Chương 2 - C

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


Ở Côn Minh hai chúng tôi tiếp tục tìm kế sinh nhai. Những ngày ở Côn Minh, tôi đã nhờ đượcngười mang thư giúp về Hà Nội và mấy tháng sau tôi mới nhận được thư phúc đáp. Được thưnhà mừng hết nổi, tưởng phen này có sự giúp đỡ, nhưng mở thư ra thì chỉ vỏn vẹn có mấy hànglà đã nhận được, tuyệt nhiên không đả động gì về tình hình gia đình cả. Đó là thư của ông chútôi, vừa từ hậu phương trở về Hà Nội và tá túc ở nhà người chú họ. Như vậy là tôi hiểu gia đìnhtôi còn đang sống ở ngoài vùng VMCS kiểm xoát.Từ đó tôi không còn nhận được tin tức gì từ Hà Nội gửi sang nữa. Rồi một hôm, chúng tôi đi rangoài cửa Tây của thành phố tới thăm lò bánh đậu do hai anh Xuân Tùng và Hoàng Tường(Cung Thúc Vấn) mở tiệm. Căn nhà lá mà hai anh mướn, nằm cách xa thành phố khoảng ba câysố, thuộc vùng ngoại thành, như là một xóm quê. Tới nơi gặp hai anh đang làm bánh, tôi tự giớithiệu là đoàn viên QGTNĐ. 

Nghe vậy, hai anh tỏ ra sốt sắng và mời chúng tôi ở lại ăn cơm.Trong nhà, tôi gặp lại hai anh Long (sau này là chủ nhà hàng Eden Roc ở đường Tự Do SàiGòn ) và anh Ngọc (tức Khuyến, sau này là Tổng Giám Đốc Sài Gòn Ngân Hàng).Tôi thấy anh Hoàng Tường (Cung Thúc Vấn) cùng họ với ông chú rể của tôi là ông Cung ThúcTỉnh, em ruột ông Tuần phủ Cung Đình Vận (bị CS giết ở trong trại tù) nên hỏi ra mới biết làcùng họ nhưng ở chi trên. Sau buổi gặp gỡ đó thì hai anh Xuân Tùng và Hoàng Tường bảo tôi ởlại sống vơi hai anh, có gì ăn đó. Trong khi chưa biết làm gì, tiền để dành ăn cũng gần hết, nêntôi chấp nhận. Anh Chiên trở về nhà hàng Nam Phong, giúp việc ở đó và tới đầu năm 1949 thìanh trở về Hà Nội.Giữa năm 1950, tôi trở về Hà Nội thì anh Chiên đang phục vụ trong Bảo chính Đoàn (Bắc Việt)với cấp bậc Phó đốc Quân mang trên vai hoa thị trắng (gần như cấp bậc Chuẩn Úy). Từ đó tôisống trong lò hay còn gọi là nhóm bánh đậu. Sở dĩ người ta gọi như vậy là vì có anh Xuân Tùng(Ủy viên Tổ chức Trung Ương VNQDĐ). Từ ngày sang sống ở Côn Minh, anh Xuân Tùngkhông còn làm việc gần gũi với ông Vũ hồng Khanh nữa, mà có xu hướng liên hệ mật thiết vớiông Nguyễn tường Tam. Ông này lúc đó đang sống ở Hương Cảng. Trong nhóm bánh đậu xanh,lúc đó có sáu người kể cả tôi mới tới, gồm các anh: Xuân Tùng, Hoàng Tường, Nguyễn thànhLong, Phạm ngọc Khuyến, Cung thành San. Bánh đậu mang nhãn hiệu "Việt Hương".Công tác được phân chia như sau: Anh Hoàng Tường giữ nhiệm vụ chính là pha chế bột đường,vani, mỡ và cán bột. Các anh Xuân Tùng, Long, Ngọc gói bánh. Anh San mang bánh lên CônMinh giao cho các cửa tiệm ăn, uống. Còn tôi làm nhiệm vụ đi chợ, chẻ củi, nấu cơm, đãi đậu,xay đậu, rán mỡ và những công việc linh tinh. Xem ra thì có vẻ nhiều việc, nhưng lúc tôi còn trẻ,nên không lấy gì làm mệt mỏi cả, hơn nữa tôi đã trải qua những công việc làm than, nông nghiệpcòn nặng hơn nhiều.Thời khắc biểu hàng ngày của tôi như sau: sáng dậy lúc sáu giờ, đun một ấm nước sôi để pha trà,một chảo nước nóng nếu là mùa đông để đãi đậu, vì suối nước đóng thành băng, nếu không thì rasuối đãi đậu (đã ngâm đậu từ chiều hôm trước) bỏ vào nấu cho chín rồi mang đi phơi khô, đi chợ(không xa lắm) thường chỉ mua một củ cải (lớn bằng bắp đùi, cả nhà vừa đủ ăn) hoặc cà rốt (ănsống ngọt như đường), mỡ heo (rán lấy mỡ làm bánh) còn tóp mỡ thì cho vào xào với củ cải. Ăncơm song, tôi mang đậu sang nhà hàng sóm xay (dùng ngựa kéo), cuối cùng là rang đậu trướckhi mang đi xay (rang làm sao cho đừng quá lửa, bánh sẽ có mùi khét) và nấu cơm chiều. Tối,chín mười giờ đi ngủ. Riêng việc luyện đường và rán mỡ, anh Hoàng Tường làm lấy vì sợ hưkhó gỡ. Mỡ rán già thì sẽ khét, còn đường non thì bánh ướt, già thì bánh khô. Cán bánh thì phảikỹ và đều nếu không khi ăn sẽ bị sạn. Nếu hư hoặc không bán được hết, bị trả về, thì chỉ còn mang ra ăn với nước trà tàu. Đôi khi hàng ế, lâu ngày trả lại là thường. Tôi nhớ là có những ngàyhàng bán ế ẩm, người thì đông, có khi mấy ngày phải ăn cháo thay cơm. Mấy anh Ngọc, Longhọc thêm ở đại học cũng phải thôi, vì đói quá học không nổi. Đói thì đói, nhưng nếp sống hàngngày vẫn vui, vừa làm bánh vừa nói chuyện đời. Thôi thì đủ mọi lãnh vực, hết thời sự quốc tế,chính trị, kinh tế, tình hình địa phương.Khi đó thường có các anh sống ở Côn Minh lâu, quen biết với Chính quyền và quân đội địaphương đến thăm, mang nhiều tin tức rất là sốt dẻo, ngoài ra anh Hoàng Tường lại đọc được báotàu nên không đến nỗi mù tịt, như hồi chúng tôi sống ở dưới Séo lồng Thán. Nhờ tin tức qua lại,mà tôi được biết là tình hình Trung Hoa Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới Thạch lâm vào tìnhtrạng bi đát. Quân của CS Mao trạch Đông đang thắng thế ở mạn Bắc Trung Hoa. Kinh tế khủnghoảng, tiền tệ mất giá, và quân đội tham nhũng tràn lan. Lúc đó là cuối năm 1948.

 Do đó, TỉnhVân Nam, đặc biệt là Côn Minh cũng không tránh khỏi bị ảnh hưởng, nhất là về kinh tế. Việclàm ăn buôn bán bị đình đốn, lạm phát gia tăng.Trong tình hình chung đó, cũng như tình hình chính trị ở Hà Nội có chiều thuận lợi cho các đảngcách mạng Quốc Gia hoạt động, nên đa số các anh thuộc Đại Việt Quốc Dân Đảng đã lên máybay trở về nước qua sự can thiệp của Thủ hiến Bắc Việt, lúc đó là ông Nguyễn hữu Trí, một chứcsắc trong Đảng Đại Việt quan lại.Tôi được biết, vào thời gian đó đã có anh nghe bản nhạc "Đànchim Việt" với lời ca tung cánh chim tìm về tổ ấm, từ bên nhà gửi sang, đã không dấu nổi sự súcđộng, rồi sau đó gửi thư về nhà mua vé máy bay gửi sang cho anh ta về. Phải nói rằng phần lớnanh em trong lứa tuổi của tôi, tới lúc đó đã không còn hăng say vào lý tưởng cách mạng như lúcban đầu. Họ trở về nước tiếp tục học lại rồi thành đạt với cuộc sống bình yên, còn lại một số íttiếp tục sự nghiệp đấu tranh.Thời gian qua đi như nước chảy qua cầu, chẳng mấy chốc đã hết năm. Một cái Tết Âm lịch KỷSửu năm 1949 lại tới với cuộc sống lưu vong của chúng tôi. Như vậy là tôi đã trải qua ba cái Tếttrên đất Trung Hoa. Lần thứ nhất tại Bản hoang Thiền, nằm sâu trong lãnh thổ Trung Hoa, khirời Lào Kay vào Phòng Thô. Lần thứ hai tại Huyện Kim Bình, khi Mặt trận rút bỏ Chiến KhuPhòng Thô và lần thứ ba tại thành phố Côn Minh. Đối với chúng tôi, dĩ nhiên mỗi lần Tết đến,mang lại nhiều nỗi buồn hơn là niềm vui. Buồn vì tuổi đời càng chồn chất thêm mà sự nghiệpchưa thấy tới đâu cả. Còn vui, là cái vui của cảnh vật giữa một mùa Xuân tươi đẹp, cây cỏ xanhtươi, hoa nở đầy đồng, trong vườn, ngoài ngõ, khiến cho tâm hồn thanh thản, tin tưởng vàotương lai. Tôi còn nhớ một vài câu thơ do anh Hoàng Tường, nhân dịp đầu Xuân bên ly trà thơmnóng đã tức cảnh thành thơ

Lại một mùa Xuân nữa nhuộm hồng, 

Bừng phô sắc thắm cợt đông phong,

 Mây trao, vừng nhớ, chim thưa thốt,

 Gió thoảng hương thơm, bướm lượn vòng, 

Lại một lần Xuân nữa hẹn hò, 

Khiến cô hàng xóm thắm thêm môi,

 Nỗi riêng hò hẹn chưa chi cả, 

Mái tóc phong sương, trắng nửa rồi

Dù sao cái Tết năm đó cũng thi vị hơn hai cái Tết trước với đầy bệnh tật và thiếu thốn. Ngày đótuy không đầy đủ như ở quê nhà, chúng tôi vẫn có bánh chưng xanh (mua tại hiệu VN trên phố)có trà tàu, mứt gừng và bánh đậu xanh. Còn cơm nước thì thịt, rau sào hai ba món chứ không đếnnỗi phải ăn cơm nếp, nhìn hoa mai nở ngoài trời như Tết ở Hoang Thiền, một cái Tết buồn đaunhất trong cuộc đời...Ra Tết, anh Xuân Tùng tổ chức một lớp bổ túc về chính trị tại Khai Viễn.Công việc làm bánh đậu vẫn tiến hành như thường lệ. Anh Hoàng Tường và anh San ở lại. Lớphọc dự trù một tháng và đề tài thảo luận là chủ thuyết Mác-Xít và Dân Chủ Tự Do. Anh XuânTùng và anh Ngọc sẽ là thuyết trình viên trong những ngày hội họp ở Khai Viễn.Chúng tôi ăn ở nhà một đồng chí thuộc VNQDĐ Hải Ngoại Bộ, còn hội thảo thì diễn ra ở trụ sởcủa Đảng Bộ Khai Viễn. Ngoài giờ dành cho lớp học của Đảng, chúng tôi tới học Anh văn tạinhà vợ chồng ông Mục sư Tin Lành người Mỹ. Hai ông bà đã có tuổi, hiền hậu, vui vẻ, chẳngmấy chốc đã tạo được bầu không khí thân mật, thoải mái. Các bài học giảng dạy thường nằmtrong các kinh sách nên không mấy hấp dẫn, có lẽ ông bà muốn nửa dạy, nửa truyền đạo. Dù sao,với những ngày giờ ít ỏi ấy, chúng tôi cũng ôn được ít nhiều, nhất là về cách luyện giọng, màtrước kia học ở nhà trường đều do các giáo sư người Việt dạy.Riêng trong chúng tôi có anh Ngọc là có khả năng về Anh văn, các tài liệu thảo luận đều do anhdịch thuật hết. Với các đề tài thật là rộng lớn, bao quát mà chỉ có một tháng để học tập và thảoluận thì quá ít ỏi.Riêng với tôi thì thật là mới lạ, mở mang tầm hiểu biết rất nhiều, mà trước kiachỉ hiểu một cách lơ mơ, khái quát không căn bản. Nó giúp cho tôi củng cố niềm tin vào sựthắng lợi cuối cùng của Chủ Nghĩa Dân Tộc, Tự Do Dân Chủ.Phải thú nhận rằng, nếu chỉ tìm hiểu chủ thuyết cộng sản trên lý thuyết mà không ứng dụng vàocuộc sống thực tế và đời sống của con người trong thời kỳ biến đổi của lịch sử, thì người ta cóthể dễ dàng bị lý thuyết Cộng Sản ảnh hưởng, chi phối. Tổ chức được một lớp học như vậy, chỉtrong vòng một tháng, quả đã là một cố gắng hết mức, trong hoàn cảnh lưu vong, tài chính vàkinh tế khó khăn. Theo tôi, lớp học nói lên một phần nào chấn chỉnh nội bộ VNQDĐ trong thờikỳ thất bại, dù rằng không được toàn bộ. Cũng qua lớp học đó, mà tôi nhận thấy sự hiểu biết vềlý thuyết chính trị của phần lớn cán bộ, đảng viên VNQDĐ không được sắc bén cho lắm. Họ đitheo VNQDĐ vì lòng yêu nước chống thực dân Pháp giành độc lập, vì tinh thần cách mạng kiêncường của các lãnh tụ sáng lập VNQDĐ, và vì bất mãn với VMCS. Có một số thành phần thì lậptrường tranh đấu của họ dễ chao đảo và phản bội.Chứng minh rõ rệt nhất là sau khi Mặt trận Quốc Dân Đảng thất bại lưu vong sang Trung Hoa,hoặc trong khi đang còn chiến đấu trong chiến khu, đã có một số bỏ chạy không lý do. Sau nàynhững thành phần đó chạy theo Thực dân Pháp, làm tay sai phản tuyên truyền, phá hoại làm chodanh tiếng của VNQDĐ bị tổn thương, khiến cho những đảng viên có tâm huyết cũng đâm rakhó chịu, đôi khi sa sút tinh thần. Đó là kết quả của sự tổ chức thiếu khoa học, kết nạp đảng viênhoặc cảm tình viên không chọn lọc kỹ lưỡng trong những ngày cách mạng tháng 8/1945 chốngViệt Minh Cộng Sản. Sau này, đã có nhiều người vỗ ngực tự sưng là đảng viên VNQDĐ để hoạtđộng mà chẳng ai biết nguyên lai, xuất xứ từ đâu. Anh Xuân Tùng là Ủy viên Tổ chức của Đảng,có phần trách nhiệm về việc đó. Anh hiểu điều đó, và vì nguyên do đó nên đã có lớp học vừa nóitrên. Đồng thời giáo dục, huấn luyện, rút ra từ những kinh nghiệm bản thân mà ông Nguyễntường Long (nhà văn Hoàng Đạo) đã viết ra trong cuốn sách cách mạng bản thân, sau khi lưuvong sang Quảng Châu (Trung Hoa).Lớp học bế mạc, hai anh Xuân Tùng và Ngọc trở lại Côn Minh, tôi lên Ma Cái (Séo Lồng Thán)học cắt tóc. Lúc đó tại cửa hiệu vẫn có các anh Tuấn Khanh, Nguyễn sĩ Hồng và chú Thành (cònnhỏ tuổi). Một thời gian sau, có anh Nguyễn Thái Nỉ (em út cố đảng trưởng Nguyễn thái Học).Anh Nỉ cũng trạc tuổi chúng tôi, hiền lành, ít nói, có vẻ chậm chạp không lanh mấy. Sau mộtthời gian không lâu, trở lại khu vực ngày nào sống lầm than, cực khổ tại mỏ than và trại nôngnghiệp, tôi cũng cảm thấy xốn sang trong lòng khi gặp lại các bạn thân thuộc. Cửa hàng cắt tóctừ ngày tôi rời khỏi chợ Ma Cai đã tiến triển, phát đạt hơn trước nhiều. Khách hàng trong vùngquen dần, kể cả ông chủ và đốc công của chúng tôi trong mỏ than cũng tới cắt tóc. Đã có một vàianh sau khi ra nghề, được cấp một bộ đồ đi nơi khác làm ăn. Cửa hiệu ở đây chỉ cáng đáng nổibốn người. Tôi còn nhớ hồi đó, làm được bao nhiêu tiền là ưu tiên dành cho việc mua gạo, vì vậycái chum đựng gạo trong nhà phải luôn luôn đổ đầy. Ngoài số người ăn chính thức, thỉnh thoảngcòn có các anh em ở nơi khác đến thăm ở lại ít ngày. Tiệm hớt tóc của chúng tôi vô hình chungtrở nên trụ sở của các anh em lưu vong sống từ Côn Minh tới Khai Viễn, Mông Tự. Chúng tôicùng một hoàn cảnh, một hoài bão nên thương yêu, giúp đỡ nhau tận tình. Tinh thần đó vẫn còntồn tại và phát triển cho tới mãi đến sau này. Chợ Ma Cái cứ năm ngày có một phiên chợ chính,họp chợ từ sáng sớm cho đến xế chiều mới tan.Quang cảnh chợ búa thật đông đảo, ồn ào. Tiếng động, tiếng nói, tiếng la không bao giờ ngớt.Người Trung Hoa có thói quen thích nói nhiều và ồn ào. Những hôm có chợ phiên, chúng tôi dạysớm hơn thường lệ, quét trong ngoài, bày biện đồ nghề, chuẩn bị sẵn sàng. Cửa tiệm lúc mới mởchỉ có hai ghế thì nay có ba ghế. Hai thợ chính là anh Tuấn Khanh và Hồng, tôi và chú Thànhphụ tá lo đun nước, gội đầu và quét dọn, vì là thợ mới học nghề. Chợ về trưa, càng đông, thìkhách vào hớt tóc càng đông đảo. Chúng tôi phải để riêng một ghế dài cho khách ngồi đợi và hútthuốc, nên họ rất ưng ý về cách tiếp tân của cửa tiệm. Trong khi các cửa tiệm của người địaphương rất luộm thuộm và dơ bẩn, các khăn quàng, đồ nghề, gương soi cửa tiệm chúng tôi đềutrắng tinh, sáng bóng, vì thế có thể nói không một phiên chợ nào là ế ẩm cả. Suốt từ sáng đếnchiều tối, không ngớt khách vào hớt tóc, luôn tay không ngừng nghỉ, tôi và chú Thành đun nướcgội đầu không kịp. Quả là một ngày làm việc hết mình, nhưng vui và không biết mệt...Càng làm nhiều thì càng kiếm được nhiều. Tuy vậy, tiền của kiếm được không phải phục vụriêng ai mà là của chung. Chỉ có một điều là ăn uống được đầy đủ hơn. Tôi còn nhớ là mỗi phiênchợ hớt tóc xong, chúng tôi ra chợ mua một cái đầu heo để tự khoản đãi sau một ngày làm việcthắng lợi. Trong vùng chúng tôi ở, đầu heo giá rất rẻ vì dân chúng không thích, hay kiêng cữ gìđó. Theo thời giá lúc đó, thì mỗi lần hớt tóc lấy năm hào (tiền hoa xòe có pha chất bạc), khi đótiền quan kim bị mất giá nên không ai dùng tới. Cứ hai tiền năm hào là một đồng, mà theo tôinhớ thì cứ khoảng năm, sáu người khách là có đủ gạo ăn.Ngày chợ phiên như ở Ma Cái, chỗ chúng tôi mở cửa thường trực, ngày đông khách nhất có thểlên tới ba chục người, ngoài phiên chợ chính ở Ma Cái, còn có hai chợ phiên khác ở trong vùngcách chỗ chúng tôi ở khoảng năm, sáu cây số. Các ngày chợ phiên đó thì anh Hồng và tôi phụtrách, anh Tuấn Khanh và chú Thành trực ở nhà. Khi đi làm, anh Hồng mang đồ nghề, tôi manggương (trong nghề học cắt tóc gọi là đãi gương). Tới chợ, tại địa điểm đã lựa chọn sẵn, thườngthì ở bên bức tường cao hoặc dưới một cây lớn có bóng mát. Các vật dụng như: tấm bạt che, ghế,chậu rửa mặt thì gửi nhà dân, chúng tôi chỉ việc bầy ra không đầy mười phút là có thể hớt tócđược ngay.Những phiên chợ phụ đó, tuy không đông đảo bằng chợ Ma Cái, nhưng khách tới hớt tóc cũngkhá đông. Bết lắm, chúng tôi cũng có năm, sáu người khách. Về cắt tóc cái nào khó thì anh Hồnghay anh Tuấn Khanh phụ trách, còn trái lại dễ và con nít thì tôi hớt.Trong nghề hớt tóc lúc đó, chúng tôi ngán nhất là phải hớt trọc (họ gọi là Thỉ). Người tại địaphương, nhất là dân Xạ Phang thường thích cạo trọc nhẵn thín. Cạo trọc trước hết phải gội đầunước nóng cho mềm tóc, sau dùng dao để gọt. Dao sắc thì chỉ cần đưa vài lần là sạch. Với daocủa Pháp hay của Đức thì phải mài lại tới hai, ba lần, còn dao của Trung Hoa làm ở Tứ Xuyên thìchỉ cần một lần. Tuy nhiên gặp phải cái đầu gồ ghề thì khó hơn, không chừng có thể đứt da, chảymáu như chơi. Những lúc đó chỉ còn có xin lỗi, đôi khi chỉ lấy nửa tiền. Có người khó tính, họ totiếng, sửng cồ thiếu điều dẹp tiệm. Nhưng may trong cuộc đời hớt tóc ăn tiền của tôi chỉ bị cómột lần, là khi đi hớt tóc chung với anh Hồng ở bên chợ Séo Lồng Thán.Khi tôi mới tập hớt tóc được hai, ba tháng, hôm đó tôi hớt tóc xong cho một ông khách, khônghiểu sao ông ấy lại ngắm nghía trong gương thật lâu, rồi bất ngờ ông ta la lớn chỉ vào hai bên tócmai. Nhìn ra tôi chợt thấy là hai bên tóc mai cắt xén không đều, bên cao, bên thấp. Anh Hồngphải nhiều lần xin lỗi, rồi sửa lại, ông ta mới thôi. Từ đó mỗi lần hớt tóc là tôi chăm chú vào haibên tóc mai. Thành thử vinh do nghề, mà nhục cũng do nghiệp là vậy.Về học nghề phải nói rằng, bọn chúng tôi học rất nhanh, một phần cũng do khéo tay, sáng trí, lạicó thêm óc thẩm mỹ, nên không những hớt nhanh mà lại còn đẹp nữa. Cũng vì sự khéo léo trongnghề nghiệp và tiếp đãi vui vẻ với mọi người, nên các ông chủ cắt tóc tại địa phương tỏ ra khôngưa chúng tôi lắm, vì lấy hết khách của họ. Nhưng những gia đình ở gần chúng tôi thì lại đối xửrất thân thiện. Những thời giờ rảnh rỗi thường lại trò chuyện không dứt. Họ đã kháo với nhau làcái bọn "Á nàn dần" (Việt Nam) cái gì chúng cũng biết.Học hớt tóc có hai, ba tháng đã lành nghề, mà quả đúng như vậy, đối với người địa phương mớihọc thì ít nhất cũng phải mất một năm. Người chủ ít khi truyền dạy ngay mà họ bắt người họcnghề làm những chuyện không đâu, gần như giúp việc trong nhà. Họ dạy theo cách lâu lâu làmmột việc thành thử thời gian học nghề lâu là như vậy, chứ thực ra có gì khó khăn đâu. Sự thực họmuốn giữ nghề, không muốn có nhiều người hớt tóc, thiệt hại cho sự làm ăn của họ, thế thôi.Còn đối với chúng tôi thì lại khác, càng nhanh càng tốt, để hầu giúp anh em thoát ra khỏi cảnhlầm than, khổ cực.Ở Ma Cái vài tháng, sau khi hớt tóc thành thạo, anh Hồng và tôi rời cửa hiệu lên Côn Minh, đểdành chỗ cho các anh em khác tới học nghề. Anh Tuấn Khanh, anh Thái Nỉ và chú Thành tiếptục trông coi cửa tiệm. Lần ra đi sau này, tôi không còn có dịp trở lại nữa. Một nơi đã để lại khánhiều kỷ niệm, có thể nói là đến giờ phút này tôi vẫn có thể phác họa ra từng con đường, cănnhà, cây đa cổ thụ, phố chợ Ma Cái, trại nông nghiệp, mỏ than v..v.. Lên tới Côn Minh, tôikhông còn sống ở lò bánh đậu nữa mà chỉ thỉnh thoảng đến hỏi tin tức bên nhà và tình hình thếgiới. Các anh em quen biết trong trường Lục Quân Yên Bái sinh sống ở Côn Minh hầu như trởvề VN gần hết, trong đó có anh Chiên và anh Long ở lò bánh đậu. Sống ở Côn Minh ít ngày, thìanh Tạo ở Chí Cái, Nghi Lương lên. Thế là anh em chúng tôi như ước muốn có nghề cắt tóctrong tay, không còn sợ chết đói nữa.Rồi một hôm, tình cờ đi dạo phố, chúng tôi đã làm quen với một anh người Việt Nam đi línhtrong quân đội Lư Hán. Anh này thấy chúng tôi nói chuyện bằng tiếng Việt, nên ngừng lại hỏi tintức về người quen ở Côn Minh. Rồi sau đó chúng tôi rủ nhau vào một cửa tiệm uống nước tángẫu. Anh bạn mới gặp tên Nhung. Anh gia nhập quân đội Trung Hoa từ trước ngày chúng tôi tới Trung Hoa. Anh mang cấp bậc Trung sĩ phục vụ trong đơn vị quân nhạc, sau đổi sang ngành hỏađầu vụ (lo về ăn uống cho binh lính). Chúng tôi cho anh biết là chúng tôi có nghề cắt tóc, đangtìm chỗ làm, thì anh đề nghị chúng tôi tới phục vụ trong đơn vị của anh ta. Anh ta cho biết là sẽtìm cách giới thiệu không mấy khó khăn. Chúng tôi đang cần có việc làm nên bằng lòng ngay.Sau khi quay về chỗ nhà quen lấy hành lý và đồ nghề, chúng tôi cùng anh Nhung đi ngay về đơnvị anh.Đơn vị nằm trong Bộ Tư Lệnh (BTL) Sư Đoàn 125 đóng tại Tchapả cách Thủ phủ Côn Minhchừng nửa tiếng đi xe hơi. BTL đóng trên một vùng đồi ít cỏ cây, làng mạc chung quanh thưathớt, nhà cửa xây bằng gạch, rộng rãi, thoáng mát, nói chung không đến nỗi tồi lắm. Tới nơi, anhNhung bảo chúng tôi đợi ở một căn nhà tiếp khách ở ngoài cổng trại, để anh đi tìm sĩ quan quenbiết giới thiệu. Khoảng nửa giờ sau, thì anh Nhung cùng đi ra với một sĩ quan Trung Hoa. Ôngnày vừa thấy chúng tôi là tiếp chuyện niềm nở ngay. Ông không nói tiếng tàu mà nói tiếng Việtkhá trôi chảy. Sau đó, ông mời chúng tôi vào văn phòng làm việc của ông ta ở trong trại. Theoanh Nhung cho biết thì ông ta mang cấp bậc Đại Úy, phục vụ trong ngành tài vụ. Sư Đoàn 125có sang VN giải giới quân đội Nhật, do đó có nhiều sĩ quan biết nói tiếng Việt. Bởi vậy khi biếtchúng tôi mới ở VN qua, họ tỏ ra thân mật hơn. Ông Đại Úy cũng mang họ Hoàng như tôi. Saukhi nói chuyện về VN một hồi, ông thảo luận với thượng cấp rồi chấp thuận cho chúng tôi phụcvụ trong đơn vị của BTL Sư Đoàn với cấp bậc Trung sĩ đồng hóa đặc trách về cắt tóc.Về lương lậu tính theo tổng số binh lính trong đơn vị. Theo ông cho biết thì khoảng 300 người kểcả binh sĩ lẫn sĩ quan. Theo quy định, thì mỗi người có quyền hớt tóc hai lần một tháng. Hớt haykhông thì cứ ba hào nhân với 300 người mà lãnh tiền vào cuối tháng. Với thời giá lúc ấy thì cũngkhá lắm, nghĩa là ba anh em chúng tôi bắt đầu có của ăn, của để, đề phòng cho ngày mai bất trắc.Về ăn uống thì cũng ăn một chế độ với binh sĩ, cũng không đến nỗi tệ lắm. Cơm nước thì theocách đồ luộc sôi nên ăn lạt lẽo, vì trước khi cho vào chảo phải luộc gạo cho gần chín. Cứ mỗituần lại được một bữa ăn thịnh soạn hơn gồm có thịt cá. Sở dĩ BTL làm vậy là để trấn an, lấylòng binh sĩ, vì có khi hai, ba tháng mới phát lương. Khi đó, tiền tệ của Chính quyền Trung Hoađang mất giá vì lạm phát, nạn tham nhũng đang lan tràn trong quân đội từ Trung ương đến địaphương. Ở trung tâm thành phố, một phố rất lớn, gần như hai phần ba nhà cao tầng do ngân hàngngự trị. Người ta mệnh danh là Đại lộ ngân hàng.Trước khi tới Tchapa của Sư Đoàn 125, thì phần lớn các ngân hàng đã đóng cửa và biến thànhcác tiệm uống trà. Tôi được kể lại là khi ngân hàng không đủ tiền trả lại cho khách hàng thì toànthể đã biểu tình xông vào cướp phá, làm náo loạn cả thành phố. Để duy trì an ninh trật tự, TướngLư Hán đã ra lệnh cho quân dội can thiệp. Kết quả là một số đã bị bắt giữ, trong đó có một ngườiVN. Thừa lệnh tên sĩ quan chỉ huy, đã mang một vài tên chủ mưu ăn cướp ra xử bắn ngay tạihiện trường. Riêng người VN đã may mắn thoát nạn nhờ sự can thiệp của VNQDĐ Hải ngoại BộCôn Minh.Những ngày còn lang thang ở Côn Minh, chúng tôi đã vào các cửa tiệm uống nước tiêu sầu. Vìcăn phòng của ngân hàng rất rộng rãi, có thể chứa hàng trăm người. Căn phòng thật là nhộn nhịp,đủ mọi thành phần, khói thuốc bao tỏa, tiếng rít thuốc lào ầm ĩ, tiếng cười, tiếng ồn ào khôngphân biệt được là cái gì. Vào đó, người ta có thể uống nước trà cho đến khi nào không còn lànước trà nữa thì thôi. 

Cũng tại nơi đây, là chỗ dành riêng cho những kẻ thất nghiệp, ít tiền màngồi được lâu. Có người đã lợi dụng thời gian rảnh rỗi để ngồi viết thư.Sau khi được chấp thuận cho làm việc hớt tóc tại Sư Đoàn 125, chúng tôi được cấp một cănphòng ở ngay cạnh phòng cắt tóc của doanh trại. Mấy người phụ trách cắt tóc trước chúng tôi đãxin nghỉ mấy ngày trước. Đó là dịp may cho chúng tôi. Trong phòng có một cái giường lớn vàmột giường nhỏ vừa đủ cho ba anh em chúng tôi. Ngoài ra còn được cấp phát mỗi người mộtmền bông, hai bộ đồ quần áo bông, bốn bộ sà cạp, một mũ lưỡi trai và một đôi hải sảo bằng sợi.Còn tại phòng cắt tóc, thì bàn ghế, gương đủ cho ba người hớt cùng một lúc.Suốt mấy tháng trời làm việc tại đó, có thể nói phần lớn là binh sĩ đều hớt trọc bằng dao, chỉ cómột số ít là hớt bằng tông đơ. Riêng với sĩ quan, thì ít người húi trọc và chúng tôi dành một ưuđãi đặc biệt để lấy lòng họ khỏi tìm cách gây khó khăn. Do chúng tôi được mang cấp bậc Trungsĩ, nên binh sĩ trong đơn vị cũng phải tuân theo kỷ luật, hệ thống quân giai. Vì vậy, mỗi khi mộtbinh sĩ vào phòng hớt tóc phải đứng nghiêm chào hỏi đàng hoàng, khi ra cũng phải chấp hànhnhư vậy.Tôi nhớ có lần vì cạo nhanh quá, nên làm đứt da chảy máu, anh chàng binh sĩ kêu đau và phànnàn. Tôi bèn lên tiếng bảo anh chàng là "binh sĩ kêu đau cái gì, ra trận làm sao được." Thế là anhta cười xòa rồi đứng dậy chào và đi ra khỏi phòng tức khắc. Bây giờ ngẫm lại vẫn cười thầmtrong bụng, và thấy rằng mấy anh lính Lư Hán quả là hiền và kỷ luật. Công việc nói chung cũngkhông đến nổi vất vả lắm, có ngày vắng, có ngày đông, nhất là vào ngày cuối tháng để binh sĩđiểm binh vào ngày đầu tháng.

 Có khi chúng tôi phải hớt tóc tới khuya mới nghỉ.Tuy nhiên làmcó tiền nên cũng chẳng phiền hà gì.Trong tình trạng kinh tế suy thoái, lạm phát gia tăng. nạn tham nhũng trong quân đội ngày cànglan rộng, khiến binh sĩ chán nản, bất mãn, đào ngũ càng nhiều. Để tránh nguy cơ biến loạn nênBộ Tham Mưu của Tướng Lư Hán bằng cách tổ chức các cuộc thanh tra quân số, ngõ hầu ngănchặn một phần nào lính ma, lính kiễng, cắt xén tiền lương, tiền ăn của binh sĩ. Để tiến hành cáccuộc thanh tra, Bộ Tham Mưu (BTM) chỉ thông báo trước một, hai ngày. Tuy với thời gian ngắnnhư vậy, các đơn vị bị thanh tra vẫn tìm được mọi cách để qua mặt Ban Thanh Tra, vì không thểhuy động, tập trung cả một Sư Đoàn cùng một lúc, nên phải kiểm tra từng Trung đoàn một. Dođó, BTM của Sư Đoàn vẫn có thể điều động một số binh sĩ của Trung Đoàn này sang bù đắpquân số thiếu hụt của Trung Đoàn kia. Tôi nghĩ là Ban Thanh tra biết rõ, nhưng rồi cũng làm lơ,kiểm tra lấy lệ, vì đã được ông Tư lệnh Sư Đoàn bỏ nhỏ sau lưng rồi. Sư Đoàn 125 của chúng tôicũng nằm trong những đơn vị bị thanh tra.

 Sau khi các đơn vị của Sư Đoàn đã hoàn tất kiểm tra, thì cuối cùng tới đơn vị thuộc BTL SưĐoàn. Chúng tôi mang cấp bậc Trung sĩ, nhưng thực tế không có tên trong danh sách lĩnh lương,cũng được sĩ quan tham mưu yêu cầu tập họp điểm danh thay thế những binh sĩ vắng mặt. Do đó,mỗi anh em chúng tôi được gán cho một cái tên để đến khi Ban Thanh Tra gọi điểm danh thì hôcó mặt.Theo tôi biết thì lúc đó binh sĩ đào ngũ rất nhiều, một phần vì bất mãn không có lương, phầnkhác do sự tuyên truyền cổ động của CS nằm vùng. Lẽ ra một binh sĩ khi đào ngũ, thì đợi khoảngmột thời gian, rồi báo cáo gạch tên đương sự trong sổ quân lương, nhưng đơn vị không làm vậymà cứ coi như có mặt để làm sổ lương như thường lệ. Có Trung Đoàn quân số ba ngàn người thìtrên thực tế chỉ có trên dưới hai ngàn.Tình trạng này không phải chỉ xẩy ra với đơn vị của Lư Hán mà cả vơi những đơn vị của Trungương Trung Hoa Quốc Dân Đảng của Tưởng giới Thạch. Như vậy thì hỏi làm sao chế độ QuốcGia của họ Tưởng không sụp đổ cho được. Do đó, quân CS Mao Trạch Đông cứ mỗi ngày mỗi phát triển, tiến tới đâu thắng tới đó, có khi không cần giao chiến, quân Tưởng đã bỏ súng chạyhay đầu hàng. Số lượng vũ khí khổng lồ do viện trợ Mỹ, vô hình chung đã rơi vào tay CS.Ngày thanh tra khởi sự rất sớm. Chúng tôi ăn mặc như một binh sĩ Lư Hán chính hiệu và cùngcác binh sĩ trong đơn vị tập hợp nghiêm chỉnh tại Thao trường.

 Đúng giờ ấn định, Tư lệnh SưĐoàn cùng Trưởng đoàn thanh tra cưỡi ngựa duyệt hàng quân trong tiếng hô vang của các cấpchỉ huy và ban quân nhạc. Sau phần nghi lễ, đến phần kiểm tra quân số. Có hai sĩ quan phụ tráchmột đơn vị cấp Đại Đội. Một người kêu tên, một người đối chiếu danh sách. Khi đến phiên gọitên chúng tôi thì mọi chuyện êm xuôi, dù sao cũng là người có học, nói một lần là thuộc ngay.Nhưng đã có một vài binh sĩ đã quên mất tên gán cho mình, đến khi gọi tên, anh ta cứ tỉnh bơ,khiến sĩ quan đơn vị phải nhác khéo.Nghĩ lại, tôi vẫn không nhịn cười được. Tuy nhiên mọi việc cũng đều êm xuôi, cả hai bên đềuvui vẻ kết thúc bằng một bữa tiệc linh đình. Ngày đó chúng tôi cũng được hưởng một bữa ănngon lành. Người địa phương gọi là "Tả gia Trí". Thời gian đó thuộc khoảng tháng mười dươnglịch năm 1949. Tin tức được biết thì Chính quyền Trung Hoa Quốc Gia đã suy sụp gần đi đếnchỗ tan vỡ hoàn toàn. Quân của Trung Cộng Mao trạch Đông, đang chuẩn bị vượt qua sôngDương Tử để tiến xuống miền Hoa Nam, và trong tương lai Tỉnh Vân Nam sẽ là mục tiêu cuốicùng của trận thư hùng Quốc Cộng tại Trung Hoa.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro