Chương 2 - B Tiếp theo

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


Lâu lâu chúng tôi may mắn lại bắn được một hai con trâu rừng ở dưới thung lũng. Nói là trâurừng, chứ thực ra là đàn trâu, bò của Đèo văn Ân khi thấy súng nổ, chúng hoảng sợ bỏ chạy vàorừng, rồi lâu ngày biến thành trâu rừng. Có khi, ban đêm chúng mò về tận đầu nhà, nơi chúng tôiđóng quân. Những ngày đó thì chúng tôi tha hồ mà ăn thịt trâu, còn dư để lên sàn lửa sấy khô ăndần. Khi đó chúng tôi mỗi người đều có một cái "bạc đà" bằng da trâu, da bò khâu tay dùng đểđựng hai, ba bộ quần áo, ít ớt (người mạn ngược thường dùng ớt để tránh sốt ngã nước).Sống ở Phòng Thô dược ít tháng, quần áo của tôi rách hết chẳng còn gì. Tôi đã dùng những quầnáo của dân để lại khi bỏ chạy qua đất Trung Hoa. Lúc tôi mặc bộ quần áo xanh chàm, chân đi đôigiầy vải có thêu hoa, đầu đội cái nón to vành, vai đeo khẩu súng trường, không ai có thể nhận ratôi lá một anh người Kinh chính cống.Trong những ngày sống ở Chiến khu Phòng Thô, nơi tôi được thoải mái ăn uống đầy đủ là khiđóng quân ở các Bản Soàn Thầu, Ma Li Phố. Dân ở hai Bản này là người Mán. nhà cửa xây dựngbằng tre nứa và nhà có sàn. Chúng tôi trú ẩn trong những căn nhà bỏ hoang. Chung quanh, ở bờnúi là hệ thống hầm hố phòng thủ. Cũng hên là suốt thời gian đóng quân tại đó, chúng tôi khôngcó đụng độ với địch. Hàng ngày từng toán thay phiên đi tuần tiễu dưới thung lũng, ven đồi núi,và vừa đi săn trâu rừng. Có tuần bắn được đến hai, ba con, ăn không hết, gửi tặng các đơn vị bạnkế cận. Rau cỏ của dân trồng để lại cũng tạm đủ dùng. Các bịch thóc (làm như một cái lều nhỏ)dựng ở ngoài trời. 

Mỗi nhà thường có hai bịch, một tẻ, một nếp. Mỗi lần ăn, chúng tôi phải đi dãlấy, dân chỉ cấp thóc chứ không bằng gạo. Vào các tháng cuối cùng rời bỏ Phòng Thô, chúng tôiđã phải xuống ruộng gặt lúa lấy vì dân bỏ chạy đi hết. Một là họ đã hết chịu nổi, hai là tình hìnhchiến trận trở nên sôi động hơn. Cò thể là cả hai lý do đều đúng. Suốt một năm trời sống ở Chiếnkhu Phòng Thô, tôi chưa bao giờ thấy có một buổi sinh hoạt nào về chính trị cả. Tất cả từ trênxuống dưới đều sao lãng, mà chỉ chú trọng về mặt quân sự. Do đó, Mặt trận đã để xẩy ra nhiềuhành động thiếu chính trị với dân chúng... Sự thất bại là lẽ đương nhiên không sao tránh khỏi.Chỉ tiếc rằng sự hy sinh cao quý, lòng nhiệt tâm, chân thành đã không thực hiện được...Vào tháng cuối năm, qua những ngày làm công tác tiếp tế giữa các vị trí đóng quân ở tiền tuyếnvới Bản doanh Sập nhị Lầu, tôi bị cảm sốt thương hàn gần hai tháng trời mới khỏi. Tuy rằng nằmbệnh ở Sập nhị Lầu, nhưng không có một phòng y tế nào để săn sóc cho bệnh nhân cả. Chúngtôi, những người bệnh phải săn sóc lẫn nhau. Hơn hai tháng nằm trong một căn nhà để hoang,cách không xa Bộ Chỉ Huy, tôi không thấy một ai đến thăm hỏi cả. Đến bây giờ, nhiều khi nhớ lại, tôi không hiểu tại sao lại có thể qua khỏi được. Không thuốc men, không thức ăn bồi dưỡng,không đủ quần áo ấm, trong khi thời tiết về cuối năm thật lạnh giá. Để chống với cái lạnh củarừng núi, chúng tôi thường trực đốt một đống lửa lớn tại giữa nhà, rồi bắc ván nằm ngay kế cận.Cũng vì nằm thường trực bên đống lửa, nên mặt mũi ai cũng vàng khè. Đầu tóc tôi do bị bệnh đãrụng hết. Nếu lúc đó mà nhìn vào trong gương sẽ chẳng nhận ra mình nữa. Có lần thấy tôi nằmthiếp đi, anh em bên cạnh tưởng tôi chết rồi, liền bàn nhau tính mang ra đầu núi liệng xuống khecho xong. Nhưng số mạng chưa đến ngày chấm dứt, nên tôi dần dần khỏe lại. Đặc biệt khônghiểu có phải ăn thịt ngựa hay không mà sức khỏe tôi trở lại rất mau.

 Theo lẽ ra thì người mớikhỏi bệnh thì không được ăn, nhưng vì thiếu thốn lại thèm ăn quá, nên tôi cứ ăn đại, chết bỏ.Dùng thịt ngựa, uống nước lá ổi đun sôi, mấy ngày trời cũng không thấy xẩy ra. Sau khi lànhbệnh, tôi lại trở về đơn vị của ông Bào đóng tại Mali phố, Soàn Thầu.Một hôm chúng tôi nhận dược lệnh của Bộ Chỉ Huy Sập nhị Lầu là phải kiểm tra, bắt giữ nhữngtên Xạ Phang từ Huyện Mường Là (Trung Hoa) thường lui tới Thị xã Lai Châu để buôn bán, tiếptế cho Pháp quân. Chúng tôi lên đường từ sáng tinh sương, và tới địa điểm phục kích vào lúc trờisáng. Con dường mòn rộng rãi, chạy theo các thung lũng hẹp từ bên kia biên giới vào Thị xã LaiChâu không mấy xa, là vì con đường tắt. Bọn con buôn người Tàu Xã phang sinh sống ở biêngiới thường xử dụng để đột nhập vào VN. Chúng đi từng đoàn, có lúc hàng trăm tên cùng vớingựa thồ đày ắp các mặt hàng. Mặt trận có biết rõ và chúng đã phải nộp thuế, nhưng từ sau cuộcđột kích của Pháp quân vào Yào San và Hồi Luông, thì chúng bị áp lực của Pháp không nộpthuế, cung cấp thực phẩm cần thiết cho Mặt trận nữa. Do đó mới có chuyện chúng tôi đi phụckích để cảnh cáo chúng.Vào khoảng gần trưa, thì đoàn người ngựa lọt vào ổ phục kích. Từ các vị trí cao ở bên đường,chúng tôi khai hỏa một lượt, nhưng chỉ có tính cách hăm dọa. Bọn chúng từ trên mình ngựa nhẩyxuống trước họng súng của chúng tôi. Có tên lộ vẻ lo sợ, có tên hung hăng định rút dao ra khángcự. Chúng tôi đồng loạt lên đạn, khiến chúng tưởng chúng tôi bắn thật, nên đành vứt dao xuốngđất và dơ tay đầu hàng. Chúng tôi lùa chúng vào một cái hang núi ở gần đó, lục xoát tước hết daobúa. Ông Bào cho chúng biết lý do và sau đó dẫn chúng về vị trí đóng quân để chờ lệnh củaB.C.H. tại Sập nhị Lầu. 

Nghĩ lại tôi thấy hành động của chúng tôi lúc đó có vẻ anh hùng lươngsơn bạc quá. Ngày đó chúng tôi bắt giữ khoảng năm, sáu chục tên, khám xét hàng hóa thì toàncác thứ linh tinh thích hợp với người địa phương. Riêng tôi đã được một con dao găm, chuôitrạm trổ rất đẹp. Giam giữ chúng cho đến trưa ngày hôm sau thì được lệnh của B.C.H. cho thảchúng ra, có lẽ không muốn gây rắc rối với Chính quyền địa phương Mường Là. Tuy nhiên sauvụ xẩy ra đó, bọn thương nhân Xạ Phang đã phong tỏa Mặt trận gần một tháng trời, làm chúngtôi không đủ muối ăn. Về sau phải cử người sang can thiệp mãi mới yên chuyện. Kinh tế eo hẹp,tài chính không có, B.C.H. phải lấy súng và ngựa để đổi lấy muối và một vài thứ cần dùngkhác...Trong các tháng vào cuối năm 1947 các cuộc đụng độ với Pháp quân đã tăng hơn trước. Theo tintức ghi nhận được thì Pháp quân đã được tăng cường về quân số, sân bay được tu bổ và mở rộng.Tại vùng đồng bằng Bắc Việt, Pháp quân càng ngày càng đẩy lui VMCS về khu vực rừng núi vàmở rộng khu vực chiếm đóng. Tại Lai Châu, chúng dọn đường tấn công sang vùng Yên Bái,Tuyên Quang và sang vùng Thượng Lào. Cái gai chướng ngại VNQDĐ vì thế mà chúng cần phảinhổ đi. Trong tình hình đó, Bộ Chỉ Huy (BCH) Sập Nhị Lầu cũng nhận ra chiều hướng sẽ phảixẩy ra sớm hay muộn, nên một mặt thu hẹp và tăng cường tuyến phòng thủ, một mặt ông VũHồng Khanh trở lại Côn Minh vận động với chính quyền địa phương giúp đỡ người và vũ khí.Không hiểu ông Vũ vận động ra sao, thì một ngày kia tôi thấy có một số chí nguyện quân người Trung Hoa vượt biên giới sang Sập Nhị Lầu. Trước sự hiện diện của toán quân này (có mặc quânphục hẳn hoi). Chúng tôi thấy phấn khởi hẳn lên, và nghĩ rằng Trung Hoa Quốc Dân Đảng đã trởlại giúp đỡ... BCH Sập Nhị Lầu đã tiếp đón họ rất nồng hậu, giết trâu, giết heo chiêu đãi mấyngày.

 Có điều tôi nhận xét thấy toán quân chỉ trang bị súng nhẹ, có tên chỉ mang trên mình nămba quả lựu đạn chày, thành thử chúng tôi đâm ra nghi ngờ khả năng chiến đấu của toán chínguyện quân đó. Sau ít ngày ăn uống no nê, nghỉ ngơi, BCH điều động chúng ra tiền tuyến cùngphối hợp với VNQDĐ mở cuộc tấn công vào các vị trí đóng quân của Pháp. Vài bữa sau, tôi vàmấy người bạn đang có công tác tại Sập Nhị Lầu, thì hay tin cuộc tấn công của VNQDĐ và chínguyện quân vào Pháp quân đã bị thất bại. Toán chí nguyện chết và bị thương một số, bỏ chạytán loạn về Sập Nhị Lầu rồi rút về phía bên kia biên giới và không bao giờ giám bén mảng tớinữa. Sự ước đoán của chúng tôi quả là không sai, và sau tìm hiểu ra thì chúng thuộc các lựclượng địa phương vùng biên giới mà thủ lĩnh của chúng có sự liên hệ giao dịch với ông Vũ.Chúng tưởng sang giúp VNQDĐ thì thế nào cũng có nhiều của cải sẽ lấy mang về được, chứ cóngờ đâu lại đâm đầu váo tổ ong bò vẽ. Chỉ tội cho Mặt trận,có bao nhiêu lương thực bỏ dốc racho chúng ăn, tưởng phen này có chúng sang giúp sẽ vươn lên được. Ngờ đâu, chỉ mới ra trậnlần đầu đã thua chạy tán loạn, không kịp một lời từ giã!Kinh tế đã eo hẹp, sau trận đó lại càng thiếu thốn hơn. Dân cư trong vùng kiểm soát càng ngàycàng thưa thớt. Những gì còn sót lại của dân không mang đi được, chúng tôi ăn dần cũng hết.Thành thử Pháp quân không cần tổng tấn công, Mặt trận rồi cũng phải rút bỏ, không còn cách gìđể chiến đấu nữa. Thế mới biết, tinh thần có cao đến mấy, mà bụng lép kẹp thì cũng phải thuathôi.Nhưng rồi đến tháng 1/1948, quân Pháp mở cuộc tổng tấn công thật. Đây cũng là một dịp thuậnlợi để chứng tỏ là Mặt trận đã chiến đấu đến viên đạn cuối cùng, chứ không phải bỏ ra đi mộtcách thầm lặng, đắng cay.Từ Yào San ở phía Đông sang Mali phố Tả Trùng Phùng ở phía Tây, đồng loạt bị tấn công vàolúc mờ sáng. Lần này không phải như các cuộc tấn công đột kích lẻ tẻ trước, mà Pháp quân đã xửdụng tối đa hỏa lực súng cối 60 và 81 ly rót vào trước khi cho quân bộ xung phong vào phòngtuyến. Tuy nhiên trước cuộc tấn công mãnh liệt của Pháp, VNQDĐ đã chống trả rất can trườngvà một phần cũng nhờ vào ưu thế của vị trí phòng thủ. Dĩ nhiên là đến lúc súng đạn cạn dần, kẻchết, người bị thương rồi cũng phải rút lui. Trong những người hy sinh có ông Vương Cát Đạo,một huấn luyện viên của chúng tôi tại trường Quân Chính Việt Trì. Một cán bộ, đảng viênVNQDĐ ưu tú đã bị thương nặng phải chịu nằm lại chiến trường, chịu chết một cách rất bìnhtĩnh,can đảm khiến ai cũng phải cảm phục. Từ đó, Mặt trận cứ phải lui dần, hết Tả Trùng Phùng,Mù San đến Sính Trại, Hoàng Ma Trại, Mali Trại, các căn cứ bảo vệ BCH Sập nhị Lầu. KhiPháp quân lập được đầu cầu hai căn cứ bảo vệ hai bên sườn của BCH Sập Nhị Lầu thì Đội củatôi đang bố trí bảo vệ BCH ở mặt trước, nhờ thung lũng sâu và xa các đồi núi đối diện, nênkhông bị pháo của địch rót vào. Tất cả lực lượng còn lại đều lui về trụ ở hai Bản Mali Trại vàHoàng Ma Trại cách xa BCH khoảng nửa tiếng đồng hồ di chuyển. Địa thế không còn bị cách trởbởi các thung lũng sâu, mà chỉ còn là các thế đất yên ngựa mà Sập Nhị Lầu là điểm cao nhất.Dựa lưng vào một thung lũng sâu và rộng, mà bên kia núi là lãnh thổ Trung Hoa. Bởi vậy khiPháp quân lập được hai đầu cầu thì tình thế của VNQDĐ trở nên trầm trọng, không còn dựa vàođịa thế hiểm trở để phòng thủ hữu hiệu hơn. trong nửa tháng trời chiến đấu liên tục, quân số vàsinh lực đã giảm sút, tiếp tế đạn dược không có, nên hỏa lực phòng thủ thưa dần. Tại Sập NhịLầu đã nghe rõ dần pháo của địch nổ không ngớt, hòa với khói lửa chúng đốt nhà, khói bay ngúttrời. Pháp quân tiến tới đâu, chúng đốt phá sạch đến đó, dân chúng đã bỏ chạy sang bên kia biên giới từ mấy ngày trước. Chúng tôi chuẩn bị sẵn sàng để nghênh chiến, mặc dầu ở trong tình thếbất lợi, đạn dược chẳng còn bao nhiêu. Qua hai ngày cầm cự trước hỏa lực áp đảo của địch, haicánh quân đã lui dần về gần BCH. Đạn súng cối của địch bắt đầu rót vào cứ điểm cuối cùng củaMặt trận và tiếng súng nhỏ đã âm vang dội về. Đến buổi chiều, thì BCH quyết định bỏ Sập NhịLầu vì thấy rằng có cố thủ cũng vô ích, chỉ gây thêm thiệt hại. Hơn nữa số lượng đạn dược trênngười hầu như gần cạn. Giờ khởi sự rút lui được ấn định vào lúc gần nửa đêm. Trời tối sẽ giúpcho sự rút lui hoàn thành dễ dàng hơn. Thực tế, thì chúng tôi cũng chẳng còn gì để mang theo,ngoài cái bạc đà đựng quần áo và lương khô, cùng khẩu súng trường khoác trên vai. Trước khilên dường, mấy đồng chí VNQDĐ đã đãi tôi một bữa thịt mèo mà họ đã bắt được của một nhànào đó, đó là lần đầu tiên trong đời và cũng là lần chót mà tôi đã thưởng thức món thịt mèo. Kểra thì trong trường hợp thiêu thốn, ăn cái gì cũng thấy ngon, như món thịt ngựa đã giúp cho tôilành bệnh mau chóng. Khoảng mười giờ đêm, thì các đơn vị đã tập trung gần đầy đủ, ngoại trừmột số phải ở lại làm nhiễm vụ cản hậu.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro