CHƯƠNG 13: NHỮNG BỨC TRANH DẠ VẼ

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Những bức tranh Dạ vẽ rất vô chừng. Có khi cô dùng nhiều màu sắc, có khi chỉ những đường chì. Bác sỹ Hà nói cũng may là cô còn một cách để giao tiếp. Dạ thỉnh thoảng chỉ thấy may là cô còn một cách để kiếm tiền nuôi bản thân. Dạ không mong muốn ai đó đọc được cô qua những bức tranh. Ngay cả chính cô sau một thời gian ngồi đối diện với chung vẫn còn thấy mông lung.

Dạ ngồi lục lọi những bản vẽ cũ, làm sao cho nó không quá xa vời khung cảnh phòng khách sạn ấy, và cũng không làm anh ta cảm thấy mình bị ép mua hàng kém chất lượng. Có một thằng bạn thân gay rất ích lợi. Nó kiên nhẫn chờ đợi Dạ bới tung căn phòng mình rồi sẽ kiên nhẫn giúp cô dọn lại.

-Phải chi mày yêu tao ha Huy. Đỡ khổ rồi.

-Tao ăn ở tốt lắm, sao bị hành vậy được.

-Yêu tao không có gì gọi là bị hành hạ. Chỉ khi nào đứng ở ngoài nhìn vô mới thấy vậy

- Tự tin luôn là ưu điểm của mày đó Dạ. Ah vì đang nói về tình yêu. Bạn Huân vẫn còn hỏi han rất nhiều.

- Tại sao mày cứ lòng vòng chỗ anh Huân. 

-Huân muốn tổ chức một buổi thiện nguyện giữa những nghệ sĩ cho mái ấm. Hình như có ý định dùng phòng tranh để làm nơi tổ chức.

-Vậy sao.. 

-Uh, Huân mồ côi mày biết phải không. Cho nên anh ấy có thiện cảm với những đứa trẻ đồng cảnh ngộ. Haaiz người  vừa đẹp trai dễ thương lại còn giàu có. Dạ, dẹp mẹ nó trò chữa bệnh đi. Ra ngoài và yêu anh ấy.Không phải vì vấn đề chữa bệnh.

-Tao chỉ không thể.

-Giọng mày như bà vợ già bất lực. Đáng thương thay cho đàn ông bọn họ. Phải rồi, hay mày vẽ về đề tài đó đi.

-Đề tài gì?

-Những đứa bé, sự bỏ rơi, cô nhi viện. Lỡ anh đại gia kia không thích thì gửi qua bên phòng tranh cho buổi từ thiện.

Tức là Dạ đang viết giấy khai sinh sơ yếu lý lịch của mình bằng cọ và bảng màu. Sự bỏ rơi, cô nhi viện, những đêm tối. Dạ tuy không thể nhớ gương mặt đã gặp hay cảnh đã trải qua nhưng cảm giác đó bám chặt trong cô rất lâu. Dạ hoàn tất vài bức vẽ trong vòng tuần lễ. Hẹn gặp Khải để giới thiệu chúng và nhắc anh về lời hứa những di vật của dì Mùi.

Lần này Dạ gặp anh ta ở văn phòng. Khải Gia là một gia đình thế lực nắm vô số bất động sản kinh doanh đặc biệt mảng nhà hàng khách sạn. Mỗi ngày các báo chí đều có tin tức những siêu xe siêu nhà của đại gia. Gia đình Khải không bao giờ xuất hiện trên đó. Chỉ những ai thực sự quan tâm đến lĩnh vực kinh tế mới hiểu được sự đồ sộ của gia tộc này. Nó choáng ngộp đến độ tất cả những miêu tả về nhân vật giàu có trong tiểu thuyết đều trở nên lố bịch. Dạ trước khi đến đây đã nghe rất nhiều từ Huy. Phòng tranh bạn trai Huy có mối quan hệ khắng khít với thương nhân.

Cả tòa cao ốc đều thuộc Khải Gia, tầng trên cùng nhất là nơi cô được gọi lên. Dạ làm công việc không cần văn phòng, thỉnh thoảng cô ghé lên lấy tiền nhuận bút hay gặp gỡ biên tập mới nên trang phục dành cho công sở của cô rất ít ỏi. Khả dĩ lắm mới tìm được chiếc áo sơ mi tay dài và áo khoác ngoài đơn giản.

Khải vừa thấy bóng cô thì ra hiệu bước vào. Anh vẫn còn đang dang dở cuộc hội thoại nào đó bằng tiếng Anh. Dạ hít thở đều đặn, cảm nhận một môi trường xa lạ. Mát mẻ, tinh tươm, lịch sự, thật khác so với căn phòng bừa bộn nháo nhào của Dạ.

 -Cô uống gì? Trà xanh hay nước khoáng? 

-Tôi uống được cả hai thứ đó.

Khải quan sát cô. Anh ta ở trong địa phận của mình, đang ngắm nhìn sinh vật xa lạ tìm cách lẩn vào trong sự quen thuộc của không gian.

-Cô có gì cho tôi? 

-Anh có gì cho tôi không?

- Ra đây là cuộc trai đổi mua bán? Tôi khuyên cô không nên tham gia mua bán với tôi..

-Tôi chỉ muốn biết anh có giữ lời hứa với mình.

Khải lấy từ ngăn hộc bàn một chiếc túi vải nhỏ. Theo bàn tay của anh mở ra rất nhiều đồ vật linh tinh. Tất cả đều đã bạc màu vàng của thời gian, thứ màu rất khó pha khi cần sử dụng đến. Một cái trống lục lặc nhỏ, đồng hồ đã đứt dây, bức ảnh mà Dạ chưa kịp nhìn ai trong đó, và cuốn nhật ký.

Cô nhớ ra trống lục lạc. Đây là đồ chơi dành cho trẻ sơ sinh nhưng có một hôm Trang mang theo khoe Dạ. Trang nói tìm được nó trước khi dì Mùi đem bán ve chai đồ cũ. Trang còn khẳng định tất cả những đứa bé đều có món đồ chơi này. Dạ không có. Giận hờn Trang cả buổi vì câu nói ngây thơ của đứa nhỏ 10 tuổi. Trang không hiểu lý do chỉ đi theo năn nỉ Dạ đừng giận. Dạ luôn là đứa bé rất khó chiều nhưng Trang thì không màn việc đó. Cho nên hai đứa thân với nhau rất lâu.

Dạ cầm cái trống lục lạc lắc lư tạo tiếng động. Khải giữ tay cô lại.

-Vậy cô muốn lấy cái này. 

-Nếu anh đồng ý. 

-Được thôi.

-Cho tôi coi những bức tranh.

Khi ngắm nhìn những bức vẻ, khuôn mặt Khải trở nên thật khó đoán. Nó phủ một lớp cảm xúc trộn lẫn vào nhau như bột màu lân tinh. Mỗi thứ một chút. Không rõ ràng vui vẻ hài lòng cũng không từ chối.

-Tôi có thể lấy quyển nhật ký? 

-kHÔNG!

Tiếng nói anh ta dứt khoát như một dấu hiệu cuộc thương thảo đã chấm dứt.

-Tại sao..

-Những bức vẽ này tôi không thể lấy được

-Tôi sẽ vẽ lại bức khác.

- Anh có thể cho tôi giữ nhật ký.

-Cô không quan tâm đến lý do khách hàng từ chối sản phẩm của mình sao?

-Tôi không phải đang bán vải vóc hay giày dép. Tôi tìm người thích chúng chứ không thể ép người ta thích chúng. Hai việc khác nhau.

Khải mỉm cười. Sự cứng rắn không nể nang của cô hình như khiến anh ta thích thú hơn là mềm mỏng

Tôi thích chúng. Nhưng tôi không thể treo những bức ảnh buồn như vậy tại phòng khách sạn. Cô không thể vẽ những điều tươi đẹp, sáng sủa hơn.

Dạ im lặng suy nghĩ. Rất nhiều người hỏi cô điều tương tự, thông thường cô chỉ trả lời một cách bất cẩn"nghệ thuật thì phải buồn" cũng không bỏ thời gian suy nghĩ tính hợp lý câu trả lời. Nhưng người đàn ông này luôn khiến cô phải đối mặt với bản thân trong mỗi câu nói. Bởi vì Dạ không có chút vui vẻ nào dư thừa để giãi bày.

-Cô có thích biển không? Người ta thường ít khi vẽ biển buồn.

Dạ thích biển không? Dạ không biết. Những đứa trẻ cô nhi viện chưa bao giờ được đi cắm trại chơi xa. DT là vùng đồng bằng nam bộ, nó có những con sông phù sa đỏ ngầu hay khoảnh ao bùn lày. Nhưng biển thì không. Dạ còn nhớ đã từng ao ước được ra biển. Được lún chân vào cát, nhìn thử coi như thế nào là bất tận của đường chân trời, và sẽ ra sao nếu nhúng mái tóc dài của mình vào nước biển mặn chát rồi le lưỡi liếm thử chúng. Những ước mơ trẻ nhỏ không bao giờ được đáp trả. Sau này khi học vẽ người ta dạy cho cô cách pha màu mực nước biển khác nhau, hay cánh đánh bóng đường chân trời. Cô không bao giờ bước chân ra đó. Cô từ chối rất nhiều cơ hội đi ra biển với Huy hay những người ở tòa soạn. Cô khước từ việc thỏa mãn giấc mơ cũ. Hãy cứ để biển ở nơi đó, vừa gần vừa xa.

-Tôi muốn có những bức ảnh về biển. Nếu cô có thể vẽ chúng thì mang đến đây tôi sẽ mua hết.

-Tôi sẽ có quyển nhật ký ấy?

-Dạ, cô hiểu lầm tôi rồi. Tôi không có ý đánh đổi di vật này. vì cô thân với Trang như cô nói nên tôi chia sẻ chúng với cô. Việc bán tranh là do cô đề nghị trước không hề liên quan.

-Vậy làm sao..

-Quyển nhật ký này rất riêng tư. Tôi không thể chia sẻ cho cô. Cô thông cảm

Dạ muốn được coi lại thế giới riêng tư đó của người đã mất. Cô tin rằng sẽ có hình ảnh của mình. Nhưng thái độ kiên quyết kia khiến cô không tiện tranh cãi hơn nữa.

-Còn tấm ảnh thì sao? 

-Đây là của tôi, không phải của dì Mùi. 

-Tôi có thể xem qua?

Khải nhìn Dạ cân nhắc rồi chuyền tay cô bức ảnh. Dạ và Trang. Hai cô gái trạc tuổi nhau, dáng người như nhau, nụ cười cũng có phần tương tự. Dạ không nhớ về bức ảnh. Cô thậm chí còn nhận ra Trang trước khi thấy chính mình. Có lẽ một buổi chụp hình kỷ niệm nào đó.

Cô nên suy nghĩ về lời đề nghị vẽ biễn của tôi. Tôi sẽ trả giá rất tốt.

Dạ về đến phòng, đặt chiếc trống lục lạc cạnh di ảnh Trang. Cô có thể hiểu vì sao người thiết kế áo kia nhầm lẫn cả hai khi xem qua ảnh. Bởi vì rất giống nhau. Trong trí nhớ yếu ớt của Dạ thì cô khác Trang nhưng hóa ra đã có lúc cô không khác gì một đứa bé vô tư vui vẻ sinh động. Thật may khi biết mình đã từng sống như vậy.

Dạ sẽ đi ra biển.


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro