Chương 2 - C Tiếp

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Quãng đường từ mỏ than ra tới địa điểm đổ hàng ở kế cận bờ sông chỉ dài khoảng vài ba cây số,nhưng đường đồi lên xuống, không trải đá, trải nhựa, thỉnh thoảng lại bị hố sâu, nên vận chuyểnrất khó khăn. Đối với dân địa phương, họ có trâu bò để kéo nên khỏe hơn, còn chúng tôi lấy sứcngười thay vật. Một chuyến xe trở đầy than, từng cục lớn, phải cần đến bốn, năm người. Mộtngười cầm càng xe, một phụ và ba người đẩy phía sau hay giữ bánh khi xe sa xuống hố hoặc ghìlại khi đổ dốc. Bình thường mỗi ngày làm được sáu chuyến thì đủ ăn, còn làm hơn thì ăn uốngđầy đủ và dư ra ít tiền phòng khi ốm đau hoặc trời mưa gió không đi làm được. Mỏ than SéoLồng Thán là mỏ than nổi không nằm sâu dưới lòng đất, nên khai thác dễ dàng, và có ít tai nạnlao động xẩy ra. Lớp đất phủ lên mỏ than không dầy quá hai ba thước. Trước hết họ xử dụng xeủi đất hoặc sức người để đào xới. Nhưng tôi thấy phần lớn là họ xử dụng nước từ một nguồnnước ở xa theo một con đường đào dẫn đến khu vực có mỏ than, rồi dựa theo giòng nước chảyhọ cuốc đất nên kết quả rất mau chóng. 

Và chỉ trong một thời gian ngắn là cả một "Balcon" thanlộ ra. Tới lúc đó thì các công nhân chuyên nghiệp dùng búa đập với các con chốt bằng thép, đánhra từng tảng than lớn, bằng cả tấm chiếu, rồi đẽo ra từng phiến nhỏ. Với công việc mới, dù rằnglàm cật lực đến bữa ăn, chúng tôi cũng chỉ có nhiều lắm là hai món, một món đậu kho mặn(người địa phương gọi là đậu sị). Anh Ngọc được mệnh danh là "Ngọc đậu sị" vì anh khoái mónăn đó, và món canh hẹ cà chua và ít đậu phụ. Thịt cá, họa hoằng lắm mới có. Chỉ có thế thôi, nênchúng tôi ai cũng mặt mày bơ phờ, còm cõi.Làm đâu được một tháng, còn các anh bạn thì lâu hơn. Cảm thấy không thể tiếp tục "sự nghiệp"làm than, nên chúng tôi cùng bàn định thôi việc và phân tán mỏng. Lúc đó chúng tôi quan niệmsống và làm việc tập thể, có các điều thuận lợi là tương trợ giúp đỡ lẫn nhau về vật chất cũng nhưvề tinh thần khi đau ốm cũng như khi không có việc làm trong hoàn cảnh lưu vong xứ người.Nhưng trong thực tế thì lại không thuận lợi vì với số người đông thì lại khó có công việc tươngtự như ở sở bông, mỏ than, làm quần quật cả ngày mà không đủ ăn vì bị bóc lột sức lao động quámức. Hơn nữa các công việc đó cũng không phù hợp với khả năng và sức lực nữa. Do đó chỉ còn có phương cách là phân ra từng nhóm nhỏ, hai ba người thì dễ sinh sống và cũng không bị cảnhđơn độc, cô đơn.Nhóm anh Long, Lê Hưng đi lên mạn trên ở Nghi Lương và Côn Minh. Còn ba anh em chúngtôi, vẫn anh Hồng, Bảo và tôi, qua bên kia sông, tới khu vực xã Ma Cái cách đó hai cây số.Chúng tôi tiếp tục làm ở mỏ than, do có người giới thiệu, vì công việc dễ dàng hơn. Trong khichờ đợi một công việc thích hợp hơn, chúng tôi đành phải chấp nhận vậy.Tới mỏ than, cũng tương tự khai thác như ở mỏ than Séo Lồng Thán, chúng tôi gặp ông Đốccông. Qua sự trình bày của anh Hồng, ông ta vui vẻ nhận ngay và giúp cho chúng tôi một cănnhà nhỏ, mái lợp rạ, tường xây đất. Nhà không có đồ đạc gì cả, chúng tôi rải rơm ra sàn đất làmchỗ ngủ. Cửa ra vào cũng để trống cho thoáng, có lẽ họ nghĩ công nhân nghèo, vô gia cư mới ởđó, có còn gì để mà sợ mất mát. Công việc làm tự do, cũng như trước kia ở mỏ than bên kiasông, chỉ có khác là chúng tôi không xử dụng xe bò mà tải bằng người. Mỗi người có thể đeo haicục than trên lưng. Mỗi cục nặng khoảng 15, 20 ký, gọt đẽo vuông vắn. Khi đèo trên lưng thìphải mang một cái nệm rơm để tránh than cạ vào lưng, một cục để thẳng, cục trên để ngang tránhcho khỏi rơi. Mỗi khi di chuyển, lưng phải khom xuống, và mỗi khi muốn nghỉ thì phải dựa lưngvào bờ đất cao, nếu rơi xuống thì một mình khó để lên lại, thành thử nghỉ chân cũng phải mangluôn.Từ mỏ than ra tới bờ sông cũng mất hai cây số, đường sá dễ đi. Muốn đủ ăn hàng ngày thì phảiđi năm chuyến, mỗi chuyến hai cục thì mới đủ ăn. Còn muốn kiếm nhiều hơn thì phải đi nhiềulần. Ba anh em chúng tôi sức khỏe ngang nhau, nên chỉ có thể làm được tối đa là sáu chuyến.Thời gian làm ở đó đã thuộc vào thời tiết tháng tư, tháng năm nên khí hậu rất nóng bức. Mồ hôivã ra như tắm mà vẫn cố gắng chịu đựng, nếu không thì không đủ năm chuyến theo chỉ tiêu ấnđịnh để đủ ăn. Thức ăn uống thì không khác gì hơn là canh cà chua hẹ, đậu phụ kho, những mónăn thông dụng rẻ tiền. Để tranh thủ thời gian và cũng không phải nghỉ để lo nấu nướng, nên mỗikhi đến giờ ăn cơm, chúng tôi chỉ cần bỏ gạo vào một cái hũ sành rồi để cạnh bên đống thanđang cháy, nấu canh cũng vậy. Khi đèo than ra tới bờ sông trở về, chúng tôi chỉ việc lấy ra ănngon lành. Vì đã tính toán nhiều lần nên không bao giờ bị cháy cả. Đôi lúc, ông Đốc công thấychúng tôi ăn uống kham khổ, có thức ăn gì ngon, ông lại mang cho chúng tôi. Ông này thuộc loạingười tốt, được lòng công nhân, nên mọi việc khá trôi chảy, nên ít khi tôi thấy ông chủ xuất hiện.Làm được một thời gian, vì làm ban ngày quá nóng, ảnh hưởng đến sức khỏe, chúng tôi xoay ralàm vào buổi tối. Những hôm có trăng sao, khí hậu mát mẻ, chúng tôi làm tới khuya mới nghỉ.

 Trên đường vắng lặng chỉ còn lại mấy tên "A nàn dần" (người Việt Nam) đang khom lưng mangnhững hòn than nặng, như những bóng ma thất thểu dưới ánh trăng mờ ảo. Cứ như vậy, côngviệc tiếp diễn đều đều cho đến một ngày, trong khi đang ăn cơm chiều, thì ông Đốc công tớithăm và cho biết là chúng tôi nếu bằng lòng thì ông giới thiệu với ông chủ lên làm ở trên trại. Dĩnhiên là chúng tôi đồng ý. Có lẽ ông thấy chúng tôi cực khổ quá, vả lại là người nước ngoài, cóăn học, vì trong các mẩu chuyện hàng ngày, nên ông ta càng hiểu chúng tôi nhiều hơn. Hôm sau,ông dẫn chúng tôi lên thăm và giới thiệu với ông chủ và đề nghị cho làm việc ở trong trại. Chắcông Chủ đã được ông Đốc công trình bày trước, nên ông ta vui vẻ chấp nhận ngay.

Thế là bắt đầu hôm sau, chúng tôi làm công việc nông trại, từ giã nghề làm than lắm cơ cực. ÔngChủ là người có học, chạc tuổi ngoài năm mươi, chững chạc, ăn nói nhỏ nhẹ, không kiểu cách,kiêu căng. Ông biết nói vài tiếng Việt, vì ông cho biết có vài lần qua Lào Kay buôn bán. Ngượclại, chúng tôi cũng trình bày rõ về hoàn cảnh và lai lịch của chúng tôi để ông rõ, và vì thế mà cách cư xử với chúng tôi khác hẳn với những công nhân khác làm việc cho trại. Ông thường gọichúng tôi là Lão Doan, Lão Woàng (Hoàng).Công việc hàng ngày của chúng tôi là gánh phân ngựa, phân trâu bò từ chuồng ra ngoài đồng, ủthành đống rồi mang đi bón vào cây thuốc lá, thuốc lào. Trồng mía, thu hoạch mía, đưa vào lòlàm đường. Những ngày ở mỏ than cần khai thác, chúng tôi được điều động tới tăng cường bằngcuốc đất cho rơi xuống đường mương nước, tương tự như ở mỏ than Séo Lồng Thán, nghĩa làkhai thác lộ thiên. Việc làm, nói chung khỏe hơn trước. Khi nào mệt thì nghỉ, không có ai kiểmsoát, miễn là mọi việc giao phó hoàn thành tốt. Chỉ có vào chuồng trâu, ngựa lấy phân là hơi cựcvì mùi sú uế xông lên mặt mũi, nhất là vào lúc thời tiết nóng bức.Về ăn uống thì cũng ngày ba bữa, nhưng khá hơn nhiều so với sở bông. Đặc biệt là các thức ăndo bà chủ tự tay nấu nướng. Khi ăn, cơm nước được dọn lên nhà trên, còn gia đình ông chủ lại ănở nhà bếp. Ông Đốc công cùng ăn với chúng tôi. Quả là hi hữu, tôi chưa bao giờ thấy cảnh đótrong chế độ gia đình người Trung Hoa cũng như VN.

 Chính vì lẽ đó mà công nhân làm việc ởtrại cũng như ở mỏ than đã tỏ ra rất kính trọng đối với ông chủ của họ.Suốt thời gian làm việc ở đó, cũng như sau đó ra hành nghề cắt tóc ở ngoài chợ, tôi chưa bao giờthấy có sự xáo trộn giữa công nhân và ông chủ. Về lương bổng, mỗi anh em chúng tôi được bamươi ký đường mỗi tháng. Mọi việc diễn tiến tốt đẹp, trong bầu không khí hiểu biết và thôngcảm. Làm được ít lâu, thì có hai anh Tuấn Khanh (sau này là con rể ông Lê Khang) và Hùng(QGTNĐ) tới tìm địa điểm mở cửa hàng cắt tóc. Tại gần chỗ trại chúng tôi làm, có một cái chợtên là Ma Cái, cứ năm hôm thì có một phiên chợ chính, còn ngày thường thì buôn bán ở xa tớibày hàng.Các nhà ở hai bên phố chợ, phần lớn dùng căn nhà phía trước làm cửa hàng bán đủ mọi thứ.Trong thời gian ở trại, một hôm ra chợ mua bán, tình cờ chúng tôi gặp một người đàn bà VN làmăn ở đó. Hai bên nói chuyện, thổ lộ tâm tình rất là thân mật. Dù rằng mới gặp nhau lần đầu, bà tađã mời chúng tôi về nhà chơi.Trong câu chuyện, hỏi ra thì Bà lại là người cùng làng với tôi. Gần gũi hơn nữa, Bà ta lại họctrên tôi hai lớp khi còn theo học tại trường Tiểu học ở làng. Bà ta có chồng là một sĩ quan cấpThiếu Úy làm việc ở Khai Viễn, cuối tuần mới về thăm nhà. Ông ta tên là Cổ Páng Lù, phục vụtrong quân đội Lư Hán. Do đó anh đã qua VN khi quân đội Trung Hoa sang VN giải giới quânđội Nhật. Khi làm việc ở Hà Nội, hai người đã quen nhau, rồi đi tới hôn nhân. Lúc quân đội LưHán hoàn thành nhiệm vụ rút trở về thì Bà ta cũng theo chồng về nước. Bà ta đã có hai con nhỏ,một gái và một trai còn đang bế. Để cho việc liên hệ được dễ dàng, thoải mái, không mang đềunọ, tiếng kia, nên bà ta đã giới thiệu với gia đình cha mẹ chồng rằng tôi là em họ. Nhờ đó, mà giađình đã tiếp đón chúng tôi như người thân trong nhà kể cả anh chồng bà ta, một thanh niên khábảnh trai, có học, nói được năm ba tiếng Việt, nên chỉ gặp nhau một lần là đã thân thiết. Khi rờitrại lên sống ở Côn Minh, cho đến ngày trở về VN, tôi không bao giờ gặp lại ông bà ta nữa.Cho tới năm 1989, khi về thăm quê nhà ở Hà Nội, hỏi han về bà ta thì được biết sau khi TrungCộng chiếm Vân Nam thì hai vợ chồng chạy sang VN và sinh sống bằng nghề thầy thuốc bắc. Ởđâu VN trên mười năm thì ông ta trở ra Hương Cảng và mắc bệnh chết tại đó. Bà vợ thì sống ởHà Nội, không rõ nơi nào, nên tôi không tới thăm được. Do sự quen biết đó, nên chúng tôi nhờbà tìm thuê giúp một căn phố để mở cửa tiệm cắt tóc.Việc thuê tìm không mấy khó khăn, nhờ có bảo lãnh của gia đình bà ta. Căn phố thuộc một giađình trong họ chồng bà, nằm ngay ở cuối chợ. Thuê được căn nhà quả là may mắn, nếu không cóbà, thì khó mà thuê được, vì là người xa lạ. Căn nhà bằng gỗ, mái nhà lợp lá, gồm hai phòng.Phía trước dùng làm cửa hiệu có thể bày được hai ghế, còn ở trong dùng làm phòng ngủ và chứađồ đạc. Giá cả không đắt lắm, vì khi đó không thấy ai quan tâm đến vấn đề tiền nhà cả.Có được căn nhà rồi, thì hai anh vội về Khai Viễn mang bàn ghế và mọi thứ cho nghề nghiệp hớttóc. Hai anh Tuấn Khanh và Hùng đã thành nghề sau bốn, năm tháng học hỏi ở một tiệm cắt tócthân quen ở Khai Viễn. Với cửa hiệu này, hai anh sẽ là người đầu tiên của nhóm Séo Lồng Thánthực hiện kế hoạch để cưu mang lẫn nhau, bằng cách huấn luyện thêm một người cho đến khithành thạo. Sau đó cung cấp cho anh em một bộ đồ nghề để đi chỗ khác làm ăn. Nếu có khả năngthì mở tiệm, tiếp tục giúp anh em khác học nghề. Do đó mà một hai năm sau suốt từ Mông Tựlên tới Côn Minh, chỗ nào cũng có anh em tốt nghiệp ở lò hớt tóc Séo Lồng Thán mở cửa hàngcắt tóc. Cùng lắm, thì căng lều ở phố chợ, tự lực làm ăn, chứ không chịu làm công.Từ khi có cửa hiệu, chúng tôi không nghỉ ở trại nữa. Buổi chiều, sau bữa ăn, là chúng tôi trở vềcửa hiệu nghỉ ngơi, và không quên lãnh một hai ký dường bồi dưỡng vì trại có lò đường. Sốđường này, tối về chúng tôi nấu chè, cùng nhau thưởng thức, chung vui. 

Cuộc sống có phần thoảimái, dễ thở hơn trước nhiều.Cửa hàng mở được ít lâu, thì có các anh Long, Ngọc, Hạ ở trên Côn Minh xuống thăm và tínhviệc làm mành trúc bán cho các nhà buôn ở Côn Minh. Số người đông, cửa hiệu không đủ cungcấp, nên anh Hạ vào trại làm với chúng tôi. Như vậy, ngoài công việc cắt tóc, chúng tôi còn làmthêm mành trúc, vì ngày không phải phiên chợ thì ít khách hớt tóc.Từ đó, chúng tôi tất cả có tám người. Với căn nhà nhỏ thì quá chật, nhưng ban ngày thì ở trongtrại một nửa. Còn về đêm, thì chúng tôi chỉ dẹp bàn ghế vào một góc, rồi trải chiếu xuống đất làxong.Nói chung, công việc làm ăn tiến triển tốt, không có gì xẩy ra cả. Ít tháng sau, anh Hạ đang làmvới chúng tôi thì có giấy báo từ Côn Minh kêu đi học lớp quân sự tại Thành Đô (Thủ phủ của Tứxuyên). Số người được Đảng Bộ VNQDĐ Hải ngoại cử đi học có khoảng mấy chục người.Trong nhóm làm than của chúng tôi có thêm anh Lê Hưng. Anh em thuộc QGTNĐ không có aiđược tham dự cả.Sau khi tốt nghiệp thì được mang cấp Thiếu úy và với chức vụ Trung dội Trưởng, nhưng phầnlớn đã từ chối phục vụ trong quân đội Trung Hoa. được biết hầu như gần hết các anh đó đi vềQuảng Tây, ở đó ông Vũ hồng Khanh đang hoạt động. Đến cuối năm 1949, Quảng Tây rơi vàotay Trung Cộng, các anh em đó đi theo ông Vũ cùng với một số đơn vị Trung Hoa Quốc DânĐảng chạy về VN ở trong khu vực của quân đội Pháp chiếm đóng. Riêng anh Lê Hưng và anhHạ trở về Côn Minh. Anh Hạ có xuống thăm chúng tôi ở Séo Lồng Thán và có vào trại thăm ôngChủ. Lúc đó, anh Hạ vận quân phục và mang lon Thiếu Úy. Các công nhân trong trại đều tỏ rarất ngạc nhiên, vì trước kia chúng tôi chỉ là công nhân bình thường. Riêng ông Chủ và Đốc côngbiết rõ lai lịch chúng tôi. Hai ông ân cần hỏi chuyện anh Hạ và tiếp đãi rất nồng hậu.Vấn đề làm mành trúc, lúc đầu có khách hàng, sau có lẽ vì ế ẩm không đặt hàng nữa, thành thửhai anh Long, Ngọc lại trở lên Côn Minh. Còn cửa hiệu cắt tóc, ở lâu quen khách hàng, được tínnhiệm, nên thâu nhập cũng khá. Do đó, anh em dự tính để anh Hồng học nghề ở cửa hiệu. 

AnhBảo về Khai Viễn, tôi trở lên Côn Minh nghiên cứu tình hình và tìm gặp anh Lê Đình Việt (Cơ trưởng QGTNĐ) cùng tìm cách liên lạc về gia đình. Trường hợp thất bại, sẽ trở lại Séo LồngThán (Ma Cai), chổ tiệm cắt tóc.Ba anh em chúng tôi (Bảo, Hồng và tôi) ở với nhau lâu, nên khi phải tạm xa cách, phải nói là rấtluyến nhớ. Tuy làm việc ở trại, công việc không cực lắm, lại được ông Chủ và Đốc công đối xửtử tế, nhưng còn tính chuyện lâu dài, nên chúng tôi phải xin thôi việc. Từ ngày xa cách đó, tôikhông bao giờ gặp lại anh Bảo nữa. Anh là em của ông Mai ngọc Liệu, cấp Ủy viên Trung ươngVNQDĐ. Riêng tôi và anh Hồng thì còn cấu kết với nhau cho đến ngày Trung Cộng vào chiếmđóng Côn Minh. Tôi lên đường đi Côn Minh và dĩ nhiên là không có mua vé, vì được các kiểmxoát viên là đảng viên VNQDĐ thông qua.Chuyến tàu tới ga Nghi Lương (Y Leng) thì ngừng lại một thời gian để thay đầu máy rồi mới lạitiếp tục lên đường. Khi đó đã xế chiều, nên tôi ở lại đó nghỉ đêm, nhân thể biết qua thành phốnhư thế nào. Do không có ý định ngừng lại ở Nghi Lương nên không có nhờ ai giới thiệu, thànhthử không biết tới địa chỉ nào. Sau cùng tôi đi đại vào phố, gặp ai là người VN thì nhờ tá túc. Kếtquả là lang thang được vài phố thì tôi gặp được một người VN trạc tuổi trung niên (gặp ai nghỉ làngười VN thì hỏi đại). Tôi trình bày tự sự và được ông ta đồng ý cho ngủ nhờ một đêm.Lúc đó trời đã tối hẳn, ánh đèn điện đã tỏa ra từ các nhà bên hè phố. Nhà ông ta cũng không xalắm và ở ngay trong thành phố, tại một con đường nhỏ. Ông ta cũng làm việc ở nhà ga, chuyêntrách về bán vé, thành thử tôi được biết rõ giờ giấc khởi hành đi Côn Minh vào ngày hôm sau lúc10 giờ sáng. Sáng ra, chúng tôi dạy rất sớm, vì ông ta phải ra ga bán vé cho chuyến tàu đi KhaiViễn. Còn tôi, trong khi chờ đợi, tôi làm một vòng dạo phố và tìm món gì ăn sáng. Trời mới sángnên phố xá còn vắng teo, riêng có vài tiệm hủ tiếu, tiệm trà, café đã mở cửa sớm. 

Tôi tạt vào làmmột ly café và một tô phở hủ tiếu, nghe nhìn thiên hạ nói chuyện bô bô, hút thuốc lào kêu ầm ĩ.Đúng là một tiệm ăn người Tàu. Thành phố Nghi Lương cũng không thua kém Khai Viễn mấy, ởđó cũng có một số cửa hàng tạp hóa và ăn uống của người Việt. Chỉ tiếc là không có thì giờ vàkhông có ai quen biết để hướng dẫn, nên chưa biết hết được những nét đặc sắc của thành phố.Tôi nghe nói ở đó có suối nước nóng, nhưng tiếc là chưa được tới thăm. Chín giờ, tôi trở lại nhàga để kịp đáp chuyến tàu đi Côn Minh. Từ thành phố Nghi Lương lên Côn Minh, Thủ phủ củaTỉnh Vân Nam, đường tàu bắt đầu lên dốc cao. Do đó, con tàu cần phải có hai đầu tàu mới kéolên nổi. Ngoài đường tàu hỏa, còn có một đường trải nhựa chạy gần như song song. Hai condường tuy phải làm quanh co theo triền đồi núi, nhưng ít phải chui qua đường hầm.Có người cho tôi hay là trước đó một ngày, có một toa tàu không hiểu vì sao đã quên để thắng,mà một đêm đã từ một nhà ga cách Nghi Lương từ phía Bắc tự động trôi về tới ga Nghi Lương.Rất may là đã không có tai nạn nào xẩy ra. Con tàu càng lên cao, nên di chuyển khá chậm, thànhthử tha hồ mà ngắm cảnh ở hai bên đường.Khí hậu cũng trở nên mát mẻ hơn. Khi tới khoảng hai phần ba đường, xa xa về hướng trái củacon tàu, giữa một khu đồi núi là một cái hồ rất lớn mà người địa phương mệnh danh là "Hồkhông đáy". Sở dĩ được đặt tên như vậy là trước đó đã lâu, có một hai con thuyền đánh cá tựdưng mất tích, không để lại một dấu tích nào cả, và từ đó không một ai trong vùng giám xử dụngtàu, thuyền bơi trên đó nữa, các xóm dân chài sống quanh hồ cũng bỏ đi dần.Quả vậy, khi con tàu chạy ngang qua, tôi chăm chú quan sát, không thấy một con thuyền nào cả.Hồ nước rộng mênh mông, vắng lặng mang vẻ huyền bí. Qua khỏi khu vực đó, đường vẫn tiếptục lên cao. Trời đã về chiều, gió thổi mát lạnh. Hai bên đường, có những cây đào xanh lá, vìkhông phải là mùa hoa nở. Nếu vào mùa Xuân, thì phong cảnh quả là đẹp như tranh vẽ. Vào khoảng 5 giờ chiều thì con tàu từ từ tiến vào sân ga. Nhà ga Côn Minh tương đối khá lớn, xây cấttựa như nhà ga Hàng Cỏ Hà Nội, vì lẽ chúng cùng chung trong một hệ thống thiết kế của thựcdân Pháp mà Chính phủ Trung Hoa Quốc Gia đã ký thỏa ước cho Pháp khai thác đường hỏa xaHà Nội-Côn Minh.Không có liên lạc, nhắn tin gì hết, nên tôi một mình lững thững ra khỏi nhà ga. Nhà ga nằm ngaytrong thành phố, nên chỉ ít phút sau là tôi đã có mặt trên các đường phố đông đúc. Tôi hỏi đườngtới phố Chính Nghĩa Lộ, vì ở đó có nhà hàng ăn "Nam Phong" do người Việt làm chủ. Theo tintức tôi nhận được thì anh Việt thường qua lại nhà hàng đó, tôi hy vọng tới đó sẽ gặp được anh.Quả nhiên, khi vừa tới trước cửa nhà hàng thì anh Việt bước ra. Anh thấy tôi là nhận ra ngay.Không hiểu khi gặp tôi, anh có cảm nghĩ như thế nào, chứ tôi thấy anh vẫn còn phong độ, ăn mặctươm tất. Tôi nghĩ thầm trong bụng, chắc cuộc sống của anh không đến nỗi tồi tệ và tôi có thểtrông nhờ tạm được. Hai anh em gặp lại nhau thật mừng. Chúng tôi ai cũng tưởng rằng khó cóngày gặp lại nhau nữa. Đối với chúng tôi tất cả đều coi trọng anh, dù sao anh cũng là Cơ trưởngvà cao niên nhất trong QGTNĐ. Tôi gặp anh, thì QGTNĐ đã tan tác chẳng còn mấy người, màanh là người chịu phần nào trách nhiệm về tinh thần và sự tồn tại của Đoàn trong những ngàychiến đấu trong VNQDĐ cũng như khi lưu vong sang Trung Hoa.Việc làm đầu tiên của anh là chạy vào trong nhà tìm cho tôi một đôi giày da để thay thế đôi HảiSảo bằng sợi tôi đang mang. Đôi giầy da anh kiếm được cũng còn hơn đôi giầy phong sương củatôi, còn quần áo thì anh bảo để tính sau. Cuối cùng anh nói với tôi: Bây giờ thì mày cứ ngày haibữa chửi bới chúng nó cho tao. Ngày hai bữa chưa biết sao, chứ chửi bới thì đã có đôi lúc làmviệc cực nhọc quá, tức mình lôi nhau ra chửi cho hả giận. Nhưng rồi bình tĩnh lại thì thấy cũngkỳ. Chúng tôi ra đi là phục vụ cho một lý tưởng cao cả, tự nguyện, chấp nhận những gian truângặp phải. Tranh đấu là phải hy sinh, phải nếm mùi cay đắng, thì mới có thắng lợi, có vinh quang.Thất bại cũng là trách nhiệm chung, dĩ nhiên người lãnh đạo thì chịu trách nhiệm lớn hơn...Tại cửa hàng ăn Nam Phong, trông bề ngoài tương đối sạch sẽ, khang trang, tuy rằng không lớnlắm. 

Ở đó thường tụ tập các anh thuộc trường Lục quân Yên Bái (khóa A và B). Có các anhthuộc Đại Việt Quốc Dân Đảng. Ở đây tôi thấy có anh Hợi (tục gọi Hợi nghẽo) anh Sơn Nam(Phạm Văn Liễu) anh Tân, anh Tư Hùy, anh Văn (Văn sến) và một vài anh nữa tôi quên mất tên.Hỏi ra thì đa số các anh được gia đình trong nước (Hà Nội) gửi tiền ra giúp đỡ. Vì vậy anh nàocũng ăn mặt đàng hoàng, chứ không bê bối như bọn chúng tôi lam ăn cực khổ ở mạn dưới. Khiđó tại thành phố Côn Minh có tòa lãnh sự Pháp nên mọi liên lạc với gia đình rất dễ dàng (nếu ởtrong khu vực chiếm đóng).Đó cũng là mục đích tôi lên Côn Minh để mong liên lạc, báo tin về nhà ở Hà Nội. Trò chuyệnmột lúc, anh Việt tạm đưa tôi về tá túc nơi anh ở.Khi tới nơi, một phố nhỏ, nằm khuất trong các phố lớn bao quanh. Anh dẫn tôi vào một cănphòng không lớn lắm, rộng khoảng bốn thước vuông. Trong phòng, giường,mùng, mền, quần áođể bừa bộn, chứng tỏ cuộc sống không lấy gì làm sung túc lắm, trái với ý nghĩ lúc mới gặp anh.Ở trong buồng lúc đó có anh Đái đức Tuấn (nhà văn Tchya) anh Thọ Hinh phục vụ ở Tỉnh ĐảngBộ Phú Thọ. Anh Việt giới thiệu tôi như một em út, và các anh hỏi han, trò chuyện rất thân mật.Sau đó anh bảo tôi ra phố tìm cái gì ăn, rồi về lại, tùy tiện muốn ngủ đâu thì ngủ. Còn các anh rủnhau ra đi. Về sau tôi mới được biết anh Tchya có chân dạy Pháp văn ở trường Đại học CônMinh. Còn anh Việt thì dạy tư về Anh văn cho các gia đình Trung Hoa.Những lúc có công ăn việc làm thì tiêu pha phông phí, còn không thì chạy ăn từng bữa. Có hômlại thăm, chừng một hai giờ chiều vẫn còn thấy các "Bố" trùm chăn ngủ kỹ. Những lúc đó cácanh gọi là nằm "ép dệp" vì lẽ không có tiền mua thức ăn nên anh nào, anh nấy ngủ miết. Tớichiều, mỗi anh mới chịu lò đầu ra phố tìm kế sinh sống.Hiểu rõ tình hình sinh hoạt của các anh, sáng hôm sau tôi từ giã anh Việt đi tìm các bạn thân.Anh cũng chẳng giữ tôi làm gì, vì thân anh vẫn còn long đong, ngày no, ngày đói. Trong ngườicó một ít tiền do kết quả của những ngày làm than và ở trại nông nghiệp Séo Lồng Thán, nên tôicũng đỡ lo lắng về sinh kế, ít ra là cũng được hơn một tháng ăn dè sẻn. Tôi trở lại nhà hàng NamPhong hỏi dò tin tức, may ra có thể gặp lại anh Tạo ở Côn Minh. Tới nơi, tôi gặp lại anh Tân vàanh Tư Hùy. Nói chuyện vớ vẩn một hồi, thì một anh bạn khác đi tới. Hai anh giới thiệu là anhChiên, cũng là học viên trường Lục quân Yên Bái. 

Nói tới, nói lui thì anh Chiên cũng học mộttrường Louis Pasteur ở Hà Nội, cùng một lớp, nhưng anh ở lớp A tôi lớp B.Hỏi thăm về anh Tạo, thì anh cho biết trước đó anh và anh Tạo làm công cho một hiệu bánh mìcủa người VN tên Bổng gì đó, nhưng nay thì nghỉ việc rồi, đang lang thang thất nghiệp. Thế làtôi và anh Chiên rời nhà hàng Nam Phong đi tìm anh Tạo. Đi một hồi lâu thì gặp anh Tạo ở nhàmột người quen.Hai anh em tôi, lâu ngày gặp lại nhau mừng khôn siết, vì anh ngỡ rằng tôi đã bỏ mạng ở ChiếnKhu Phòng Thô rồi. Anh Tạo nay đã mạnh khỏe hẳn. Anh sống ở Côn Minh trước tôi cả năm.Thế là từ đó, ba anh em chúng tôi ngày ngày đi dạo phố, thăm người nọ, người kia, đồng thời cócông việc gì thì làm. Ăn uống thì mỗi bữa mua một cái bánh "Kinh Tế" vừa rẻ, vừa no. Bánh làmbằng bột mì, xen ít đậu xanh, ít đường rồi nướng lên lò than. Lúc đó đói ăn gì mà chẳng ngonmiệng. Sống ở Côn Minh, thời tiết khí hậu trong lành mát mẻ, nên đói lại càng tới nhanh. Tuythế sức khỏe chúng tôi hồi phục rất nhanh và mập ra, bệnh sốt rét rừng mất hẳn, mà chẳng cần cóthuốc men gì cả. Đúng là trời sinh, trời dưỡng, nghèo đói vất vả mà không bị ốm đau. Nếu xẩy rathì chỉ còn có vào bệnh viện thí.Vài ngày sau, hai anh Chiên và Tạo rủ tôi cùng đi Nghi Lương tham anh Ánh ở Chí Cái. Nơi nàykhông cách xa thành phố, thuộc một Thị trấn nhỏ. Anh Ánh làm nghề cắt tóc và có gia đình. Cănnhà thuê mướn vừa ở, vừa mở cửa tiệm hớt tóc. Tôi còn nhớ là cửa hiệu của anh nằm ở mộtđường phố nhỏ hẹp, cửa hàng buôn bán lèo tèo. Cửa hàng tồn tại là nhờ ở khách hàng quen, vìgia đình anh ở đó lâu rồi. Anh hành nghề có một mình không ai phụ cả. Do đó mà anh nhận anhTạo ở lại học nghề. Ở chơi với gia đình anh Ánh mấy hôm, anh Chiên và tôi trở lại Côn Minh.Chúng tôi bàn tính là sau khi anh Tạo thành nghề rồi, sẽ trở lại Côn Minh cùng nhau sinh sống.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro