11.Chiến lược kinh doanh: định nghĩa và phân loại

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


1.     Chiến lược kinh doanh: định nghĩa và phân loại

*Khái niệm chiến lược: Có rất nhiều định nghĩa về chiến lược:

-Theo Johnson và Scholes, chiến lược được định nghĩa như sau :

«Chiến lược là việc xác định định hướng phạm vi hoạt động của một tổ chức trong dài hạn, ở đó tổ chức phải giành được lợi thế thông qua việc kết hợp các nguồn lực trong một môi trường nhiều thử thách, nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của thị trường và đáp ứng mong muốn của các tác nhân có liên quan đến tổ chức».

 -Theo Michael Porter (1996), “Chiến lược là việc tạo ra một sự hài hòa giữa các hoạt động của một công ty. Sự thành công của chiến lược chủ yếu dựa vào việc tiến hành tốt nhiều việc… và kết hợp chúng với nhau… cốt lõi của chiến lược là “lựa chọn cái chưa được làm”.

*Phân loại:

1-Chiến lược công ty.

Sức mạnh của một công ty phụ thuộc vào 3 yếu tố kiểm soát chiến lược, nhân lực, họat động kinh doanh và tổ chức bộ máy. Lợi thế của một công ty phụ thuộc vào chất lượng và hiệu quả kết hợp giữa các yếu tố kiểm sóat chiến lược nầy với nhau.

2-Chiến lược cạnh tranh.

Để có thể họat động kinh doanh một cách có hiệu quả, tạo ra nhiều giá trị cho nhân viên và cổ đông, công ty cần có lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ cạnh tranh. Làm thế nào để tạo lợi thế cạnh tranh và làm thế nào duy trì lợi thế cạnh tranh mà mình đang có?

3-Chiến lược theo vị trí

Tùy vào vị trí của mình trên thị trường, công ty cần một chiến lược thích hợp để bảo vệ, duy trì hay thách thức một vị trí cao hơn.

4-Chiến lược theo định hướng

Trong số những ngành hàng mà công ty đang kinh doanh, từng thời điểm, từng ngành hàng có thể có những định hướng khác nhau: Nắm thời cơ để phát triển, tạm thời bảo vệ vị trí hay rút lui? Công ty cần một chiến lược cho từng định hướng.

Một số chiến lược cấp kinh doanh đặc trưng chủ yếu

A.   Dẫn đầu chi phí

      Cơ cấu chi phí thấp hơn so với đối thủ cho phép sự linh hoạt trong định giá và lợi nhuận cao hơn

Chiến lược dẫn đầu về chi phí thiết lập cấu trúc chi phí cho phép công ty cung cấp sản phẩm/dịch vụ với chi phí đơn vị thấp hơn đối thủ

-Lựa chọn chiến lược:

Không cố gắng để trở thành người cải tiến trong ngành

Định vị sản phẩm của nó thu hút khác hàng “trung bình”

Mục tiêu trên hết là tăng tính hiệu quả và giảm chi phí so với đối thủ cạnh tranh trong ngành

-Ưu điểm của chiến lược dẫn đầu về chi phí:

+Được bảo vệ khỏi đối thủ cạnh tranh nhờ lợi thế chi phí

+Ít bị tác động khi giá đầu vào tăng do nhà cung ứng có quyền lực      

+Ít bị tác động khi giá sản phẩm giảm do người mua có quyền lực

+Mua với sản lượng lớn do đó tăng quyền thương lượng đối với nhà cung ứng

+Khả năng giảm giá để cạnh tranh với các sản phẩm thay thế

+Chi phí và giá thấp là rào cản nhập ngành

-Nhược điểm của lợi thế dẫn đầu về chi phí:

+Đối thủ cạnh tranh có thể giảm cơ cấu chi phí thấp hơn

+ Đối thủ cạnh tranh có thể bắt chước cách thức

+ Giảm chi phí có thể tác động tới nhu cầu

B.   Chiến lược cấp kinh doanh tập trung:

-Chiến lược tập trung cố gắng đáp ứng nhu cầu ở một phân đoạn thị trường ngách nơi mà nó có lợi thế cạnh tranh về chi phí hay sự khác biệt hóa            

-Lựa chọn chiến lược

•         Các nhà tập trung lựa chọn ngách thị trường cụ thể dựa vào:

+ Địa lý

 +Loại khách hàng

 +Phân đoạn dòng sản phẩm

-Ưu điểm của chiến lược tập trung:

+Ở mức độ nào đó, tránh sự cạnh tranh thông qua cung cấp sản phẩm mà đối thủ không thể

+Có ưu thế với người mua vì có thể không tìm thấy sản phẩm tương tự từ ai khác

+Sự nhập ngành là hạn chế do sự trung thành của khách hàng

+Sự trung thành của khách hàng làm giảm sự đe dọa từ sản phẩm thay thế.

+Gần với khách hàng, và các nhu cầu thay đổi của họ

-Nhược điểm của chiến lược tập trung:

+Bất lợi thế so với nhà cung ứng mạnh do sản lượng thấp, tuy nhiên có thể chuyển chi phí sang khách hàng

+Do sản lượng ít, chi phí có thể cao hơn so với người dẫn đầu chi phí

+Ngách thị trường có thể biến mất do công nghệ hay sở thích khách hàng thay đổi

+Nhà khác biệt hóa sẽ canh tranh với công ty tại ngách thị trường

C.   Chiến lược khác biệt hóa :

-Các công ty với chiến lược khác biệt hóa cung cấp sản phẩm khác biệt so với đối thủ cạnh trạnh ở những yếu tố quan trọng

-Lựa chọn chiến lược

+Nhà khác biệt hóa cố gắng tạo sự khác biệt ở càng nhiều khía cạnh càng tốt

+Nhà khác biệt hóa tập trung vào cải tiến, chất lượng và khả năng đáp ứng khách hàng

+Có thể phân khúc thị trường thành nhiều phân đoạn  

-Ưu điểm của chiến lược khác biệt:

+Khách hàng phát triển sự trung thành nhãn hiệu

+Nhà cung ứng có quyền lực không phải là vẫn đề bởi vì công ty tập trung vào giá hơn là chi phí

+Có thể chuyển giá tăng sang khách hàng

+Người mua có quyền lực không phải là vấn đề do sản phẩm là khác biệt

+Sự khác biệt và trung thành thương hiệu là rào cản nhập ngành

-Nhược điểm của chiến lược khác biệt:

+Khó duy trì được sự khác biệt trong thời gian dài trong mắt khách hàng

•         Đổi thủ cạnh tranh có thể nhanh chóng bắt chước.

•         Lợi thế người đi đầu và bản quyền là hạn chế .

+Khó trong việc duy trì giá cao

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro