CHƯƠNG 4: CHỢ QUÊ XAO XÁC TIN ĐỒN.

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Sáng sớm Dạ không ngủ nướng được. Cô nằm im trên giường ngắm nhìn căn phòng lần nữa. Sự tinh tế của nó gợi cô nhớ về một giấc mơ dang dở. Cô không thường mơ, cũng không thể nhớ nổi lần cuối mình nằm mộng. Giấc mơ duy nhất cô nghĩ ra lúc này là việc trở thành họa sĩ. Cô vẽ rất nhiều, vẽ là cách để giữ lại cho mình chút riêng tư, bình ổn. Sau tai nạn bác sỹ khuyên cô hãy tiếp tục vẽ, để cho tinh thần được nghỉ ngơi. Dĩ nhiên, khi biết viết người ta muốn làm nhà văn, khi vẽ được một vài gam màu người ta mơ thành họa sĩ. Dạ nằm mơ thấy mình là họa sĩ đứng ngơ ngác giữa phòng tranh trống người. Cô là người vẽ cũng là người duy nhất hiểu được giá trị của chúng. Nhưng giấc mơ đó vụt dậy thành hiện thực. Cô vẽ tranh biếm họa cho các báo, là người cuối cùng muốn nhìn thấy tác phẩm của mình. Hằng ngày có bao nhiêu độc giả lướt qua đó.

Thật ra tác phẩm biếm họa của Dạ được đánh giá khá cao trong giới. Họ nói cô đã nâng tầm nó lên thành một thứ nghệ thuật. Dạ mỉm cười lịch sự. Cô luôn lịch sự trước sự sáo rỗng vô nghĩa.

Dạ thay đồ xuống phòng ăn sáng, nhìn thấy cô tiếp viên hôm cô đến. Sáng nay em ấy trông rất xinh, dịu ngọt như chiếc bánh bông lan

-Em chào chị Dạ. Chị ngủ ngon không?

-Cũng được em. Em làm ca sáng hả?

- Mà em tên là..Dạ nghiêng đầu nhìn bảng tên

-Em tên Xuân Thì. Ba em khó lắm không cho em làm ca tối về khuya.

-Tên em đẹp ha.

-Có đâu chị ơi. Ba em đặt tên Thì, người làm khai sinh thấy kỳ kỳ. Nguyễn Thị Thì nên họ thêm vô chữ Xuân. Mà tên chị cũng hay vậy. Dạ là đêm tối phải không chị?

Dạ gật đầu. Cô nhi viện tìm thấy cô vào buổi tối đen đặc, Dạ Nhi, đứa con của đêm khuya, đứa trẻ được bỏ lại trong đêm.

-À sáng nay chị định làm gì?

-Em có biết chỗ nào hợp chợ không?

-Chị muốn đi chợ hả?

-Chị định ghé chợ cũ hồi đó chị hay đi, mà người ta dẹp rồi.

-Chợ Cây Bồ Đề phải không chị?

-Sao em biết?

-Em đoán thôi, đó giờ có cái chợ này bị dẹp theo em nhớ. Em nghe nói họ dồn vào Chợ thị xã đó chị

-.Cái đó..lớn quá.Vậy chị cứ ghé bên hông bệnh viện Tỉnh. Người ta hay họp chợ chồm hổm ở đó.

-Uh để chị ghé.

-Ah chị ơi, anh Khải nhắc tụi em hỏi còn món nào chị ăn không được nữa?

-Bên em chu đáo thiệt. chị không ăn hải sản thôi em.

-Em nhớ rồi. Chị đi chợ vui.

Dạ thật ra không nhớ gì nhiều về chợ ngày xưa. Làm con nít cô nhi viện cũng không phải được đi chợ ăn hàng hay coi vải vóc quần áo. Thỉnh thoảng cô lang thang đi lạc giữa chợ, nhìn người ta đi ra đi vô rất có mục đích. Nhìn người phụ nữ lựa rau nấu cháo cho con, hay chú nào đó trả từng đồng một cho cái áo thun cầu thủ đá banh. Dạ nhớ mấy bà đi tới đi lui với thúng nhôm đội đầu nhiều khi là tảng thịt heo hoặc một chục con chuột đồng bị cột vào nhau. Sáng nay ra chợ, đã hơn chục năm, vẫn cảm thấy đi lạc. Là người duy nhất không biết mục đích của mình ở nơi bận rộn nhất nhì thị xã. Dạ thậm chí còn nghĩ ra bức tranh biếm họa mà mình là một cô mặc chiếc váy bung xòe như cây dù bãi biển, giày cao gót đi tới đi lui giữa những mẹt thúng.

-Chào chị.

-Chào..em

Thằng nhỏ trước mặt kéo tay Dạ xuống cái sạp của nó nở nụ cười con nít quê đẹp như mấy bức ảnh trên tờ báo du lịch.

-Em biết chị hả?

-Hôm qua em bưng hành lý cho chị tới khách sạn Kỷ Niệm đó.

-Ai chà, xin lỗi nha, chị bận quá không nhớ mặt em.

-Không sao em nhận được nhiều tiền từ chú khách sạn kia mà.

-Em bán gì đây?

-Chè. Đậu xanh bánh lọt, đậu đen đường cát, đậu trắng nước dừa. Chị xinh đẹp ăn chè mở hàng em đi.

-Giờ này còn mở hàng hả cậu? Xạo quá.

-Em bán chè mà. Người ta phải đi hết một vòng chợ mới quay ra em. Chị là mở hàng được rồi.

Dạ nhìn mớ ly để trên sạp quầy thủy tinh nhỏ xíu của nó rồi tự cười. Dạ chẳng có ký ức nào về việc ăn hàng ở chợ. Cuối cùng cũng đã có, ở tuổi 28.

-Chị đẹp, chị ở đó lâu hông?

-Ở Khách sạn Kỷ Niệm hả? Chắc tới lúc chị về, mà sao em?

-Em nghe ba má em nói ông chủ ở đó ghê ghê. Ba má nói gặp ổng đừng có nói chuyện.

-Chắc tại không phải người ở đây nên em nói vậy.Đâu có, ổng dân ở đây đó. Nhưng mà đi đâu lâu rồi giờ về.

- Tự nhiên xây cái khách sạn chà bá không biết lấy đâu ra khách.

-Nhưng có vậy cũng đâu có gì ghê. Người ở đây đi rồi về nhiều mà. Lấy chị chè đậu trắng nước dừa đi

-Ba má em nói ổng đi tại có án mạng giết người gì đó. Mà nhà giàu có tiền nên qua chuông. Rồi ổng bỏ đi sau khi dẹp êm xuôi.

-Ghê vậy sao em dám nhận tiền ổng bưng đồ cho chị.

-Em thấy ổng rất hiền. Ổng còn ăn chè của em nữa. Giống chè chị đang ăn đó.

Giết người có lẽ là một hình ảnh rất đáng sợ, như người ta hù ông kẹ với con nít. Dạ không sợ khái niệm một người cưỡng ép lấy sinh mệnh kẻ khác. Nhưng Dạ sợ cảm giác bất lực của việc chống chọi lại những hành động ép uổng. Giống như 2 năm qua cô lúc bất lực lúc hy vọng cố giữ trí óc mình minh bạch tường rõ.

Dù sao, không phải chỉ mình Dạ e dè người đàn ông đó. Sự e dè của cô có phần khác. Cô e dè vì ông ta rất thân thuộc. Đến cả những cử chỉ vô lý vẫn thân thuộc.

Dạ sau đó còn đi lòng vòng một vài nơi. Chẳng lấy đâu ra những dải bông hoa mười giờ màu tím hồng dung dị. Trong trí nhớ cô, nơi này nồng mùi cỏ ngái và tím rịm hoa mười giờ.

Chiều tối Dạ bắt đầu thấy mệt mỏi chán nản. Cũng mất dần sự hăm hở khi đi ít nhiều. Hóa ra cô cũng chẳng có gì nặng nề để đáng nhớ. Có khi chỉ cần kêu bác sỹ chọn hộ cô một vài điều rồi thì xóa sạch.

Trong lúc cô đang vẽ lại thằng bé bán chè và khu chợ buổi sáng, Huy gọi điện thoại. Tiếng thằng bạn léo nhéo

-Dạ mày ở đó chơi vui hông?

-Bình thường à.

-Sao không rủ tao xuống cho vui. À ở đó có nhà trọ hả?

-Không có nhiều. Đâu mọc ra cái khách sạn Kỷ Niệm rất đẹp. Đang ở đó đây.

-Khách sạn Kỷ Niệm? Trời ơi nhớ chụp hình...

-Vụ gì mà chụp?

-Dạ..mày là người hay là ma sống giữa thành phố này? Không biết về khách sạn Kỷ Niệm?

-Khách sạn đẹp vậy thôi chứ còn gì nữa?

-Khách sạn này đã bị mấy doanh nghiệp ném đá tơi tả. Họ nói đó là quyết định đầu tư ngu ngốc nhất trong năm.

-Cũng đúng đó. Chỗ này không thấy có nhu cầu. Mà người ta có tiền đóng góp cho quê nhà thì sao ném đá.

-Người ta? Ý mày là tập đoàn Khải Gia?Khải Gia...Biết không, đừng nói không biết.

-CÁi này có biết.

-Vậy hiểu sao bị ném đá chưa. Thôi, nhớ chụp hình rồi về sớm. Mày không ở đây cũng thấy nhớ nhớ bóng ma của mày.

Bây giờ đã hiểu cái thần khí kia là từ đâu ra. Hóa ra ông chủ Khải tập đoàn Khải Gia. Tài sản họ sở hữu trải đều từ đầu này đến đầu kia thành phố. Nghe nói nơi họ ở như một cung điện chứa tất cả những lễ nghi đã không còn tồn tại. Vì không còn ai đủ giàu để theo đuổi, trừ họ. Những buổi hội hè đình đám, dạ tiệc thâu đêm. Không thể trách Dạ vô tình hờ hững, bởi vì nhân diện của ông chủ Khải rất ít được miêu tả hay đăng hình. Chỉ có chữ K trên các mẩu báo đầu tư kinh tế. Xem ra, chuyến đi này lại khiến cô phải nhớ nhiều hơn quên bớt.

Nhân viên khách sạn cho mời cô đến gặp Khải.

Căn phòng trước mặt không phải là cung điện nhà lầu, chỉ là phòng trên cùng của khách sạn. Khải ngồi ngay bàn làm việc nhìn thấy cô thì lướt qua từ trên xuống dưới, như người ta kiểm tra những kiện hàng dễ vở trước khi truân chuyển.

-Cô đi ngủ chưa?

-Tôi có thói quen thức khuya.

-Nhưng có việc gì? Anh nhận tiền thanh toán bên kia chưa? Tôi định lấy nhưng họ bảo sẽ làm việc với anh.

-Cái đó..à xong rồi. Tối qua cô mặc áo đầm rất đẹp

-Vậy sao?

Dạ cười nhẹ, khóe môi cô nhón lên như vầng trăng khuyết nhỏ. Bây giờ là ông chủ tập đoàn Khải Gia. Nhưng bây giờ vẫn là Dạ, một người không có cảm giác muốn theo đuổi tình cảm tiểu thuyết. Dạ không biết yêu. Đúng hơn là không biết cái gì thì làm cô yêu hay xúc động.

-Cám ơn anh.

-Tôi, uhm, có một vài chiếc áo đầm dạ hội ở đây. Vì cô mặc đẹp cho nên có ý tặng cô.

Trước khi Dạ kịp hiểu vấn đề thì Khải đứng dậy mở cửa tủ. Khoản 10 chiếc đầm dạ hội, màu sắc nhã nhặn, tất cả đều lấp lánh như trong tiệm đồ sang trọng, và tay dài.

Dạ không để lộ sự kinh ngạc, cô chỉ từ tại nói

-Nhiều như vậy tôi làm sao có dịp mặc hết?

-Cô không đi dự tiệc?

-Không, tôi làm họa sĩ biếm họa.

-Tôi không có họp báo này nọ.

-Cô cứ nhận.

-Anh có thấy mình đi hơi quá không? Áo anh mua vì người nào cứ gửi người ta. Nếu người ta từ chối cũng không tới phần tôi nhận.

-Xin lỗi tôi không có ý xúc phạm cô. Vì đêm qua cô mặc áo dạ hội rất đẹp.

-Không, tôi chỉ không nhận quà như vầy. Nếu có làm gì để anh hiểu...

-Được rồi, cứ để chúng ở đây.

Người đàn ông đó cắt ngang đoạn tường trình của Dạ khiến cô cảm giác điều đó không quan trọng, việc cô nhận hay không những chiếc áo mắc tiền, vấn đề là anh ta đã mua và có ý đưa cô. Dạ đổi giọng, nhẹ nhàng hơn sau khi nhận ra mình đã gay gắt lên quá sớm

-Anh mua chúng cho ai?

- Người mà anh đã xây khách sạn này để giữ lời hứa?

-Đúng.

-Anh không gặp được cô ta nữa hay sao?

-Cô không nhận chúng vì biết thân thế của tôi?

-Không..Vậy hãy suy nghĩ lại. Cô có thể lấy 1 chiếc áo cũng được. Chọn cái cô thích nhất. Tôi chỉ không muốn thấy chúng trở nên vô dụng. Những chiếc áo dạ hội cần phải ca tụng vẻ đẹp người mặc.

Dạ cố gắng nhìn kỹ gương mặt Khải. Phòng khách sạn sử dụng loại đèn vàng, mặt của anh ta lúc này nhìn thấy rõ những góc cạnh. Xương hàm đẹp và đôi mắt đen nhánh lại. Dạ thở dài một tiếng khẽ khàng. Cô tự thấy mình đã vướng vào sự khó hiểu cầu kỳ xa lạ này, cho dù muốn cũng phải bước ra với chút phiền nhiễu vào thân.

-Được. Tôi sẽ chọn 1 cái. Tôi cảm thấy không tiện khi từ chối.

Cô đến gần tủ quần áo. Tất cả đều lấp lánh một sức sống như kêu gọi cô hãy giải thoát chúng khỏi phận bị treo ở đây theo tháng ngày. Dạ chọn áo màu xanh của đêm. Màu xanh cô chưa bao giờ thấy trên bầu trời đêm nhưng cô đã được nghe kể ở đâu đó xứ sở Châu Âu người ta sống dưới màu xanh ấy. Rất sâu, rất đậm và sắc lên như vẻ đẹp cô gái trưởng thành.

-Tôi lấy cái này. Cám ơn anh rất nhiều.

-Không có gì. Tôi nghe nói, những cô gái đều muốn có chiếc đầm dạ hội đẹp.

-Nếu anh dùng câu này để tán tỉnh tôi thì có nghĩa là chiếc đầm tối qua tôi mặt rất xấu?

-À, khi nào tán tỉnh cô tôi sẽ báo cô biết.

-Còn bây giờ anh chỉ định làm tôi choáng ngợp với sự vương giả của anh trước.

Khải cười. Khuôn mặt anh rạng rỡ.

-Cô vui tính hơn tôi nghĩ đó. Chừng nào cô về thành phố?

-Hai ngày nữa.

-Cô có cần đi thăm gì có thể hỏi nhân viên tiếp tân.

-CÁm ơn.Buổi tối nay không miễn phí, sẽ thanh toán vào bill cô.

-Anh cũng vui tính hơn tôi nghĩ.

Dạ đặt chiếc váy vào tủ. Nhìn nó như một đứa trẻ nhìn vào bài toán khó, cứ hy vọng câu trả lời tự ý xuất hiện. Câu hỏi của cô lúc này là, tại sao cô lại nhận món quà ký quái ấy? Tại sao cô lại thấy an toàn khi ở riêng một mình trong căn phòng với một đại gia cổ quái. Tại sao cô lại nói dối hai ngày trong khi đã book xe trở về tối mai?

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro