ipo o viet nam

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Nhiều NĐT tham dự đấu giá, trúng rồi bỏ cọc... Các đợt doanh nghiệp tổ chức chào bán cổ phiếu lần đầu (IPO) đông đến nghẹt thở. Xô xát giữa NĐT với đơn vị tổ chức không phải chuyện hiếm… hàng loạt bất cập đang nảy sinh trong hoạt động IPO ở ta hiện nay. Giải pháp nào cho vấn đề này? Hiện quy trình IPO của các doanh nghiệp ở ta vẫn đang thực hiện theo các bước: (1) - thuê công ty chứng khoán tư vấn, dựng phương án phát hành sau khi đã thẩm định tài sản, kiểm toán… (2) - nhận tiền đặt cọc của NĐT; (3) – Công ty chứng khoán cùng đơn vị phát hành chào bán cổ phiếu tại các TTGDCK (Hà Nội hoặc TP HCM) hay cũng có thể tổ chức tại doanh nghiệp; (4) - tiền thu được qua đấu giá sẽ chuyển về đơn vị phát hành đồng thời trả lại tiền cọc với những trường hợp không trúng thầu.

Quy trình này, về hình thức có vẻ đầy đủ nhưng xét về nội dung lại thiếu. Trước hết là sự thiếu về hành lang pháp lý để loại trừ những trường hợp bỏ giá trên trời khiến nhiều cuộc IPO phải thực hiện lần 2. Thứ hai là sự thiếu chuyên nghiệp của các NĐT dẫn đến mất tiền một cách không đáng. Một nghiên cứu công bố mới đây của Công ty chứng khoán Thăng Long cho thấy có tới hơn 80% NĐT thiếu kiến thức về kinh tế - tài chính doanh nghiệp. Chính sự thiếu chuyên nghiệp này dẫn tới tình trạng NĐT bỏ giá bầy đàn rồi bị trả giá hớ nên bỏ cọc khiến nhiều cuộc IPO ế ẩm hàng triệu cổ phiếu. Thứ ba là việc tổ chức đấu giá cho nhiều đối tượng tham gia cùng lúc gây ra sự quá tải cho hệ thống các công ty tổ chức. Và cuối cùng, tất cả những cái “thiếu” trên đã không thúc đẩy được hệ thống dịch vụ phát triển như: dịch vụ uỷ thác đấu giá, dịch vụ quản lý quỹ, quản lý danh mục đầu tư… mà một TTCK muốn phát triển lành mạnh và ổn định thì hệ thống dịch vụ này phải làm xương sống.

Theo các chuyên gia tài chính, trên thế giới, IPO được coi là thị trường sơ cấp chỉ dành cho các tổ chức tài chính chuyên nghiệp tham gia (ngân hàng, Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ…). Cá nhân muốn đấu giá cứ đưa ra mức giá của mình nhưng phải uỷ thác cho công ty tài chính làm trung gian hoặc để công ty tài chính đấu giá hộ và chịu mất phí. Ở đây, các công ty tài chính khi đấu giá là đấu cho thân chủ của mình nên phải đảm bảo thoả mãn tối ưu yêu cầu của thân chủ. Cạnh đó, vì là các tổ chức chuyên nghiệp nên họ có thông tin, có các công cụ để nghiên cứu, đánh giá giá trị của doanh nghiệp nên bỏ giá cổ phiếu rất sát giá trị thật. Sau khi hoàn thành việc bảo lãnh đấu giá ở thị trường sơ cấp, cổ phiếu mới chào bán cho công chúng ở thị trường thứ cấp.

Có thể lấy một hình thức IPO ở Mỹ làm ví dụ: khi một doanh nghiệp muốn IPO sẽ có một hay nhiều công ty chứng khoán hay ngân hàng đầu tư làm bảo lãnh phát hành. Về quy trình cũng gần giống như các bước trên nhưng khác biệt ở khâu tổ chức bảo lãnh giá phát hành. Các tổ chức bảo lãnh phát hành này phải thăm dò thị trường để tìm ra một mức giá mà thị trường chấp nhận cho cổ phiếu chào bán đó. Ví dụ: thị trường chấp nhận giá 60.000 đ/cổ phiếu thì tổ chức bảo lãnh sẽ bảo lãnh giá phát hành là 50.000 đ. Sau đó, các tổ chức bảo lãnh sẽ mua hết số cổ phần của công ty phát hành và bắt đầu chào bán ra công chúng với giá cao hơn giá bảo lãnh. Lợi nhuận mà các tổ chức bảo lãnh thu được chính là phần chênh lệch giữa giá bảo lãnh và giá bán cho công chúng đầu tư. Khác biệt nữa là các công ty chứng khoán thì bán cho công chúng, còn các ngân hàng đầu tư thì chọn bán cho các NĐT có năng lực tài chính tốt.

Có thể thấy, ở hình thức IPO nói trên, đối tượng tham gia bảo lãnh và đấu giá là các tổ chức chuyên nghiệp tham gia nên giá đấu hoặc giá trúng thầu không thể bị bóp méo quá với giá trị thật của cổ phiếu nên tránh được nhiều khiếm khuyết như đang xảy ra ở Việt Nam.

Về mô hình nói trên, đã có ý kiến từ một cán bộ quản lý thị trường chứng khoán: nếu áp dụng hình thức đó vào thị trường Việt Nam, liệu có xảy ra trường hợp các công ty bảo lãnh thông đồng để làm giá?

Câu khẳng định là không nếu những tiêu chí về minh bạch thị trường được thực hiện đúng nghĩa. Hơn nữa, đã có những nghiên cứu chỉ ra rằng tổ chức bảo lãnh sẽ không dám hay nói cho đúng là không muốn thông đồng vì hoạt động trong lĩnh vực này là sự cạnh tranh, không phải chỉ có một vài tổ chức mà có nhiều tổ chức khác (ví như việc cạnh tranh thị trường bảo lãnh phát hành của các công ty chứng khoán Việt Nam cho các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay). Một bên, các công ty bảo lãnh phải thoả mãn các yêu cầu về giá phát hành lần đầu của doanh nghiệp. Bên kia phải thoả mãn một mức giá mà NĐT chấp nhận nếu không tổ chức bảo lãnh sẽ mất tín nhiệm.

Với một thị trường mới phát triển như TTCK Việt Nam đương nhiên cần phải có thời gian để lựa chọn ra mô hình IPO thích hợp. Tuy nhiên, nếu có thể thí điểm và rút kinh nghiệm ngay một vài mô hình mà các thị trường đã phát triển hàng trăm năm đang áp dụng thì lộ trình hoàn thiện IPO ở Việt Nam sẽ được rút ngắn lại. Còn không, với những gì đang diễn ra hiện nay, rủi ro và thất bại sẽ ngày càng chiếm tỷ trọng lớn!

Ở Việt Nam, văn bản hiện hành về việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng cũng quy định cụ thể những điều kiện nêu trên. Do đó, về mặt lý thuyết cũng như trên thực tế, doanh nghiệp muốn thực hiện IPO, doanh nghiệp phải có tiềm lực về vốn, phải thể hiện tính chất đại chúng và sẵn sàng trở thành đại chúng. Như vậy, hiểu thế nào là một đợt IPO thành công/hiệu quả?

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#tít