Đại gia không đáng sợ, đáng sợ là những đại gia luôn không ngừng cố gắng (1)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Tôi có một người bạn cấp III tên Lão Cao, mở nhà hàng kiêm nhận mua hàng tại Nhật, ngày nào cũng bận tối mắt tối mũi. Mặc dù là chủ nhà hàng nhưng ban ngày cô ấy phải tự rửa
chén bát, lúc đông khách phải tự bưng bê, rót nước, thu ngân... không thiếu việc gì. Những lúc rảnh rỗi cô ấy tới các trung tâm thương mại mua đồ cho khách. Buổi tối hết giờ lại kiểm hàng để đến nửa đêm có thể ra bưu điện gửi về nước.

Những lúc mệt mỏi, Lão Cao thích nhắn qua WeChat* cho tôi. Lần nào tôi cũng kể cho cô ấy nghe câu chuyện về những đại gia luôn nỗ lực phấn đấu ở quanh mình, cổ vũ Lão Cao cố gắng kiếm tiền, rồi tặng thêm tã lót cho con trai tôi dùng. Sau khi kể
tới câu chuyện thứ mười tám, chúng tôi kết luận: Đại gia không đáng sợ, đáng sợ là những đại gia luôn không ngừng cố gắng.

Thật ra những đại gia mà chúng tôi nói đến không phải đám con ông cháu cha giàu sang phú quý, chúng ta và những người đó ngay từ đầu đã không chung một điểm xuất phát rồi.

"WeChat (hay còn có tên gọi là Weixin) là một ứng dụng di động cho phép nhắn tin và gọi điện được sử dụng phổ biến ở Trung Quốc."

Chúng tôi chỉ kể cho nhau về những đại gia trong mắt mọi người, họ có gia cảnh khá giả, họ trông như không cần cố gắng cũng có thể sung túc thoải mái, nhưng lại phấn đấu làm việc
như những người làm công ăn lương khác hoặc là những người thường bị người khác đố kỵ, đổ tại ông trời bất công.

Tôi đã chọn ra vài ví dụ để chia sẻ với mọi người.

Đại gia số một: Con nhà giàu, bố mẹ có thể cấp vốn nhưng vẫn muốn tự mình vươn lên. Cô ấy là bạn học của tôi, có tài năng thiên bẩm về piano, bố mẹ làm trong doanh nghiệp nước ngoài từ những năm đầu thập niên 90, khi thu nhập bình quân của mọi người mới chỉ 200 tệ một tháng, thu nhập của bố mẹ cô ấy đã lên đến mấy nghìn tệ. Piano là môn nghệ thuật được giới
thượng lưu yêu thích, nó không chỉ yêu cầu người học phải có sự hứng thú, mà còn cần nguồn tài chính dồi dào để duy trì mới không bị đứt gánh giữa đường.

Đại gia số một học suốt mười mấy năm, chưa tốt nghiệp đại học đã đi du học ở một học viện âm nhạc nổi tiếng tại Canada, sau đó trở thành một trong những nghệ sĩ piano trẻ tuổi nhất có tour lưu diễn toàn cầu. Hiện tại cô ấy đang học nghiên cứu sinh
tại học viện âm nhạc nổi tiếng nhất nước Mỹ.

Từ lâu, bố mẹ đã mua cho đại gia số một căn biệt thự ở nước ngoài, cả gia đình cũng đều di cư sang đó. Người ngoài nhìn vào đều thấy đó là một cô gái hoàn hảo, có gia đình hạnh phúc, mọi thứ trên đời sinh ra đều dành cho cô ấy. Vậy mà nhà đến cuộc sống hằng ngày, đại gia số một chia sẻ: "Hàng ngày mình thức dậy lúc 5 giờ sáng, 6 giờ đến trường luyện đàn, trên trường có tiết thì học, nếu không sẽ đi dạy thêm kiếm tiền hoặc luyện đàn tới nửa đêm, sau đó lái xe về nhà hết một tiếng. Một ngày của mình như vậy đấy."

Đại gia số hai: Tiền của chồng đương nhiên là của mình nhưng bản thân cũng phải có giá trị và sở thích riêng.

Thời đại này chẳng có mấy cô gái không muốn tìm cho mình một người chồng giàu có, nhưng tài sản của đàn ông là thứ phụ nữ được hưởng một nửa hay là kẻ thù không đội trời chung chen vào mối quan hệ vợ chồng? Đại gia số hai lấy một người chồng có tiền, còn rất yêu thương vợ, cô ấy muốn gì là được nấy.

Chồng của đại gia số hai buôn bán lớn với nước ngoài, tài sản lên tới vài tỉ; còn đại gia số hai là phiên dịch viên chuyên dịch cabin*, đi làm nhiều năm nên cũng tích lũy được không ít mối quan hệ và tiền bạc, địa vị lại rất cao. Hằng ngày cô ấy luôn bận rộn với những hội nghị cấp cao, thỉnh thoảng còn phải đưa con đi làm cùng. Cô ấy dự định vài năm nữa sẽ sang Châu Âu sinh sống. Có lần tôi hỏi: "Cậu sắp ra nước ngoài định cư, chồng lại giàu có, cậu vất vả thế làm gì? Ở nhà chơi khoảng hai năm tới lúc đi là vừa."

Cô ấy đáp rằng: "Tiền của chồng mình cũng là của mình, nhưng bản thân vẫn phải có sở thích riêng và giá trị riêng. Ra nước ngoài sẽ làm gì mình vẫn chưa quyết định, nhưng dù chỉ còn ở trong nước một ngày, mình cũng phải nỗ lực để làm gương cho con, mình không muốn sau này con hỏi tại sao mẹ không đi làm."

* Một loại hình phiên dịch mà người dịch phải nói song song với người nói.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro