Tập 1. Chương 1. 1945 - 1950

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

 A. Tình hình chung  khi Thế Chiến thứ Hai chấm dứt

Năm 1945, có thể nói là năm có nhiều biến chuyển trọng đại nhất trên Thế giới, đặc biệt là đốivới Việt Nam. Cuộc Thế chiến thứ Hai đã gần như bước vào giai đoạn chót. Tại Mặt trận ÂuChâu, Quân đội Đức Quốc Xã của nhà độc tài Hitler, sau những năm bách chiến, bách thắng đãphải lui về thế phòng ngự và thiệt hại nặng nề sau các trận đánh phản công của Liên Xôvà cáctrận không tập dữ dội của Không lực Đồng Minh vào chính nước Đức. Quân đội Phát Xít Ý củaMussolini, một Đồng Minh trong trục Bá Linh Đông Kinh La Mã đã ngả theo Đồng Minh saukhi nhà độc tài đã bị lật đổ và bị treo cổ, mặc dù đã có một lần trước đó được cứu thoát bởi Hitlerkhi bị cầm tù. Vào tháng 6/1944 Quân lực Đồng Minh đổ bộ lên bờ biển Normandie của nướcPháp, trong khi Hồng quân Liên Xô đang tiến dần tới biên giới nước Đức ở phía Đông. NướcĐức đã ở trong tình thế lưỡng đầu thọ địch, dù Quân đội Đức Quốc Xã là một Quân đội hùngmạnh nhất Thế giới, thì sớm muộn gì cũng phải chiến bại. 

Kết cuộc là vào tháng 6/1945, Quânđội Đồng Minh và Liên Xô đã tiến vào Thủ Đô Bá Linh, chấm dứt cuộc chiến tàn khốc, sau 5năm tàn phá và chết chóc hàng bao nhiêu triệu người tại Lục địa Âu Châu cũng như một phầnphía Bắc Phi Châu.  Tại miền nam Á Châu và Thái bình Dương cũng vậy, Quân đội Nhật cũng như Quân đội ĐứcQuốc Xã của những năm đầu Thế chiến, đã chiến thắng vang dội trên khắp mặt trận từ phía BắcTrung Hoa tới Đông Nam Á, đã đẩy lùi lực lượng Đồng Minh Anh-Mỹ tới tận biên giới Ấn Độvà đổ bộ chiếm đảo Guam trên Thái Bình Dương. Đặc biệt là trận đánh khởi đầu của trận chiếngiữa Nhật và Mỹ vào căn cứ Hải quân lớn nhất của Mỹ tại Thái bình Dương là trận Trân ChâuCảng thuộc Hawaii (Hạ Uy Di) gây thiệt hại nặng nề cho lực lượng Hải quân Mỹ.Các chiến thắng liên tiếp của Quân đội Phù Tang (Nhật-Japan) trên bộ cũng như trên biển, cảThế giới phải kinh ngạc và nể phục. Đặc biệt là dân Việt Nam, và riêng cá nhân tôi rất cảm phụctinh thần chiến đấu của quân đội Nhật, một nước nhỏ bé ở Á Châu mà dám đương đầu với nhữngnước giàu mạnh nhất Thế giới là Mỹ và Anh. 

Trước Thế chiến thứ II, các nước thuộc Á Châuhầu như là thuộc địa của Anh, Pháp, Mỹ, nên dưới sự nhìn chung của Thế giới, thì nhân dân ÁChâu là thấp hèn, lạc hậu, và cũng vì vậy mà bị đối xử một cách tàn tệ, dã man suốt thời kỳ bịThực dân đô hộ. Bởi vậy trước sự vùng lên của nước Nhật, nguyên do cũng vì bị bao vây, áp bứckinh tế của Đế quốc Tư Bản. Cuộc khởi chiến do Nhật tạo nên, cũng chỉ vì sự tồn vong của nướchọ mà thôi.Cuộc chiến tranh đã gây ra nhiều đổ vỡ, chết chóc và đau thương cho toàn thể Á Châu và đócũng là trách nhiệm của nước Nhật cho đến ngày nay vẫn còn để lại những dấu ấn không tốt đẹpcho nước Nhật. Nhưng dù sao cuộc chiến tranh Thế giới thứ hai sau khi chấm dứt đã làm thayđổi bộ mặt của Thế giới. Các nước bị Đế quốc Thực dân thống trị trước đó, từ nam Mỹ Châu đếnPhi Châu, Trung Đông qua Á Châu đã thức tỉnh và vùng lên giành lại nền Độc Lập,Tự Chủ choxứ sở của đất nước mình, trong đó có nước Việt Nam, dưới sự thống trị của Thực dân Pháp trên80 năm, dù rằng trong suốt thời gian đó, nhiều cuộc nổi dậy đã vùng lên, nhưng vì nhân dân chưathức tỉnh, thế lực Thực dân còn mạnh nên đều thất bại. Từ khi thấy Quân đội Nhật chiến thắngmau lẹ trong những năm đầu của cuộc chiến, đặc biệt đánh bại Quân đội Pháp vào ngày 9tháng 3 năm 1945 chỉ trong vòng 24 giờ trên toàn khắp Đông Dương, thì tinh thần đòi Độc Lậpcủa nhân dân VN, nhất là giới thanh niên vùng lên rất mạnh mẽ. 

Trở lại cuộc chiến tranh tại Á Châu, Thái bình Dương, sau bốn năm chiến thắng liên tiếp, Nhậthầu như làm chủ từ Trung Hoa, Đông Dương tới Phi luật Tân, Nam Dương và Miến Điện. Từnăm 1944 trở đi thì Quân đội Đồng Minh, chủ lực là Quân đội Mỹ khởi sự phản công và dần dầnchiếm lại các vị trí tiền phương như đảo Guam, quần đảo Marshall và đổ bộ lên Phi luật Tân.Các trận hải chiến ác liệt đã diễn ra để dành lấy quyền làm chủ trên mặt biển đã làm cho lựclượng Hải quân Nhật thiệt hại nặng nề và không còn kiểm soát được những tuyến đường hải vậnquan trọng nữa. Từ đó dẫn đến sự cô lập của Quân đội Nhật trên khắp chiến trường. Không lựcĐồng Minh từ các sân bay tại các hải đảo vừa mới chiếm lại được, cũng như trên các Hàngkhông mẫu hạm, đã phóng những cuộc không tập vào các vị trí đóng quân của quân đội Nhật ởkhắp mọi nơi, trong đó có Việt Nam. Khi đó, ở thành phố Hà Nội, dân chúng đã tản cư racác vùng phụ cận, đa số là những trẻ em, học sinh và những thành phần không bị ràng buộc vàocông cuộc làm ăn sinh sống hàng ngày. Phố Sinh Từ, Hàng Than, nhà Đấu Sảo Hà Nội đã bịtrúng bom, gây nhiều thiệt hại về nhân mạng và tài sản. Để tránh thiệt hại, hầu hết các vườnhoa, công viên chung quanh bờ hồ Hoàn Kiếm, đều được đào hào trú ẩn. Hai ba ngày, trên bầutrời Hà Nội lại diễn ra các cuộc không chiến giữa máy bay Nhật và Anh, Mỹ. 

Tiếng nổ của súngcao xạ Nhật đặt rải rác tại vùng ngoại ô cũng như ở khu vực bờ sông Hồng gần cầu Long Biên(Pont Doumer) hòa với tiếng bom nổ rung chuyển cả thành phố. Khi đó tôi đang ngụ tại nhà người Anh cả ở phố Hàng Vôi (nay đổi tên là Lý thái Tổ) ngay sát trường Tiểu học. Ngôi trườngnày Quân đội Nhật đã trưng dụng để đóng quân, thành thử từ căn nhà lầu tôi ở, mọi sinh hoạthàng ngày của binh lính Nhật tôi đều biết rõ. Từ cách ăn uống, đi ngủ,tập họp, điểm danh sáng,tối, thay đổi gác ở cửa trường học đã làm tôi cảm phục về tác phong, kỷ luật rất cao. Nhất là cácsĩ quan, chân đi ủng da, bên lưng đeo kiếm dài, bước đi rắn rỏi, khi ngồi trên mình ngựa trôngthật hiên ngang, chẳng thế mà đối phương khi chưa lâm trận, chỉ nghe tiếng hô đã khiếp vía rồi.Một Quân đội chỉ có tiến chứ không có lùi. Cũng chỉ vì sự quan sát tận mắt và nghe tin trên đàiphát thanh, đọc báo chí, mà đời sống quân đội đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến cuộc sống sau nàycủa tôi.Theo lệnh của Chính quyền bảo hộ Pháp (khi đó vẫn còn tồn tại, mặc dù lúc đó Quân đội Nhậtđang đóng quân trên bán đảo Đông Dương), sau khi Pháp phải ký thỏa hiệp cho Nhật đưa quânvào Đông Dương năm 1940, tại chính quốc, Pháp quân đã bị bại trận trước Quân đội Đức QuốcXã, tất cả các trường Trung, Tiểu học, công cũng như tư, bắt buộc phải rời ra vùng ngoại ô HàNội. Trường của tôi theo học lúc đó là trường tư tên gọi là Louis Pasteur tọa lạc tại phố HàngChuối (Raffenel) gần tòa nhà Bác Cổ Hà Nội, nơi mà tôi và các bạn bè, sau các giờ nghỉ họcthường ra chơi đùa, vì ở đó có sân cỏ rộng, có cây đa rợp bóng mát, vào những buổi trưa hè nóngbức, hoặc ra bãi cỏ rộng chạy dài theo chân đê sông Hồng gần đó đá banh. Tạm xa rời những chỗvui chơi đó, trường tôi di chuyển về gần Đình làng Láng, thuộc phía tây bắc Hà Nội vào khoảnghai, ba chục cây số. Những tưởng ra đi một thời gian rồi sẽ trở lại, nhưng không ngờ là đã khôngbao giờ trở lại nữa. Cây đa Bác Cổ, cây cột Đồng Hồ, giải đất ven đê tôi không còn để chân trởlại nữa, và chỉ sau bốn mươi năm, khi cuộc chiến tranh Việt Pháp của những năm từ 1946 đến1954, và của Cộng Sản Việt Nam và Việt Nam Cộng Hòa chấm dứt vào năm 1975, tôi mới lại códịp về thăm quê hương, thành phố Hà Nội và ngôi làng thân yêu chỉ cách thành phố về phía Bắccó 12 cây số, mà bây giờ đã sáp nhập vào thành phố Hà Nội. 

Làng Đông Ngạc.

Trước kia làng tôi được gọi là Đông Ngạc, nhưng mọi người đều biết dưới tên tục là Vẽ, vàthường được gọi là làng Chèm Vẽ. Từ Hà Nội, muốn đi về làng tôi, thì chỉ việc đi qua đê YênPhụ, Hồ Quảng Bá, có hàng cây ổi mọc ở hai bên đường, rồi tới Nghi Tàm, nơi trồng cây đào, mà cứ mỗi năm, trước khi vào Tết Âm lịch, hoa đào nở như sắc pháo, và cứ theo phía trong chânđê Hồng Hà, qua làng Phú Gia là tới làng tôi. Trước 1945, làng tôi thuộc Phủ Hoài Đức, Tỉnh HàĐông, nhưng vì địa thế nằm gần Hà Nội, nên ảnh hưởng về văn hóa và kinh tế nhiều hơn. Cănnhà mà tôi sinh ra và lớn lên là tài sản của Ông Bà nội tôi để lại.Khi tôi sinh ra thì ông Nội tôi đã mất. Ông Nội tôi khi sinh thời có ra làm quan tới chức Án Sát,nhưng đến thời thân sinh ra tôi thì ông không làm gì cả và ở nhà trông nom gia đình.

 Căn nhà tôitrải rộng trên chu vi gần một mẫu tây, được xây cất theo hình chữ môn, mà ngôi nhà chínhhướng về phía nam, được dùng làm nhà Thờ, còn hai căn nhà hai bên để ở. Ở giữa sân là một cáibể tròn lớn cao một thước, đường kính khoảng ba thước, mà cha tôi xây cất để ngoạn cảnh,nhưng tiếc là chưa có hòn non bộ ở giữa thì Cha tôi mất vào năm 1940, khi đó tôi mới có mườibốn tuổi, đang học tại trường Trung Học Louis Pasteur do ông Phó Bá Hùng làm Hiệu Trưởng.Làng tôi có sáu ngõ nằm ở trong chân đê, được gọi theo thứ tự từ hướng Hà Nội tới là ngõ Đông,Ngõ Ngác, Ngõ Vẽ, Ngõ Trung, Ngõ Ngấn và Ngõ Chùa. Còn hai ngõ kia thì nằm ở ngoài chânđê, được gọi là Xóm Hàng Quang, dân chúng sống bằng nghề làm các vật dụng bằng song, mâyvà Xóm Vạn (có các gian nhà bán tre, nứa, lá gồi và cây gỗ). Mẹ tôi cũng có một cửa hàng tại đó.Các Ngõ trong đê phần lớn sinh sống bằng nghề tiểu công nghệ và buôn bán. Đồng ruộng củalàng thì ít nên không có nhiều nông dân. Cha mẹ tôi được thừa hưởng chừng năm mẫu ruộng,nên có gạo ăn đủ cả gia đình hàng năm. Còn các thanh, thiếu niên, gần như 99% được đi học. 

Ngôi Trường làng tôi được xây cất thành hai tòa nhà, một cho các lớp học 5, 4, 3 và toà nhà kiacho các lớp Moyen 1, 2 và lớp nhất. Ở giữa các lớp học có một phòng, một nửa phía ngoài làmnơi hội họp, nghỉ ngơi của các giáo viên sau mỗi giờ dạy học. Còn phòng trong làm nơi thờphụng, tôi thấy có để một tấm hình của ông Hoàng trọng Phu (nói sau tại sao có hình ông), TổngĐốc thời kỳ đó. Tòa nhà này tương đối rộng rãi, cao ráo, mát mẻ hơn. Ngoài phía trước tòa nhàlớp sơ học được xây lên một cái lăng nhỏ, trong đó được dựng lên một tấm bia, trên có ghi khắccác nhà khoa bảng, sinh quán tại làng từ thời Lê, Nguyễn. Hàng năm vào ngày tế lễ Thần Hoànglàng tại nơi Đình thì cùng lúc tại nhà trường làm lễ kỷ niệm ngày con Đê Hồng Hà bị vỡ tại khuvực làng Yên Phụ và xây dựng con Đê mới (khi đó tôi chưa sinh ra). Trong căn phòng mà tôi cónói tới tấm hình của ông Hoàng trọng Phu, con của ông Hoàng cao Khải, một Đại thần của nhàNguyễn và y cũng là Tổng Đốc, Khâm sai Đại thần của nhà Nguyễn tại Bắc Hà, quyền uy vượtbực, chỉ đứng sau tên Thống sứ Pháp. 

Đối với phong trào cách mạng lúc bấy giờ thì y là một tênViệt gian, tay sai của Thực dân Pháp. Sở dĩ hình ông ta được để thờ ở đó là vì ông ta là vị ânnhân của làng. Sự thể xẩy ra như thế này, sau khi con Đê Hồng Hà bị vỡ, thì nhà nước Bảo HộPháp có kế hoạch đắp lại con Đê cho phù hợp với thủy lưu hầu có thể tránh được những đại họaxẩy ra vào mùa nước lũ trong tương lai. Kế hoạch dự trù thực hiện thì đương nhiên ngôi làng tôibị đẩy ra ngoài con Đê, và rồi hàng năm sẽ không tránh được ngập lụt. Sự thiệt hại dĩ nhiên rất làto lớn. Bởi vậy, các chức sắc trong làng đã vận động với Nhà nước Bảo Hộ Pháp và đặc biệt vớiông Hoàng trọng Phu, với sự tiếp tay của ông ta, kết quả kế hoạch đã được thay đổi và ngôi làngtôi vẫn tiếp tục nằm ở trong Đê cho đến ngày hôm nay. Vì công lao to lớn đó đối với làng, nênông ta đã được dân làng nhớ ơn. Tôi còn nhớ là khi Việt Minh Cộng Sản (VMCS) cướp Chínhquyền ngày 19/8/1945, ông Hoàng trọng Phu đã về ẩn náu một thời gian tại căn nhà của ôngTuần phủ Bùi huy Đức, là con rể ông ta, ở cùng ngõ với nhà tôi.

Làng tôi có ba Họ lớn và danh vọng hơn cả, đó là họ Phạm, Phan và Hoàng. Họ Phạm phần lớnđỗ đạc ra làm quan nhiều hơn là họ Phan và Hoàng. Về họ tôi, riêng vào lớp ông Nội tôi trở lênthì ra làm quan, nhưng từ thế hệ Cha tôi về sau gần như đa số học về chuyên môn như Bác sĩ,Luật sư, Kỹ sư v.v. Họ tôi tập trung vào cư ngụ tại Ngõ Vẽ. Có gia đình ông Hoàng cơ Bình làcon ông Tổng Đốc Hoàng huân Trung thuộc Chi trên mà tôi phải gọi ông Bình là Chú. ÔngHoàng huân Trung là người tây học, nên con cái được gửi qua Pháp học, trong đó đáng kể là BàHoàng thị Nga (người đàn bà đầu tiên đã đỗ bằng Tiến sĩ khoa học và sau đó trở thành giáo sưgiảng dạy tại trường Đại Học Hà Nội, nhưng ít lâu sau vì bất bình với nhà trường, Bà bỏ sangPháp ở. Còn ông Hoàng cơ Bình cùng học với ông anh Cả tôi, và đỗ Bác sĩ Nha khoa. Ông Bình,từ năm 1952 trở về sau, ngoài nghề Nha sĩ, ông đã tham gia vào chính trị. Theo tôi hiểu, thì ônglà một người hiền lành, đức độ thích hợp với công việc chuyên môn hơn, vì vậy khi ông tham giachính trị, và thành lập đảng Hưng Quốc mà ông là Thủ lãnh đã không mấy phát triển và thànhcông. Có lúc, ông đã ra ứng cử vào chực vụ Tổng Thống VNCH vào năm 1967. 

Theo dư luậncủa những nhà làm chính trị và cách mạng thì họ xếp loại ông vào hàng ngũ những nhà chính trịsalon (phòng khách). Dù sao, ông cũng là một người có nhiệt tình yêu nước và không xấu. Sau30/4/1975, Cộng Sản (CS) Bắc Việt đánh chiếm miền Nam, ông đã không chịu bỏ nước ra đi,mặc dù phương tiện không thiếu, vì lúc đó em ông là Phó Đề Đốc Hoàng cơ Minh làm Tư lệnhmột Hạm Đội. Cũng như mọi lãnh tụ, các cán bộ cao cấp của các Đảng chính trị Quốc Gia vàGiáo phái ở miền Nam, đều đã bị CS bắt đưa đi tù "tập trung cải tạo", ông Bình cũng cùng sốphận ấy. Ông bị đưa ra Bắc và bị giam tại trại Nam Hà (ở phía nam Hà Nội, thuộc Liên Tỉnh HàNam, Nam Định, Ninh Bình). Khi tôi ở trại giam Yên Bái (thuộc Tỉnh Hoàng liên Sơn) dichuyển về trại Nam Hà vào tháng 4/1978 thì ông Bình đã ra khỏi trại được hơn một tháng trước,vì được ông Hoàng minh Giám, khi đó đang giữ chức Bộ Trưởng Văn Hóa của nhà nước CSViệt Nam, bảo lãnh về quản chế tại Làng. Đến năm 1989, một năm sau khi tôi được trả tự do, tôicó trở về thăm lại gia đình và họ hàng sau bao năm xa cách, thì ông Bình đã mất sau một cơn đautim mấy tháng trước. Trong một buổi ra thăm mộ những người thân yêu đã khuất, tôi cũng đãghé thăm mộ ông, ngôi mộ vẫn còn chưa xanh cỏ. Các cháu tôi cho biết ông thường nhắc đến tôivà nhắn lại là khi nào ra trại thì về ghé thăm ông. Khi còn ở Saigon (trước 1975), tôi vẫn thườngđến thăm ông, cũng như ông đã cùng Phái đoàn (Nghị viên Thành phố) đến thăm đơn vị ThủyQuân Lục Chiến của tôi ngoài mặt trận.Gia đình thứ hai là ông Bác tôi, ông Hoàng tăng Bí, thường gọi là ông Bảng Bí, vì ông đỗ PhóBảng. 

Tuy ông đỗ cao, nhưng không chịu ra làm quan và ở nhà làm báo. Ông đã tham gia Phongtrào Đông Kinh Nghĩa Thục cùng các ông Cử Can, Dương bá Trạc (chết vì bệnh lao ở Singaporenăm 1944) v.v.. Hai ông này tôi đã được hân hạnh hầu chia bài Tổ Tôm khi các ông chơi bài, saukhi được Pháp trả tự do. Riêng Cha tôi, có lẽ vì giữ chức vụ không mấy quan trọng, nên đã lọtlưới trở về làng ở luôn, không như trước đó ông thường ở Hà Nội nhiều hơn. Ông Bác tôi cóngười con thứ hai là ông Hoàng Minh Giám. Trong thời kỳ Pháp thuộc, ông Giám làm Hiệutrưởng trường Tư thục danh tiếng Thăng Long ở phố Trạm và đường Thành Hà Nội (Henrid,Orlean). Trong thời gian đó, tôi được biết là ông có tham gia vào Đảng Xã Hội. Khi tôi đang họclớp Nhất ban Thành chung, thì có tham dự lễ đám tang của ông Phan Thanh, vừa là giáo sư củaTrường vừa là Nghị viên của Thành phố Hà Nội. Tôi còn nhớ là quan tài ông đã được để tại nhàTrường và phủ lên một tấm vải đỏ. Đám tang thật lớn, có đủ thành phần xã hội tham dự.Sau ngày 19/8/1945, ông Giám cùng với ông anh Cả tôi được Việt Minh Cộng Sản (VMCS) mờira ứng cử vào Quốc Hội, và nằm trong Liên danh ứng cử của ông Xuân Thủy thuộc địa phận tỉnhHà Đông. Dĩ nhiên là trúng cử vì người đứng đầu liên danh là một cán bộ lãnh đạo của VMCS.Ngoài chức vị Dân Biểu Quốc Hội, ông Giám còn làm Phụ tá về Nội Vụ và Ngoại Giao cho Võnguyên Giáp (giáo sư trường Thăng Long) và Phạm văn Đồng. Ông là một con người hiền từ,trung thực, có uy tín trong ngành giáo dục, thực tâm yêu nước. Theo tôi hiểu, thì ông không thểlà một người Cộng Sản được vì ông không phải loại người xảo trá, thủ đoạn... Ông đã đi theoVMCS vì lúc đó CS có chính quyền trong tay và Hồ chí Minh quá khôn lanh, xảo trá và thủđoạn... 

Năm 1989, khi về thăm quê ở Hà Nội, tôi có tới thăm ông Hoàng Minh Giám tại nhàriêng của ông trước Bệnh viện Saint Paul. Khi gặp mặt, ông không còn nhận ra tôi, có lẽ vì thờigian quá lâu (trên 40 năm) và ông đã già, trí nhớ sút kém (khi đó ông đã 83 tuổi). Tôi nói tên thìông nhớ ra ngay, vì trước đó mười năm, khi vợ tôi ra thăm nuôi lúc tôi còn ở tong tù, có lại thămông ta đi cùng với người anh ruột tôi, thì đã được ông hứa bảo lãnh, nhưng với điều kiện là phảivề quản thúc tại làng như ông Hoàng cơ Bình. Đến khi vợ tôi cho biết, tôi đã từ chối ngay vàchấp nhận ở tù cùng với các đồng đội, chiến hữu cho đến ngày ra tù là ngày 13/2/1988, tức trướcTết Âm lịch Đinh Mão bốn ngày thì tôi được CS trả tự do. Tính ra là gần 13 năm sống trong cáctrại giam CS từ Nam chí Bắc. Ở miền Nam hai trại, trại đầu tiên ở Long Giao (Tỉnh LongKhánh) sáu tháng từ 16/6/1975 cho đến 12/1975. Trại kế tiếp là trại Tam Hiệp (Tỉnh Biên Hòa)12/1975 đến tháng 6/1976 rồi bị chuyển bằng máy bay C-130 của Việt Nam Cộng Hòa (VNCH)để lại, lúc đó chúng chỉ dành chở cấp Tướng và Đại Tá. Ở miền Bắc, trại thứ nhất là ở Nghĩa Lộ,Yên Bái, Sơn La. Được hơn một năm, vì tình hình VNCS và Trung Cộng căng thẳng về vấn đềCampuchia, nên trại tù dời về Phủ Lý, Nam Hà ở phía nam Hà Nội. Tổng cộng ở trại miền Bắc làgần 7 năm, sau đó chuyển về trại Long Khánh miền Nam cho tới tháng 2/1988 thì tôi được thả vềnhà.Ông Giám đã về hưu được mấy năm và đang sống với vợ. Các con đã lớn, thành tài và ở riêng.Gia đình ông ở trong một căn nhà hai tầng lầu, gồm có mấy gia đình. Sức khỏe ông đã xuốngnhiều, tai mắt không còn lanh lẹ nữa. Bà vợ có cho tôi biết rằng già như vậy mà ít tháng trước,ông Lê quang Đạo, Chủ tịch Quốc Hội CS có đến mời ra tham chính lại, nhưng bà vợ đã nóithẳng cho ông ta hay là ông ấy già rồi, để ông ấy nghỉ, phục vụ quá nhiều rồi, không lẽ bây giờ rađể bon chen với bọn trẻ ư, mọi người chỉ có một thời thôi. Trong buổi gặp gỡ, tôi chỉ đề cập đếnnhững chuyện gia đình, tuyệt nhiên không đả động đến vấn đề chính trị, vì chẳng muốn ôngbuồn. Đảng Xã Hội của ông đã bị CS giải tán cùng với Đảng Dân Chủ từ lâu rồi. Ai cũng thừa hiểu là hai Đảng đó sau 1945 đã bị CS hóa rồi làm con rối bù nhìn, chỉ còn danh vị suông, làngoại vi của đảng CSVN.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro