe và tỏ ra rất hợp ý về chuyện cường hào, ác bá, bóc lột ápbức, bất công xã hội v.v.. Nhưng họ đâu có ngờ trong chế độ VM, mà họ sống sau đó, quanhững lời tuyên truyền tốt đẹp chỉ là cái bánh vẽ, lôi kéo họ đi theo mà thôi. Những gì mà họphải gánh chịu trong chế độ cai trị của thực dân, phong kiến lại diễn ra như cũ và còn ác độchơn nhiều. Ngày tôi trở lại thăm quê nhà năm 1989, thấy họ còn nghèo khổ hơn xưa. Thật làđau lòng chỉ vì hai chữ Độc lập của Việt Minh Cộng Sản!Một khi CS nắm được chính quyền, công việc trước mắt của chúng là phải thanh toán nhữngchướng ngại có thể nguy hại cho vận mạng của chính quyền mà chúng vừa chiếm được. Nhữngchướng ngại đó là các đảng chính trị cách mạng quốc gia không cùng đường lối chủ chương vớichúng. Những sự chống đối như vậy đã ngấm ngầm xẩy ra dưới thời Thực dân Pháp cai trị, từngoài xã hội cho tới trong nhà tù. CS với đường lối quốc tế phi dân tộc nên đã tìm đủ mọi cáchlàm giảm mọi ảnh hưởng, uy tín của các đảng Quốc gia dân tộc, như tuyên truyền xuyên tạc, đưatin cho phòng nhì Pháp để bắt bớ, triệt hạ, để chúng một mình một chợ không còn sợ ai tranhchấp nữa. Do đó, các đảng viên VNQDĐ và các đảng khác đã bị CS khủng bố, bắt mang đi thủtiêu rồi chúng rêu rao là phần tử phản động, tay sai bán nước. 

Tôi được biết qua một cán bộ VM, thì hai đảng viên kỳ cựu của VNQDĐ là ông Nguyễn ThếNghiệp và Nguyễn Ngọc Sơn đã bị chúng bắt và thủ tiêu bằng cách bỏ vào bao bố rồi liệngxuống sông Hồng trước cửa đình làng Chèm tức Thụy Phương, một làng ở sát cạnh làng tôi, thờiđó nổi tiếng là sát hại những ai mà chúng gán cho là phản động. Cũng trên khúc sông này, khiđoàn quân Tàu phù của Tướng Lư Hán (tên Tướng Chỉ huy quân đội Trung Hoa sang VN giảigiới quân đội Nhật) đã bị VM phục kích giết hại.Lư Hán là Tướng phục vụ dưới quyền của tướng Long Vân, Tỉnh trưởng Tỉnh Vân Nam, một địaphương gần như độc lập với Trung ương của Tưởng giới Thạch ở Thủ đô Nam Kinh. Vận dụngchiến thuật "điệu hổ ly sơn" bằng cách giao phó trọng trách cho quân của Long Vân sang VNtước khí giới quân đội Nhật, rồi thừa dịp đưa quân Trung ương vào Vân Nam trấn áp Long Vân.Kế hoạch này vô tình làm cho tình hình chính trị ở Bắc Việt không còn đi theo chiều hướngthuận lợi cho các đảng Quốc gia nữa.Tướng Lư Hán và Tướng Tham mưu Trưởng Tiêu Văn dưới trướng của Tướng Trương phátKhuê, Tư lệnh vùng

Lưỡng Quảng (Quảng Đông và Quảng Tây) thiên tả, ăn tiền của VMCS, họ không còn hỗ trợ chocác Đảng cách mạng Quốc gia nữa. Ngoài ra, chính phủ Trung Hoa đã ngầm thỏa hiệp với Phápđể không dính dáng vào vấn đề nội bộ của VN, sau khi được Pháp trao trả các nhượng địa màPháp đã chiếm giữ từ lâu. Do đó, ta thấy rằng quyền lợi của Quốc gia họ là trên hết. Những thỏahiệp, cùng những hứa hẹn chỉ là ngôn ngữ của chính sách ngoại giao lấy lòng trong một thời giannào đó thôi. Theo thỏa hiệp của các nước thắng trận đã ký kết, một tháng sau ngày quân đội Nhậtđầu hàng, quân đội của Lư Hán từ hai ngả Vân Nam và Quảng Tây tiến vào Bắc Việt làm nhiệmvụ giải giới. Ngoài những đơn vị chính quy, tương đối còn khả dĩ trông được, còn có những đoànquân địa phương đi theo ăn có. Chúng trang bị các loại vũ khí lạc hậu, còn đa số đi tay không,quần áo lôi thôi, luộm thuộm, dơ bẩn, gồng gánh nồi niêu song chảo, trông không ra vẻ quân độimột chút nào cả. Chẳng thế, mà khi chiến tranh Trung Nhật xẩy ra, quân Nhật tiến đánh như chẻtre, quân của Tưởng chỉ nghe quân Nhật hò hét là đã bỏ chạy. Đoàn quân Tàu ốm đói đó đi tớiđâu là tìm cách trộm cướp tới đó. Nhân dân VN, sau nạn đói khủng khiếp chưa hoàn hồn, nay lạiphải gánh lấy tai ách do đoàn quân Tàu phù (lính tàu chân đi đất bị phù thũng nên gọi là Tàuphù) mang tới. Lịch sử VN vẫn còn ghi chép rành rành ngàn năm đô hộ của người Tàu. Nỗimừng lo trong ngày đầu của cách mạng tháng 8/1945 đã làm bận tâm dân tộc VN rất lớn. Tươnglai của VN thật là đen tối trong cái thế tranh dành ảnh hưởng và quyền lực của một thế giới mớilưỡng cực, một bên là CS và một bên là Tư Bản.

Đoàn quân Tàu phù không rõ số lượng là bao nhiêu, nhưng cứ thấy hàng ngày từ phía biên giớiTrung Việt ào ào từ các ngả đường đổ xuống đồng bằng Bắc Việt. Các đình chùa, trường học,nghĩa là chỗ nào để trống là chúng chui vào ẩn náu bất cần lệnh của chính quyền địa phương.Quả là một đoàn quân vô kỷ cương. Các sĩ quan của chúng, có kẻ còn mang cả bàn đèn thuốcphiện nữa. Trong tình hình của một đoàn quân vô kỷ luật đó, nhiều việc rắc rối đã xẩy ra giữangười VN với bọn chúng. Phái đoàn của hai bên (Trung Hoa Việt Nam) không sao giải quyếtcho hết được.Như chuyện tôi đã kể, là khi đoàn quân Tàu Phù xử dụng tàu bè từ mạn biên giới xuôi về HàNội, lúc tới khúc sông làng Chèm, cách Hà Nội 12 cây số, trong đêm đã bị lực lượng của VMCSphục kích nổ súng giết chết, rồi vứt xác xuống sông.

 Sự kiện này tôi được hay trước vì trong đêmđó tôi đang ứng trực gác tại trụ sở làng. Nhưng ác hại thay, trong những tên lính Tàu bị giết đêmđó, lại có tên sống sót, thoát chạy về tới Hà Nội và khai báo với Bộ Chỉ Huy của Tướng Lư Hán.Tướng này liền thông báo cho Chính phủ VN hay sự việc là chúng sẽ đem quân tới triệt hạ nơiđã xẩy ra biến cố. Không hiểu Hồ Chí Minh lúc đó giải quyết với Tướng Lư Hán ra sao, mà sựviệc được êm thấm, nhưng VMCS đã phải đem tên cán bộ Huyện ủy ra xử bắn để lấy lòng LưHán và binh lính của ông ta. Tôi cho rằng việc bắn giết binh lính Tàu để lấy vũ khí, không phảichủ chương của địa phương, mà xuất xứ từ lệnh của cấp cao CS. Nhưng khi cần để bảo vệ sựsống còn của Đảng, chúng sẵn sàng hy sinh đảng viên của chúng, dù rằng đứng về mặt đảng rấtcó công lao.Sau câu chuyện đó thì tình trạng xẩy ra như vậy không còn tiếp diễn nữa, mà sự mua bán bằngvàng bạc mà VMCS đã thu được trong Tuần Lễ Vàng được tổ chức sau ngày VMCS chiếm đượcchính quyền. Đồng thời với quân Trung Hoa tràn vào Bắc Việt và Trung Việt thì quân Anh Ấnđổ bộ lên miền Nam VN từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam. Lực lượng này ngoài việc giải giới quânđội Nhật, họ còn hỗ trợ trực tiếp cho quân đội Pháp trở lại VN. 

Đoàn quân này cùng những binhlính Pháp trước kia bị Nhật cầm tù, nay được thả ra, dưới quyền chỉ huy của Tướng Leclerc đãđánh chiếm toàn vùng Sài Gòn, Chợ Lớn. Ủy ban Hành chính Nam Bộ do cán bộ CS Trần vănGiàu cầm đầu, phản đối với Tư lệnh quân Anh Ấn nhưng chẳng đi tới đâu và đành phải rút lui rakhỏi Sài Gòn, thành lập Ủy Ban Kháng Chiến Nam Bộ, khởi đầu cho cuộc chiến tranh Việt Pháp.Tin tức loan về miền Bắc, khiến dân chúng hoang mang, lo sợ, không hiểu tình hình ở miền Bắcrồi đây sẽ ra sao? Trong khi quân đội Trung Hoa còn đang hiện diện tại đó. Một số thanh niên đãtình nguyện đi vào Nam chiến đấu chống Pháp. Có bạn đã rủ tôi lên đường, nhưng tôi còn phânvân chưa quyết định. Trong khi quân đội Trung Hoa tiến vào Bắc Việt, đồng thời các cán bộ vàđảng viên VNQDĐ Hải ngoại do ông Vũ Hồng Khanh lãnh đạo cũng cùng về theo. Ông Vũ làmột trong các cán bộ cao cấp đã chỉ huy cơ sở đảng ở vùng Kiến An, Hải Phòng trong cuộc Tổngkhởi nghĩa Yên Báy ngày 10 tháng 02, 1930 dưới quyền lãnh đạo tối cao của Đảng trưởngNguyễn thái Học. Cuộc khởi nghĩa Yên Báy thất bại, ông Vũ Hồng Khanh lưu vong sang TrungHoa và tiếp tục hoạt động cách mạng. Trên đường trở về, VNQDĐ đã đánh chiếm các Tỉnh lỵLào Kay, Sapa, Yên Bái, Phú Thọ, Việt Trì tạo thành Đệ Tam Chiến khu của Việt Nam QuốcDân Đảng. Chính quyền được thành lập, các cơ sở hành chính và quân sự dược tổ chức. Ông ĐỗĐình Đạo trở thanh Tư Lệnh Đệ Tam Chiến Khu. 

Hai trường Võ Bị được tổ chức, một ở ViệtTrì, tại khu nhà nuôi tầm cũ, lấy tên là Quân Quan Học Hiệu hay Xứ Nhu. Trường thứ hai làTrần Quốc Tuấn hay Lục Quân Yên Bái tại trại lính Pháp cũ (Tỉnh Yên Bái).Ban lãnh đạo VNQDĐ Hải Ngoại về tới Hà Nội đã cùng với Quốc Nội khởi sự hoạt động côngkhai chống lại chính quyền VMCS. Ông Vũ Hồng Khanh được Mặt trận ủy giữ chức vụ Tổng BíThư. Khi đó các cán bộ Đảng còn gọi ông ta là anh Cả và cùng các ông Nguyễn Tường Tam (nhàvăn Nhất Linh trong Tự Lực Văn Đoàn) ông Chu bá Phượng, ông Phan Trâm v..v.. lãnh đạo Mặttrận Quốc gia. Quốc dân Đảng đã chiếm đóng trường Trung học Đỗ hữu Vị làm Trụ sở Trungương và cơ sở xuất bản sách báo của Tự Lực Văn Đoàn ở đường Quan Thánh trở thành tòa báocủa Đảng. Trước hành động chống đối của QDĐ, đảng CS và chính phủ VM tức tối muốn đemquân dẹp bỏ, nhưng không làm được vì e đụng chạm với quân Trung Hoa đóng ở chung quanhđó. VMCS chỉ còn cách tuyên truyền với dân chúng là QDĐ là bọn phản động, phản quốc, cùngviết báo và phát thanh chửi bới ầm ĩ. Trong khi đó, phía QDĐ lại còn thêm Việt Nam CáchMạng Đồng Minh Hội (VNCMĐMH) của cụ Nguyễn hải Thần, một nhân sĩ cách mạng lâu đờicùng với cụ Phan bội Châu lưu vong ở bên Trung Hoa lãnh đạo. Cụ được các nhà cách mạngViệt Nam rất kính nể, cùng các nhà lãnh đạo Đảng và chính quyền Trung Hoa biết đến và nểtrọng. Trụ sở của VNCMĐMH đóng ở tòa nhà rộng lớn, cổ kính, có sân cỏ ở phía trước tạiđường Quan Thánh gần vườn hoa Hàng Đậu.Hàng ngày, qua loa phát thanh liên tục đả kích, tiết lộ bộ mặt thật của VMCS. Ngày nào có mặt ởHà Nội, tôi cũng lảng vảng tới đó để nghe phát thanh. Từ đó tôi hiểu thêm về VMCS mà tôi đãcó ác cảm từ trước qua các tên cán bộ VM mới ra lò, dốt nát, chân đất mắt toét mà lại huênhhoang, mà chúng tôi thường gán cho cái tên là V8, V9. Sự thật là khi còn lưu vong ở bên TrungHoa vào năm 1942, Hồ chí Minh (danh xưng cuối cùng của cuộc đời của ông ta) cùng với ôngNguyễn tường Tam được nhà chức trách địa phương thả ra từ nhà giam Liễu Châu, thủ phủ củaTỉnh Quảng Tây.

 Các ông đã bị Tướng Trương phát Khuê nghi ngờ hoạt động thiên tả và thânNhật, nên đã bị bắt giữ. Sau được cụ Nguyễn hải Thần và một vài vị cách mạng lão thành khácnhư cụ Trương bội Công can thiệp với Tướng họ Trương nên mới được tha. Trong khi đó tìnhhình chiến tranh Trung Nhật ngày càng ác liệt và mở rộng. Các nhà cách mạng VN lưu vonghoạt động ở miền nam Trung Hoa, qua sự đồng tình và yểm trợ của Tướng Trương phát Khuê vàTiêu Văn, nên đã đi tới chỗ thỏa hiệp thành lập một tổ chức liên minh các nhà cách mạng VN ởHải Ngoại, không kể tới màu sắc chính trị khác biệt. Mục tiêu là để thống nhất hành động, chuẩnbị thời cơ trở về VN hoạt động chống Nhật, khi đó Nhật đã chiếm VN, hy vọng tiếp tay cho anhem nội địa. Vì thế mà VNCMĐMH được thành lập, Chủ tịch là cụ Nguyễn hải Thần (sau đó tranh chấp trong vấn đề nhân sự nên chỉ còn trên danh nghĩa) và Hồ khi được thả ra, đã được Hộicử vào giữ chức Ủy viên trong VNCMĐMH.Đầu năm 1943, thời cuộc biến chuyển mau lẹ, Đồng Minh đã bước sang giai đoạn phản công.Hiểu được tình hình thuận lợi, VNCMĐMH phát động phong trào trở về nước hoạt động. Cáctrạm thông tin, liên lạc được tăng cường ở biên giới để dễ bề tuyên truyền, đưa tin vào trongnước. Nhưng tiếc thay là đề nghị của Hội đưa người về nước đã không được các Đảng Quốc giahưởng ứng tích cực khi mà Đồng Minh tỏ ra ủng hộ và giúp đỡ. Riêng chỉ có Hồ Chí Minh đứngra lãnh trách nhiệm, Ông được Hội giúp đỡ về tiền bạc và một số cán bộ do Hồ tự lựa chọn đểcùng về nước. Số cán bộ đi theo Hồ, đa số là đảng viên của VN Phục Quốc Đồng Minh Hội,trong đó có Lê tùng Sơn, Bồ xuân Luật và Trương trung Phụng. 

Trước khi lên đường, Hồ ChíMinh đã phải tuyên thệ trung thành với VNCMĐMH. Sau khi về nước tại vùng Việt Bắc, Hồ ChíMinh đã gặp lại các đồng chí của ông ở trong nước và ông đã cùng họ xây dựng căn cứ, thànhlập chiến khu, để chống Pháp, kháng Nhật. Hồ chí Minh từ bỏ vai trò của VNCMĐMH mà ôngđã là ủy viên và hứa trung thành tuyên thệ. Ông đứng ra thành lập Việt Nam Độc Lập ĐồngMinh Hội (VNĐLĐMH) gọi tắt là Việt Minh (VM), sau này người ta gọi Việt Minh Cộng Sản(VMCS) là vậy, nghĩa là ngoài mặt áo liên minh người Việt nhưng trong là cộng sản. Có lẽ dùngdanh xưng này với mục đích đánh lận con đen, lừa bịp Đồng Minh để dễ bề hoạt động và đượchưởng sự giúp đỡ. Chẳng thế, mà đã có sĩ quan tình báo Mỹ (OSS) nhẩy dù xuống chiến khu củaVM liên hệ, cung cấp vũ khí và điện đài thông tin. Trong khi Hồ Chí Minh và đảng CS của ôngta dưới danh nghĩa VM càng ngày càng phát triển mở rộng địa bàn hoạt động, thì các Đảng pháiQuốc gia cứ loay hoay ở Quảng Tây, Vân Nam đến Trùng Khánh để tìm sự ủng hộ của TưởngGiới Thạch... Kết quả là VNCMĐMH của cụ Nguyễn hải Thần chỉ còn trên danh nghĩa cho tớingày cụ về nước.Trước sự tố cáo Hồ Chí Minh phản bội VNCMĐMH. Hồ Chí Minh và đảng CS núp dưới bảnghiệu VM đã đưa VN vào con đường CS, đã làm cho dân chúng Thủ Đô bàng hoàng. Hai bênQuốc Cộng, qua báo chí, đài phát thanh, chửi rủa nhau thậm tệ, trong khi quân đội Lư Hán đứnggiữa bất động. Các cuộc ám sát, bắt bớ, có khi bắn nhau giữa ban ngày ngoài đường phố, giữaVMCS và Quốc gia. Mấy ông Lê tùng Sơn, Bồ xuân Luật, Trương trung Phụng, các cán bộ củaVNPQĐMH đã đi theo Hồ Chí Minh về chiến khu trước kia, đứng ra thành lập VNCMĐMH(giả) và dùng báo chí xuyên tạc VNCMĐMH (thật) của cụ Nguyễn hải Thần.Từ đó có hai VNCMĐMH: thật và giả, nhưng mọi người hiểu biết thì cho là VMCS đạo diễn. Dođó, ông Bồ xuân Luật được VMCS giao cho chức vụ Bộ Trưởng bộ Canh Nông. Những ông lậpra VNCMĐMH (giả) trên đã bị Hội của cụ Nguyễn Hải Thần ám sát mấy lần nhưng đều chạythoát. 

Tại khu Ngũ xã ở phía Tây Bắc Hà Nội, dưới ảnh hưởng của Quốc Dân Đảng, tuyên bố làkhu tự trị không chịu dưới quyền cai trị của chính phủ VMCS. Khu này trở thành căn cứ an toàncủa các đảng viên VNQDĐ và các thành phần chống đối khác. Tại đây đã cho ra tờ báo lấy tên làTHIẾT THỰC do Bác sĩ Phan quang Đán chủ biên. Nội dung đả kích VMCS còn hơn tờ báoVIỆT NAM, cơ quan tuyên truyền của QDĐ và tờ CÁCH MẠNG Đồng Minh Hội thật của cụNguyễn.Song song với sự tố cáo, chỉ trích bằng báo chí, phát thanh, thỉnh thoảng còn có các cuộc biểutình đả đảo chính phủ VMCS, và kêu gọi ủng hộ Cố vấn Vĩnh Thụy ở các Tỉnh lỵ, và thị xã lớnkhác ở Bắc Việt cũng diễn ra những sự việc tương tự, nhưng ít quy mô hơn dưới sự chỉ đạo củacác Thành, Tỉnh Đảng bộ của VNQDĐ.Tại phòng Thông tin ở làng tôi phụ trách, với tính cách vô tư, tôi mua tất cả các báo của chínhquyền cũng như của Đối lập như Cứu Quốc,Việt Nam,Thiết Thực v..v.. mang treo lên tường chomọi người xem. Nghĩ lại cũng thấy tức cười và cảm thấy đau buồn khi mà đất nước là của chung,có phải là của riêng ai đâu mà VMCS cứ khăng khăng giữ lấy một mình. Nhưng vì đảng CS có ýđồ riêng của họ là thực hiện một chính quyền vô sản chuyên chính ở VN trong quỹ đạo của CộngSản Quốc tế nên họ cần phải loại bỏ các đảng đối lập quốc gia ra khỏi đời sống chính trị của đấtnước, bất kể đến tình hình bất lợi cho Quốc Gia Dân Tộc. Chính vì nhận thấy Chính quyền củaHồ là Cộng Sản nên Anh, Mỹ đã để cho quân đội Pháp đánh lấy Sài Gòn, và chiến tranh bùng nổở nam VN trước.Đó là một bài học đáng giá cho các lãnh tụ đảng phái Quốc gia khi mà không nhanh chân nắmđược chính quyền. 

VMCS tuy bị các đảng phái Quốc gia đả kích mạnh mẽ, lật tẩy nhiều chuyệnxấu xa, nhưng rồi họ vẫn đứng vững, vì phần đông dân chúng vẫn ủng hộ, do lẽ chính quyền nằmtrong tay họ, dễ ăn, dễ nói hơn. Hơn nữa Mặt trận Quốc gia chỉ được dân chúng có học thức ởthành thị hiểu và ủng hộ, còn ở nông thôn ảnh hưởng rất thiếu. Dù sao dưới áp lực phần nào củaChính phủ Trung Hoa qua quân đội Lư Hán, Hồ chí Minh và đảng CS phải lui một bước, đànhphải mở rộng Chính phủ liên hiệp Quốc Cộng lần đầu tiên ở VN. Phải chăng VMCS cũng đangyếu thế.Tin được loan truyền ra, mọi người đều cảm thấy phấn khởi và tin tưởng. Quốc Hội mà VMCSđã tổ chức bầu cử vào tháng 12/1945 đáng lẽ có sự tham dự của phe Quốc gia, nhưng phe Quốcgia đã từ chối vì ngày bầu cử quá cận không kịp chuẩn bị.Kết quả là VMCS phải dành 50 ghế cho QDĐ và 20 ghế cho VNCMĐMH. Tuy nhiên, CS cònchiếm đa số của 350 ghế Dân biểu. Về thành phần Chính phủ, Hồ Chí Minh vẫn giữ ghế ChủTịch. Các ghế dành cho phe Quốc gia là: cụ Nguyễn hải Thần chức vị Phó Chủ Tịch, ôngNguyễn tường Tam là Bộ Ngoại Giao, ông Trương đình Tri giữ Bộ Y Tế, ông Chu bá Phượnggiữ Bộ Kinh Tế. Bộ Quốc Phòng và Nội Vụ được giao cho hai nhân sĩ không đảng nào là cụHuỳnh thúc Kháng và ông Phan Anh, Cố vấn tối cao là ông Vĩnh Thụy (Vua Bảo Đại thoái vị).Nói tóm lại, các Bộ quan trọng vẫn nằm trong tay VMCS. 

Bộ Quốc Phòng và Nội Vụ nói là traocho người không đảng nào, nhưng thật ra hai ông này có xu hướng thân VMCS. Ngoài Bộ QuốcPhòng còn có thêm một Quân Vụ Bộ do ông Võ nguyên Giáp làm Chủ Tịch và ông Vũ hồngKhanh làm phó. Cơ quan này mới thực sự điều khiển hệ thống quốc phòng. Sau khi Chính phủLiên hiệp Quốc Cộng ra đời vào tháng 1/1946, cơ quan thông tin tuyên truyền của hai bên đềugiảm cường độ đả kích nhau và những đảng viên của hai bên bị bắt giữ, được trao trả cho nhau.Cuộc họp đầu tiên của Chính phủ ra quyết nghị:– Gìn giữ và bảo vệ tài sản của công dân VN và các người ngoại quốc cư ngụ trên lãnh thổ VN.– Duy trì, củng cố tình hữu nghị với các nước Đồng Minh, đặc biệt là Trung Hoa.Chính phủ VN và Công dân VN sẵn sàng hợp tác với nước Pháp trên cương vị tôn trọng chủquyền Độc lập theo nguyên tắc Dân tộc tự quyết của Hiến Chương Liên Hiệp Quốc đềra...Vế các tổ chức quốc gia, trong kế hoạch phát triển, mở rộng Mặt trận Quốc gia, củng cố cácchiến khu, ngõ hầu lật đổ chính quyền VMCS, các lớp huấn luyện về quân sự, chính trị dược mởra liên tiếp để nâng cao sự hiểu biết của các cấp. Về nhân sự, Mặt trận thâu nhận thêm các đảng viên hầu đáp ứng tình hình lúc đó. Về công tác này, các đảng bộ địa phương đã thi hành mộtcách bừa bãi nên dã có nhiều thành phần chỉ vì bất mãn cá nhân với VMCS, lập trường chao đảo,có thể có cả cán bộ VMCS cài vào để tìm cách phá hoại hoặc thâu lượm tin tức. Do đó, trongnhững ngày VMCS đem toàn lực ra thanh toán các căn cứ địa của QDĐ thì những đảng viên đóđã bỏ chạy.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro