KHUC HAT OAN HON

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Tác giả: Người Khăn Trắng

Phần 1

KHÚC HÁT GỌI HỒN

KHÚC HÁT GỌI HỒN

Đuổi được người phụ nữ mai mối ra khỏi nhà, Quang nghe nhẹ cả người.

Suốt buổi tối nay, bà ta cứ lôi hết mối này ra khoe rồi mối kia ra tán tụng. Qua

miệng lưỡi của bà ta thì người con gái nào cũng xuất chúng, tuyệt vời, nên rước

về làm vợ ngay! Nhưng càng nghe bà ta ba hoa thì Quang lại càng nản. Thú

thật, trong lòng Quang lúc này đàn bà là một cái gì đó đáng sợ hơn là để yêu

thương.

Lý do khiến Quang trở nên như vậy là vì chỉ trong vòng hai năm trở lại đây,

anh đã bị đổ vỡ đến ba mối tình! Thứ nhất, nàng Tố Oanh, người vợ đầu chỉ

sống được với anh đúng sáu tháng rồi chẳng bệnh hoạn gì, đã lăn đùng ra chết.

Người thứ hai, anh gặp được trong một lần xem hát tuồng, nàng là cô đào chính

của gánh hát, được Quang cưới về, thì chỉ bốn tháng sau nàng ta đã dọn sạch đồ

đạc trong nhà đi luôn. Đến người vợ thứ ba, nàng Xuân Lan, ở được lâu hơn,

đến hơn một năm, rồi bỗng nửa đêm nàng ta nổi cơn điên loạn, xé quần áo chạy

nhông nhông giữa đường, la hét om sòm. Khi người ta vây bắt lại thì bất thần

nàng ta nhảy xuống sông, con nước cuốn trôi mất xác!

Bi kịch dồn dập như vậy bảo sao Quang không màn chuyện đàn bà, chuyện

nhân duyên. Trước khi tiễn bà mai ra về, Quang còn cả quyết:

- Từ nay bà đừng bao giờ nói chuyện mai mối với tôi nữa nhé!

Nhưng đêm hôm đó trong lúc ngủ, Quang lại mơ thấy mình cưới vợ lần nữa.

Thức giấc, anh bật cười một mình. Cười xong anh lại lẩm bẩm:

- Có điên mới cưới.

Nhưng rõ ràng, những gì trong giấc mơ như đang hiển hiện. Anh nhớ mình

đã gặp một cô gái có tên gọi là Kim Yến, nàng ngồi khóc một mình bên bờ

giếng, khi Quang đến hỏi thì nàng không ngẩng lên mà lại nói:

- Tránh ra để người ta chết!

Thì ra nàng ta sắp nhảy xuống giếng! Quang hốt hoảng ngăn lại thì nàng ù té

chạy mất dạng. Quang cố đuổi theo, cuốt cùng cũng bắt kịp và... nàng chịu làm

bạn với anh. Để rồi không lâu sau, chính Quang đã đề nghị được cưới nàng ta.

Và nàng ưng thuận..

Bây giờ ngồi đây nhớ lại chuyện giấc mơ, Quang bỗng rùng mình. Để xua đi

ý nghĩ không muốn có ấy, Quang đứng dậy bước ra ngoài. Trời vừa rạng sáng.

Có tiếng gọi vọng từ ngoài:

- Đi chẩn bần thầy Quang ơi!

Tiếng của những người trong nhóm thiện nguyện mà Quang là một thành

viên. Lúc ấy Quang mới nhớ là hôm nay có hẹn với họ đi về một làng hẻo lánh

để cứu trợ cho những người bị lũ lụt cuốn trôi nhà cửa.

Sợ họ sốt ruột, Quang phải nói vọng ra:

- Chờ tôi năm phút!

Khi anh ra ngoài thì mọi người đã có mặt đông đủ. Một vài người thấy

Quang còn lừ đừ liền trêu:

- Đàn ông không có vợ mà cũng ngủ quên sáng kể cũng lạ.

Người khác làm bộ hỏi lại:

- Vậy nếu có vợ thì bị giật tóc dậy sớm thì phải, nhưng để làm gì kia chớ?

Nhiều tiếng cười phá lên. Một ai đó nói:

- Kỳ này sớm tìm gấp cho chàng Quang này một cô vợ đi!

Quang chỉ cười cho qua chuyện chớ không đôi co, bởi anh biết mình mà lên

tiếng thì họ lại trêu chết bỏ mới thôi!

Vào lúc giữa trưa thì họ tới ngôi làng như dự kiến. Tuy nhiên, có một bất

ngờ mà đoàn không lường trước được đó là trời mưa. Không ngờ giữa mùa

nắng như thế này mà trời đột ngột đổ cơn mưa lớn chưa từng thấy. Cơn mưa dứt

thì đã hơn bốn giờ chiều. Mọi ngươi lo lắng bàn nhau:

- Bây giờ mà tiến hành công việc cũng chẳng được bao nhiêu mà quay về

cũng không còn kịp nữa, bởi trời tối mà đi ngang qua thác Dựng sẽ nguy hiểm ô

cùng. Mình tính sao đây?

Quang là người giỏi tính nhất trong nhóm, sau vài giây suy nghĩ, anh quyết

định:

- Ta ngủ lại đây, sáng mai làm việc sớm rồi về sớm.

Không còn cách nào khác nên mọi người đành phải chấp nhận. Việc ăn nghỉ

không khó, bởi dân làng ở đây đã quen thuộc với nhóm của Quang, nên họ tình

nguyện bố trí cho cả nhóm ngủ lại tại nhà ông trưởng thôn. Nhóm của Quang có

bảy người, mà nhà chỉ còn khả năng xếp cho sáu người ngủ chung trên hai chiếc

giường không rộng lắm, còn thừa một người... Trong lúc còn đang tìm cách thì

ông trưởng thôn chỉ tay ra phía bên hông nhà, hỏi:

- Ở đây ai không sợ ma?

Nghe tới ma thì hầu như ai nấy đều nhìn nhau lấm lét. Chợt Quang lên tiếng:

- Tôi.

Ông trưởng thôn vốn có gặp Quang vài lần, ông cười:

- Khi hỏi thì tôi đã nghĩ tới cậu. Còn nhớ lần trước cậu đã một mình vào tận

núi Voi để cứu thằng Vạn xóm này, nếu không có cậu thì thằng ấy đã chết mất

xác trong đó rồi.

Quang hỏi lại:

- Ngoài kia còn chỗ ngủ phải không?

Ông trưởng thôn gật đầu:

- Ở cái chòi ngoài đó vốn trước xây dựng lên để cho ông thầy mo cúng vọng.

Lâu nay không sử dụng, nhưng còn đủ mùng mền chiếu gối, nếu cậu dám thì...

Quang cười:

- Thích quá rồi còn gì nữa mà không dám! Vậy ông cho tôi mượn cây dù, tôi

sẽ ra ngủ đó. Tôi cũng đang cần sự yên tĩnh đây.

Mấy người bạn lo cho Quang:

- Hay là để thêm cậu Ngàn theo cùng ở với Quang!

Nhưng Quang đã cương quyết:

- Một mình tôi được rồi, Ngàn ngủ ngáy to tôi chịu không nổi.

Vậy là Quang ra chòi lá ngủ một mình. Tuy cách nhà lớn chỉ hơn chục bước

chân, nhưng cửa chòi hướng về phía ngoài, nên coi như biệt lập, hầu như không

nghe tiếng động nào ngoài tiếng côn trùng rả rích... Quang lại thích như vậy,

nên sau khi dọn sơ mùng chiếu, anh bước tới ô cửa nhỏ đưa tầm mắt nhìn ra.

Anh thầm cám ơn ai đã tạo ra một ô nhỏ vừa với tầm mắt, có thể từ đó nhìn suốt

vạt rừng bên ngoài. Dù đêm tối không nhìn thấy gì, nhưng thỉnh thoảng có

những ánh sáng chớp tắt củ lũ đom đóm cũng khiến Quang thấy vui mắt. Anh

hít thở, cố nuốt trọn bầu không khí trong lành của đêm miền rừng núi vào buồng

phổi mà nghe khoan khóai lạ thường. Chẳng bù với cái ngột ngạt của thị thành.

Chợt bàn chân trước của Quang giẫm phải mộc vật gì mềm mại nằm trên

sàn, anh giật mình rút chân lên, bước trán sang bên rồi rọi ánh đuốc nhìn.

- Một cái khăn!

Chiếc khăn lụa màu đỏ còn khá mới và cả mùi thơm nữa. Quang nhặt lên

xem và đoán:

- Phải là của một phụ nữ...

Dĩ nhiên khăn là của phụ nữ, bởi có mùi thơm đặc trưng mà không người

đàn ông nào có được. Nhưng sao lại có phụ nữ ở chỗ này?

Quang cố tìm thêm nữa, nhưng không có gì khác, ngoại trừ chiếc gối hình

như có mùi hơi lạ, một thứ mùi dễ chịu, chớ không phải ẩm mốc của vật dụng

để trong phòng lâu ngày không dùng tới.

Có người ở trong chòi này chăng? Quang tự hỏi nhưng không tìm đưc câu

trả lời, cuối cùng anh mỉm cười một mình với ý nghĩ: Có người ở thì càng vui.

Tiện tay, Quang máng chiếc khăn gần ô cửa nhỏ, rồi ngả lưng xuống chiếc

giường tre không nệm, nhưng lúc này anh cảm thấy như được nằm trên chiếc

giường Hồng Kông sang trọng. Có lẽ thấm mệt sau một ngày lội rừng, vượt

thác, nên hai mí mắt của Quang như bị kéo xuống, anh thầm nghĩ: Ngủ được

nhanh thì càng không phải sợ ai đó tới giành lại giường!

Nhưng sự việc lại không như Quang nghĩ, mí mắt thì kéo ghì xuống bắt ngủ,

nhưng vừa sắp chợp mắt thì y như là có ai đó chạm vào người, khiến Quang ngơ

ngác hỏi:

- Ai vậy?

Chẳng có ai trả lời. Mà quả như vậy, lúc đó ánh đuốc còn sáng, nên Quang

có thể quan sát khắp gian nhà. Chỉ có duy nhất cửa ra vào thì đã được gài chốt

bên trong, còn ô cửa nhỏ thì chỉ đủ cho một con dơi chui qua thôi, làm sao có

ai...

Nghĩ là do mệt nên giấc ngủ không yên, Quang cố gạt bỏ ý nghĩ và ngủ lại.

Nhưng lần sau thì rõ ràng như có ai đó kéo mạnh một bên cánh tay của anh!

Quang giật ngay dậy và nhảy xuống giường, lên tiếng lần nữa:

- Ai vậy?

Anh bước tới chỗ ô cửa, bởi nghĩ chắc có người ở đó. Nhưng tuyệt nhiên

không. Ngoài kia trời đang tối đen mà ô cữa thì cách sàn nhà khá cao, nên

không ai có thể leo lên đó được

Chợt quay sang trái, Quang ngạc nhiên:

- Chiếc khăn đâu?

Hồi nãy lúc lên giường nằm, Quang đã máng nó ở đây. Sợ nó rơi, Quang cúi

xuống tìm cũng chẳng thấy. Kỳ vậy...

Quang lẩm bẩm, vừa quay lại giường thì phát hiện chiếc khăn đang nằm gọn

trên gối.

- Không thể nào...

Quang hiểu là vừa rồi có ai đó trêu chọc mình, nên đã cố làm ra giọng

nghiêm túc:

- Đùa lúc người khác cần giấc ngủ là không hay đâu!

Mặc cho Quang nói, chung quanh không hề có ai lên tiếng. Lát sau cái cảm

giác buồn ngủ lại kéo tới và Quang không cưỡng lại được, anh bỏ mặc, lên

giường quyết tìm lại giấc ngủ. Đúng là người có bộ thần kinh thép như Quang

thì mới ngủ trong tình trạng ấy. Và anh đã làm được...

Anh ngủ một giấc tuy không dài, nhưng cũng đủ tỉnh táo, nên khi thức giấc

vào lúc hơn một giờ sáng, Quang cảm thấy nhẹ người. Theo thói quen, Quang

bật dậy đi tìm điếu thuốc phì phà. Lần này anh trố mắt kinh ngạc, bởi chiếc

khăn màu đỏ lúc nãy anh để cạnh chỗ nằm, giờ đã biến mất.

Không thể xem là bình thường nữa, lần này Quang mở cửa bước hẳn ra

ngoài. Ban đầu anh định báo cho trưởng thôn biết, nhưng suy tính một chút,

cuối cùng Quang quyết định một mình đi thẳng ra rặng cây cách nhà hơn trăm

thước. Do đã vài lần tới đây, nên tuy ban chiều chưa ra đây, nhưng Quang cũng

không lạ. Sở dĩ anh muốn ra chốn này vì trong khoảnh khắc vừa rồi, tự dưng

trong ý nghĩ của anh lóe lên một điều gì đó, mà hình như bước chân của Quang

không cưỡng lại được cái đầu.

Lúc này trên nền trời đã xuất hiện ánh trăng. Không nhìn đồng hồ, nhưng

qua bóng trăng chênh chếch đỉnh đầu, Quang đoán đã quá nửa khuya. Nhờ ánh

trăng chiếu xuống, Quang nhìn được cách mấy chục thước. Bỗng anh khựng lại,

vì trước mặt hiện ra một bóng người. Lúc đầu tưởng nhìn lầm, nhưng sau khi

dụi mắt nhìn kỹ, thì rõ ràng cách chỗ Quang đứng không xa, đang có một bóng

người ngồi trên mô đá. Bước gần hơn một chút nữa, bỗng Quang hốt hoảng, bởi

ngay trước mặt cái bóng đó là một vực sâu.

Nhìn kỹ hơn nữa, Quang càng sợ hơn, bởi cái bóng đó là của một phụ nữ.

- Cô ta...

Quang nghĩ ngay tới một vụ tự tử. Bởi giờ này mà ngồi như thế thì chỉ có

mục đích đó mà thôi... Không suy nghĩ thêm, Quang lao nhanh tới và chẳng nói

lời nào, anh đưa tay chụp lấy cô nàng kéo ngược về phía sau.

- Á!

Cô nàng kêu lên và giương mắt nhìn Quang, trong khi đó anh cũng thốt lên:

- Cô là...

Quang ngạc nhiên cũng phải, anh vừa nhìn thấy chiếc khăn lụa màu đỏ đang

được quấn trên cổ cô gái. Chiếc khăn mà Quang đã bắt gặp trong phòng mình.

- Cô...

Quang lên tiếng, nhưng do thấy cô gái quá sợ hãi nên anh không tiếp lời

được, mà chỉ dán mắt vào chiếc khăn. Bấy giờ cô gái mới nói:

- Tại sao anh không để tôi chết? Tôi muốn chết!

Đúng là nàng ta muốn tự tự rồi! Quang có cớ để nói:

- Tôi xin lỗi đã chạm vào cô, bởi tôi không thể thấy mà không cứu. Nhưng

sao cô lại tìm cái chết?

Cô nàng không đáp, lại cất tiếng khóc! Quang vốn rất dở nghe phụ nữ khóc,

nên anh đứng thừ người ra nhìn bờ vai nàng run run. Nàng khóc càng nhiều,

Quang có cảm giác như nàng sắp ngất đi qua cơn xúc động đó.

- Cô... hay là...

Anh định đề nghị đưa cô ta về, nhưng kông thể nói chen vào được với tiếng

khóc quá thương tâm ấy. Nhưng đợi đến lúc nàng ngưng khóc thì lại rơi vào

trạng thái gần như hôn mê.

- Kìa cô!

Không còn cách nào khác. Quang phải đỡ lấy cô ta và trong lúc cấp bách,

anh bế thẳng cô lên và chạy thẳng về chòi. Do cửa chòi quay về hướng rừng,

nên việc Quang bế một người vào nhà giờ này chắc chắn là không ai nhìn thấy,

mà thật ra lúc ấy Quang cũng chỉ nghỉ đến việc cấp cứu một người đang nguy

kịch.

Đặt cô nằm thẳng trên cái giường độc nhất, lúc cúi xuống gần, Quang mới

nhận ra hương thơm nhẹ phát ra từ cô ta giống hệt như mùi mà anh ngửi được

lúc đầu tiên ở chiếc gối kia. Phải chăng...

Quang không kịp suy nghỉ nữa, bàn tay của nàng đã nắm chặt lấy anh, miệng

phát ra những tiếng mà có lẽ đang trong trạng thái mê sảng nên không nghe rõ.

Không gỡ tay ra, Quang để cô ta như vậy, tay còn lại thì lục tìm trong túi xách

chai dầu gió. Sau khi được xức dầu, xem ra cô nàng đỡ hơn, cô nằm im, thở

đều. Tuy nhiên, bàn tay đang nắm cổ tay Quang thì nàng vẫn giữ chặt, như sợ bị

bỏ rơi!

- Cô nương...

Quang thử gọi xem nàng tỉnh tới đâu. Hình như nàng hiểu, nên tay đang nắm

đã siết chặt hơn. Nhưng chỉ có thế, rồi lại bất động và thiêm thiếp...

Trời bên ngoài đã tờ mờ sáng. Tiếng gà gáy vang lên ở đầu và cuối thôn.

Quang hơi lo, không biết phải giải thích sao với những người cùng đi, đặc biệt

là với ông trưởng thôn...

Thốt nhiên, có tiếng gọi từ bên ngoài:

- Thức sớm vậy thầy Quang!

- Ông trưởng thôn! Quang giật tay ra khỏi tay cô nàng, bước ngay ra cửa và

lên tiếng nhằm đánh lạc hướng:

- Dạ.. dạ cháu mới thức. Cháu định ra ngoài.

Anh nhanh tay đẩy cửa ra rồi chốt lại ngay bên ngoài. Ông trưởng thôn ngạc

nhiên hỏi:

- Cậu định đi đâu giờ này? Mới có ba giờ sáng mà.

Quang nói đại:

- Dạ, cháu... tập thể dục.

Ông ta cười lớn:

- Cái cậu này, giờ này mà tập thì cảm lạnh cho biết! Tôi đi thăm bẫy thú

sớm, vì nghe có tiếng kêu của của nai. Thôi, cậu vào ngủ tiếp đi, lát nữa hãy tập.

- Ông cho cháu đi thăm bẫy với, được không?

Ông trưởng thôn nhìn Quang, ái ngại:

- Không được. Đi ra rừng phải mặc quần áo dày hơn, không đi dép như thế.

Thôi, để lúc khác. Tôi đi đây!

Ông ta đi rồi. Quang thở phào nhẹ nhõm. Cũng may là ông ta không ghé qua

chòi, chớ nếu ghé thì không biết giải thích làm sao!

Cẩn thận mở cửa và cũng nhẹ nhàng đóng lại như lúc ra, Quang bước rất

nhẹ, sợ kinh động người khách lạ. Tuy nhiên, lúc tiến gần mùng thì Quang hốt

hoảng:

- Cô ơi, cô đâu rồi?

Cô nàng không có trên giường. Nhìn khắp căn còi bé xíu, cả dưới gầm

giường nữa đều không thấy, Quang gọi khẽ:

- Cô ơi!

Không có tiếng trả lời.

Trời bên ngoài sáng dần...

Nhìn lên gối nằm, chiếc khăn màu đỏ còn đó. Quang cầm chiếc khăn lên,

tiếc nuối:

- Sao đi mà không nói tiếng nào...

Lúc này có hỏi Quang nàng ta ra khỏi chòi bằng cách nào thì anh cũng chịu

thua. Căn cò chỉ có cửa duy nhất đó, mà lúc nãy khi ra Quang đã cẩn thận chốt

lại bên ngoài.

Một lần nữa, tiếng gọi của ông trưởng thôn ngoài cửa:

- Cậu Quang ơi, bữa nay có tiệc thịt nai rồi nhé, tôi bẫy được con nai to lắm!

Quang thẫn thờ nhìn ra ngoài qua ô cửa nhỏ mà quên đáp lời ông trưởng

thôn...

Việc Quang đòi ở lại sau hai ngày cứu trợ đã khiến cho anh em trong đoàn

ngạc nhiên:

- Có gì đâu mà ở lại? Hay là mê cô nào rồi?

Ông trưởng thôn cười bảo:

- Ở đây có mấy người mê thầy Quang, nhưng ổng đâu có chịu. Chớ phải chịu

tôi cũng làm mai cho!

Quang cười theo:

- Tôi về nhà cũng chẳng làm gì trong tuần lễ này, nên muốn ở lại đây hưởng

thêm không khí trong lành, chớ có ai đâu mà mê.

Khi anh em về hết rồi, Quang chủ động đề nghị với ông trưởng thôn:

- Cháu thích căn chòi của ông, nếu không sử dụng vào việc gì, ông có thể

cho cháu ở tạm mấy hôm được không?

Ông ta cười khà khà:

- Tưởng gì chớ thầy ở đó tôi còn mừng nữa là. Nói thật...

Ông đã định nói gì đó, nhưng đã kịp dừng lại. Lát sau, ông nói sang chuyện

khác:

- Cậu có thích chiều chiều mình lai rai cho ấm rồi tối ngủ ngon không?

Quang thích thú:

- Được vậy thì còn gì bằng.

Tuy hứa vậy nhưng xế chiều hôm đó thì chính Quang đã thoái thác:

- Có lẽ xin lỗi bác trưởng thôn thôi, bữa nay cháu không khỏe trong người,

không nhậu được.

Sở dĩ Quang từ chối bởi anh chợt nhớ là tối nay anh phải thức canh, chờ cô

nàng trở lại. Anh tin nhất định thế nào nàng ta cũng quay lại đây để lấy chiếc

khăn.

Mới bảy giờ vừa ăn cơm chiều xong, Quang đã có tình đóng cửa chòi, lên

giường nằm, giả vờ như ngủ...

Nhưng chỉ hoài công. Cho đến khi trăng lên, tức hơn mười giờ đêm, mà vẫn

không thấy động tĩnh gì. Cơn buồn ngủ lại chợt đến, khiến Quang phải ngồi bật

dậy, định đi tắm cho người tỉnh táo. Anh bước ra góc nhà, nơi có lu nước nhỏ

dùng chứa nước uống, múc một gáo, rửa mặt đôi ba lần, rồi mới quay lại

giường.

- Cái gì đây?

Trước mắt Quang là một cái lá xanh thật to, đang nằm gọn trên gối. Cầm lên

định vứt đi thì chợt Quang nhìn thấy trên chiếc lá có nhiều chữ chi chít. Đưa sát

ánh đèn, Quang đọc được: "Muốn gặp người ta mà nằm ở đây làm sao gặp

được. Cám ơn vì đã ra tay cứu hôm qua. Hẹn gặp chỗ mô đá đó. Nếu không ra

thì ngày mai xuống hạ nguồn dòng sông vớt xác!"

Quang phóng rất nhanh ra nơi hẹn, quả nàng đang ngồi ở đó. Lần này không

khóc, nhưng khi nàng quay mặt lại thì Quang thấy nỗi buồn thoáng hiện trên

khuôn mặt xanh xao. Quang lên tiếng ngay:

- Sao hôm qua cô đi mà không báo. Mà làm cách nào trong lúc cửa đóng cô

vẫn ra được?

Nàng không thay đổi sắc mặt:

- Anh có xem em là người bình thường không?

Quang nói ngay:

- Nếu nghi ngờ gì cô thì tôi đã không nán lại đây chờ để gặp. Tôi không về

với bạn bè là vì... cô đấy!

Lúc này nàng mới cười nhẹ:

- Biết thế nên em mới còn ngồi đây. Chớ nếu không thì ngay đêm qua em đã

theo dòng nước dưới vực sâu kia rồi.

Quang ngồi xuống ngay bên cạnh, anh bạo gan nắm lấy tay nàng, thân mật

như người quen biết lâu:

- Cô đừng nói thế. Tôi... tôi...

Nàng quay đi chỗ khác, nói bâng quơ:

- Đến cách xưng hô mà anh còn xa lạ như vậy, mong gì được điều gì khác...

Quang như được tiếp thêm sức, anh đổi cách nói ngay:

- Em chấp nhận làm bạn với anh chứ?

Nàng quay lại ngay và ôm chầm lấy anh như chỉ chờ có thế! Rồi nàng lại

khóc. Nhưng nước mắt lần này không bi thương. Quang mừng lắm:

- Anh an tâm rồi. Nếu không, chắc đêm nay anh không tài nào ngủ được.

Đến lúc ấy, họ mới nói tên cho nhau biết.

- Em là Thanh Tuyền.

- Anh là Quang, một viên chức hành chính bị mất việc vì bị tố cáo... không

có duyên với đàn bà!

Câu nói đùa của Quang... Nhưng nàng... nàng đã biết khá rõ về anh, nàng

tiếp:

- Đã qua ba đời vợ! Không ở được lâu với ai chỉ vì... anh quá hiền lành, quá

chiều chuộng họ.

Quang ngạc nhiên:

- Sao em biết? Em là...

- Em chưa hề quen anh trước đây, cũng không phải người ở gần, bởi quê em

ở mãi trên thượng nguồn dòng sông này, mới lưu lạc đến đây không lâu. Nhưng

em biết là do em đọc được duyên số của anh.

Tưởng nàng lại nói đùa, nên Quang trêu:

- Không ngờ hôm nay anh gặp bà thầy bói rồi!

Nàng sa sầm mặt:

- Anh không tin thì đừng hỏi gì nữa!

Nàng đứng lên định bỏ đi, Quang hốt hoảng kéo lại, dịu giọng:

- Anh xin lỗi. Em nói không sai, anh là người bất hạnh như vậy đó, bởi vậy

bây giờ anh rất sợ phụ nữ...

- Em không là phụ nữ sao?

Trước câu hỏi khó, Quang hơi lúng túng, nhưng may là nàng kịp nói:

- Em thì khác. Em và anh có số hợp nhau...

Nàng còn định nói thêm, nhưng đã kịp dừng lại. Bốn mắt họ vô tình chạm

nhau. Nàng như chiếc lá sà vào lòng Quang ngay sau đó, với lời nói như sự thú

nhận thua cuộc:

- Ngay lúc gặp anh đêm qua, em đã biết mình thuộc về anh rồi, anh có tin

không?

Quang thành thật:

- Anh cũng thế. Từ mấy năm qua, anh đã thề với lòng là sẽ không bao giờ

quen ai nữa. Vậy mà đêm qua, anh đã đầu hàng số phận! Anh hiểu rằng, với phụ

nữ ta không thể nói trước được điều gì.

Trời đột ngột chuyển mưa, nàng giục:

- Anh quay về nhà đi kẻo không kịp!

Quang lo lắng:

- Còn em làm sao?

- Đừng lo cho em, em có chỗ trú mưa. Em còn chút việc phải giải quyết, lát

nữa ngớt mưa em sẽ tới.

Quang nghe theo:

- Anh về và để cửa chờ.

Nàng lắc đầu:

- Không cần. Em biết làm cách nào để được vào nhà. Rồi sau này anh sẽ biết.

- Nhưng... coi chừng mưa ướt đấy!

Nàng có vẻ xúc động với sự lo lắng của Quang:

- Cám ơn anh, em không sao!

Giục chàng đi trước nhưng Quang không chịu:

- Anh đứng đợi khi nào em đi khuất thì mới về.

Nàng nghiêm giọng:

- Đừng cãi lời em. Anh về ngay kẻo không kịp!

Quang bịn rịn một lúc rồi mới quay về. Quả đúng như lời của nàng, do

Quang chậm một chú mà phải chịu cơn mưa nặng hạt lúc chưa về tới chòi. Anh

phải chạy thục mạng mới về đến nơi thì quần áo đã ướt nhem. Lúc ấy Quang

mới sực nhớ, do đem theo có hai bộ đồ, một bộ giặt lúc chiều phơi còn chưa

khô, bây giờ ướt bộ này nữa thì chỉ có nước..

Còn đang loay hoay vắt nước bộ quần áo, chợt Quang ngửi được mùi thơm

của gà nướng, anh nói thầm: Giờ này mà có con gà nướng thì... trời đất cũng

thấy.

Nghĩ vừa dứt ý, khi quay lại Quang đã thấy ở đầu giường có một con gà rừng

nướng, ai đó đã đặt sẵn trên một tàu lá chuối tươi.

Quang nghĩ tới ông trưởng thôn, chắc là ông ta sợ anh đói nên mang tới lúc

mình đi vắng. Do vậy, anh ngồi xuống ăn một cách ngon lành!

Vừa lúc ấy, có tiếng ông trưởng thôn bên ngoài:

- Cậu còn thức phải không cậu Quang?

Quang nói vọng ra:

- Cám ơn con gà nướng của ông.

Giọng ngạc nhiên của ông ta:

- Con gà nướng nào? Tôi đang định hỏi cậu coi có đói bụng không tôi mang

cơm nếp cho mà ăn đây.

Quang nhìn con gà đang ăn dở vừa hỏi lại:

- Vậy con gà này không phải của ông sao?

- Gà nào?

Vừa hỏi ông ta vừa ghé lại chòi, nghe mùi thơm của gà, ông nói liền:

- Chắc là mấy cậu hồi sáng để lại cho cậu đó...

Biết chắc là không phải, nhưng Quang cũng phải nói cho qua chuyện:

- Dạ... chắc vậy.

Anh ra mở cửa thì nhận được ống tre cơm nếp còn nóng từ tay ông tưởng

thôn.

- Dạ, mời ông vào.

- Thôi, cậu ăn đi rồi ngủ. Tôi cũng cần ngủ sớm để mai còn đi thăm bẫy.

Ông ta đi rồi. Quang nhìn phần còn lại của con gà rừng, anh không thể nào

hiểu nổi. Chợt nghĩ tới Thanh Tuyền, Quang không tin nàng làm chuyện này,

bởi khi anh về đây thì cô ấy đi hướng khác, còn trước đó thì anh ngồi suốt với

nàng... Vậy thì ai vào đây nữa?

Hoang mang, nhưng đã lỡ ăn rồi, nên phần còn lại Quang ngồi ăn hết. Anh

định lúc Thanh Tuyền tới sẽ kể cho nàng nghe, xem nàng có ý gì không. Tuy

nhiên, chỉ vài phút sau khi ăn hết con gà, Quang hoa mắt lảo đảo, rồi ngã lăn ra.

Lúc tỉnh dậy, Quang vô cùng ngạc nhiên khi thấy các bạn đứng vây quanh

đông đủ. Anh bật ngay dậy và càng kinh ngạc hơn khi nhận ra mình đang nằm

trong bệnh viện.

- Sao tôi lại ở đây?

Quý, anh chàng thân với Quang nhất, vội lên tiếng:

- Chúng tôi hay tin báo từ ông già trưởng thôn, nên đã vào ngay và may là

còn kịp đưa cậu về đây.

Quang vẫn chưa nhớ hết chuyện xảy ra, anh làu bàu:

- Tại sao mình...

Lý, người đứng cạnh nói rõ:

- Cậu bị hôn mê không còn biết trời đất gì hết. Khi bạn mình chở cậu vào

bệnh viện thì cậu nôn ra đủ thứ kỳ lạ trong bụng...

Thành im lặng từ nãy giờ, chen vào nói:

- Không thể tưởng tượng nổi, trong bụng cậu toàn cóc, nhái, ễnh ương, thấy

phát khiếp.

Quang lừ mắt nhìn bạn:

- Đừng nói nhảm nhí!

Quý chỉ cái bô đặt dưới gầm giường:

- Cậu nhìn vào đó thì rõ.

Quang cúi xuống nhìn, trong bô không có gì ngoài nước. Anh hỏi giọng gay

gắt:

- Mấy cha tính hù ai vậy?

Mấy người bạn cùng nhìn vào và ngơ ngác:

- Ủa, sao... mới đây mà?

Họ gọi cô y tá:

- Cô xem, mới lúc nãy bạn tôi nôn ra toàn những thứ kinh tởm đó, nhưng bây

giờ.

Cô y tá cũng nhìn vào rồi hỏi mọi người:

- Có ai đem đổ bô không?

Mọi người đều lắc đầu:

- Đâu ai dám rớ tới mấy thứ đó.

Không tự tin, cô y tá báo cáo với bác sĩ điều trị. Ông này tới nơi xem rồi

nhìn Quang, sau cùng ông lắc đầu bỏ đi. Ra tới ngoài, ông nói khẽ với cô y tá:

- Người này đâu có triệu chứng gì của bệnh. Mạch luôn bình thường, chỉ có

nói nhảm. Mà bây giờ hết nói nhảm thì cho anh ta xuất viện cho rồi, tôi thấy có

gì đó bất thường...

Chính Quang cũng không muốn nằm bệnh viện. Anh nhanh chóng ra về và

còn bảo với các bạn mình:

- Mình đi một vòng cho xả bớt bức bội trong người, các cậu về trước đi, mai

gặp lại.

Mấy người bạn không ai an tâm, nhưng biết tính Quang xưa nay không thích

bị ràng buộc nên họ chỉ biết đứng nhìn anh đi mà lắc đầu chán nản. Quang đi bộ

một vòng, nhớ lại chuyện hôm qua, anh giật mình kêu khẽ:

- Thanh Tuyền!

Anh nghĩ tới cơn mưa lớn đêm qua và cái hẹn trở lại của nàng. Liệu ở đó có

chuyện gì với cô ấy?

Quang đứng ngồi không yên. Từ đây vào thôn hẻo lánh đó phải nửa ngày,

mà giờ đang buổi tối nữa, làm sao bây giờ?

Quang gọi một chiếc xe, vừa định leo lên thì phía sau lưng đã có người nói:

- Chưa gặp đã đi rồi sao?

Thanh Tuyền đang đứng bên lề, dáng nàng tiều tụy thấy rõ. Quang hốt

hoảng:

- Em... sao em tìm được tới đây?

Nàng không đáp, rồi đi nhanh về phía trước. Quang vội đuổi theo, anh gọi

giật lại:

- Chờ anh với. Anh mới...

Nàng vẫn không quay lại, nói đủ cho Quang nghe:

- Em đã tới bệnh viện nhưng đứng ngoài không dám vô. Các bạn anh người

nào cũng như muốn ăn tươi nuốt sống em, làm em chết khiếp!

Quang hốt hoảng:

- Họ đã làm gì em?

- Không làm gì, nhưng cũng xỉa xói, nói bóng gió là anh bị ma ám, quỷ truy

hồn nên mới ra nông nỗi thế. Họ làm như em là...

Quang thở phào:

- Tính họ ồn ào vậy mà, đâu biết gì về em mà nói. Thôi nào, đi theo anh về

nhà.

Nàng chỉ tay về phía trước:

- Em có nhà người thân ở trước mặt, nếu muốn nghe em nói chuyện thì theo

em tới đó.

Quang không chút do dự, anh tiến lên đi sóng đôi với nàng, nhưng có cố mấy

thì bước chân của anh cũng không làm sao theo kịp. Hết sức mệt, cuối cùng

nàng dừng lại và chỉ tay vào một ngôi nhà nằm khuất sau vườn cây, bảo:

- Em vào trước mở cửa, anh vào sau cứ tự nhiên, nhà không có ai khác.

Quang chưa kịp có phản ứng gì thì bóng nàng đã khuất. Lát sau, Quang nghe

có ttếng cửa mở, anh rụt rè bước vào. Nàng nói đúng, trong gian nhà khá rộng,

chỉ có một mình nàng.

Lúc này, Thanh Tuyền mới giải thích:

- Khi hay tin anh bị bệnh bất ngờ, em chạy tới thì không vào nhà được, bởi

ông trưởng thôn đã đưa anh sang nhà ông ta. Em ngại sự xuất hiện của mình sẽ

gây hiểu lầm, nên chỉ dám đứng ngoài nhìn... Qua ngày hôm sau khi mấy người

bạn của anh kéo vào thì em cũng chỉ biết đi theo họ về tới đây. Lúc anh nằm

rong bệnh viện thì em đứng ngay ngoài cửa phòng, em nghe mấy bạn anh nói

chuyện hết. Em buồn...

Quang an ủi:

- Họ vô tình mà nói chớ không có ý gì đâu, em đừng suy nghĩ. Bây giờ nói

cho anh nghe, nhà này của ai?

- Của một người dì, bà ấy cũng đang bệnh và nằm trong bệnh viện mà anh

vừa ra. Bà sống ở đây một mình, nên thỉnh thoảng em ghé qua thăm.

Cuộc hội ngộ khiến cho Quang như giải tỏa hết những gì còn vướng mắc

trong lòng, anh chủ động cầm tay nàng, nói khẽ:

- Anh không muốn xa em.

Thanh Tuyền cũng siết chặt tay anh:

- Em cũng hiểu rằng, em không thể thiếu anh được. Quang, hãy yêu em đi.

Thật lạ lùng, ngay tối hôm đó, tại ngôi nhà hoàn toàn xa lạ với Quang, nhưng

anh lại như đứa trẻ ngoan ngoãn, nhất nhất nghe theo lời nàng, Thanh Tuyền thì

thầm:

- Đêm nay em dành cho anh. Hãy cứu em thoát ra khỏi nỗi buồn đi Quang!

Quang chưa kịp khởi động thì một bàn tay của nàng đã choàng qua vai anh,

kéo gì lại. Giọng nàng nhẹ như hơi thở:

- Em buồn quá, giữa cái sống và cái chết em thấy mình gần với địa ngục hơn.

Quang nhanh tay bụm miệng nàng:

- Đừng nói lung tung!

Và để chặn lại những câu nói mà Quang đoán thế nà nàng cũng tuôn ra nữa,

anh áp ngay môi mình lên đôi môi đang mở ra kia.

Nàng không phản đối, nhưng trong hơi thở chừng như không được tự

nhiên...

Sau đó vài giây, khi cơn say tình của Quang lên cao trào thì hình như anh có

cảm giác như chạm phải một cơ thể lạnh như băng. Anh kinh hãi, nhưng lúc ấy

mọi việc đã quá trễ, Quang không còn tự chủ nữa, anh không thể hành động

theo ý muốn được nữa.

Chới với...

Lảo đảo...

Quang như đang bị dìm sâu vào cõi nào đó không có lối ra. Anh định kêu

lên, nhưng cuối cùng đành phải buông xuôi, bất lực.

Việc một mình trở lại thôn An Lý của Quang là một sự liều lĩnh, bởi anh

vừa trải qua hai lần hôn mê, hai lần tai nạn chết người. Nhất là lần sau, lúc anh

tỉnh lại sau khi ăn nằm với nàng Thanh Tuyền thì phát hiện mình nằm trơ trọi

một mình giữa ngôi miếu hoang cạnh bên nghĩa địa. Anh không tin, bởi vừa trải

qua một cuộc mây mưa như lạc chốn đào nguyên, sao lại trở về thực tại một

cách phũ phàng như thế? Quang đã lang thang đi tìm bóng dáng Thanh Tuyền,

nhưng nàng như một bóng ma, hỏi ai chung quanh đó người ta đều lắc đầu bảo:

- Nơi này gần nghĩa địa, ngôi miếu kia đã bỏ hoang từ hơn chục năm nay,

đâu có ai dám léo hánh tới. Anh hỏi một cô gái nào đó... không khéo lại là ma

cũng nên!

Quang giận dữ bỏ đi, nhưng trong lòng không yên, nửa nghi hoặc, nửa nhớ

nhung... Cuối cùng Quang chọn giải pháp mà anh cho là hay nhất: tìm về thôn

An Lý.

Ông trưởng thôn vừa nhìn thấy Quang đã tỏ ra lo lắng:

- Trông cậu xanh xao, bệnh hoạn quá cậu Quang! Có việc gì chăng?

Quang hỏi ngay:

- Ông hãy nói thật cho tôi biết, ở thôn này có cô gái nào tên Thanh Tuyền

không?

Trưởng thôn không nghĩ ngợi lâu, đã lắc đầu:

- Thôn này gồm toàn người thiểu số, nên tên đều mang âm hưởng dân tộc Ba

Na, không thể có cái tên như vậy.

- Thế ở thượng nguồn con sông này thì sao?

Ông trưởng thôn lại một lần nữa lắc đầu:

- Thôn khác thì tôi lại càng không biết. Nhưng cậu hỏi để làm gì?

Quang chưa tiện nói ra, anh ngập ngừng. Bỗng ông trưởng thôn kêu lên:

- Có phải vì cái này không?

Ông vừa hỏi vừa chạy vào nhà trong lấy ra chiếc khăn màu đỏ. Vừa trông

thấy, Quang đã reo lên:

- Đúng là của nàng rồi!

Ông trưởng thôn chép miệng:

- Tôi đoán ra ngay chuyện này có liên quan tới cậu. Cô Thanh Tuyền mà cậu

vừa hỏi phải chăng là người này!

Quang phấn khởi:

- Dạ đúng rồi, ông biết nàng?

- Không biết. Nhưng chuyện của cậu thì tôi đoán ra. Có phải hôm đó ở đây

cậu đã gặp một cô gái nào đó?

Ở thế chẳng làm sao giấu được, Quang đành thú thật:

- Xin lỗi ông trưởng thôn, quả là tôi có quen một người...

Anh đem chuyện gặp Thanh Tuyền kể sơ lược cho ông nghe. Vừa nghe

xong, trưởng thôn thở dài:

- Không ngờ người vướng vào chuyện này lại là cậu. Âu cũng Ià định mệnh

đây mà!

Ông không nói gì thêm, ra hiệu cho Quang đi theo mình ra đúng chỗ mô đá,

nơi Quang gặp Thanh Tuyền. Chỉ tay xuống phía dưới vực, ông bảo:

- Dưới đó có một nấm mồ. Có phải cậu gặp ai dó ở đây không?

Quang gật đầu:

- Dạ đúng. Gặp ngay tại mô dá này.

Ông trưởng thôn thở dài:

- Vậy là không sai. Từ lâu, tôi đã nghe người ta kể chuyện rằng đêm đêm đi

qua đây, họ thường thấy một bóng người ngồt trên mô đá. Do không tin chuyện

ma quỷ nên tôi không cho rằng đó là ma. Nhưng qua lời kể của cậu thì tôi có thể

hiểu ra rằng cậu đã... gặp ma!

Quang vẫn cố cãi:

- Nàng ấy nhất dịnh không phải là ma! Nàng ấy...

- Cậu nhớ lại xem, những lần cậu ngất đi và hôn mê đều có liên quan tới

những cuộc hẹn hò giữa ậu với người ấy. Rồi chuvện con gà nướng hôm đó nữa,

ai làm được chuyện lạ thường ấy, nếu không phải là ma?

Quang giấu chưa kể đoạn sau, lúc anh và Thanh Tuyền gặp nhau trong ngôi

miếu hoang, nhưng liên hệ lại anh chợt rùng mình. Nhưng dù vậy, trong lòng

anh vẫn nhớ nàng da diết. Anh lẩm bẩm:

- Làm cách nào gặp lại nàng đây.

Ông trưởng thôn lo lắng:

- Cậu phải bỏ ngay ý nghĩ gặp lại cô ta, không hay đâu! Mặc dù từ nọ đến

giờ nàng ta chưa hề gây ra chuyện gì nguy hại cho ai tại thôn này, nhưng dẫu

sao đó cũng hồn ma!

Rồi ông kể chuyện:

- Cách đây nhiều năm, chính tôi khi đi săn cá ở dưới sông kia đã vớt được

xác một cô gái lạ, có lẽ trôi từ trên thượng ngồn xuống. Không rõ nhân thân cô

ta, cũng không tiện đi tìm, nên cuối cùng tôi mai táng ở chỗ này. Định sau đó có

thời giờ sẽ đi lên thượng nguồn tìm hiểu, báo tin, nhưng qua năm tháng do bận

bịu công việc nên tôi quên bẵng.

- Thượng nguồn cách bao xa?

Dòng sông này bắt nguồn từ biên gới, xa lắm. Nhưng có một ngôi làng cách

đây hơn nửa ngày đường. Có thể người này ở thôn đó...

Ông ta nói xong có vẻ lo lắng, bởi nhìn ánh mắt của Quang, ông hiểu rằng

anh chàng sẽ không bỏ qua. Quả đúng như vậy. Ngay trưa hôm đó, trong lúc

ông trưởng thôn còn nghỉ trong nhà thì Quang đã một mình băng rừng đi lên

tượng nguồn dòng sông.

Quang tìm được ngôi làng bên sông cũng không khó. Và chẳng hiểu do ngẫu

nhiên hay có ai đưa lối dẫn đường, ngay ngôi nhà đầu tiên Quang ghé vào hỏi,

anh đã tìm ra manh mối của Thanh Tuyền. Ngay giữa gian nhà, Quang nhìn

thấy một bàn thờ nhỏ, bên trên là bức ảnh chân dung của... Thanh Tuyền.

Chủ nhà là một người phụ nữ hom hem, bước đi khó nhọc, từ trong bước ra

hỏi Quang.

- Anh kiếm ai?

Quang không ngại chỉ lên bàn thờ:

- Dạ, cháu tìm... Thanh Tuyền!

Người phụ nữ nhìn sửng Quang rồi sau đó nhẹ thở dài, quay lại bàn thờ thắp

ngay nén nhang, vừa quay ra nói với khách:

- Cách đây hơn năm năm, do cãi lời cha nó, không chịu ưng người chủ đồn

điền già hơn nó đến ba chục tuổi, nên con nhỏ đã bỏ nhà đi... Sau đó nghe người

ta nói nó gieo mình xuống dòng sông oan nghiệt kia mất xác. Nó là con Thanh

Tuyền yêu quý của cúng tôi. Tội nghiệp con tôi...

Qua câu chuyện kể của bà, Quang được biết đây một gia đình người Kinh,

lên lập nghiệp tại đồn điền cao su nơi này. Họ chỉ có người con gái duy nhất là

Thanh Tuyền, do bị ở thế bí, nên người cha cô đã ép gả con mình cho tay chủ

gìa háo sắc. Thanh Tuyền khi ấy chỉ mới mười tám tuổi, quá quẫn trí đã tự đi

tìm cái chết. Bà già sau một hồi khóc thương, đã quay sang nói với Quang:

- Trước khi chạy ra dòng sông, nó còn quay lại nói với tôi rằng nó sẽ đi tìm

người thương của nó. Phải chăng cậu chính là người ấy?

Quang ngập ngừng:

- Dạ cháu chỉ mới...

Anh định nói là mình mới gặp Tuyền gần đây, nhưng bà già đã nói tiếp:

- Tối hôm qua, tôi nghe vong hồn nó về báo là đã gặp được người thương.

Nó nói người đó sẽ tới đây nữa.

Quang nghe mà rùng mình! Anh lặng người giây lát rồi bước tới đốt thêm

nén nhang nữa, không nói gì, chỉ thầm kêu tên nàng.

Bà già chỉ sang bàn thờ phía bên lớn hơn và nói:

- Đó là ba nó. Sau khi bắt ép con, gây ra cái chết cho nó, ông nhà tôi đã quá

ân hận, nên cũng bệnh mà chết sau đó không lâu.

Quang làm cái việc mà anh thấy nên làm là đốt một nén nhang nữa lên bàn

thờ người cha. Xong anh bảo:

- Cháu sẽ tìm cách đưa hài cốt Thanh Tuyền về đây cho bà.

Quang từ giã ra về. Khi anh tới đầu ngõ, anh giật mình nhìn chếc túi vải khá

to mà ai đã để chắn ngang lối đi. Chưa biết phải làm sao, thì chợt anh nhìn thấy

có những chữ viết trên miệng túi: "Đem chôn cái bao lớn, trong đó là hài cốt

của em. Túi nhỏ còn lại anh phải mang theo bên mình, không được rời xa.

Thanh Tuyền."

Không dám nói rõ cho bà mẹ. Quang vào báo tin:

- Có người lấy hài cốt của Tuyền mang tới đây, vậy để con mai táng cho mẹ.

Quang sôi nổi gọi bà bằng mẹ thật tự nhiên.

Đắp một nấm mộ thật bề thế. Quang hứa:

- Con sẽ về đây thường xuyên để thăm mẹ và thăm em Tuyền.

Quang ngậm ngùi nhìn bà mẹ già, rồi nhìn ngôi mộ mới đắp. Anh ôm khư

khư cái túi vải còn lại, băng rừng trở về thôn An Lý, Khi tới bên mô đất cạnh

con sông, anh gặp ông trưởng thôn ở đó. Vừa trông thấy anh, ông ta đã hỏi

ngay:

- Cậu biết ai đã lấy cốt ngôi mộ dưới kia không?

Quang đưa ra chiếc túi vải.

- Cháu cũng không biết, nhưng rõ ràng Thanh Tuyền đã mang nó về tận nhà,

trước cả dự tính của cháu. Còn riêng túi này cháu không biết là cái gì, nhưng

Tuyền không cho cháu rời ra.

Anh định mở ra thì trưởng thôn xua tay:

- Vong hồn cô ấy muốn cậu giữ riêng thì không nên mở ra nữa. Tôi đang lo

cho cậu thì cậu về.

Quang đem chuyện nhà của Thanh Tuyền kể lại, ông trưởng thôn gật đầu:

- Thế cũng tốt. Nhưng xem ra cậu còn duyên nợ với cô ấy. Liệu mà đối xử.

Ông đưa trả lại cho Quang chiếc khăn màu đỏ:

- Tôi tạm giữ vật này, vậy mà sáng nay lúc đi vào rừng, tôi nghe như có ai

gọi đòi lại nó!

Quang ngạc nhiên:

- Bác gặp cô ấy?

- Không, chỉ nghe tiếng thôi. Cô ấy yêu cầu tôi trả lại cho cậu vật mà theo cô

ấy phải ở trong tay cậu thôi.

Sẵn nhận lại chiếc khăn, Quang mở túi vải định cho chung ào đó. Nhưng vừa

mở ra anh đã giật mình. Bên trong túi chỉ có một vật hình giống trái tim, khô và

nhăn nheo.

- Trái tim nàng.

Quang kêu lên trước sự ngạc nhiên của ông trưởng thôn:

- Gì vậy cậu Quang?

Quang nói lảng sang chuyện khác:

- Dạ, cháu đang nghĩ tới tình cảm đáng trân trọng của nàng.

Anh không ở lại ăn cơm như lời mời, mà từ giã trưởng thôn đi ngay. Không

an tâm, trưởng thôn vội nói:

- Để tôi đưa cậu nửa đoạn đường.

Quang xua tay:

- Không cần đâu bác, cháu đi một mình được.

Anh đi rất nhanh, đến một đoạn đường vắng mới dừng lại. Mở túi ra, Quang

nhẹ nhàng đặt vật giống hình quả tim lên lòng bàn tay rồi khấn:

- Nếu đúng đây là con tim của em thì hãy bằng cách nào đó hiển hiện cho

anh rõ. Anh sẽ trân trọng nó suốt đời. Lời Quang vừa dứt thì bỗng một cơn gió

giật thật mạnh thổi ào tới. Vật trên tay của Quang vụt bay lên cao, rồi rơi trở

xuống. Lúc ấy Quang hốt hoảng, bởi nếu trong lúc rơi, nó không trở lại vị trí

ban đầu mà chệch ra ngoài một chút ắt rơi ngay xuống vực sâu.

Sau vài giây, không cần phải đón đỡ, nó rơi đúng vào túi áo Quang reo lên:

- Đúng là em rồi, Thanh Tuyền ơi!

Giữ chặt trái tim nàng trong túi áo, Quang ôm theo luôn cái bao vải, rồi đi

như có ai đẩy sau lưng, anh vượt rất nhanh đoạn đường mà đúng ra phải đi gấp

đôi thời gian.

Việc Quang trở về sau mấy ngày biệt tăm khiến cho các bạn anh mừng vui

khôn tả. Họ cố hỏi, nhưng Quang không nói gì. Anh còn tránh gặp bất cứ ai,

chừng như không muốn ai hỏi han thêm điều gì. Khi về phòng riêng, Quang cắt

dây điện thoại và khóa chặt cửa, giống như không có ở nhà. Trong lòng Quang,

phút giây này là sự tĩnh lặng để cho nỗi đau gặm nhấm. Việc hiểu ra Thanh

Tuyền là một hồn ma không làm cho Quang ghê sợ, anh cũng không hề hối tiếc

gì chuyện mình đã từng qua đêm với một người cõi âm, mà chỉ còn lạl nỗi nhớ

thương vô bờ người con gái bạc phận ấy.

Quang mơ màng ngủ và thấy mình gặp lại Thanh Tuyền.

- Vô tâm quá! Em đã dặn rồi, không được rời vật đó ra không có nghĩa là cứ

kè kè nó trong túi áo mãi như vậy được! Ai đời nhốt con tim trong túi áo thì tim

nào sống nổi!

Quang bật ngay dậy thảng thốt kêu lên:

- Thanh Tuyền!

Người đang đứng bên ngoài cửa sổ kia đúng là Tuyền. Nàng có vẻ lạnh,

gương mặt hốc hác, Quang lo lắng:

- Sao em không vào nhà, anh đóng cửa phòng đợi em suốt. Vào đi!

Thanh Tuyền nhẹ lắc ddầu:

- Em phải đi ngay bây giờ. Đúng ra em không thể tới đây nữa, bởi điều em lo

sợ bấy lâu nay đã tới. Em sẽ...

Nàng nghẹn lại, không thể nói hết ý. Quang hốt hoảng:

- Có chuyện gì?

Nàng rưng rưng nước mắt, hấp tấp nói:

- Anh muốn nhận con mình thì ngày này năm sau, tới gặp em ở miếu Thành

Hoàng, ngoại ô phía bắc thị trấn này.

Quang trố mắt kinh ngạc:

- Con? Con của ai?

Giọng nàng giận dỗi:

- Nếu anh không nhận cũng được, em sẽ mang theo!

Vừa dứt lời, nàng đã quay nhanh đi và biến mất sau bụi cây, Quang nhảy

xuống giường, gào to:

- Đợi anh với, Thanh Tuyền!

Nhưng chẳng làm sao tìm được nàng...

Lúc ấy đã quá khuya để Quang có thể chạy ra ngoài. Dù vậy, Quang vẫn mặc

quần áo phong phanh như vậy, mở cửa bước ra ngoài, nhắm hướng Thanh

Tuyền vừa đi và bước nhanh theo.

Hầu như ddêm hôm đó Quang thức trắng. Dẫu biết rằng có tìm cũng không

gặp, nhưng anh vẫn cứ bước đi. Một chút hy vọng mỏng manh đối với Quang

giờ đây còn quý hơn cả mạng sống của anh. Nhất là khi nghe được tin nàng

đang mang giọt máu của mình trong người!

hấy Quang cứ suốt ngày sống thui thủi một mình, càng lúc càng ít nói,

lánh mặt bạn bè, Quý đã chủ động hỏi nguyên nhân:

- Cậu có chuyện gì vậy Quang? Hay trong anh em có ai làm gì cho cậu giận?

Quang gượng cười:

- Làm gì có chuyện đó, chỉ bởi mình... không được khỏe trong người.

Mình thấy cậu bị ác mộng bởi lần ngất xỉu hôm trước. Mình hỏi thật, lần đó

cậư gặp chuyện gì phải không?

Quang đã giấu mọi chuyện, nên bây giờ anh cũng không muốn nói, anh tìm

cách lái sang chuyện khác:

- Thân thể mình gần đây hay bị dị ứng với gió, cả với nắng nữa, đặc biệt là

những chất kích thích như trà, cà phê và rượu. Do vậy, mình tránh anh em là

thế, chớ đâu phải...

Quý chơi thân với Quang lâu nhất rong nhóm bạn, nên anh chưa tin hẳn lời

giải thích. Anh đột ngột hỏi:

- Có phải cậu vướng một rắc rối gì đó với cô nào?

Quang hơi lúng túng:

- Không... không hề!

Quý hạ thấp giọng:

- Mình đã nghe ông ttưởng thôn kể chuyện... Có phải như vậy không?

Quang thầm trách Ião trưởng thôn lắm mồm, tuy nhiên anh vẫn cố chối:

- Ông ta nói tào lao, chớ làm gì có...

Giọng Quý ra vẻ nghiêm trọng:

- Mình nghe người ta nói hễ ai vướng vào chuyện tình cảm với... vong hồn

thì hậu quả sẽ không hay đâu. Nếu cậu...

Đột nhiên, Quang nổi cáu:

- Mình đã nói là không mà, sao cậu...

Nhận ra là mình hơi quá, Quang đổi giọng:

- Mình xin lỗi. Có điều mình không muốn...

Hiểu ý, Quý đổi đề tài:

- Thôi, cậu không thích thì mình không nói chuyện đó nữa. Nhưng có điều

này, mình hỏi cậu là nhân dịp bà cô mình...

Quang ngạc nhiên:

- Chuyện gì quan trọng vậy?

- Bà cô mình muốn mời cậu tới nhà ăn cơm...

Quang nói ngay:

- Cậu biết tính mình rồi, mình chúa ghét nhưng bữa tiệc mời. Xưa nay...

Quý chặn lời:

- Mình biết. Nhưng đây là chuyện hệ trọng. Bà cô mình muốn nói chuyện

riêng với cậu. Nếu cậu từ chối thì e bà sẽ buồn lắm. Cô mình thương cậu nhất

trong nhóm, chắc cậu biết mà.

Quang trầm ngâm:

- Mình biết. Nhưng mình...

Anh định từ chối thẳng, nhưng nhớ lại tình cảm mà bà cô của Quý từng dành

cho mình, Quang lưỡng lự một chút rồi quyết định:

- Mình với cậu sẽ đi sang nhà cô.

Quý vui lắm. Như vậy lời hứa của anh với cô mình đã thực hiện được, mặc

dù anh biết cái kết quả cuối cùng mà bà cô muốn đạt được thì e hơi khó...

Bà cô dã chuẩn bị bữa cơm gia đình khá chu đáo, nên khi Quang tới, bà đã

mời ngay vào bàn ăn:

- Chi có người trong nhà thôi, vậy các con cứ ngồi vào.

Thấy có đến bốn chén, bốn đôi đũa mà chỉ có ba người, Quang lên tiếng hỏi:

- Có khách nào khác chăng?

Bà cô cười to vừa gọi:

- Khách đặc biệt này đây!

Mỹ Hương từ trong bước ra và líu lo ngay:

- Thượng khách đấy nhé!

Quang vở lẽ:

- Thì ra đây là khách đặc biệt! Vậy mời người đẹp!

Bà cô phải giải thích thêm:

- Bữa nay thượng khách chính là Quang mới đúng! Từ chiều đến giờ cô cứ

sợ cháu không tới thì phí cả buổi chiều nay. Nhất là đối với con Mỹ Hương...

Quỷ lựa đúng lúc, chen vào nói:

- Mỹ Hương chờ cậu đó!

Biết tính Quang ít nói, bà cô đã không rào đón:

- Ý cô thế này, cô muốn... kết hợp cháu với Mỹ Hương. Điều này không phải

mới đây mà là lâu rồi, cô đã có ý định. Như cháu biết đó, nhà cô đơn chiếc, con

Hương lại là con một, quen được nuông chiều, nên cô sợ gả nó cho người lạ thì

nó sẽ không hạnh phúc. Chỉ có cháu là người mà cô ưng ý, mà con Mỹ Hương

cũng thích cháu nữa.

Mỹ Hương vỗ vào vai mẹ:

- Má hạ giá con gái má quá, làm cho anh Quang ảnh lừng, ảnh làm cao cho

coi!

Bà cô gắp thức ăn bỏ vào chén Quang:

- Mai mốt nó về đây ở thì người mẹ bênh vực là nó chớ không phải con đâu!

Hương trừng mắt nhìn Quang:

- Anh xem đó, mẹ đã bắc cầu cho anh làm cao rồi đó!

Chưa nghe Quang có ý kiến gì, Quý hơi lo, anh dò hỏi ý bạn:

- Cậu thế nào, vui vẻ chớ hả?

Quang hơi ngượng, nhưng vẫn lịch sự:

- Ý cô Ià ý trời mà. Lâu nay cậu chẳng nói thế sao!

Quý cười to:

- Thằng Quang cần câu rồi cô ơi!

Bà cô cũng vui hẳn lên:

- Cô biết mà...

Nhưng Quang đã làm cho họ cụt hứng:

- Cháu xin lỗi, chuyện ấy để rồi cháu sẽ thưa với cô sau. Hôm nay cháu phải

đi ngay có chút việc cần lắm...

Quang cũng chẳng hiểu sao mình quyết định như vậy, tuy nhiên ngay lúc đó

anh thấy mình cần phải đi, để tránh một câu trả lời mà lòng anh không muốn...

Khi thoát ra được rồi, Quang mới cảm thấy nhẹ người. Đầu óc anh không

còn lùng bùng như lúc nãy nữa. Lúc này Quang mới cảm nhận được một sự thôi

thúc kỳ lạ trong lòng, mà hình như ai đó phản đối còn mạnh mẽ hơn chuyện vừa

rồi!

- Thanh Tuyền!

Thì ra là như vậy. Quang bắt đầu hiểu, mỗi khi anh nói chuyện với người

khác phái, đặc biệt là đứng trước chuyện mai mối như vừa rồi, thì y như là trong

cơ thể nổi lên một thứ cảm giác thôi thúc, bồn chồn khó tả. Đích thị là do Thanh

Tuyền phản ứng rồi!

Không một hút khó chịu, mà trái lại Quang thích thú với cảm giác mình

được nhắc nhở, quan tâm, và về phần mình, anh cũng đã thể hiện được tấm lòng

thủy chung như nhất...

Đi loanh quanh một lúc, chợt Quang nhớ ra, đầu óc anh sáng hẳn lên:

- Miếu Thành hoàng!

Tự trách mình sao từ lâu không nhớ ra địa điểm nơi hẹn của Tuyền! Mặc dù

còn khá lâu mới tới thời điểm một năm, nhưng cần gì, miễn là biết chỗ đó thì ít

ra cũng là chỗ mà Quang có thể có cảm giác là mình ước hẹn..

Không tìm được xe, Quang cứ như thế đi bộ về hướng bắc của thị trấn. Và

mặc dù chưa một lần biết qua ngôi miếu Thành hoàng, nhưng việc tìm kiếm

cũng không phải khó. Phải mất một giờ Quang mới tìm ra. Ban đầu anh hơi ngờ

ngợ không biết có đúng là ngôi miếu đó không? Nhưng sau một lúc dò dẫm,

Quang quyết định chui vào miếu. Đúng là ngôi miếu hoang, bởi khi Quang ước

vào đã có nhiều chuột bọ chạy ra. Do tối đen không nhìn thấy gì, mà Quang thì

không muốn bật diêm lên, ngại người ngoài để ý, nên cứ trong bóng tối, anh rìm

cách dọn một khoảng trống dủ để ngồi xuống. Ngồi dó để làm gì, Quang cũng

không xác định được, nhưng trong tâm thức anh ngầm hiểu mình cần phải đợi ở

chỗ này.

Đêm gần khuya. Trời khá lạnh, nhưng Quang lại cảm thấy ấm lòng. Anh

cảm nhận như chính chỗ hoang vắng này mới có một thứ hơi ấm kỳ lạ, không hể

giải thích được...

Trong cơn mơ hồ nửa thức nửa ngủ, Quang chợt nghe như có tiếng ai hát

nho nhỏ quanh đó. Tiếng hát nghe quen thuộc... Mở mắt ra nhìn, tuy không thấy

gì, nhưng Quang cảm nhận được hơi thở của một người đứng rất gần, anh kêu

lên khe khẽ:

- Thanh Tuyền!

Quang đưa tay sờ soạng chung quanh, không chạm được ai, nhưng anh cứ cố

mở rộng phạm vi mò tìm. Cho đến khi anh nghe một giọng êm như ru bên tai:

- Ở yên đó, và làm những gì con tim mình mách bảo.

Lúc ấy, Quang mới thôi mò tìm nũa. Anh dựa lưng vào bức tường rêu phong

của ngôi miếu, và bên tai lại tiếp tục nghe tiếng hát ru nho nhỏ. Lần này Quang

lắng nghe thật kỹ. Bài hát rất lạ, nhưng lời ca dễ nhớ, nghe đến lần thứ hai là

Quang đã có thể hát theo. Mà tại sao anh lại phải hát theo? Quang cũng không

thể trả lời, chỉ biết là lúc ấy con tim anh nó bảo phải Iàm như vậy...

Cho đến khi Quang ngủ thiếp đi, mà miệng vẫn còn hát như một người mộng

du...

- Này, ông kia, sao lại ngủ trong miếu?

Có ai đó la Iớn bên ngoài, Quang giật mình mở mắt nhìn ra thì thấy một

người đàn ông tay xách cây đèn bão, tay kia xách một xâu cá còn tươi. Có lẽ

ông ta đi bắt cá.

- Sao ngủ trong này cha nội, bộ điên rồi hả?

Quang lúng túng đáp:

- Tôi... tôi...

Đến khi nhìn thấy Quang còn trẻ và ăn mặc khá tươm tất, người đàn ông kia

mới ngạc nhiên:

- Cậu... cậu dám một mình ngủ trong miếu?

Quang chưa kịp đáp thì ông ta đã bỏ đi, miệng còn lẩm bẩm:

- Chắc bị vợ đuổi rồi...

Đi một quãng xa, ông ta còn nói với lại:

- Cái miếu này linh lắm đó nghe cha nội, không giỡn mặt được đâu!

Quang nghe rõ hết, nhưng anh chỉ mỉm cười. Rồi như một quán tính, anh lặp

lại lời bài hát vừa học được lúc đêm. Quang thích thú reo lên:

- Mình thuộc rồi!

Và anh lẩm nhẩm hát cho đến lúc rời khỏi ngôi miếu.

Đêm nào cũng thế, cứ hơn mười giờ là Quang đi bộ từ nhà đến ngôi miếu

Thành hoàng. Anh hầu như ngủ ở đó, chỉ để làm mỗi một việc: Hát hoàt bài hát

với lời ca rất lạ đó!

Nếu có ai hỏi anh hát để làm gì, thì Quang đáp ngay:

- Hát cho nàng ấy nghe!

Vài người bạn tuy không biết rõ lắm về việc làm của Quang, nhưng thấy sinh

hoạt bất thường của anh, họ đều kháo với nhau rằng Quang bi điên! Mặc cho họ

nghĩ gì, Quang cũng gần như đóng cửa sống cô độc, và đêm dêm âm thầm tới

miếu Thành hoàng. Có lẽ ông già bắt cá từng gặp Quang ngủ trong miếu cũng

không thể nào ngờ anh chàng lại lì lợm tiếp tục lặp lại việc làm lạnh xương sống

ấy, cho nên từ sau đó Quang không hề gặp ông ta. Và cũng để tránh sự chú ý

của nhiều người, Quang ra về sớm hơn.

Có hôm khi về tới phòng ngủ, anh đã bắt gặp trên gối của mình một mảnh

giấy với dòng chữ. Cám ơn anh nhiều!

Chữ tất nhiên là của Thanh Tuyền, nhưng sao nàng tới đây mà không gặp

anh ở miếu Thành hoàng? Quang cầm mảnh giấy đọc đi đọc lại nhiều lần, lòng

vui khôn xiết. Nàng cám ơn, đúng là hiểu được tấm lòng của anh và quan trọng

hơn là nàng vẫn còn ở đâu đây. Nhưng sao Tuyền không cho anh gặp để xem

cái thai con anh được bao lớn rồi? Nàng sống ra sao với hoàn cảnh bụng mang

dạ chửa đó?

Nhẩm tính lại thì chỉ còn chưa đầy một tháng nữa đã tới thời điểm hẹn với

Thanh Tuyền ở miếu Thành hoàng. Liệu anh có nên tiếp tục tới đó nữa, hay là

để có khoảng trống cho cuộc hẹn đến một cách bất ngờ? Suy nghĩ kỹ, cuối cùng

Quang ngừng không tới miếu vào ban đêm nữa, mà yên tâm nằm ở nhà chờ.

Rồi ngày đó cũng tới. Chính xác vào đêm rằm tháng chạp, Quang ăn mặc

chỉnh tề, thủ sẵn cả tấm chăn lớn dùng để úm đứa bé. Mới chín giờ tối, anh đã

có mặt ở miếu. Một giờ sau trăng lên, tròn vành vạnh. Có mộ tiếng động khẽ,

khi Quang nhìn ra cửa miếu thì đã thấy Thanh Tuyền đứng đó. Nàng mặc chiếc

áo màu trắng tinh, khuôn mặt rạng ngời, khác với nét sầu buồn trước đây. Vừa

nhìn thấy Quang, nàng đã nhoẻn miệng cười rất ươi. Nhưng khi Quang định

bước tới gần thì nàng xua tay:

- Chưa được, đừng tới gần em khi anh chưa chạm vào con chúng ta.

Không thấy đứa bé trên tay nàng, Quang lo lắng:

- Đứa bé đâu?

Thanh Tuyền đưa mắt nhìn gói đồ đạc Quang mang theo để đón con, lúc ấy

nàng mới nhẹ giọng:

- Anh xứng đáng nhận con!

Nói xong, nàng quay đi ngay. Quang hốt hoảng:

- Thanh Tuyền, con chúng ta đâu?

Nàng nói vọng lại:

- Con thì phải nhận ở nhà chứ!

Rồi nàng biến rất nhanh. Quang lao theo, anh chỉ có chạy và không dừng lại

bước nào. Lát sau, vừa về tới cửa phòng, anh đã nghe tiếng trẻ con khóc bên

trong.

- Đứa bé!

Mở cửa ra, Quang trố mắt nhìn một đứa trẻ đang nằm gọn trên giường, nó

đang khóc, có lẽ đang đòi sữa. Vừa khi ấy có tiếng Thanh Tuyền phía sau lưng:

- Anh hãy tới ôm nó lên, nếu nó ngừng khóc và không rời khỏi tay anh thì

coi như anh được nhận con về cho mình, và cả cho em nữa!

Quang không chần chừ một giây, anh cúi xuống ôm ngay đứa bé vào lòng,

và nó nín khóc lập tức!

- Đội ơn Trời Phật! Vậy là...

Thanh Tuyền cũng lao tới, nhưng có lẽ do quá xúc động nên vừa cất bước

nàng đã ngã. Quang đang ôm con cũng kịp đưa một tay ra đỡ được Tuyền. Thế

là ngẫu nhiên mà trong tay Quang có được cả hai người mà anh mong chờ nhất!

Đứa bé đưa mắt nhìn lên, và rồi nó nhoẻn miệng cười như hoa hàm tiếu!

Quang sung sướng quá, anh không kiềm chế được đã kêu to lên:

- Con của ta!

Thanh Tuyền từ từ mở mắt ra, nàng vòng tay qua ôm cả hai cha con vào

lòng.

- Chúng ta sống rồi.

Quang còn chưa hiểu gì thì nàng đã cầm lấy bàn tay bé xíu của đứa bé đặt

vào lòng bàn tay Quang:

- Chính tấm lòng thành của anh, sự chung thủy hiếm có của anh, đã kinh

động cõi âm, nên người ta đã chấp nhận cho em cùng con về dương gian cùng

anh chung sống.

Quang kêu to lên:

- Cám ơn! Cám ơn!

Nàng ôm cả hai vào lòng, siết chặt. Nàng thì thầm:

- Đúng ra tới hẹn, em đem con tới giao cho anh rồi đi và không bao giờ còn

có thể trở lại được nữa! Nhưng nhờ tấm lòng thành của anh, qua những khúc hát

hằng đêm của anh ở miếu Thành hoàng đã khiến cho người giữ hồn em cảm

động. Họ phải cho em trở lại kiếp người. Nhờ anh cả đấy...

Quang tưởng như mình vẫn còn trong giấc mơ. Anh biết sẽ có ngày này. Họ

vạch một kế hoạch, sẽ trở lại khu rừng thượng nguồn dòng sông để thăm bà mẹ

già tội nghiệp...

Tại thôn An Lý có một ngôi nhà hoang, đã vắng người hàng chục năm rổi

mà chẳng thấy ai là chủ tới viếng thăm. Người trong vùng đồn ngôi nhà đó có

ma, nên càng cho thiên hạ thêm sợ và lánh xa.

Vậy mà vào một đêm đầu mùa đông, lại có một anh chàng xách chiếc túi cũ,

đi bộ vào ngôi nhà tối đen như mực. Anh ta dò từng bước, đi tới đâu, lũ dơi đan

đeo bám trên trần nhà bay ra ào ào. Nếu Ià người khác thì sợ hết vía, nhưng anh

chàng này thì lại bật cười và lẩm bẩm:

- Chắc ai cũng tưởng tao sợ chúng mày, hóa ra tụi bay lại sợ tao phải bỏ

chạy!

Anh ta có vẻ thích thú chuyện những con dơi vỗ cánh bay đi. Nhưng thích

nhất là khi anh ta bật diêm quẹt lên soi sáng cả một vùng, thì đủ Ioại côn trùng,

rắn rết thi nhau chạy thục mạng!

- Tao lại chiến thắng!

Tìm được một số que nhỏ, anh ta gom lại thành một bó, như cách ngườí ta

làm đuốc, rồi châm lửa đốt lên. Lát sau, ánh sáng từ cây đuốc tự tạo đó đã giúp

cho căn phòng rộng đầy bụi và mạng nhện đã có vẻ ấm cúng hơn. Anh chàng lại

tự nói:

- Có thế chứ!

Dùng mấy tấm bìa cũ rơi vãi dưới đất Iàm chổi, anh ta quét nhanh một vùng

to hơn chiếc giường, Cả lớp bụi dày, nhờ bóng đêm nên không thấv bụi bay lên,

nhưng hít vào khiến anh ta phải hắt hơi liến mấy cái. Tiếng hắt hơi mạnh lại một

lần nữa khiến lũ dơi còn lại bay ra loạn xạ, có con bay vèo qua mặt, suýt nữa đã

đập vào mắt anh ta.

- Bay hết đi, để ông mày nghỉ ngơi cho yên tĩnh!

Lát sau, không khí trong phòng trở lại yên ắng đến lạ thường. Để nguyên cả

quần áo, giày và chiếc mũ lụp xụp trên đầu, anh chàng ngã lưng đại xuống nền

nhà, lấy chiếc túi cũ làm gối. Thế là anh ta có một chỗ nghỉ ngơi tuyệt vời!

Cây đuốc tự tạo chỉ cháy được không mười lăm phút thì tàn. Ánh sáng yếu

dần đi và đến lúc nó tắt phụt, trả căn phòng về với bóng tối cố hữu của nó.

Nhưng đâu hề gì, bởi anh chàng đã thở đều đi sâu vào giấc nồng. Có thể do anh

ta đi đường xa quá mệt, hoặc cũng có thể do có chút hơi men trong người.

Lúc gần sáng, bỗng nghe có tiếng cự cãi giữa hai người, một nam một nữ.

Đầu tiên là tiếng của anh ta:

- Yêu cầu cô đi chỗ khác, nơi đây là của tôi.

Giọng nữ không vừa:

- Ai nói nơi đây là của anh? Anh có biết ngôi nhà này đã bỏ hoang từ bao giờ

không? Nó hoang tàn lúc nào thì tôi có mặt từ lúc ấy. Nó là chỗ của tôi!

- Không đúng. Nhà hoang là nhà vắng chủ, vậy ai xí được chỗ nào thì là của

người ấy! Cô cần chỗ ngủ thì hãy đi tìm phòng khác, tôi đang ngon giấc tại đây,

không chuyển đi đâu cả!

- Anh biết đang nói chuyện với ai không? Anh còn muốn sống nữa không?

Một tràng cười phát ra, cùng với câu nói dứt khoát của anh chàng ngông

cuồng:

- Sống cũng được, mà chết cũng đâu có sao.

- Anh...

Giọng người nữ chợt dừng lại. Rồi một lúc sau, không còn nghe tiếng cãi vã

nữa. Chỉ có những tiếng động đậy và thì thầm rất lạ tai. Việc ấy kéo dài cho đến

khi gà gáy rộ.

Sáng, trong lúc anh chàng lãng tử còn đang ngủ say như chết thì có một

người bước vào phòng. Đó là một lão nông. Ông ta ngước nhìn lên trần nhà rồi

buột miệng:

- Trúng to rồi.

Thì ra ngay trên đầu ông ta có giăng một tấm lưới to và trong lưới có nhiều

con dơi mắc kẹt, đang cất tiếng kêu chí chóe.

- Sao bữa nay lũ dơi này lọt bẫy nhiều dữ vậy cà?

Thì ra lão ta là ngươi giăng mẻ lưới thưa kia, nhằm bắt đàn dơi khi chúng vô

tình bay ra bay vào ngôi nhà này. Bữa nay tha hồ cung cấp tiệm bán cháo dơi.

Lũ dơi toàn con mập.

Lão ta dặt chiếc giỏ mang theo xuống đất, chuẩn bị gỡ tấm lưới xưống. Vừa

lúc ấy, lão ta phát hiện có anh:

- Ai vậy?

Tiếng hỏi của lão khá lớn khiến anh chàng đang ngủ giật mình. Anh ta nheo

mắt nhìn Iên, phần thì bị ánh sáng chiếu vào, phần mới vừa tỉnh ngủ, nên phải

mất hơn chục giây anh ta mới cất tiếng hỏi:

- Ông là ai vậy?

- Tôi hỏi cậu là ai mà dám vào đây ngủ?

- Có gì mà không dám!

Anh ta vừa trả lời vừa bật ngồi dậy. Bỗng anh ta ngơ ngác hỏi:

- Người cửa tôi đâu rồi?

Ông già bắt dơi hỏi lại:

- Còn có người khác nữa sao?

- Có chớ. Nàng ngủ với tôi suốt đêm rồi. Mới đây mà...

Lão già xẵng giọng:

- Thì ra tụi bay là thứ mèo mả gà đồng, dẫn nhau vào đây làm bậy phải

không?

Gã kia trợn tròn mắt:

- Ông chửi ai vậy?

- Cậu đó. Cậu dẫn gái vào đây phải không?

Anh chàng phát cáu:

- Dẫn gái thì sao? Nhà này của lão chắc?

Thấy thái độ trịch thượng của anh ta, ông lão cũng nổi nóng:

- Nhà của tao, được chưa!

Chẳng ngờ anh ta lại tưng tửng:

- Có nhà sao không ngủ giữ, lại để cho lũ dơi và rắn rết làm ổ?

- Tại vì.. tại..

Thấy lão ta ấp úng, anh chàng lại cố tình trêu chọc:

- Nếu muốn tìm cỗ nghỉ chân thì tôi nhường cho căn phòng bên trái đó, vào

dọn dẹp đi, trách chỗ để quan anh ngủ thêm chút nữa, rồi sáng mat dậy ta sẽ mời

đi ăn cưới!

Nghĩ mình gặp một tên tâm thần, nên lão già nạt ngang:

- Im đi, để người ta làm việc!

Lo bắc chiếc ghế củ đứng lên và gở từng con dơi cho vào giỏ. Anh hàng kia

có ý theo dõi, cuối cùng phát hiện ra việc bắt dơi ngộ nghĩnh của ông ta, anh

không còn nói ngang nữa:

- Thì ra bác giăng bẫy. Vậy mà nãy giờ không nói. Cháu xin lỗi.

Anh ta tích thú với công việc nên vội đứng lên phụ một tay. Lão già cũng

không còn gay gắt nữa, lại hỏi:

- Cậu là người ở đâu tới đây, sao lại đám ngủ chỗ này?

- Cháu ở xa, đi bộ hơn chục cây số, vào tới đây thì trời tối, tiện thấy chỗ này

vắng nên ngã lưng đại.

- Thì ra là vậy. Nhưng Iúc nãy cậu nói còn có ai nữa?

Anh chàng định kể thật, nhưng kịp nghĩ lại nên nói khác đi:

- Cháu chỉ đùa..

Ông lão chợt cười:

- Hỏi chơi vậy chớ tôi thừa biết con gái nào dám theo trai vào chốn này.

Khi bắt hết số dơi dính bẫy, lão hỏi:

- Cậu có muốn lấy ít dơi làm thịt nấu cháo không?

Anh chàng cười ngất:

- Cháu trên răng dưới.. quần đùi thế này lấy gì nấu nướng.

- Rồi đây cậu đi đâu?

Anh ta lại phá lên cười:

- Có lẽ cháu sẽ ở lại đây một thời gian.

Lào già lắc đầu liền:

- Đâu có được! Cậu chưa biết, chứ nơi này...

Lão ngạt nên không nói tiếp. Nhưng anh chàng thì hầu như đoán được, anh

ta tiếp liền:

- Bác muốn nói tới ma chớ gì? Vậy thì cháu đă gặp rồỉ. Gặp ma nữ nữa kìa!

- Cậu đừng có đùa. Người vùng này chưa một ai ngoài tôi dám vào đây, chớ

đừng nói là ăn nói bạt mạng như cậu. Không nên đâu...

Trước khi ra về, lão còn dặn với lại:

- Tốt hơn hết là cậu nên tìm một chỗ nào đó mà ở. Nơi này không phải dành

cho người ở.

Anh chàng không đáp, chờ lão đi khuất rồi lại nằm xuống ngủ tiếp. Cả anh ta

và lão gìa lúc nãy cũng không để ý, ngay bên cạnh chỗ anh chàng nằm có một

tấm khăn lụa màu lục, còn rất mới, đang nằm vắt vẻo ở đó. Chiếc khăn chắc

chắn là của một nữ nhân, mà phải là người sang trọng!

Chuyện ngôi nhà hoang có người lạ đến cư ngụ chẳng mấy chốc đã loan

truyên ra khắp xóm. Cho đến trưa hôm đó thì từ ngoài vòng rào đã có rất đông

ngươi tự tập để xem kẻ to gan.

Trong khi đó, anh chàng kia vẫn không hay biết gì, cứ ngủ li bì. Nhiều người

bàn nhau:

- Chuyện này phải đi trình báo mới được, biết đâu là...

Người khác lại nói:

Nếu là kẻ gian thì không vào đó mà nằm ngủ! Ắt là kẻ tâm thần.

Người ta đứng đợi mãi mà không thấy gì thì cũng chán, nên lần lượt ra về.

Người còn lại sau cùng chính là ông lão bẫy dơi đêm qua. Ông ta đợi cho mọi

người đi hết mới lẻn vào bên trong. Đó cũng là cách vào nhà thường khi của

ông ta.

Đi vòng ra phía cửa hông, thay vì đi cửa trước như lệ thường, ông lão nhấc

một cánh cửa gỗ ngụy trang ra, rồi chui tọt vào bên trong. Đã rành đường đi,

nên lão đi trong bóng tối không có gì khó khăn. Lát sau thì vòng ta tới căn

phòng lớn mà ông ta đã gặp chàng trai. Không đốt đèn, lão ta chỉ nhẹ đẩy một

cánh cửa sổ ra, ánh sáng lọt vào khiến cắn phòng sáng lên soi rõ mọi vật.

- Cậu...

Ông ta kêu lên kinh ngạc, khi thấy trước mặt mình là anh chàng kia đang

nằm ngủ, nhưng trong vòng tay lại đang ôm một con chó. Đúng hơn dó là một

con chó rừng...

- Cậu...

Ông ta chưa kêu hết tiếng thứ hai thì đã ngã lăn ra.

Trong lúc mọi ngườl còn đang xôn xao bên ngoài với đèn đuốc sáng choang,

thì cừ bên tong có người nói:

- Tôi đây này, mọi người kêu gào gì dữ vậy?

Đám nười tụ tập kia với mục đích đi tìm ông lão bắt dơi. Sau khi ông ta vào

đó cả ngày không thấy ra! Vừa nghe tiếng người thì mọi người mừng rỡ:

- Ông Năm Lành kìa!

Ông ta bước thẳng ra cổng ngôi nhà hoang trước sự ngạc nhiên của mọi

người. Họ hỏi dồn:

- Sao ông ở cả ngày trong đó vậy, làm cả nhà ông chạy tìm nháo nhác.

Ông già chỉ tay vào trong:

- Để cho người ta nghỉ ngơi!

Mấy nười kia quá đỗi ngạc nhiên:

- Ai ở trong dó?

Ông ta đáp tỉnh bơ:

- Thì khách lạ!

- Nhưng mà...

Ra dấu cho mọi người đừng gây ồn, Năm Lành leo rào ra ngoài rồi mới nói:

- Đó là người tốt, tôi phải giúp cậu ta làm một chuyện trọng đại cái đã...

Trước những câu nói kỳ lạ của ông ta, nhiều người không thể tin được, đã

phải cầm tay lão lay mạnh, như sợ lão bị mê sản. Nhưng Năm Lành rất tỉnh táo:

- Tôi không bị gì đâu! Chỉ có điều ta phải giúp con người đó. Anh ta sắp lấy

vợ!

Câu nói đó càng làm cho mọi người ngơ ngác thêm.

- Ông Năm nói rõ đầu đuôi coi!

- Thì nói rồi, người ấy mờí chúng ta đến dự đám cưới vào tối mai. Vậy bà

con về đi, không có chuyện gì đâu.

Đời nào mọi người chịu nghe, họ cứ hỏi mãi:

- Ông gặp ai trong đó? Sao lúc nãy ông nói có người tâm thần, rồi bây giờ lại

nói đám cưới là sao?

Lão Năm Lành vẫn bình tĩnh:

- Có gì đâu, biết được đó là người đàng hoàng nhưng nghèo họ cần mình

giúp thì cứ gíup thôi!

Phải mất gần nửa giờ sau, ông ta mới kể được rành mạch. Đó là một anh

chàng từ xa tới, anh ta gặp được một người phụ nữ cùng cảnh ngộ nên thương,

và họ đồng ý sống cùng nhau, cho nên vừa rồi khi tôt vào gặp họ thì họ chính

thức nhờ tôi đứng chủ hôn cho họ. Đám cưới tổ chức ngày mai.

Có người cươi to:

- Làm đám cưới trong ngôi nhà hoang, chắc là cưới ma!

Năm Lành lừ mắt nhìn anh ta:

- Đừng nóì bậy mà mang tội và... và...

Lời Năm Lành chưa dứt thì đột nhiên gã kia trợn trừng đôi mắt rồi há hốc

mồm như hình nộm. Mọt người lay gọi nhưng anh ta đã chết đứng, không cử

động được.

- Ông Năm, coi thằng Tình sao kìa.

Năm Lành thở dài:

- Tôi đã nói rồi, chuyện này đâu phải chuyện đùa.

Ông vỗ lên vai anh chàng kia một cái, tự dưng anh ta cử động được, rồi đột

nhiên vùng bỏ chạy như ma đuổi. Ông Năm lẩc đầu bảo mọi người:

- Mọi người cứ nghe tôi, chuyện gì giúp được ta cứ giúp.

Rồi ông căn dặn từng ngườì, như một giạ chủ cặn gia nhân trong nhà. Cuối

cùng, ông ta nói:

- Mọi người về đi, rồi tối mai đúng tám giờ tới đây để dự lễ cưới. Nhớ có quà

gì mang theo quà nấy, giống như trong đám cưới bình thường.

Chẳng hiểu sao mọi người lại răm rắp nghe theo. Không mấy người tin đó là

chuyện thật, nhưng cũng theo lời Năm Lành, tối hôm sau họ tề tựu về ngôi nhà

hoang dự đám cưới.

Tối hôm ấy mọt việc diễn ra là thật! Ngôi nhà hoang đang tối sầm, bỗng đèn

đuốc nổi lên sáng choang, tiếng nhạc vang lừng!

Mọi người lũ lượt kéo vào cổng ngôi nhà hoang, chẳng biết do ai mở cổng

mà sự đi lại được dễ dàng. Khi vào nhà, họ ngạc nhiên vô cùng khi nìn thấy

gian đại sảnh của ngôi nhà lộng lẫy như một tư thất của đại phú hào!

Có người chưa tin lắm, hỏi người bên cạnh:

- Thật không vậy?

Anh ta vừa mở miệng thì đã bị ngay một cái tát nảy lửa vào một bên má!

Anh ta kêu lên:

- Sao đánh tôi?

Lại một cái tát nữa ở má bên kia. Lần này, những người đứng gần đều không

một ai có hành động nhấc tay lên, nên chắc chắn không phải là họ đánh. Anh

chàng bị đánh có lẽ hiểu mình bị trừng phạt vì câu hỏi ngớ ngẩn vừa rồi, nên sợ

thất thần, đứng im như thóc!

Vừa lúc đó, người ta nhìn thấy một thanh niên trẻ, quần áo chỉnh tề, đi bên

cạn một mỹ nữ, bước ra đứng giữa nhà. Tất cả đều buột miệng khen:

- Đẹp đôi quá!

Lời khen thì không sao, nên mọi người không ngớt tán tụng nhan sắc cô dâu.

Năm Lành trở thành người chủ hôn, ông ta khăn đóng áo dài nghiêm chỉnh,

dõng dạc tuyên bố.

- Hôm nay là ngày trọng đại của chú rể Bá Thông và cô dâu Thùy Hương.

Nào, chúng ta cùng nâng ly chúc mừnh.

Lạ một điều là trên tay mọi ngườl đều cầm một ly đầy rượu. Họ cùng cạn ly

mà không dám chần chừ.

Có cả một toán nữ vũ công vừa xuất hiện. Họ nhảy múa thật vui. Trong phút

chốc đã vây quanh cô dâu chú rể, kéo họ cùng xoay tròn theo tiếng nhạc chẳng

biết vọng ra từ đâu, nhưng nghe rất gần và rất lạ tai.

Đám cưới kỳ lạ kéo dài đến canh hai mới chấm dứt. Đèn trong nhà tắt dần.

Mọi người lần lượt kéo nhau ra về. Tuy nhiên, vẫn còn vài người do quá tò mò

đã lén nán lại, nấp vào cửa để tiếp tục nhìn xem. Họ vừa nhìn thấy cô dâu chú rể

kéo nhau vào phòng riêng thì bỗng tất cả bọn họ đều ngã lăn ra hôn mê...

Ngày hôm sau, khi lý trưởng và một số dân làng vào ngôi nhà hoang thì

chỉ còn thấy một cảnh hoang tàn như nó vốn có. Giữa gian phòng chỉ còn lại

duy nhất một bộ hài cốt!

Cùng đi theo đoàn người còn có một vị đạo sĩ. Ông được thỉnh tới một từ

ngôi chùa nổi tiếng cách đó không xa. Hòa thượng Chơn Thiện.

Ông nhìn kỹ bộ hài cốt một lúc rồi thở dài:

- Ta chậm quá rồi. Người đàn ông đó đã chết!

Có người hỏi:

- Thầy nói ai?

Nhà sư lại thở dài:

- Tội nghiệp anh chàng lang thang nào đó, do số đã tận nên lọt vào đây mà

không may gặp phải lũ yêu tinh này. Chúng đã hại chết cậu ta.

Năm Lành lúc đó đã tỉnh táo, nói như người đồng lõa:

- Biết cậu ta bị oan hồn sai khiến mà tôi không làm được gì để cứu, trái lại

còn bị sai khiến...

Vị đạo sĩ nhân từ:

- Không trách ông đâu. Ông không bị hại đã là may rồi.

Nhà sư Chơn Thiện nói tiếp:

- Mọi người hãy theo tôi ra ngoài này sẽ rõ.

Ông tới bên bờ tường vòng rào ngoài của ngôi nhà, dùng gậy cày xới lớp đất,

lát sau nơi đó lộ ra một bộ xương trắng. Vừa trông thấy, mọi người đã kêu lên:

- Xương người!

Nhưng nhà sư đã lắc đầu:

- Không phải xương người đâu, xương chó đó. Và đây chính là nguyên nhân

của sự việc...

Ông còn chỉ tay ra ngoài:

- Ngày xưa nơi đây là một nghĩa địa. Người chủ ngôi nhà này không xem kĩ

đã xây ngôi nhà trên nền nghĩa trang hoang phế đó, nên từ lúc xây xong đã

không ở được, nên đành phải bỏ hoang. Chỉ vì cái bộ xương này.

Ông dừng lại như nén xúc động, sau đó mới tiếp:

- Ngày xưa, có lẽ cách dây đã hơn ba mươi năm, một hôm có một đám đưa

dâu đi ngang qua đây để về nhà chồng bên kia thôn xóm, khi ấy vùng này còn

hoang vu lắm, nên hùm beo thú dữ rất nhiều. Và bi kịch đã xảy ra, kiệu hoa cô

dâu bị một đàn linh cẩu tấn công. Chúng xé xác cô dâu ra rồi chia nhau ăn thịt.

Cô gái đó chết oan, nên hồn phách cứ lang thang đâu đó... Và có lẽ vì còn

vương vấn người chồng còn lại chốn trần gian, nên vong hồn cô gái cứ lẩn quất

quanh đây, đêm đêm đi tìm đàn ông, mà cô nghĩ đó là chồng của mình! Ngôi

nhà hoang này là nơi chốn cô ta nương thân và chờ đợi. Chẳng may cho anh

chàng xấu số này, khi anh ta vào đây và ngủ lại...

Nhà sư ngừng kể, đứng lên và bảo mọi người:

- Sau khi bắt được hồn anh chàng tội nghiệp kia đi, thì coi như mọi chuyện

kết thúc. Từ nay oan hồn cô gái kia sẽ chẳng còn quấy phá ai nữa đâu. Thôi,

mọi ngươi hãy về đi...

Ông đi trước, mọi người cũng ùn ùn đi theo, bởi chẳng một ai đủ can đảm

nán lại. Họ rùng mình khi nhớ lại hình ảnh bộ xương nằm chỏng chơ giữa nhà

của chàng tai tội nghiệp!

Giữa trưa hôm đó, chẳng hiểu sao tự dưng ngôi nhà hoang bốc cháy dữ dội.

Chẳng một ai dám tới cứu chữa. Mà thật ra họ cũng muốn thiêu hủy những gì

còn lại của một bi kịch...

Tiệc chưa tàn, nhưng Tấn đã hai lần suýt ngã vì chóng mặt. Lần đầu thì mẹ

anh đi bên cạnh tưởng con trai mình do nhậu quá nhiều, nên bà nhắc khẽ:

- Đứng uống nữa, cứ "dô dô" hoài, chịu gì nổi!

Nhưng đến lần sau thì chính Hồng Hạnh, vợ Tấn đã lo lắng:

- Anh không đi nổi nữa thì vào nằm một chút đi.

Tấn định không nghe lời vợ, nhưng tới lúc mắt hoa lên, người lả đi thì Tấn

mặc cho vợ dìu đi đâu đi theo đó.

Hồng Hạnh đưa Tấn vào phòng tân hôn. Cô tự lo cho chồng và chưa định

báo cho cha mẹ biết, bởi nghĩ Tân chỉ bị choáng một lúc rồi sẽ ọua. Tuy nhiên,

sau một lúc xoa dầu và làm vài động tác sơ cứu, Hồng Hạnh phát lo, bởi Tấn

càng lúc càng như chìm sâu vào hôn mê. Hôt hoảng, Hạnh chạy ra ngoài báo

cho mẹ chổng. Bà Hiệp Phát cuống lên, cùng con dâu chạy vào phòng, cùng với

vài người khác.

- Tấn ơi!

Đó là tiếng gào lên của bà Hiệp Phát khi vừa chạm vào tràn con trai. Linh

tính nhạy bén của người mẹ đã không sai, bởi bà cảm nhận rằng Tấn đã không

còn chút sinh khí nào nữa!

Hồng Hạnh tiếp sau mẹ chồng, cô đưa tay đặt lên mũi Tấn và cô gào lên còn

to hơn bà Htệp Phát:

- Trời ơi!

Tấn đã ngừng thở! Toàn thân anh chàng đã bắt đầu lạnh. Những tiếng khóc

cùng vở òa, biến tiệc tân hôn thành một khung cảnh hỗn loạn. Tin chú rể chết

ngay đêm động phòng truyền loan ra thật nhanh. Phút chốc, cả những người

hàng xóm cũng tò mò kéo tới xem.

Hồng Hạnh tức tốc chở Tấn vào bệnh viện. Nhưng nơi tiếp nhận sau khi

khám kỹ, người ta đã lắc đầu bảo:

- Tim ngừng đập khá lâu rồi, không cách nào cứu được.

Bà Hiệp Phát và Hồng Hạnh chết ngất ngay tại phòng cấp cứu của bệnh viện.

Khi họ tỉnh lại thì hay tin Tấn đã được đưa xuống nhà xác. Cả hai chạy bay đi

tìm. Nhưng khi bước vào nhà xác thì họ lại một phen kinh hoàng. Xác của Tấn

không còn ở đó!

Hồng Hạnh hỏi thêm thì người ta chỉ nói:

- Có một người nào đó xưng là ngươi nhà, họ làm thủ tục rồi nhận xác chở đi

ngay bằng xe riêng.

Bà Hiệp Phát quá dỗi ngạc nhiên:

- Nhà tôi đâu có ai mà vào đây đem xác về?

- Một người phụ nữ xưng tên mình là Tuyết Thu, đưa ra đủ giấy tờ chứng

minh là thân nhân của người quá cố để nhận xác.

Vừa nghe tới tên Tuyết Thu là bà Hiệp Phát giật bắn người:

- Ai... ai là Tuyết Thu? Sao lại là nó?

Hông Hạnh đang suy sụp, nhưng cũng phải ngạc nhiên:

- Tuyết Thu là ai mà từ nào đến giờ con chưa nghe nói tới?

Bà Hiệp Phát không đáp. Bà lảo đảo bưởc ra sân như kẻ mất hồn.

- Kìa, mẹ! Mẹ để con kêu xe...

Nhưng bà mẹ chồng của cô như không còn nghe lời nói của cô nữa. Bà cứ

bước đi, cho đến khi vấp chân ngã sóng soài trên đường. Hồng Hạnh hất hoảng

tới đỡ bà dậy thì phát hiện bà bị trào máu ở hai khóe miệng.

- Mẹ!

Tội nghiệp Hạnh, chỉ trong vòng một thời gian ngắn mà bao nhiêu chuyện

xảy ra vượt quá khả năng chịu đựng củ cô. Cô quỵ xuống trên thân thể bất động

của bà mẹ chồng, và không còn cút sức lự nào để gượng dậy. Ở một góc khuất

gần đó, có một bóng người đứng nhìn vào cảnh ấy hình như chăm chú lắm. Mãi

đến khi có người tới vực hai người dậy, đưa vào khu cấp cứu.

Sau cái chết của Tấn được hai ngày thì bà Hiệp Phát cũng trút hơt thở cuối

cùng. Bà chết bởi nguyên nhân nào thì ngay cả ở bệnh viện người ta cũng rất

mơ hổ. Họ chỉ ghi vắn tắt trong bện án: Trụy tim.

Nhưng Hổng Hạnh không tin thế, bởi cô đã chứng kiến cảnh bà bị thổ huyết

sau khi nghe đến tên Tuyết Thu nào đó. Nhưng bây giờ thì mọi việc coi như kết

thúc, tìm ra nguyên nhân thật sự cái chết của bà mẹ chồng để làm gì nữa. Hạnh

bỏ về nhà mình ngay hôm sau đám tang và kiệt sức nên ngủ vùi ngay từ rất sớm.

Cho đến nửa đêm..

Hạnh choàng dậy khi nghe tiếng gõ cửa. Chạy ra mở cửa ngay, nhưng cô đã

sững sờ bước lui lại trong sự kinh hãi. Bởi đứng trước mặt cô lúc ấy là một

người con gái cở tuổi mình, có khuôn mặt rất đẹp, nhưng nét u buồn khó che

giấu.

- Cô là...

- Tuyết Thu.

Hồng Hạnh dù chưa biết Tuyết Thu là người thế nào nhưng tự dưng cô cũng

bị giật mình. Có lẽ cô nhớ tới thái độ sợ hãi của bà mẹ chồng hôm trước với

người tên luyết Thu này.

- Cô cần gì ở tôi?

- Cô không muốn biết tin chồng mình ở đâu sao?

Bấy giờ Hồng Hạnh mới chợt nhớ.

- Cô đưa xác chồng tôi đi đâu? Tại sao cô làm vậy?

- Ai là chồng cô?

- Tấn! Cô cướp xác Tấn trong nhà xác và chính vì chuyện đó nên mẹ chồng

tôi mới chết!

Tuyết Thu phá lên cười, trong âm thanh như có gì đó khiến người nghe ớn

lạnh!

- Chồng cô! Nghe nói tôi phát rùng mình, ha ha!

Hồng Hạnh vừa bực, nhưng chẳng hiểu sao lại hơi sợ. Nhìn gương mặt

người phụ nữ trước mặt mình lúc này, cô chợt hiểu phần nào lý do bà Hiệp Phát

đã sợ. Hình như cô ta có điều gì đó bất thường...

- Cô yêu Tấn từ bao giờ?

Câu hỏi khiến Hạnh dù có nhịn hết cở cũng phải nổi cáu:

- Cô làm gì có đủ tư cách hỏi điều đó! Tôi yêu cầu...

Tuyết Thu hạ thấp giọng, mà trong âm thanh như đang rít lên:

- Chẳng những đủ tư cách, mà còn được quyền bầt cô phải trả lời nữa kìa!

- Chẳng những không, mà còn yêu cầu cô...

Hồng Hạnh lặp lại gần giống như câu nói trịch thượng của cô ta, nhưng mới

vừa nói được bấy nhiêu thì bất thần cảm giác như một bên má mình vừa bị ai đó

tát một cái đau điếng! Nhìn thì thấy Tuyết Thu vẫn đang đứng cách mình hơn

hai thước, Hồng Hạnh chưa biết chuyện gì đang xảy ra cho mình thì giọng đáng

ghét kia lại vang lên:

- Đây là sự cảnh cáo để cô nhớ là phải ăn nói lễ độ trước đàn chị của mình!

- Tôi yêu cầu cô ra khỏi nhà tôi ngay.

Lại một cái tát nữa ở má bên kia. Mà rõ ràng không phải do Tuyết Thu hành

động, bởi cô ta vẫn không di chuyển đến gần. Lúc này Hạnh hơi nao núng, cô

nghĩ chắc chắn là có một ai đó nữa đang đứng sau lưng mình. Nhưng khi quay

lại thì hoàn toàn không có ai khác. Hồng Hạnh auay trở lại, thì không còn thấy

Tuyết Thu đâu!

Toàn thân Hồng Hạnh ướt đẫm mồ hôi, mặc dù lúc đó trời đang se lạnh. Cô

bắt đầu hiểu. Vừa lúc ấy thì mẹ Hạnh từ nhà sau chạy lên, bà ngạc nhiên hỏi:

- Con vừa nói chuyện vói ai vậy?

Hạnh không muốn mẹ mình lo lắng, nên lắc đầu:

- Dạ, đâu có ai. Con chỉ... tỉnh giấc và lầm bẩm một mình thôi.

Bà Oanh nhẹ lắc đầu:

- Con không bình thường rồi...

Bà nhắc Hạnh trước khi quay trở xuống phòng ngủ:

- Ngủ nhớ đắp mền, nếu cần thì uống viên thuốc an thần vào.

Bà cảm thông nỗi buồn của con gái, bởi theo bà thì với một cú sốc nặng như

thế, không khéo Hạnh sẽ bị tâm thần. Vừa bước về tới phòng, chưa kịp vào thì

bà Oanh giật mình khi nghe cửa phòng của con gái đóng sầm lại một cách bất

thường, bà hoảng hốt vừa chạy lại vừa hỏi lớn:

- Chuyện gì vậy Hạnh?

Không có tiếng trả lời mà cửa phòng thì đóng kín. Nghĩ con không khóa cửa

nên bà Oanh vặn tay nắm, nhưng cửa phòng đã khóa chặt. Gõ và gọi thật to vào,

giọng bà Oanh gấp gáp:

- Chuyện gì vậy Hạnh, mở cửa cho má coi!

Vẫn im lìm. Nghĩ tới điều chẳng lành, bà Oanh đập cửa mạnh thêm. Người

anh trai của Hạnh dang ngủ trên lầu phải chạy xuống:

- Gì vậy má?

- Tông cửa vào coi con Hạnh nó làm sao rồi! Mau lên!

Thạnh lưỡng lự, nhưng nhìn nét lo lắng quá sức của mẹ, anh đành phải dùng

hết sức mạnh tung cửa phòng. Bên trong không có ai.

Bà Oanh điếng hồn:

- Nó mới đây mà!

Lục lạo khắp nơi trong phòng vẫn không hề thấy bóng dang của Hồng Hạnh

đâu, bà Oanh khóc òa lên, sợ hãi:

- Không xong rồi Thạnh ơi, em con nó... nó không xong rồi!

Bà không còn đủ bình tĩnh nữa, người như sầp ngã nếu không vịn vào vai

con trai. Thạnh phải trấn an:

- Chuyện gì má cũng bình tĩnh đã. Giờ này con Hạnh làm sao đi đâu được,

trong khi cửa cổng vẫn còn đóng kín thế kia. Mà má thừa biết, nó xưa nay nhát,

có dám ra khỏi nhà một mình vào ban đêm đâu. Để con...

Thạnh soi đèn tìm khắp chung quanh sân vườn. Đến khi tới chỗ rào gần

cổng, anh phát hiện một vạt áo phụ nữ mà nếu nhớ không lầm thì đó chính là

vạt áo của Hồng Hạnh!

Sợ mẹ lo, nên lát sau trở vào nhà Thạnh chỉ nói:

- Chắc là do quẫn trí nó đi đâu đó, để con tìm.

Nhìn đồng hồ thấy mới bốn giờ sáng, Thạnh cũng bắt đầu lo. Tuy nhiên, anh

vẫn phải trấn an bà mẹ:

- Mẹ đi ngủ đi, để con gọi điện thoại hỏi thăm. Con sẽ nhờ cả cảnh sát nữa.

Nhưng bà Oanh đã hoàn toàn suy sụp, bà ngã xuống ghế sa lông, mặt mày tái

xanh, hởi thở yếu dần... Thạnh hốt hoảng lo cứu chữa ho mẹ mình, nên anh

không để ý vừa có một bóng người thoát ra từ cửa sổ phòng của Hạnh.

Bàng hoàng khi tỉnh lại, thấy mình nằm trong căn phòng tân hôn nhà chồng,

Hồng Hạnh lạnh toát mồ hôi, cô kêu lên:

- Sao tôi lại...

Biết trong nhà không có ai. Kể từ khi Tân chết, rồi bà Hiệp Phát qua đời và

cô bỏ về nha cha mẹ ruột, thì ngôi nhà này tạm đóng cửa, không người ở.

Nhưng Hồng Hạnh vẫn cố lên tiếng lần nữa:

- Có ai trong nhà không?

Tất nhiên là chẳng có một ai. Mọi vật trong phòng vẫn cứ giữ nguyên.

Những món quà cưới vẫn còn chất chồng ở trên bàn phấn và cả chiếc áo cưới

Hạnh cởi ra để trên giường ngủ vẫn còn y chỗ cũ, chứng tỏ từ sau cái đêm kinh

hoàng đó chẳng có một ai bước vào phòng này.

Bật ra khỏi giường, Hạnh nhớ lại chuyện mới xảy ra, việc xuất hiện kỳ lạ của

người tên Tuyết Thu, rồi những câu nói khó hiểu từ cô ta và nhất là việc tự

nhiên biến mất của cô ả, rồi sau đó mấy giây là Hạnh đã hoa mắt, gian phòng tối

sầm và cô chẳng còn biết gì nữa, cho đến lúc này...

- Ai đã đưa mình tới đây? Chắc chắn là mình không thể tự đi. Hay là...

Hồng Hạnh không dám suy nghĩ thêm, cô ngồi thừ người trên ghế, nhìn khắp

gian phòng một lượt, rồi bỗng chợt nhớ tới bà mẹ chồng, Hạnh kêu lên khẽ:

- Bà ấy...

Tự dưng Hạnh muốn bước sang phòng bà Hiệp Phát.

Cũng chẳng biết do sự thúc đẩy nào, chớ làm sao một ngườt nhút nhát như

Hạnh lại dám có ý nghĩ táo bạo như vậy. Gian nhà rộng, trống vắng đến rợn

người, vậy mà Hồng Hạnh vẫn bình thản một mình tiến về phía phòng riêng của

bà mẹ chồng. Cửa phòng không khóa, bên trong đèn vẫn còn sáng. Có lẽ hôm

xảy ra sự cố đến nay vẫn còn y nguyên vậy...

Đẩy nhẹ cửa phòng, vừa bước vào Hồng Hạnh đã chú ý ngay tới một bức

ảnh treo trên tường, trong ảnh có ba người, người ngồi là bà Hiệp Phát, còn một

trong hai người đứng sau lưng bà là Tấn. Cạnh Tấn Ià một phụ nữ trẻ, rất đẹp,

mà chỉ cần nửa giây là Hạnh nhớ ra ngay, cô kêu lên thảng thốt:

- Cô ta!

Người trong ảnh chính là... Tuyết Thu!

- Như thế này là sao? Tuyết Thu là gì trong nhà này? Phải chăng...

Trong đầu Hạnh vừa lóe lên môt thắc mắc mà từ khi yêu Tấn, nhận lời làm

đám cưới với anh, cô chưa hề nghĩ đến. Cô hoàn toàn không tin rằng Tấn đã có

người con gái nào khác trước khi yêu và cưới mình. Bởi vậy giờ đây đứng trước

bức ảnh lạ lùng này, Hạnh như người từ trên trời rơi xuống, cô ngẩn người khá

lâu rồi mới tiến sát đến chỗ treo khung ảnh. Trong ảnh thì cả ba người rất tươi

và hớn hở. Có lẽ ảnh chụp gần đây thôi, bởi gương mặt Tấn trong ảnh vẫn

không có gì khác so với bây giờ. Và Tuyết Thu cũng thế, vẫn đôi mắt sắc như

dao, nụ cười nhẹ đầy sức quyến rũ đó...

- Phải chăng họ là...

Đó là câu hỏi mà chỉ trong vòng vài mươi giây đã hiện lên trong đầu của

Hạnh. Cô đi từ tlạng thái ưu tư, lo lắng, thắc mắc, rồi cuối cùng quyết tâm khám

phá cho bằng được!

Từ ngày yêu Tấn rồi đám cưới, chưa bao giờ Hồng Hạnh bước vào phòng

mẹ chồng, và nghe nói cuộc sống trong nhà này khép kín đến dỗi những người

ăn kẻ làm ít người chịu nổi và làm lâu. Bà Hiệp Phát cực kỳ độc đoán, kỳ thị

giàu nghèo, nên hầu hết người giúp việc đều bị cấm không bao giờ được bước

vào khu vực riêng tư của chủ. Hạnh tưởng tượng, nếu không có biến cố vừa rồi

thì chẳng biết cô chịu đựng bao lâu với bà mẹ chồng như vậy.

Do không còn ngại ai khác dòm ngó, nên Hạnh yên tâm bắt đầ khám phá

từng phần những gì cô thấy trước mặt. Đầu tiên là tủ quần áo, cô không hề chủ

tâm tìm tiền bạc, nữ trang hay bất cứ vật gì quý giá, mà mục tiêu duy nhất của

Hạnh là những gì có thể nói lên sự liên hệ của người phụ nữ tên Tuyết Thu kia!

Và không khó lắm để Hạnh tìm ra một chiếc hộp gỗ bằng sơn mài khá đẹp.

Thường các người có của hay dùng những chiếc hộp như thế để dựng những đồ

vật riêng tư, quý giá. Mà ở đây ngay khi mở nắp ra Hồng Hạnh đã gặp ngay vật

mình cần tìm: Một xấp ảnh khác chụp giữa Tấn và Tuyết Thu. Đây hẳn là

những ngày hạnh phúc nhất của họ, bởi hầu hết mấy chục tấm ảnh đều chụp ở

những thắng cảnh nổi tiếng, có cả vài bức chụp chân dung họ theo kiểu... vợ

chồng.

Máu nóng trong người Hồng Hạnh bắt đầu sục sôi, cô cố nén lắm mới có thể

tiếp tục xem tiếp những ảnh và giấy tờ khác còn lại. Trong số này có một lá thư

đề ngày cách đó khá lâu, cữ viết của phụ nữ. Thư của Tuyết Thu! Chẳng thể

dừng được, Hồng Hạnh bóc lá thư ra xem. Một sự thật khiến tim cô đau nhói!

Trong thư, Tuyết Thu gửi cho bà Hiệp Phát với lời lẽ khá nặng nề, mà qua đó

Hạnh hiểu được rằng Tuyết Thu từng là vợ của Tấn. Hõ yêu nhau nhiều năm và

đã về sống chung với nhau khá lâu như vợ chồng, cho đến một ngày chính bà

mẹ chồng đã can thiệp vào để chia rẽ, dẫn tới chuyện Tấn bỏ về nhà mẹ, trong

khi Tuyết Thu bơ vơ nơi một xứ lạ nào đó...

Một đoạn rong lá thư có nội dung: "Rồi bà sẽ nhận ra hậu quả của ngày hôm

nay nó là thế nào! Tôi nguyền rủa bà, rồi dòng máu trực hệ của bà nó sẽ hận bà

và... chuyện gì đó ắt bà biết rồi!".

Đặt lá thư xuống, Hạnh suy nghĩ mãi vẫn chưa hiểu hết. Tại sao qua những

tấm ảnh thì họ vô cùng hạnh phúc, nhưng với lá thư thì lại hoàn toàn trái ngược!

Phải chăng...

Có một bưu thiếp đóng dấu từ nước ngoài gửi cho Tấn. Nhìn mặt sau Hạnh

hiểu là của Tuyết Thu gửi. Nội dung ngắn gọn: "Nếu anh không qua thì chúng

ta không bao giờ gặp nhau nữa!"

- Thế này là thế nào? Tại sao bưu thiếp gửi cho Tấn mà lại nằm trong hộp

riêng của bà Hiệp Phát?

Chỉ cần động não một chút là Hồng Hạnh hiểu nay. Như vậy có nghĩa là khi

bưu thiếp gửi về đây, thay vì đưa cho Tấn, bà Hiệp Phát đã giữ lại. Cũng có

nghĩa là bà ta muốn chia cắt tình yêu giữa Tấn à Tuyết Thu!

- Thảo nào...

Hạnh lẩm bẩm:

- Cô ta cũng là nạn nhân...

Ở một bưu thiếp khác, Hạnh đọc được: "Em đi đây, hẹn gặp lại nơi mà

chúng ta từng hẹn! Tuyết Thu".

- Thì ra là như vậy. Tuyết Thu bị bức phải rờ xa người mình yêu để rồi...

Chợt Hồng Hạnh kêu Iên.

- Cô ta chết chăng? Có thể lắm. Và cũng có thể...

Bỗng dưng Hạnh run lên, tay đang cầm lá thư phải để rơi xuống đất. Xâu

chuỗi lại những việc đã xảy ra, Hạnh lẩm bẩm:

- Cô ta là ma!

Vừa lúc đó, bỗng có những tiếng động rất lạ trên lầu. Giống như ai đó đóng

cửa! Chỉ kịp cho vội chiếc hộp trở về chỗ cũ Hạnh hấp tấp rời khỏi phòng.

Nhưng khi ra đến bên ngoài thì cô bối rối. Bởi cổng khóa chặt, mà cô thì không

có chìa khóa!

Cũng chẳng còn thì giờ để thắc mắc lúc tới đây mình vào bằng cách nà Hồng

Hạnh chỉ còn biết vừa lo sợ vừa muốn kêu to lên, nhưng có lẽ do quá căng thẳng

nên nhất thời không thể thốt được tiếng nào. Bỗng Hạnh giật mình, bởi cánh

cổng tự dưng như có người mở ra. Mà tuyệt nhiên không thấy ai ở đó. Hạnh

nhắm mắt lao đại ra khỏi cổng, rồi cứ thế cô chạy và chạy... trước sự ngạc nhiên

của mọi người bên đường. Cũng chẳng biết về tởi nhà lúc nào, cho đến khi

người trong nhà phát hiện Hạnh nằm ngất ở ngay cửa nhà mình.

Thấy con trở về, bà Oanh mừng khôn xiết, bà giục người gọi bác sĩ tới. Sau

khi khám, vị bác sĩ thân quen cúa gia đình đã lắc đầu:

- Sao bà để cháu nó suy nhược quá, người chẳng còn chút sinh lực nào mà

hình như là không ăn uống gì từ mấy hôm rồi.

Bà Oanh không muốn tiết lộ chuyện kỳ lạ đã xảy ra trong nhà cho nên nhanh

chóng đưa bác sĩ về. Rồi suốt đêm dó, bà hầu như túc trực bên con gái và Hạnh

thì vẫn mê man không tỉnh.

Mãi đến khi mặt trời bên ngoài ló dạng thì Hạnh mới mở mắt ra. Nhìn thấy

mẹ, cô khóc òa không nói được gì. Bà Oanh ôm con vào lòng hỏi nhỏ:

- Sao con đến nông nỗi này? Đêm qua...

Hồng Hạnh ôm mặt, như không muốn nghe câu hỏi đó. Rồi cô bật dậy chạy

về phòng mình và đóng cửa lại.

Bà Oanh phải năn nỉ mãi cô mới nói vọng ra:

- Má dể cho con yên, con muốn ngủ một giấc.

Tuy lo lắng nhưng bà Oanh cũng chiều con, bà chỉ biết kéo chiếc ghế và ngồi

ngay cửa ra vào, ý muốn canh cho con ngủ. Tội nghiệp cho bà mẹ già đã đau

khổ, khóc lóc suốt đêm sau khi Hạnh đột ngột biến mất, giờ lại phải ngồi trong

tâm trạng âu lo và mỏi mệt. Cho đến khi Thạnh từ ngoài bước vào, anh nhìn

thấy mẹ ngủ gà ngủ gật như vậy và không biết chuyện em gái mình đã trở về,

anh càu nhàu:

- Con nhỏ này, không biết còn làm khổ bà già đến khi nào mới chịu thôi đây!

Lời anh vừa dửt thì bỗng nghe từ trong phòng Hạnh có một tiếng thét giống

như người bị bóp cổ. Hốt hoảng, Thạnh tung mạnh cửa phòng và càng kinh hãi

hơn khi nhìn thấy em gái mình đang treo lơ lửng trên trần nhà!

- Hạnh!

Nhờ có sức và phản xạ nhanh, nên chỉ trong nháy mắt Thạnh đã nhảy được

lên giường, đở hai chân Hạnh lên và gỡ được cổ cô nàng ra khỏi sợi dây thòng

lọng. Hạnh còn thở, chứng tỏ việc chỉ mớl xảy ra.

- Sao vậy em?

Nhận ra anh trai mình, Hồng Hạnh bám chặt lấy sợ hãi:

- Đừng để họ bắt em đi!

Thạnh ngạc nhiên:

- Ai bắt em?

- Đừng hỏi, em sợ lắm.

Thạnh nhìn lên sợi dây treo cồ lúc nãy và anh kêu lên:

- Nó đâu rồi?

Sợi dây mới đó đã biến mất. Thạnh nghĩ có thể nó rơi trên sàn sau khi Hồng

Hạnh được đưa xuống, nhìn nhìn thật kỹ hầu như khắp phòng, không hề có sợi

dây nào!

- Ai đã treo cổ em, hay tự em.

Hạnh lại ngăn không cho anh mình hỏi:

- Đừng hỏi, nếu anh còn muốn em sống...

Nhìn thái độ quá sợ hãi của em gái, Thạnh không dám hỏi thêm, nhưng sau

khi nhìn cổ Hạnh, Thạnh phải hỏi to:

- Em bị ai cắn cổ phải không?

Ở cổ Hạnh có hai dấu răng còn rướm máu, và vết hằn sâu của cái vòng thắt

cổ. Thạnh chợt hiểu, anh lặng người đi và nghe mồ hôi tuôn chảy khắp thân

thể...

2. Đi Tìm Hồn Ma

Thật tình thì Thạnh không hề muốn vướng vào chuyện rắc rối này. Tuy

nhiên, suốt mấy ngày đêm nhìn cảnh em gái mình cứ hết sốt cao lại lạnh cóng

tay chân và cứ liên tục mê sảng, kêu la, thì lòng dạ Thạnh rối bời. Cuối cùng,

Thạnh quyết định làm một việc mà xưa nay anh không bao giờ nghĩ tới: Đi tìm

hồn ma đang ám Hồng Hạnh!

Số là trong những khi mê sảng Hạnh thường gọi tên một người là Tuyết Thu,

rồi sau đó lại lảm nhảm kể về những gì mình nhìn thấy ở nhà mẹ chồng. Do vậy,

Thạnh nghĩ mọi chuyện xuất phát từ nhà chồng của Hạnh. Nên tối hôm đó,

Thạnh đã một mình tìm đến ngôi nhà đang bỏ hoang ấy.

Thật tình mà nói, từ lúc Hồng Hạnh nhận lời về làm dâu nhà đó, chưa bao

giờ Thạnh nghĩ có ngày mình sẽ đặt chân đến dó. Bơi ngay từ buổi đầu, khi

chạm mặt bà mẹ chồng của Hạnh, Thạnh đã không có cảm tình, hay nói đúng

hơn là anh có ác cảm với bà ta. Chỉ biết lơ mơ bà ta đã chết, chớ Thạnh không

ngờ bà ta và con trai chết rồi bỏ lại một cơ ngơi đồ sộ như thế này. Bởi vậy lúc

lọt vào nhà xong, Thạnh mới giật mình lo lắng. Lỡ ai bắt gặp anh một mình đột

nhập vào đây thì họ đâu nghĩ gì khác ngoài việc khẳng định anh là kẻ gian, vào

nhà vắng chủ với ý đồ đen tối!

Vốn là người chưa từng biết sợ bất cứ tà ma quỷ ọuái gì, nhưng phải thú thật,

mới vừa đặt chân vào nhà, Thạnh đã rùng mình lạnh gáy. Cũng chưa hề được

em gái kể về những gì đã trải ọua ở đây, nhưng khi nhìn vào từng căn phòng,

Thạnh lại có cảm giác rờn rợn...

Vô tình anh lại lọt đúng vào phòng của bà Hiệp Phát. Những gì do Hạnh bới

tung ra vẫn còn bừa bộn đó, và đặc biệt hơn là một bộ quần áo con gái màu

hồng phấn treo lơ lửng giữa phòng, như cách người ta phơi sau khi giặt. Thạnh

buột miệng:

- Con gái gì vô ý vô tứ, quần áo treo giữa phòng mà coi được!

Anh thuận tay kéo nó xuống và... như có một dòng điện chạy xuyên qua

người khiến Thạnh rụt tay lại, hốt hoảng:

- Có điện!

Anh nghĩ điện có trong quần áo nên ngẩn người ra:

- Điện sao lại.

Anh chưa nghĩ hết ý thì đã bị chiếc ống quần quất mạnh vào mặt đau điếng,

như bị ai đó đánh bằng roi điện!

Không thể tin được điều kỳ lạ ấy, nên Thạnh chỉ bưởc lùi ra một chút, đưa

mắt nhìn ky bộ ọuần áo. Nó cũng giống như bao bộ trang phục phụ nữ khác,

không hề có biểu hiện gì khác thường. Nhớ lại lời dặn của nhà sư Chơn Tánh,

trụ trì chùa Giác Đức, nơi Thạnh vẫn thường lui tới để tập thiền:

"Đối với những gì người đời gọi là ọuỷ ma, thì cách trừ khử hiệu quả nhất là

dùng chính vật mà anh có cảm giác do ma chạm vào anh, để đối phó lại nó!",

Thạnh không nghĩ ngợi thêm, đã lột phăng chiếc quần đang mặc, quơ lên và cho

chạm và bộ quần áo đang treo lơ lửng kia.

Lạ lùng thay, lần chạm này Thạnh không hề cảm thấy gì. Để thử nghiệm lại,

Thạnh lặp lại bằng tay không thì y như lần đầu, anh cảm giác như vừa chạm vào

dòng điện cực mạnh!

Không dám xem thường nữa, Thạnh tiếp tục dùng chiếc quần của mình quất

mạnh vào bộ đồ, và chỉ mấy giây sau. nguyên cả bộ đồ đã bị kéo rơi xuống đất.

Vừa thoáng thấy có dòng chữ viết trên ngực áo của bộ đồ kia, Thạnh cúi xuống

đọc và giật bần người kêu lên:

- Tên tuổi của Hồng Hạnh!

Thì ra ai đó đã ghi cả họ tên, tuổi của em gái anh. Thạnh bàng hoàng:

- Họ yểm hồn con Hạnh!

Đã từng nghe người ta nói chuyện muốn hại ai đó thì không cần giáp mặt, cứ

lấy đồ người đó từng mặc, rồi viết tên tuổi lên và treo hay băm nát thì người bị

hại sẽ chết ngạt như đang bị treo cổ hoặc đau đớn đến mạng vong, chẳng khác

như đang bị ai đó phanh thây muôn mảnh. Nay chợt nhớ lại, Thạnh kêu lên:

- Hạnh nó bị treo cổ bữa đó là bởi bộ đồ này đây.

Anh tự tin hơn, nên tiện tay cuốn bộ đồ lại, cầm theo. Không có chuyện gì

xảy ra sau đó. Và suốt cả buổi ấy, lúc Thạnh lục lạo khắp nơi, anh cũng không

gặp phản ứng gì. Cho đến lúc anh rời nơi đó thì nghe phía sau lưng anh có tiếng

người gào thét đầy giận dữ. Đáng lý phải dừng lại xem người vừa gào là ai, tự

dưng anh như bị sức mạnh vô hình nào đó xô đẩy Thạnh đi nhanh ra khỏi nhà.

Rồi chỉ phút chốc, Thạnh trở về nhà lúc nào không hay. Đến khi anh bước

tới cửa phòng mẹ thì nghe từ trong đó có tiếng rất lạ của một người đàn bà lớn

tuổi:

- Nó chỉ nhằm vào tôi thôi, nhưng khi nhìn thấy con Hồng Hạnh cặp tay tằng

Tấn hạnh phúc trong ngày cưới thì nó lại trút bao căm hờn lên đầu con Hạnh.

Tôi chết rổi, nay nó quyết giết luôn kẻ mà nó cho là cướp hạnh phúc của nó!

Thạnh bước vào thì thấy người đang nói là mẹ mình, nhưng giọng là giọng

của người khác. Anh chưa kịp hỏi thì Hồng Hạnh ngồi ở một góc đã lên tiếng:

- Mẹ chồng em nhập hồn vào má và nói những điều bí ẩn của nhà bà ta.

Giọng nói lại hướng về phía Thạnh:

- Vừa rồi cậu liều lĩnh đột nhập vào đó vô tình lại hay. Cậu đã làm cho hồn

ma con đó hỏang sợ. Giờ nó đã trốn rồi. Tuy nhiên, đây chỉ mới tạm thời thôi,

rồi nó sẽ trở lại, Hồng Hạnh còn chưa qua được nạn.

Rồt bà chợt khóc òa lên, giọng nghẹn ngào theo từng tiếng nấc:

- Chính tôi đã gây ra họa này. Ngày trước vì nghĩ con Tuyết Thu mang thai

đứa con trong bụng không phảt là giọt máu của thằng Tấn, nên tôi mới xúi con

mình bỏ rơi nó lúc nó đang du học ở nước ngoài. Tuyết Thư uất hận nên tự tử

chết, mang theo cả đứa hài nhi trong bụng. Tôt đâu ngờ chuyện ấy xảy ra, nên

cưới vợ khác cho con mình. Giờ đây để mình tôi nhận những gì rôi đã gây ra.

Các người hãy dẫn nhau đi đi. Đi tìm nơi nào tà ma không dám phạm tới mà

tạm lánh thân. Khi nào yên thì hãy quay về. Nhanh lên.

Hồng Hạnh cũng giục:

- Ta đi nhanh lên anh!

Thạnh nắm tay cả em gái và mẹ mình kéo đi, thì bà Oanh ghì lại, miệng la

bai bải:

- Ta phải ở lại đây chờ nó! Hãy đi đi!

Hạnh hiểu sự việc hơn, cô nói khẽ với anh:

- Xác là của má, nhưng giờ đây hồn là của mẹ chồng em, hãy nghe lời bà ấy!

Không đành lòng bước đi, nhưng một lần nữa Thạnh như bị ai đó xô mạnh,

anh chạy di, lôi theo em gái. Thạnh nghĩ tới chùa Giác Đức, anh bảo Hạnh:

- Mình tới cửa chùa, nơi đó sẽ an toàn hơn!

Đang ngủ ngon giấc, bỗng Thạnh giật mình choàng dậy, bên tai anh vẫn còn

văng vẳng tiếng gọi:

- Về đi, má không sao rồi.

Thạnh bước sang gọi em gái đang ngủ ở phòng khác ở phía sau chùa, Hồng

Hạnh vừa mừng vừa lo:

- Suốt đêm rồi em không ngủ được vì cứ lo cho má ở nhà. Vừa rồi em cũng

nghe má gọi như vậy, chẳng biết lành dữ đây nữa!

Hai anh em lên báo với sư Chơn Tánh, ông gật đầu bảo:

- Ta cũng thấy là ổn rồi. Các con cứ về rước bà cụ, hãy đưa về đây cho bà cụ

nghĩ dưỡng vài hôm.

Anh em Hạnh về tới nhà, lúc đó mới rạng sáng nhưng đã thấy đèn trong nhà

sáng choang. Họ lo lắng chạy bay vào thì thấy mẹ đang ngồi ở phòng khách, sắc

mặt tươi tỉnh.

- Má! Má có sao không?

Hạnh vừa hỏi vừa sà vào lòng mẹ mình. Thạnh cũng bước tới nhưng chưa

dám chạm vào mẹ. Bà Oanh hiểu ý, cườỉ nói rất tự nhiên:

- Bây giờ là má, chớ không còn là bà Hiệp Phát đâu!

Nghe gịong của chính mẹ mình, hai anh em reo lên:

- Đúng là thoát rồi!

Chỉ tay về một cái hộp đặt trên bàn, bà Oanh bảo:

- Hãy đưa bà mẹ chồng con vào chùa. Đó là hài cốt...

Hạnh còn đang ngơ ngác thì bà Oanh gải thích:

- Các con đi chưa được bao lâu thì nó đến. Oan hồn của con Tuyết Thu tới

cùng với giọt máu uổng tử cửa nó cùng tới. Nó hung hăng lắm, nhưng sau khi

nghe bà Hiệp Phát nói gì đó, cô ấy bỗng dịu lại và chỉ chiếu đôi mắt như hai

bóng đèn pha vào thẳng bà mẹ chồng, vía của má nghe bà ấy thét lên một tiếng

rồi thì mọi sự im bặt. Lúc má mở mắt a thì đã thấy cái hộp này nằm đây rồi.

Trên nắp hộp có ghi:

"Ta tha cho bà ấy còn được hài cốt, hãy đưa bà ấy đi thật xa, như thế ta mới

yên tâm rời nơi đây vĩnh viễn!"

Bà Oanh ngừng nói một lúc, rồi tiếp lời:

- Hình như trong chế giới âm cảnh họ cũng có cái luật riêng. Mà một khi đã

nói là họ làm đúng. Má thấy từ lúc hồn Tuyết Thu bỏ đi rồi thì không khí không

còn ngột ngạt nữa. Nó đã giữ đúng lời hứa với bà Hệp Phát.

Hổng Hạnh dè dặt hỏi:

- Má có nghe lúe hai người nói chuyện họ đã nói gì không, mà sao Tuyết

Thu chịu buông tha chúng ta?

Bà Oanh gật đầu:

- Má nhớ rồi, cái vía má lúc đó nghe được chính bà mẹ chồng con nói rằng

bà sẽ đi kiện việc lạm sát của hồn ma Tuyết Thu. Bà nói trong việc này chỉ mình

bà đền tội là đủ rồi, tại sao còn hại thêm con là người vô can?

Hồng Hạnh giật mình:

- Đi kiện, mà kiện ai?

Má nghe bà Hiệp Phát nói khi đi vào cõi âm thì bà mới biết cũng có những

nơi để khiếu kiện những oan sai. Và hình như bà nói ra đúng nơi mà oan hồn

của Tuyết Thu rất sợ. Má nghe cô ấy kêu lên sợ hãi, rổi cuối cùng đã chịu phép

khi bảo với bà Hiệp Phát rằng cô ấy thôi không theo báo án nữa.

Thạnh và Hồng Hạnh thở phào nhẹ nhõm:

- Làm tụi con hết hồn. Thôi, mình hãy mau đưa cái hộp hài cốt này vào chùa.

Sư Chơn Tánh cũng có mời má tới đó nghỉ dưỡng. Tụi con thấy má nên đi ít

hôm. Thiền môn là nơi ma quỷ không dám bén mảng tới, như thế má sẽ yên tâm

hơn.

Đích thân Hạnh bước tới ôm cái hộp hài cốt lên, cô ngạc nhiên khi cảm thấy

nó quá nhẹ, không có vẻ gì có hài cốt bên rrong, nên lên tiếng hỏi:

- Sao như không có gì bên trong hết?

Bà Oanh nói thật khẽ:

- Theo má biết thì trong đó chỉ có mỗi bộ quần áo đàn bà mà thằng Thạnh

mang về đêm qua.

Thạnh kêu lên:

- Bộ quần áo đề tên con Hạnh.

Anh thuật lại chuyện mình gặp phải lúc đột nhập vào nhà bà Hiệp Phát, rồi

kết luận:

- Đây là vật mà hồn ma Tuyết Thu đã dùng để hại em Hạnh.

Trong lúc Hồng Hạnh tái xanh mặt mày thì bà Oanh nhẹ giọng nói:

- Má cũng có nghe hồn bà Hiệp Phát nót điều đó, nhưng sau khi bà dọa cho

Tuyết Thu chịu nghe, thì chính bà đã nói với má rằng bộ dồ đó giờ đây là vật

chứa hồn phách của chính Tuyết Thu. Đem hồn phách bị nhốt của nó vào chùa

gửi trong đó thì khác nào giam cầm nó mãi mãi. Và biết đâu trong cảnh thanh

tịnh, ngày ngày nghe kinh Phật thì dù là hồn ma cũng có thể được cảm hóa...

Đồng tình với cách nhận xét của mẹ, anh em Thạnh tức tốc đưa mẹ và cả

chiếc hộp đi theo vào chùa Giác Đức.

Mụ chủ quán bar bực bội lắm suốt từ nãy đến giờ, nhưng do quán còn

nhiều khách, nên mụ ta chưa nổi cơn tam bành. Đợi cho đợt khách khá đông rút

khỏi quán, mụ gọi ngay tay quản lý vào trong và trợn mắt với anh ta:

- Nãy giờ sao chưa tống cổ thằng ôn hoàng đó ra, còn để nó ngồi đó làm

kiểng hay sao vậy?

Tay quản lý Tám nhún vai:

- Em mời nó ra ba lần rồi, nhưng nó móc một xấp tiền ra dằn lên bàn, hỏi bộ

sợ nó không có tiền trả sao không bán. Mà chẳng hiểu sao thằng ấy lại có nhiều

tiền quá chị Lệ?

Mụ chủ Mỹ Lệ nghe nói tới tiền thì sáng mắt lên:

- Nhiều đến cỡ nào?

- Em thấy cả cọc dày, toàn giấy lớn, có đến nhiều triệu.

Bà chủ Mỹ Lệ hơi dịu giọng:

- Thấy nó ngồi uống rượu như uống nước, tao sợ nó quậy quán mình. Nhưng

sao nhiều tiền mà nó chỉ ngồi một mình, không kêu em nào hết vậy?

Quản lý Tám lắc đầu:

- Em có hỏi, nhưng nó bảo không cần! Nhưng hình như nó đợi...

- Đợi ai?

- Con Thiên Nga!

Mụ chủ giật mình:

- Nó là khách của con Thiên Nga sao?

- Hình như là vậy. Nhưng hồi nào giờ có thấy nó tới đây đâu mà là khách của

con Thiên Nga? Hay là...

Mụ Mỹ Lệ kêu lên:

- Đúng rồi! Nó là thằng người yêu hay là chồng của gì đó của Thiên Nga!

Vậy thì dù nó có bao nhiêu tiền mày cũng tống cổ nó ra mau!

- Nhưng nó đã quyết ngồi lì rồi. Em thấy nó có lận vật gì trong lưng...

Mụ Mỹ Lệ hạ thấp giọng:

- Mày không nhớ là tối nay Thiên Nga có hẹn tiếp bàn khách của ngài Rôbe

sao? Để nó ở đây lát nữa thế nào cũng sinh giặc cho coi!

Quản lý Tám đành phải trở ra ngoài, anh lại thì thầm với hai tên đàn em làm

nhiệm vụ bảo vệ, ngay sau đó hai tên ấy bước tới nói gì đó với người khách

đang ngồi uống một mình ở chiếc bàn trong góc tận cùng. Chẳng hiểu cuộc nói

chuyện ra sao, chỉ thấy người khách bất thần tung chân đạp đổ một lúc hai chiếc

ghế, rồi anh ta đứng dậy quát lớn:

- Kêu chủ quán ra đây!

Quản lý Tám phải xuất hiện. Sau vài câu phân trần, anh chàng vẫn hung

hăng:

- Các người khinh người quá đáng, tôi uống là trả tiền sòng phẳng, việc gì

đuổi tới đuổi lui thế này?

Tám cố giải thích:

- Không phải đuổi, chỉ là người anh đợi bữa nay không tới. Cô ấy nghỉ bán...

Khách lại ngồi xuống:

- Gọi chủ quán ra đây.

- Chủ quán đi vắng.

Anh ta ọuát càng to hơn:

- Gọi mụ Mỹ Lệ ra đây.

Một số khách chơi thấy không khí căng thẳng đã bỏ về. Thấy không ổn mụ

Mỹ Lệ xuất hiện ngay.

- Tôi đây. Anh cần gì?

Người khách không nhìn mụ Mỹ Lệ, anh ta từ từ mở nút áo ngực ra, rồi bất

thần bung cả phần ngực ngay trước mặt mụ Mỹ Lệ.

- Trời ơi! Thằng... thằng... Một.

Mụ nhận ra khách ở hình xăm hình con cá sấu nhe răng chiếm nguyên mảng

ngực của anh chàng! Hình xăm lạ và hiếm thấy.

- Mày... mày đã.

Trong lúc mụ ta vừa nói vừa lùi lại như muốn bỏ chạy, thì người khách đanh

giọng:

- Mụ đứng lại đó!

Bà Mỹ Lệ riu ríu làm theo bởi hồn phách mụ ta đã bay mất hết. Với mụ ta thì

khách là hiện thân của ác quỷ, của hung thần.

- Nói cho tôi biết Thiên Nga đâu?

- Dạ... dạ...

- Tao không ưa cái giọng giả dối đó. Nói mau, Thiên Nga dâu, gọi ra đây cho

tao.

Quản lý Tám đở hộ chủ:

- Để em đi gọi. Anh chờ hơi lâu, bởi cô Thiên Nga hiện không có ở quán.

- Tao biểu gọi ra đây!

Vừa khi ấy có người lên riếng rừ phía cầu thang lên lầu:

- Tôi đây. Ai cần gặp tôi mà không chút lịch sự nào hết vậy?

Mộ cô gái đẹp lộng lẫy vừa bước xuống đã nhge nhiều tiếng xì xầm:

- Cô Thiên Nga xuất hiện chi lúc này, lại có rắc rối to cho coi!

Hình như nãy giờ nghe ồn ào, chứ Thiên Nga chưa nhìn thấy mặt người

khách, cho lên khi vừa chạm mặt thì cô nàng đứng sửng lại, há hốc mồm:

- Anh... anh...

Rồi muốn lùi lại, nhưng đôi chân cô ta lúc đó như bị đóng chặt xuống sàn

nhà. Anh chàng khách ngửa mặt lên trời, cất một tràn cười mà bất cứ ai nghe

cững phải lạnh lưng! Cười xong, anh ta lại sa sầm nét mặt:

- Ngồi xuống đây!

Như một mệnh lệnh của tử thần, Thiên Nga riu ríu ngồt xuống mà người vẫn

còn run. Quản lý Tám và mấy tên đàn em thấy thế, chúng lập công với bà chủ

và với cô hoa khôi của ọuán, nguồn thu vô tận của bà Mỹ Lệ, nên đồng hè nhau

tấn công lén từ phí sau bằng ghế và chai bia!

Bụp!

Ầm!

Những âm thanh vang lên chát tai, rung chuyển cả quán. Ai cũng tưởng

người khách đã là nạn nhân thê thảm dưới bàn tay côn đồ của mấy gã kia. Nào

ngờ ki nhìn lại thì họ mới sửng sốt khi thấy ba người nằm sóng soài trên sàn

nhà, đồ đạc đổ ngổn ngang. Mà người khách thì vẫn ngồi nghênh ngang ở ghế!

Anh ta gằn giọng:

- Còn thằng nào muốn chết nữa thì nhào vô!

Bà Mỹ Lệ sợ lắm, nhưng trong tình thế này bà ta phải cố giàn xếp cho yên,

để còn tiếp khách, nên run run giọng nói:

- Cậu Một, tôi xin cậu, tôi lạy cậu. Có gì thì cậu từ từ giải quyết. Hay là cậu

cứ đi ra ngoài trước rồi tôi khuyên con Thiên Nga ra theo cho cậu...

Bà ta nhận được một tiếng quát như sấm:

- Nhiều lời quá!

Rồi anh ta thuận chân lại tung thêm mấy cú đá nữa, lần này thì hầu như tất cả

bàn ghế ở gần đó đều ngã, gãy ngổn ngang. Anh chàng tên Một đứng bật dậy, ra

lệnh:

- Đi theo tao.

Tưởng chỉ mình Thiên Nga phải theo lệnh, không ngờ khi bà Mỹ Lệ còn

lưỡng lự thì đã bị hắn túm lấy tóc xách cao lên:

- Đi!

Hai tay xách hai người nặng ngót trăm ký, vậy mà hắn bước đi như bay,

không vượt qua cửa, mà đi ngược cầu thang lên lầu.

Sau khi định thần lại, có người la lên:

- Mau gọi cảnh sát đi, nó còn trên lầu!

Lúc ấy quản lý Tám tỉnh lại, anh ta nói:

- Trên lầu không có lối ra, chắc chắn hắn đưa hai người vô một trong hai

phòng, một là pòng bà chủ, hai là phòng cô Thiên Nga!

Hắn tin chắc phen này khi cảnh sát tới thì tên hung hăng kia sẽ hết đườngng

chạy. Mười phút sau thì xe cảnh sát hụ còi và có đến gần chục cảnh sát võ trang

đầy đủ tới nơi. Sau khi nghe tường thuật lại đầy đủ chi tiết, họ hội ý và quyết

định tấn công lên lầu. Hầu hết khách được yêu cầu ra hết bên ngoài, ngừa vạ

lây.

Với sự hướng dẫn của quản lý Tám, họ tung cửa phòng bà chủ trước. Không

ai trong đó. Rổi đến phòng của Thiên Nga. Do tin chắc tên côn đồ có mặt trong

phòng, nên có đến sáu cảnh sát cùng đồng loạt tung cửa và chỉa súng vào.

- Đứng lên, cử động sẽ bị bắn.

Nhưng họ tẽn tò nhìn nhau. Bởi trong phòng không hề có ai! Người chỉ huy

hỏi:

- Có đường nào thoát trên này không?

Quản lý Tám cương quyết:

- Dạ không! Nhà này có hai tầng thôi, không có sân thượng, mà các cửa sổ

đều có song sắt kiên cồ, không làm sao nhảy ra được!

Sau khi xem lại, thấy đúng như lời nói đó, các cảnh sát lắc đầu ngao ngán:

- Chịu thôi, không còn dấu vết gì thì biết làm thế nào. Vừa khi ấy có mộ bảo

vệ kêu lên:

- Có mấy cái này nè!

Họ thấy hai bộ quần áo nữ và một mớ tóc dài nằm vắt ngang trên giường ngủ

trong phòng Thiên Nga. Quản lý Tàm vừa trông thấy đã kêu lên ngay:

- Quần áo của bà chủ và cô Thiên Nga mặc lúc nãy!

Rồi anh ta run run giọng:

- Nguy rồi... thằng khốn đó đã... đã...

Nhưng các cảnh sát quả quyết:

- Chỉ mới năm mười phút thì hắn làm được gì! Có thể là hắn lột quần áo họ

để họ không tẩu thoát được đó thôi. Biết làm cách này thì chứng tỏ tên này khá

chuyên nghiệp đây!

Quản lý Tám muốn chứng tỏ sự rành chuyện của mình:

- Tên này xăm một hình xăm lớn giữa ngực, chứng tỏ là dân anh chị đúng

nghĩa! Nội nhìn cái hình ăm bà chủ tui đã khiếp vía rồi! Cô Thiên Nga cũng

vậy.

Quan sát kỹ hơn các ngỏ ngách lần nữa, các cảnh sát lắc đầu:

- Thằng này chẳng khác nào quỷ ma, mới đó mà đã biến mất với hai người

nữa! Ngoại trừ nó... phi thân!

Một tên bảo vệ thêm vào:

- Hắn ta mạnh như voi vậy đó. Hai tay xách hai người mà chạy như bay lên

cầu thang. Tui nghĩ nó là... nó là...

Anh ta định nói, nhưng nhớ mấy đòn đã bị hồi nãy thì bỗng im lặng, rụt cổ.

Rôbe là một quan chửc Pháp quyền uy tột bậc của tỉnh, nên nhà hắn ở đến cả

một tiểu đội canh phòng và người phục dịch cũng năm bảy người. Lão ta có một

vợ người bản xứ nhỏ hơn lão đến gần phân nửa số tuổi, do được lão cưng chiều

hết mức. Nhưng mụ này thuộc loại đanh đá, dữ dằn, suốt ngày cứ canh me, gen

tung với ông chồng Tây già. Bà ta tên Tiên, nhưng thiên hạ ghét nên gọi trại ra

thành Tiền: mụ Tiền.

Hôm đó mụ gọi một nười làm thân tín vào phòng riêng trong lúc Rôbe vắng

nhà, mở tủ tiền định lấy mớ tiền để riêng, đưa cho đứa người làm này mang về

nhà cho mẹ như lệ thường. Bỗng mụ kêu thét lên:

- Tiền của tao đâu rồi?

Con sen Hai Thảnh hốt hoảng:

- Con không biết! Bà kêu, con mới vô đây thôi.

Giọng chua như giấm của mụ Ba Tiền vẫn oang oang:

- Tao mới để xấp tiền ở đây hồi tối. Mà trong phòng này chỉ có tao và ổng

thôi. À mà ổng, ổng đi đâu sáng sớm nay mới tờ mờ đã đi rồi?

Mụ ta chợt sờ vào một tờ giấy nhỏ đặt ngay trên xấp quần tây của Rôbe.

- Gì vậy?

Mụ cầm lên đọc: "Tiền cho gái có đòi được không? Cứ hỏi cô Thiên Nga sẽ

rõ!"

Như lợn bị chọc tiết, mụ Ba Tiền gào lên:

- Lấy tiền cho gái, trời ơi!

Con Hai Thảnh chưn rõ nên hỏi:

- Ông cho ai hả bà?

Sẵn cơn thịnh nộ, mụ ta túm lấy con nhỏ ở:

- Mày biết con Thiên Nga nào đó không?

Hai Thảnh hốt hoảng:

- Dạ... dạ không! Em không biết.

- Vậy ai biết?

Thấy mụ quá dữ nên Hai Thảnh nói đại:

- Chắc tài xế của ông biết!

- Ờ, thằng tài xế! Kêu nó lên đây.

Hai Thảnh lắc đầu:

- Dạ, tài xế Ngọc sáng nay lái xe đưa ông đi sớm rồi!

- Còn đứa nào nữa? Còn mấy đứa...

Vừa lúc bên ngoài có người lên tiếng:

- Dạ còn có con!

Nhìn ra thấy tên cận vệ của Rôbe, mụ Tiền hỏi liền:

- Mày biết con Thiên Nga?

Cai Xạo vốn là người cận vệ thường đi theo chủ, anh ta thấy có Hai Thảnh

thì hơi ngại:

- Dạ thưa bà chủ, con chỉ...

Hiểu ý anh a, mụ Tiền bảo:

- Không sao đâu, con Hai Thảnh là tâm phúc của tao. Biết gì nói tao nghe

coi!

Cai Xạo bước tới gần bà, nói như chuyện đại sự:

- Thiên Nga là con đào số một của quán bar Địa Đàng, nơi mà ông chủ

thường lui tới...

Như bị chạm phải lửa, mụ Tiền nhảy dựng lên:

- Sao bây giờ mày mới nói!

Cai Xạo làm bộ ngây thơ:

- Dạ, con tới đó thì chỉ có việc ngồi ngoài xe đợi, ông đi vô trong làm gì con

đâu biết được. Chỉ có điều thỉnh thoảng ông chở cô Thiên Nga đó trên xe, biểu

con đưa đi suối Xuân Trường ở Thủ Đức ăn nem...

Mụ Ba Tiền run lên, mụ chụp lấy tên Cai Xạo:

- Mày đưa tao đi tìm con đó ngay hây giờ.

Cai Xạo hiểu là mình vừa dấn vào một cuộc phiêu lưu ngu xuẩn! Cũng chỉ vì

muốn có vài ngàn tiền boa của mụ chủ.

- Lẹ lên!

Mụ kéo tay áo của Cai Xạo đi ngay, trước sự ngở ngàng của Hai Thảnh. Nó

còn xớ rớ đó thì mụ Tiền quay lạt quát:

- Sao còn không theo để tiếp tao một tay!

Hai Thảnh phấn khởi chạy theo, bởi nó biết, sau những vụ như vầy thế nào

nó cũng được thưởng bằng gấp đôi tiền lương. Nó thầm cám ơn Cai Xạo...

Vừa tới trước quán bar Địa Đàng mụ ta đã oang oang:

- Chủ quán đâu. Dẫn con Thiên Nga ra cho tao coi!

Nhìn thấy cửa quán đóng im ỉm, Cai Xạo ngạc nhiên:

- Sao bữa nay quán lại đóng cửa?

Hỏi mấy người xích lô đậu phía trước ọuán, họ bảo:

- Quán đóng của từ qua tới giờ.

Mụ Ba Tiền nghiến răng:

- Chắc là bận đi chơi với thằng cha Rôbe rồi chớ gì!

Nghe nhắc tới Rôbe anh chàng đạp xích lô hỏi liền:

- Bà quen ông xếp Rôbe hả?

Rồi không đợi khách trả Iời, anh ta nói tiếp ngay:

- Ngày nào ổng hổng tới đây? Ông là khách ruột cua quán và của cô Thiên

Nga.

Nói tới đó chợt anh ta ngừng lại, nhìn bà khách sang trọng mà ái ngại. Mụ

Ba Tiền quen giọng quát nạt gia nhân:

- Nót tiếp.

Gặp phải anh chàng xích lô ba búa, đâu cần biết bà ta là ai, đã hất hàm hỏi:

- Bà nóỉ chuyện với ai vậy?

Mụ đành phải hạ giọng:

- Tôi... tôi muốn anh nói tiếp cho nghe chuyện con Thiên Nga.

Đã đoán hiểu phần nào, nên anh ta nói cộc lốc:

- Không biết. Quán đóng cừa nghỉ rồi.

- Nhưng... tại sao đóng cửa vậy?

Lần này tới phiên anh xích lô trợn mắt, lớn tiếng:

- Quán đóng cửa làm sao tui biết được.

Hai Thảnh thấy tình hình căng thằng, liền nhoẻn miệng cười tươi, lấy lòng,

nhỏ nhẹ hỏi:

- Cho em hỏi, sao quán lại đóng cửa vậy anh Hai?

Nụ cười và lời nói lịch sự đã có hiệu quả ngay:

- Chủ quán và cả Thiên Nga đều bị mất tích nên còn ai đâu thu hút khách,

phải đóng cửa thôi!

Nghe điều đó mụ Tiền hỏi tới:

- Sao bị bắt, mà ai bắt?

Anh chàng xích lô thấy ghét mụ ta nên không thèm trả lời, chỉ nói riêng với

Hai Thảnh:

- Có tay anh chị nào đó giành cô Thiên Nga với ông Tây Rôbe, cuối cùng

anh chàng kia thắng, bắt cô nàng đi rồi, lại còn mang luôn bà chủ đi nữa. Thiệt

là gan cùng mình!

Lắng nghe một hồi, biết là ở dó cũng chẳng ích lợi gì, mụ Tiền ra lệnh:

- Về nhà!

Trước khi lên xe theo chủ, Hai Thảnh còn kịp nói lại với anh xích lô Ba

Thời:

- Bà ta là vợ lão Rôbe đó, bả đi đánh ghen... hụt!

Chiếc xe hơi của mụ Tiền là xe tốt, loại mới toanh, nhưng khi khởi động máy

thì lại không nổ. Mụ cằn nhằn tài xế:

- Xe cộ sao không chăm sóc cẩn thận. Để thế này...

Tài xế Năm là người chu đáo, chưa từng gặp trục trặc với chiếe xe này, nên

cũng lấy làm lạ:

- Xe mới mà, đâu kỳ như vầy. Hết hơi bình!

Anh ta loay hoay mãi vẫn chằng làm sao nổ máy được, đành phảt nhờ tay

xích lô:

- Anh có thể giúp đẩy glùm được không?

Tay xích lô Ba Thời nhún vai:

- Được, nhưng chỉ đẩy khi nào trên xe chỉ có mình anh thôi.

Mụ Ba Tiền nghe vậy quay sang đẩy tài xế Năm xuống:

- Nhảy xuống đẩy đi, tôi giữ tay lái cho!

Biết bà ta lái xe được, Năm nhảy xuống xe, kéo theo Hải Thảnh.

- Phụ đẩy vớí tui chút.

Thảnh vốn có cảm tìn với tay xích lô này, nên mau mắn lo xuống, cùng tiếp

nhau đẩy. Phải mất hai lần đẩy, chiếc xe mới chịu nổ máy. Nhưng bất thần xe

lao lên vớì tốc độ rất nhanh! Tài xế Năm hốt hoảng:

- Bớt ga đi bà chủ! Đạp thắng lại!

Trên xe mụ Tiền cũng đã làm điều đó rồi, nhưng sao lạ quá, chiếc xe cứ đạp

thắng thì nó lại tăng ga, còn nhả ga thì nó lại... tăng tốc còn điên cuồng hơn.

Mọi người đứng chung quanh hoảng hốt la lên:

- Chắc bà ta khống biết lái xe hay sao mà chạy như...

Mấy tiếng coi chừng chưa dứt thì đã nghe một âm thanh va đập kinh hoàng

vang lên!

- Chết rồi, bà chủ!

Xe của mụ Tiền đâm ầm vào một chiếc xe chở gà vịt, xe bị lạc tay lái đâm

luôn vào cột điện rồi mớt chỉu ngừng lại. Mụ Tiền bị đập đầu vào tay lái, gục

luôn trên vô lăng.

Trong khi đó thì chiếc xe tải nhỏ chở hàng sau khi bị đụng đã lật ngang,

khiến cho lồng gà vị bị vở. Cả trăm con gà, vịt xổng chuồng chạy tứ tung ngoài

đường phố đông người, gây ra một cảnh huyên náo ehưa từng thấy.

Hai Thảnh và tài xế Năm đứng nhìn từ đầu đến cuối vụ tai nạn, khi thấy

chiếc xe bà chủ đâm vào cột điện họ mới tức tốc chạy lại. Hai Thảnh hốt hoảng

khi thấy chủ mình gục đầu trên tay lái, nó gọi to:

- Bà chủ ơi!

Mụ Ba Tiền bất động, một bên mặt mụ ta đầy máu. Một số người khác cũng

chạy đến xem. Thật bất ngờ bỗng chiếc xe rồ máy, lùi lại và phóng như bay,

trong lúc người lái xe vẫn gục đầu bất động!

Tài xế Năm thét lên:

- Cứu! Cứu!

Chiế xe như điên cuồng phóng đi giữa lúc xe cộ khá đông đang vô tư chạy

mà không ngờ là tử thần đang ở phía sau họ! Nhưng cũng lạ, dẫu không ai lái,

chiếc xe vẫn lạng lách và phóng mà không va chạm với ai. Đến một ngã tư, như

có người điều hiển, chiếc xe tự động dừng lại, như chẳng có việc gì xảy ra. Lúc

ấy mụ Tiền tỉnh lại. Mụ ngẩng lên và ngỡ là Năm tài xế ngồi bên cạnh, mụ vừa

rên vừa càu nhàu:

- Sao mày để tao... lái cho bị.

Nhưng người đàn ông đang ngồi ghế cạnh mụ ta đã lên tiếng, giọng khác lạ:

- Cho bà chừa thói đanh ác.

Lúc ấy mụ mới tỉnh hẳn, giương mắt nhìn và kêu lên:

- Anh... anh là ai?

Người ngồi đó chẳng biết từ lúc nào, chính là... Một, tên côn đồ đã bắt bà

chủ quán và Thiên Nga đi bữa trước. Anh ta phanh ngực áo ra như giới thiệu

hình xăm cá sấu:

- Hãy nhớ lấy tao. Đừng bao giờ đụng tới Thiên Nga nữa, nghe không?

Rồi anh ta biến mất lúc nào mụ Tiền không hay. Mụ như bị thôi miên...

Thiên Nga và mụ chủ Mỹ Lệ cùng ra về một lượt. Nhưng tình trạng của hai

người thì khác hẳn. Trong khinThiên Nga vẫn tươi tỉnh như bình thường, thì trái

lại, mụ Mỹ Lệ eo xéo như gà mắc tóc.

Người trong quán quá đỗi ngạc nhiên, ai cũng hỏi:

- Có chuyện gì với hai người vậy? Tên cướp đó...

Người vừa hỏi câu đó chưa kịp dứt lời đã bị ngay mấy cái tát nảy lừa. Họ

tưởng bị bà chủ đánh, nhưng không phải, bởi lúc đó bà Mỹ Lệ đang nằm vùi

trên giường, còn Thiên Nga thì đang ngồi ở bàn cách xa họ. Từ lúc đó hầu như

chẳng người nào trong họ còn dám hỏi han lôi thôi nữa. Thiên Nga bỗng cũng

khác thường hơn, cô nàng lúc trước thụ động, ít nót, miễn cưỡng tuân theo lệnh

của bà chủ khi tiếp khách, thì nay lại có thái độ như chủ ọuán! Điều đó thể hiện

qua cách cô xử sự. Để mặc cho mụ Mỹ Lệ nằm vùi trên giường, Thiên Nga một

mình điều hành quán còn đâu ra đó hơn. Cô bảo tên quản lý Tám:

- Từ nay mọi việc đều phải hỏi tôi. Tôi nhắc lại, mọi việc, chớ không phải

riêng vlệc nào. Tôi là chủ!

Quản lý Tám vốn là người tâm phúc lâu đời của mụ Mỹ Lệ, nên tuy nghe

dặn vậy thì dạ dạ, nhưng trong lòng không khỏi thắc mắc, bất phục. Hắn gọi

riêng mấy tên đàn em:

- Con này bữa nay nổi chứng, còn xưng là chủ nữa!

Lời hắn vừa dứt thì cũng giống như những người trước đó, bị ngay một cú

đấm thẳng vào mặt, lảo đảo... Hắn quát lên:

- Thằng nào đánh tao?

Đáp lời hắn ta, lại một cái tát nữa, mà lần này tát còn mạnh hơn, chẳng khác

lần hắn bị tên côn đồ hạ gục hôm trước. Bắt đầu nao núng, hần nói khẽ với tên

đàn em:

- Giống như có ma vậy, mau chuồn đi thôi!

Tuy nói vậy nhưng vì miếng cơm manh áo, bọn quản lý Tám cuối cùng vẫn

tiếp tục làm việc. Bọn hắn thật sự ngạc nhiên, bởi từ đó mụ chủ Mỹ Lệ hoàn

toàn mất hết quyền lực. Tệ hơn nữa, mụ ta con tỏ ra sợ sệt Thiên Nga, nhất nhất

những gì cô nàng nói ra mụ ta đều tuân theo.

Rồi mọi sinh hoạt của quán bar Địa Đàng cũng trở lại bình thường. Khách

sau một thời gian ngắn bị tác động bi chuyện xảy ra, đã kéo nhau trở lại. Nhất là

sau khi nghe tin cô hoa khôi Thiên Nga giờ đã không còn là độc quyền của

những tên quan cức có máu mặt nữa, những khách bình thường lại thích tới Địa

Đàng hơn, bởi họ có thể được Thiên Nga tiếp bất cứ lúc nào.

Một buổi tối...

Thiên Nga vừa ra khỏi phòng, chưa kịp bước xuống cầu thang thì đã nghe

huyên náo ở ngay đầu thang lầu. Lão Tây Rôbe xuất hiện thật đột ngột và đang

xông thẳng lên trước sự bất lực của đám bảo vệ. Lão ta hình như đang say, vừa

bước lên vừa to tiếng:

- Đứa nào dám ngăn cản tao thì hãy chờ ăn đạn!

Lão ta bất ngờ rút từ trong áo ra một khẩu súng, khiến mấy tên bảo vệ bỏ

chạy hoảng loạn. Cả quun lý Tám cũng sợ hãi, núp trốn vào gầm cầu thang. Lúc

đó Thiên Nga và lão Tây chạm mặt nhau. Hắn bớt hùng hổ, nhưng cùng còn to

tiếng:

- Em xúi tụi nó đuổi anh ra phải không? Vừa rồi rụi nó nói em đi vắng và

đẩy anh ra ngoài, trong lúc anh biết chắc là em có mặt ở đây! Em nói xem,

chính em không muốn tiếp anh phải không?

Hắn hỏi và chờ một câu xoa dịu của ngườt đẹp, nhưng Thiên Nga lại nghiêm

giọng:

- Nếu đúng vậy thì sao?

Không ngờ, lão Tây trố mắt nhìn người đẹp:

- Em vừa nói gì?

- Tôi nói là ông không nên tới đây nữa. Bởi những gì mà ông gây ra đã quá

đủ làm cho rắc rối ở quán này rồi. Giờ mời ông về cho.

Rôbe xưa nay chỉ quen ra lệnh cho người khác, nên vừa nghe Thiên Nga nói

vậy, lão ta gầm lên:

- Lũ khốn này đúng là hết muốn sống.

Lão ta vung cây súng trong tay, hướng nòng súng lên trời, nổ Iiền hai phát.

Đúng là hắn chỉ bắn dọa thôi, nhưng bỗng hắn thét lên một tiếng, ôm lấy chân,

đau đớn. Máu từ chân lão chảy ra ướt đẫm cả cầu thang. Thì ra hai viên đạn thay

vì bay lên trần, đã xuyên thẳng vào bắp chân lão ta!

Không một chút nao núng, Thiên Nga hất hàm bảo một tên bảo vệ:

- Lôi lão ta ra xe, bảo họ chở lão về và từ nay không được léo hánh tới đây

nữa.

Lão Rôbe còn quay lại định la lối tiếp, nhưng chợt lão trố mắt kinh ngạc, khi

thấy bà vợ chằn tinh gấu ngựa cửa mình vừa xuất hiện sau lưng Thiên Nga!

- Bà... bà sao lại...

Mụ Ba Tiền đứng nép phía sau người đẹp, chẳng khác một đàn em! Giọng

mụ ta cũng theo giọng điệu của Thiên Nga:

- Lôi lão ta ra ngoài đi!

Tên cận vệ lâu năm của lão Rôbe cũng vô cùng sững sốt:

- Bà... sao bà lại như thế? Ông chủ đang ta máu nhiều.

Mụ Tiền quát lớn:

- Cút đi ngay!

Lão Rôbe ra xe rồi mà vẫn chưa thể hiểu tại sao có chuyện này. Từ hơn tuần

nay bà vợ lão bông nổi cơn, thường la hét mỗi khi thấy mặt lão. Nhưng chưa

bao giờ mụ ta lại có thái độ như hôm nay. Lão quay sang hỏi tên cận vệ:

- Mấy bữa tao đi vắng, ở nhà đã có chuyện gì với bả vậy?

Tên này thuật lại chuyện xảy ra hôm mụ Tiền đụng xe và kết luận:

- Có vẻ như bà chủ đã bị chấn động não, nên tánh tình có nhiều thay đổi.

Nhưng thay đổi đến như hôm nay thì quả là hơi lạ.

Lão Rôbe quay sang hỏi tên Cai Xạo:

- Nghe nói bữa đó mày có mặt trong vụ tai nạn?

Cai Xạo lúng túng thấy rõ:

- Dạ... bẩm bữa đó...

Tên tài xế Năm không nhịn được, phải lên tiếng:

- Bẫm ngài, hôm đó chính hắn dã tâu với bà chủ chuyện của ông với cô

Thiên Nga. Sở dĩ bà chủ tới quán hôm đó cũng là do hắn ta mà ra.

Lão Rôbe tánh nóng như lửa, vừa nghe nói vậy lão đã quên cả cơn đau do

vết thương, đã quay sang tát liền cho tên đàn em mấy cái liền:

- Đồ phản phúc!

Lão ta thuận tay xô một cái mạnh, khiến cho Cai Xạo té bổ nhào ra khỏi xe.

Xong, lão bảo tên cận vệ khác:

- Mày ở đó trị cho một trận rồi kêu xe về sau, khỏi theo tao!

Lão ra lệnh cho tài xế Năm vọt xe đi.

- Thưa ngài, có cần đi bệnh viện không?

- Ờ... ờ.

Lão ta định ra lệnh tiếp, nhưng chẳng hiểu sao miệng mở ra khó khăn, còn

hai mắt thì như bị ai đó kéo xuống, nặng trịch! Lão cố cưỡng Iại, nhưng cơn

buồn ngủ lạ thường đột ngột kéo đến, khiến lão ta ngả đầu ra sau rồi chẳng biết

gì nữa...

- Có cần đi bệnh viện nữa không, ông chủ?

Mở mắt ra, thấy mình không còn ở trong xe, mà đang nằm ở một nơi nào đó

rất Iạ, lão Rôbe hỏi liền:

- Tôi đang ở đâu?

- Ở đây, ông nhìn không ra hay sao?

Nghe gịong ngườt lạ, lão cố nhìn lên thì ọuá đỗi ngạc nhiên, bởi đang đứng

trước mặt lão ta lúc này là một người đàn ông cao lớn. Anh ta để mình trần, do

đó vừa nhìn vào ngực là thấy ngay có hình xăm một con cá ấu cực to.

- Mày... mày là.

- Nhớ ra rồi phải không! Kể ra đầu óc sát nhân của ông cò Tây cũng không

tồi chút nào. Ha ha! Gặp lại cố nhân sao không mừng vậy ngài?

Giọng anh ta đầy mỉa mai, châm chọc, lại hàm chứa sự đe dọa mà riêng lão

Tây già này hiểu hơn ai hết, Lão bẩt đầu run thật sự. Nhất là cái hình xăm kia,

nó gợi cho lão nhớ tới một chuyện cách đó gần năm năm.

- Con cá sấu hai đuôi ở Vàm Sát, giờ đây nó vẫn còn đủ hai cái đuôi và lại

thêm hai cái răng nanh mới mọc nữa!

Câu nói của hắn càng như vẽ ra cảnh tượng ngày xưa! Khi ấy chính lão ta đã

vừa dìm một tội nhân trẻ tuổi xuống dòng sông có con cá sấu đang chực sẵn vừa

lên tiếng đe dọa như vậy. Con cá sấu hai đuôi cực kỳ hung ác, là trợ thủ đắc lực

cho cò Rôbe mỗi khi muốn tra tấn và thủ tiêu tội nhân!

- Một! Tôi nhớ ra anh rồi. Ngày ấy... đúng là tôi có... có tra tấn anh, nhưng

chỉ dọa thôi, chớ nào có ý giết anh thật đâu. Xin anh...

Lão ta giở giọng năn nỉ một cách gượng gạo, lại càng khiến cho Một điên tiết

lên, hắn gầm to:

- Câm ngay cái miệng mày lại! Mày biết tao phải mất bao nhiêu công sức để

có được ngày hôm nay không? Hãy nhìn đây.

Anh ta bất thần tuột luôn cả chiếc quần đang mặc xuống, để lộ hai vết thẹo

cực lớn hầu như lấy đi gần hết phần mông! Giọng anh ta đầy bi phẫn:

- Hai nhát cắn của con cá sấu hai đuôi đó! Mày nói chỉ dọa thôi, mà kết ọuả

như thế phải không?

Lão Rôbe linh tính biết điều tệ hại nhất sắp xảy ra, cho nên một cách nham

hiểm, lão ta thừa lúc Một đang nói chuyện, đã nhanh tay rút khẩu súng trong

lưng ra và bấm cò...

Nhưng súng không nổ. Chỉ có tiếng cười của Một vang lên thôi:

- Bản chất sát nhân của mày vẫn y nguyên!

Lời vừa dứt thì cây súng trên tay lão ta đã bị văng ra xa, kèm theo một tiếng

thét lớn từ mệng lão Tây già. Lão ta ôm hai tay vào hạ bộ của mình, máu từ nơi

ấy chảy ra ướt cả sàn nhà:

- Đừng! Đừng làm vậy! Hãy để cho tôi...

Một lại cười nghe ghê rợn:

- Sợ mất cái chuyên gieo rắc đau khổ cho người khác phải không! Vậy mày

hãy nhớ lại xem, trong cơ thể này còn có nhửng thứ gì từng là công cụ để hại

người nữa không? Nếu không nhớ ra hết thì để tao nhớ giùm. Hễ nhớ tới đâu thì

vật đó sẽ bị cắt rời như cái vừa rồi!

Phụp!

Kèm theo lời nói là một cú chặt mạnh, nguyên cả bàn tay của lão Rôbe đã bị

văng ra rất xa. Lão chưa kịp thét Iên thì đã thấy từ miệng lão máu tuôn ra, đồng

thời một vật nhỏ bằng ba lóng tay đang rơi nằm ngay trước mắt lão. Không nói

được, nhưng lão hiểu, đó chính là cá lưỡi của mình vừa bị cắt ra. Lão Rôbe đau

đớn tột cùng, sắp ngã chúi về phiá trước thì như có bàn ta vô hình giữ lão lại.

Giọng nói như lời tuyên án của Một:

- Tao đã đợi gần năm năm một ngày này! Nhưng mày chưa chết được lúc

này, khi chưa nghe chính người mà mày muốn chiếm đoạt lên tiếng!

Lời nói đó vừa dửt thì Thiên Nga xuất hiện cùng với hai người phụ nữ khác:

mụ Tiền và Mỹ Lệ!

Họ cùng ngồi xuống trước mặt Rôbe. Thiên Nga là người lên tiếng trước:

- Lão có nhớ hôm đó mấy tên bộ hạ của lão dụ tôi vào phòng riêng của lão

không?

Lo Rôbe đã mất lưỡi, lại đang trong trạng thái hấp hối thì làm sao trả lời

được. Tuy nhiên những gì người khác nói thì lão nghe rõ hết. Lão không còn

cách nào khác hơn là gật đầu trước các câu hỏi đúng và lắc đầu khi bị nói sai.

Nhưng hầu như lão chỉ có gậr đầu, bởi mỗi lời nói ra của Thiên Nga như là

những thước phim quay chậm lại, trung thực đến rừng chi tiết.

- Lão không làm nhục tôi ngay, mà dã man hơn cho lột hết áo quần của tôi ra

rồi bắt thủ hạ lôi một người đã bị tra tấn đến máu me đầy người ra đặt nằm ngay

trước mặt tôi, để người ấy chứng kiến cảnn người yêu mình bị làm nhục! Người

đó chính là ana Một đây.

Một bị kích động mạnh hơn, anh ta chỉ vào mặt mụ Mỹ Lệ, quát lớn:

- Còn mụ đã làm gì, đóng vai trò gì trong vụ đó, hãy nói mau!

Mụ Mỹ Lệ riu ríu:

- Dạ, tui không dám giấu. Ngày đó lão Rôbe cho tui tiền, biểu phải vu oan

cho cậu là gian đảng, cướp của giết ngườí, để lão ta có cớ bắt giam. Chỉ vì lão ta

muốn chiếm đoạt cô Thiên Nga đây.

Mụ Tiền nãy giờ im lặng, bỗng lên tiếng:

- Tôi cũng có tội trong vụ này! Cính tôi đã ngầm giàn xếp để cho chị Mỹ Lệ

đây dễ bề thực hiện âm mưu. Bởi tôi biết, nêu cô Thiên Nga mà chiếm được trái

tim của Rôbe thì tôi sẽ bị ra rìa, không mong gì lấy được ông ấy!

Một đưa mắt nhìn sang Thiên Nga, cô mặt lạnh như băng, rít lên một tiếng:

- Giết!

Ngoại trừ lão Rôbe đã hầu như hết sức lực, còn lại hai mụ đàn bà. Sau tiếng

rít của Thiên Nga, họ sợ hết vía:

- Đừng giết tôi! Xin tha cho cái mạng giun dế này.

Họ quỳ xuống lạy như tế sao, khiến Thiên Nga không nhịn được cười:

- Tôi bảo giết là giết hai con gà, mua một con heo quay, để bữa nay ăn

mừng. Các người có biết tôi mừng điều gì không?

Không chờ họ đáp, Thiên Nga đã quay sang, ra lệnh:

- Đem hết những thứ đó vào đây!

Chẳng thấy một ai đứng gần đó, nhưng sau tiếng ra lệnh của Thiên Nga, đã

có hai người đàn ông lực lưỡng khiêng vật gì đó đem đặt ngay trước mặt rồi

quay đi ngay.

Vừa nhìn thấy những vật kia bỗng lão Rôbe đang sắp chết cũng phải ú ớ kêu

lên, rồi đến phiên mụ Ba Tiền cũng thất thần:

- Thằng Minh, con Lý!

Thì ra hai đứa bé tuổi trên dưới khoảng mười một mười hai. Một đứa trai

một đứa gái, là con của Rôbe và mụ Ba Tiền. Chúng không bị trói, nhưng

dường nư đang ngủ ngon lành, Thiên Nga dịu giọng:

- Chẳng ai làm hại chúng, mặc dù với tội lỗi mà cha mẹ chúng gây ra thì

chúng cũng phải liên đới đền trả. Tôi tha cho và mang chúng đến đây, để cho cả

nhà đoàn tụ cùng nhau. Bởi vậy hôm nay phải ăn mừng là vì thế.

Mụ Ba Tiền mừng rơn, quên thân phận mình lúc này, đã nhào tới ôm hai con

vào lòng. Lát sau khi mụ ngẩng lên thì chẳng còn ai cạnh mình, kể cả lão Rôbe

đang bị thương tích đầy người. Hai đứa trẻ vẫn vô tư ngủ vùi. Lúc này mụ Tiền

mới có thời gian quan sát ngôi nhà. Đây là gian nhà nhỏ, nhưng sạch sẽ và trông

có hơi quen.

Lúc nãy khi bị đưa vào đây trong tâm trang sợ hãi, rồi bị tra vấn liên tục, nên

mụ ta chưa kịp để ý. Lúc này mới đưa mắt nhìn khắp xung quanh, mụ chợt kêu

lên:

- Nhà... nhà của mình đây mà!

Mụ ta đã nhận ra, đây chính là ngôi nhà mà trước khi lấy lão Rôbe, mụ đã ở.

Mà lạ hơn nữa, khi đứng lên xem kỹ thì mụ nhận ra cả những đồ đạc trong ngôi

nhà hiện tại, tức cái biệt thự đồ sộ của mụ với lão Rôbe. Tất cả đều đang ở đây!

Nói tất thì chưa thật chính xác, nhưng hầu như những thứ cần thiết đều có. Có

nghĩa là ai đó đã dọn giúp mụ sang đây, như một vụ chuyển nhà.

Hơn nửa giờ sau thì hai đứa trẻ thức dậy. Chúng không chút ngạc nhiên, mà

trái lại còn tỏ ra thích thú với khung cảnh mới. Con Lý nói với mẹ:

- Cái ông gì đó dữ dằn lắm, ngực ổng có xăm hình con cá sấu, con sợ lắm,

nhưng ổng không làm gì con, chỉ biểu con và Minh phải chuẩn bị để cuyển aua

nhà mới. Đây là hà mới phải không mẹ? Con khoái nhà này hơn!

Bé Minh cũng nói:

- Ở đây sướng hơn nhà cũ của mình, ở nhà cũ ngày nào con ngủ cũng thấy

ma. Có con ma hung dữ cứ nhe nanh đòi ăn thịt con! Nó nói ba on làm ác, giết

hại người lương thiện, nên có ngày nó sẽ trả thù! Mà làm gì vậy mẹ? Ờ mà con

quên, con ma còn nói mẹ cũng có làm ác nữa.

Mụ Tiền bụm miệng con không co nói tiếp:

- Con có muốn mẹ con mình chết hết không? Nín và ở đây rồi sẽ không còn

gặp ma nữa.

Ba mẹ con linh cảm thấy điều gì đó đang rình rập họ, cho nên cả hai đứa bé

cũng tỏ ra ngoan ngoãn.

Chuyện đời quay ngoắc l80 độ ở quán bar Địa Đàng. Lúc đầu có làm cho

thiên hạ bàn tán, Nhưng lâu dần họ cũng quen. Cô gái phục vụ Thiên Nga

nghiễm nhiên trở thành chủ, trong khi mụ chủ cũ Mỹ Lệ thì thành cai gà, làm

công ăn lương, hầu như cũng không làm cho những nhân viên trong quán thắc

mắc gì. Trái lại, họ răm rắp nghe lời và còn luôn sợ hãi, không dám hó hé lời ra

tiếng vào như trước kia. Đặc biệt là vai trò của ông chủ quán Văn Một. Người ta

chỉ biết đến người này qua lới thiệu eủa Thiên Nga có một lần, rồi sau đó hầu

như chẳng một ai nhìn thấy mặt ông ta nữa. Dẫu vậy, hầu như mỗi lần nhớ tới

ông ta thì mọi nhân viên đều lạnh ngườỉ. Họ mường tượng ông ta không phải là

người, nhưng không dám nghĩ đó là một oan hồn.

Chỉ chắc chắn một điều là kể từ khi lên làm chủ quán, ngoài nhan sắc trời

phú, ngoài sự hấp dẫn quyến rũ vốn có, bây giờ Thiên Nga còn có sức thu hút

khác thường hơn. Cô ta nhìn người đàn ông nào, dẫu người đó không có lòng

đam mê, tức thì cũng phải xao xuyến và ngoan ngõan như con cừu non.

Có người đồn rằng Thiên Nga có được sửc quyến rũ mê hồn đó là được ma

ám. Người bị ma ám hành động theo sự đều khiển của hồn ma. Tuy nhiên, ngoài

việc hớp hồn đàn ông ra Thiên Nga hầu như không làm gì cả...

Phải chăng anh chàng Một đã ngầm hỗ trợ, giúp cho người yêu đổi đời?

Không ai dám đoán chắc điều đó, nhưng nếu dám để ý, thì ắt sẽ thấy, cứ hằng

đêm, sau giờ quán đóng cửa, Thiên Nga không hề đi chơi với khách nào, mà

chỉ rút lên lầu, vào phòng riêng khóa chặt cửa lại.

Mụ Mỹ lệ biết hết. Biết rằng giờ đây Thiên Nga dành cả phần đời xuân sắc

của mình để cống hiến cho người yêu chỉ hiện về ban đêm! Tuy nhiên mụ ta

không bao giờ dám tiết lộ với ai về hiểu biết của mình. Bởi mụ còn muốn

sống...

Tối hôm đó trời oi bức, Thanh Tuấn mở cửa bước ra ngoài cho thoáng.

Nhưng khi đứng ngoài sân rồi anh lại cụt hứng, bởi trăng chưa lên, nhìn bầu trời

tối đen Tuấn hết muốn tiếp tục ngắm cảnh đêm như thường khi, vội quay vào và

tiếp tục ngồi bên giá vẽ.

Vẽ là niềm đam mê của Tuấn, mặc dù anh không là họa sĩ, bởi vậy từ khi về

nghỉ hè ở đây chỉ trong một thời gian ngắn mà Tuấn đã vẽ được bốn năm bức

tranh phong cảnh. Bữa nay cũng vậy, từ chiều anh đã vẽ và sắp hoàn thành bức

tranh Hoa và Bướm.

Mà hôm nay cũng lạ, nguồn cảm hứng chừng như không dồi dào như mấy

hôm trước, do đó sau khi vẽ gần xong bông hoa thì Tuấn không thể vẽ tiếp

được. Cuối cùng anh bỏ cọ, leo lên giường nằm. Định đọc sách, nhưng cũng

không thể được. Đến lúc quay trở lại định vẽ tiếp thì Tuấn vô cùng ngạc nhiên

khi phát hiện có một con bướm màu đỏ thắm y như con bướm thật sắp đậu lên

đóa hoa sen mà anh vừa vẽ dở chừng chưa xong.

- Ủa, mình đâu có vẽ con bướm?

Đưa ta sờ thì rõ ràng con bướm do ai đó vẽ còn ướt sơn.

- Ai vậy? Ai vào đây phá tôi?

Anh hỏi đến mấy lần mà vẫn không có người đáp. Tuấn bực bội càu nhàu:

- Ai mà vô ý thức quá, người ta đang vẽ mà lại...

Bỗng phía sau có hơi thở của ai đó, Tuấn quay lại và sững sờ khi nhìn thấy

một cô gái tuổi đôi mươi đang nhoẻn miệng cười với anh!

- Cô là...

Cô gái cúi đầu chào Tuấn rất lịch sự và hình như có điều chi đó bối rối. Tuấn

chợt hiểu:

- Cô vừa mới vẽ lên tranh của tôi?

Cô gái lúng túng:

- Dạ, chẳng qua quá ham vẽ nên mới mạo phạm, mong được tha tội!

Tuấn không tài nào giận nổi trước nụ cười như hớp hồn người đó, nhất là lời

nói như mật rót vào tai, anh cũng lắp bắp:

- Cô.. cô. Không sao cả... thật ra tôi cũng...

Nàng trở nên tự tin hơn:

- Từ lâu em mê vẽ mà chưa có dịp cầm được cây cọ, nên vừa rồi tình cờ

bước vào đây em đã không kiềm chế được. Đã phá hư bức tranh của anh, em xin

chịu lỗi.

Tuấn thật lòng:

- Không ngờ cô cũng có hoa tay lắm, con bướm vẽ lên tranh thật đúng ý đồ

của tôi. Thú thật, nếu là tôi vẽ thì cũng chưa chắc đã đẹp bằng!

Cô nàng e thẹn thật dễ thương:

- Anh đừng làm em xấu hổ phải độn thổ bây giờ.

- Tôi nói thật đó. Chắc hẳn là cô đã từng biết vẽ rồi. Hay là...

Anh muốn mời cô nàng hằng ngày tới làm bạn vẽ cho vui, nhưng chưa dám

ngõ lời thì cô nàng bạo dạn hơn đã chỉ tay ra sau nhà, phê bình:

- Nhà không đóng cửa như vậy, ai lẽn vào mà chẳng được. Thảo nào ngườí

ta bước vào cả buổi vẫn không hay.

Tuấn định cãi là lúc chiều anh đóng cửa cẩn thận nhưng chẳng hiểu sao anh

lại chỉ cười rồi cứ đứng ngây người ra không nói được.

- Kìa, nhà họa sĩ quên cả việc mời khách ngồi sao?

Tuấn lúng túng:

- À quên. Mời, mời cô ngồi.

Nhưng anh quên là nhà chỉ có mỗì chiếc ghế duy nhất dùng để ngồi vẽ, nên

vội kéo ra, mời lần nữa:

- Mời cô ngồi tạm. Nhà của người độc thân có khác. Tôi chỉ mới dọn về đây

có mấy hôm.

Cô nàng lại cười rất tươi, chỉ vào chiếc ghế.

- Dính đầy màu thế kia, mời khách ngồi được sao!

Bấy giờ Tuấn mới để ý, lúc nãy do cẩu thả nên anh để màu vương vãi.

Quýnh quá, Tuấn lấy vạc áo của mình lau vội, cô nàng còn nhanh hơn, đã chụp

lấy tay chủ nhà, vừa cằn nhằn:

- Sao lại làm vậy...

Tuấn chợt giật mình bởi hơi lạnh từ tay của nàng truyền sang.

- Tay cô...

Nàng rút tay về rất nhanh, hơi lúng túng:

- Em... em mới đi ngoài sương...

- Cô cần sưởi không, tôi có lò than...

Nàng đáp nhanh:

- Dạ không sao, chỉ chút xíu là hết ngay thôi.

Rồi nàng rất khéo tay, dùng một mảnh vải lau của Tuấn để trên sàn, lau thật

sạch chỗ màu dính.

- Mời chủ nhân!

Tuấn xua tay:

- Cô là khách, người ngồi phải là cô.

Nàng không khách sáo nữa, kéo vạc áo và ngồi xuống.

Dáng ngồi rất đẹp, khiến Tuấn phải kêu lên:

- Ồ, hay là ngày mai cô ngồi mẫu cho tôi vẽ nhé!

Nàng thẹn đỏ mặt:

- Quê như em mà làm mẫu cho thiên hạ cười cho!

Nói xong, nàng đứng vụt đậy rồi chạy nhanh ra cửa sau. Quá bất ngờ nên

một lúc sau Tuấn mới gọi với theo:

- Cô! Cô ở lại đã. Tôi nói thật lòng mà.

Nhưng nàng không quay lại. Tuấn hốt hoảng gọi theo:

- Tôi chưa biết tên cô mà! Cô ơi!

Không hề nghe dáp. Mãi sau đó khi Tuấn chạy theo được vài chục mét thì

mới nghe văng vẳng:

- Hồng Liên!

- Sen Hồng...

Tuấn lẩm bẩm và tiếc nuối. Anh thắc mắc mãi về cô nàng. Tại sao ở một

vùng quê hẻo lánh như thế này lại có thể có một cô gái đẹp như thế này? Mà cô

ta kể cũng lạ, lúc thì bạo dạn, dám xông vào nhà lạ, lại nghịch phá, lúc lại e

thẹn.

Với sự tò mò, khiến Tuấn quyết định men theo lối cô ta vừa đi. Lúc nãy

không kịp hỏi nhà cửa ở đâu, bây giờ làm sao tìm? Nhưng khi nhớ lại trong mấy

ngày qua, Tuấn đã quan sát, gần đây chỉ có một xóm nhà duy nhất cách chỗ trọ

của anh không xa, chắc chắn cô nàng đến từ đó. Nghĩ vậy nên Tuấn mạnh dạn

bước nhanh về hướng có ánh đèn, là xóm nhà khoảng mười nóc. Anh chỉ mất

gần mười phút đã tới nơi. Chưa vội hỏi ai, Tuấn chậm rãi bước qua từng nhà,

mà nhà nào anh cũng lén nhìn vào, hy vọng bầt gặp bóng dáng cô nàng.

Qua hết tám nóc nhà rồi mà vẫn chưa thấy gì, đến ngôi nhà thứ chín thì chợt

nhìn thấy cánh cổng tre chưa kịp đóng, Tuấn mừng thầm:

- Có thể là đây!

Anh vừa cố nhìn vào trong thì đã nghe có tiếng quát từ bên trong nhà:

- Con gái hư, mày đi đâu giờ này!

Một tiếng kêu đau, rồi giọng nghe quen quen:

- Con... con đi sang nhà bạn!

- Đồ con hư. Tao nói cho mà biết, nếu lần sau mà còn đang đêm lẽn đi nữa

thì đừng trách sao không nương tay!

Rõ ràng vừa rồi là giọng của cô nàng! Thì ra nàng ta chỉ vì ghé qua nhà mình

mà về bị đòn, Tuấn nóng mũi định lên tiếng gọi để chặn đòn roi kia, nhưng kịp

dừng lại. Bởi anh biết, anh mà lên tiếng lúc này thì khác nào lửa cháy đổ thêm

dầu! Bên trong lại những tiếng roi vụt mạnh, nhưng lần này nàng lại không

khóc, không kêu. Hình như đang cố chịu đòn.

Sốt ruột quá, nhưng Tuấn cũng chẳng biết làm sao. Cuối cùng nghĩ ra được

một kế, anh tìm một hòn đá lớn, ráng hết sức ném nó thẳng vào cửa, gây ra một

tiếng động thật lớn. Sau đó chạy đi khá xá, đứng đợi nghe động tĩnh.

Quả nhiên có tác dụng. Có bóng một bà già bước ra cửa ngơ ngác tìm. Như

vậy cô nàng đã không bị đòn roi nữa. Trời dần khuya. Thấy đứng lâu cũng

không làm được gì, Tuấn cất bước về nhà, định bụng là sớm mai sẽ trở lại.

Nhưng lạ thay, khi anh bước vào phòng mình thì đã thấy nàng ở đó! Nàng

không ngại khi ôm chặt lấy Tuấn vừa khóc nức nở. Để như vậy một lúc, Tuấn từ

từ gở tay nàng ta ra, an ủi:

- Có chuyện gì thì bình tĩnh rồi giải quyết...

Nàng đỡ khóc, nhưng vẫn còn xúc động, chưa nói được gì. Phải một lúc sau,

chợt nàng trở lại giọng nũng nịu của mình:

- Em suýt mất mạng rồi, đền cho em đi!

Tuấn phải bật cười:

- Ra giá đi, đền gì nào?

Anh bất thần bẹo tay vào má, nàng để yên. Tuấn hỏi:

- Sao lúc nãy nàng bị...

Đưa tay chỉ một bên má còn sưng, nàng lại sụt sùi:

- Lần này bị như vầy còn nhẹ. Những lần trước em còn bị bầm tím cả

người...

- Sao có chuyện ghê gớm như vậy? Ai là người gây ra?

Một lần nữa nàng lại chụp lấy Tuấn, cầu cứu:

- Giúp em với! Em không dám trở về nhà nữa, bà ấy sẽ giết em mất!

- Bà nào?

- Mẹ kế của em.

Dỗ mãi nàng mới chịu nói ra:

- Số là em có một kế mẫu, hiện em đang ớ với bà ấy. Từ khi cha mất đến nay

thì lúc nào bà ấy cũng đánh mắng em mỗi khi có dịp. Em hầu như bị nhốt suốt

trong nhà, có lúc suốt cả tháng không nhìn thấy bóng mặt trời. Vừa rồi, lợi dụng

lúc bà ấy đi vắng, em đã lẽn đi ra, ghé vào nhà anh chơi, định về trước khi bà ấy

có mặt, nào ngờ chậm chân hơn, nên bà ta lôi em ra đánh không thương tiếc!

Tuấn nổi máu nóng:

- Sao lạì có người ác như thế! Để sáng mai anh sẽ ghé nhà nói cho bà ta và

nếu cần thì đi báo quan.

Nàng hốt hoảng:

- Đừng làm thế!

- Vậy chẳng lẽ nàng chị suốt đời cảnh này sao?

Nàng lại sụt sùi một hồi nữa rồi mới nói rõ hơn:

- Số là mới đây bà ấy ép em lấy một ông bá hộ đáng tuổi cha mình. Em phản

đối thì bà ta nổi điên, càng đánh đập em nhiều hơn!

Bất ngờ nàng hỏi:

- Anh có thể giúp em trốn khỏi đây chăng?

Tuấn ấp úng:

- Được, nhưng mà...

- Không nhưng gì cả, bây giờ em chỉ có hai con đường là bỏ đi khỏi nhà hay

là chịu chết với sự tra tấn của bà ta.

Nói dứt lời nàng vùng đứng dậy như sắp bỏ đi. Tuấn hốt hoảng kéo tay nàng

ta lại. Vô tình nàng ngã hẳn vào lòng Tuấn, ngực áp vào ngực anh, còn môi thì

lại áp đúng vào nhau!

Chuyện gì giữa đôi trai gái đang độ xuân thì chỉ có hai người biết. Căn

phòng trọ của Tuấn từ lúc đó cho đến gần sáng không hề có ánh đèn. Trong khi

hai con người kia vẫn quấn lấy nhau, không hề ngủ.

Mỏi mệt sau cuộc mây mưa, Tuấn ngủ vùi một giấc. Đến khi bị ánh mặt trời

chiếu vào mặt từ khe hở ở cửa sổ thì anh chàng mới giật mình bật dậy. Cô nàng

của anh không còn ở bên cạnh.

- Hồng Liên!

Gọi mãi chẳng nghe lên tiếng, Tuấn nhảy xuống đi tìm, cũng chẳng thấy

bóng dáng đâu.

- Đi đâu được nhỉ?

Chờ đến trưa không thấy gì, Tuấn đành phải cuốc bộ trở lại xóm nhà đêm

qua.

Lần này Tuấn sững sờ khi nhìn thấy hơn mười nóc nhà chỉ còn trơ lại mái,

các vách phiến đã tơi tả, gió lùa.

- Là một khu nhà bỏ hoang từ lâu!

Không thể tin vào điều này, Tuấn đi nhanh hơn, quanh khắp xóm từ đầu đến

cuối cả chục lần, nó vẫn vậy!

- Rõ ràng tối qua mình nhớ là ngôi nhà ở khoảng này mà!

Tuấn dừng lại rước ngôi nhà hoang có vẻ bề thế hơn cả và giật mình khi thấy

ngay giữa sân có một cái giếng, giữa giếng có một đóa hoa sen mọc thẳng từ

dưới lên. Đóa sen hồng thật đẹp! Nhìn đóa sen anh chợt liên tưởng đến nàng

Hồng Liên của mình, nên bất chợt thốt lên:

- Hồng Liên!

Tiếng anh vừa phát ra thì lạ thay đóa sen hồng bỗng vụt bay lên, tan tác

trong gió. Từng cánh, từng cánh hoa tơi nằm rải rác trên mặt sân.

Cũng vừa lúc Tuấn cảm giác như bị trúng gió, anh lảo đảo, rổi ngã quỵ

xuống tại chỗ, hôn mê...

Khi tỉnh lại, Tuấn vô cùng ngạc nhiên khi đứng trước mặt mình là một ông

lão có gương mặt phúc hậu. Ông reo lên khi thấy Tuấn tỉnh lại:

- Vậy là không sao rồi!

Tuấn ngơ ngác:

- Cháu bị sao vậy bác? Ở đây là... là...

Chợt nhớ lại mọi chuyện, anh vụt hỏi:

- Ngôi nhà kia...

Anh khựng lại khi chỉ thấy trước mặt mình là xóm nhà hoang sơ, tiêu điều.

Hình như hiểu ý, ông lão lên tiếng:

- Cậu tìm người con gái có tên là Sen Hồng?

Tuấn đáp ngay:

- Đúng rồi! Nàng ấy...

Ông lão thở dài:

- Trong số gần chục đàn ông bị như cậu, chỉ có cậu là sống sót. Âu cũng là

cái số...

Ông kéo tay Tuấn đi về phía sau đãy nhà, chỉ gần chục ngôi mộ thấp lè tè:

- Đó, kết cuộc của những người như cậu. Là những người đã biết cô Hồng

Liên!

Tuấn không tin điều anh vừa nghe, anh lớn tiếng biện bạch:

- Nàng ấy là cô gái...

- Một oan hồn chớ đâu phải người!

Câu nói đó khác nào cú roi quất vào mặt, Tuấn chới với nói:

- Sao lại thế! Nàng là...

Ông lão kéo Tuấn ngồi xuống trước dãy mộ:

- Chính ta đã chôn những ngôi mộ này. Tuổi họ đều trạc như cậu. Họ cũng

qua đây, cũng gặp nàng ấy, rồi chỉ qua một đêm trăng gió cùng nhau, sáng ra thì

nằm chết với cơ thể hầu như không còn chút thịt da nào. Cậu là người duy nhất

như ta vừa nói, có được cái may mắn. Có lẽ do cậu số lớn, hoặc cơ địa lạ thường

hơn. Chớ còn bất cứ ai dính tới nàng ta thì đều mạng vong!

Ngừng lại một chút, ông kể tiếp:

- Nguyên cả xóm này trước kia là của riêng một dòng tộc. Họ sống cùng

nhau cho đến một ngày, khi người đứng đầu dòng tộc là ông bá hộ Vương Sùng

bị bệnh qua đời đột ngột. Sau hiểu ra thì ra chính bà vợ kế đầu độc chồng, để

hòng chiếm đoạt sản nghiệp. Bà ta đã thành công, truớc sự phản đối quyết liệt

của những người trong thân tộc họ Vương. Chỉ trong một đêm, do uống nước từ

cái giếng giữa sân nhà mà cả vài chục mạng đều ngã lăn ra chết cả! Chỉ duy

nhất một cô con gái út của ông Vương là thoát được do ngủ quên trong phòng

riêng suốt buổi chiều cho đến nửa khuya nên không uống nước có thuốc độc.

Cô gái sống sót, chỉ lúc đó thôi. Bởi sau cùng cô ta cũng bị bà mẹ ghẻ phát

hiện được và thật dã man, để trừ hậu họa, bà đã nhẫn tâm bắt cô con gái đáng

thương đó đem bán cho một kỹ viện. Để rồi chỉ một đêm, do không chịu tiếp

khách, nàng ta đã bị bọn ma cô gồm cả chục tên hãm hiếp. Quá nhục nhã, nàng

ấy đã gieo mình xuống giếng tự tử!

Tuấn thảng thốt kêu lên:

- Hồng Liên!

Ông lão thở dài:

- Đúng, nàng ấy là Hồng Liên. Do bị chết oan ức như thế nên từ ấy nàng tìm

cách trả thù, hễ gặp đàn ông là quyết không tha.

Tuấn phẫn nộ:

- Đáng lý nàng chỉ nên giết bà mẹ ghẻ thôi chớ!

- Tất nhiên là bà quá phụ đó không thể thoát chết. Chỉ tiếc là do hận thù quá

to lớn, nên Hồng Liên đã lạm sát. Tuy nhiên, xem ra khi gặp cậu thì nàng ta đã

thay đổi. Hình như nàng ta đã yêu cậu thật sự rồi.

Ông lão nói đến đó thì đứng dậy bỏ đi. Đi một quãng khá xa mới quay lại nói

lớn:

- Tốt hơn hết là cậu nên tránh xa nơi này. Nếu có duyên thì có ngày cậu sẽ

gặp lại nàng ấy!

Tuấn đứng thẫn thờ khá lâu...

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro