Lời mở đầu p1

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

"All organizations are sick." 
"Tất cả các tổ chức đều bị bệnh."
- Boaz Ronen, Tác giả "Focused Operations Management for Health Service Organizations".

"Healthcare is a terminal illness for America's governments and business. We are in big trouble."
"Chăm sóc sức khỏe là căn bệnh nan y đối với chính phủ và doanh nghiệp Mỹ. Chúng ta đang gặp rắc rối lớn." 
- Clayton M Christensen, Tác giả "The Innovator's Prescription: A Discruptive Solution for Health Care".

Các chuyên gia trong lĩnh vực Chăm sóc sức khoẻ đang làm những gì tốt nhất có thể, nhưng vẫn còn 1 không gian khổng lồ (tremendous room) để cải tiến. Trong năm 2005, H. James Harrington báo cáo rằng ước tính (estimate) có hơn 2.2 triệu người trên thế giới hằng năm chết vì các lỗi từ hệ thống Chăm sóc sức khoẻ. Mỗi năm, có 2 triệu bệnh nhân tại Mỹ bị nhiễm trùng (infection) trong khi nhập viện (hospitalize). Cứ mỗi 6 phút, một trong những bệnh nhân này chết vì nguyên nhân nhiễm khuẩn tại bệnh viện*(88,000 người mỗi năm), tạo ra thêm 5 tỷ đô cho chi phí Chăm sóc sức khoẻ; 95% các trường hợp này là có thể phòng chống được (83,500). Năm 2010, ước tính rằng có 99,000 chết do HAIs.

Trong 3 tỷ đơn thuốc được kê (prescriptions filled) mỗi năm, có đến 150 triệu đơn thuốc được kê không chính xác. Cứ có 2 trong 100 số bệnh nhân phải chịu đựng những phản ứng phụ của thuốc (adverse drug reactions) làm tăng thời gian nhập viện (length of stay -LOS) và tốn thêm 4,000 đô chi phí. 1 ước tính cho thấy sẽ có 7,000 bệnh nhân chết do các lỗi từ việc kê sai đơn thuốc (medication error). Thêm vào đó, 2,5% bệnh nhân nhập viện phải trải qua các tác dụng phụ trong những trường hợp có thể phòng ngừa trước được, và có 1,500 bệnh nhân phẫu thuật hằng năm gặp phải vấn đề bỏ quên dụng cụ phẫu thuật ("left ins") như bông gạc, dụng cụ y tế... Một nghiên cứu trong năm 2003 có tên "New England Journal of Medicine" ước tính rằng việc này xảy ra 1 lần trong  mỗi 1,000 ca phẫu thuật. Cứ 1 trong 5 bác sĩ phẫu thuận chỉnh hình (orthopedic surgeon) sẽ hướng dẫn (conduct) phẫu thuật sai vị trí (wrong-site surgery) trong suốt sự nghiệp của họ.

Một bệnh viện ở New England (Tân Anh, Hoa Kỳ) đã có 3 cuộc phẫu thuật não sai vị trí trong 1 năm. Năm ngoái (2010?), 1 bác sĩ đã không thể chẩn đoán (diagnose) căn bệnh ung thư đại tràng (colon cancer) cho mẹ tôi trong vòng 4 tháng.  Chị/em của vợ tôi đã có những biến chứng kéo dài (extended complication) từ 1 lỗ thủng đại tràng? (a perforated colon) gây ra bởi việc nội soi đại tràng (colonoscopy). Hầu hết những người làm việc trong ngành Chăm sóc sức khoẻ nói với tôi rằng những sai lầm y tế sẽ được báo cáo thấp hơn 2 hoặc 4 lần.(underreported by a factor of 2 or 4).

Tổ chức Institute for Healthcare Improvement (IHI)** cho biết 50 trong số 100 bệnh nhân sẽ phải chịu đựng 1 số những tổn thương, thiệt hại mà đáng lẽ có thể phòng ngừa được trong quá trình nhập viện, cũng có nghĩa là có hơn 17 triệu bệnh nhân mỗi năm.

Và bệnh nhân không phải là những người duy nhất bị ảnh hưởng bởi các vấn đề trong Chăm sóc sức khoẻ. Báo cáo cho thấy 50% bệnh viện gặp khó khăn về tài chính. Giữa những năm 1986 và 1989, căng thẳng tài chính đã khiến 231 bệnh viện cấp cứu (acute care hospital) phải đóng cửa, trong khi 70% các bệnh viện tuyến dưới (rural hospital) và 50% tổ chức đô thị? (urban institution) đang chiến đấu để có thể tồn tại (stay afloat). Có từ 70 - 80 bệnh viện dự kiến sẽ đóng cửa mỗi năm trong thập niên 90, viễn cảnh (out-look) của ngành CSSK thật nghiệt ngã (grim). "Journal of Healthcare Management" đã báo cáo rằng từ năm 2000 - 2006, 42 bệnh viện cấp cứu tại Hoa Kỳ nộp đơn bảo hộ phá sản (file for bankruptcy protection) theo Luật liên bang (Federal law), và 67% trong số các bệnh viện đó ngừng hoạt động. Mạng Internet thậm chí đã có những bài viết về cách làm sao nộp đơn bảo hộ phá sản cho các bệnh viện. Làm sao mà 1 nền công nghiệp tạo ra 18% GDP tổng sản phẩm quốc nội lại yếu kém như vậy?

Hơn thế nữa, các chi phí CSSK không chỉ tác động (impact) đến ngành công nghiệp này, chúng còn đe doạ đến cuộc sống (livelihood:kế sinh nhai) của bệnh nhân và gia đình họ. Theo góc nhìn (perspective) của bệnh nhân, hoá đơn y tế có liên quan (involve) đến 60% trường hợp phá sản cá nhân (personal bankruptcy) trong năm 2007. Tuần báo Portland Tribune báo cáo trong năm 2008 rằng các bệnh viện tại tiểu bang Oregon đã giảm bớt (wrote off) gần 450 triệu đô các khoảng nợ trong hoá đơn mà bệnh nhân không có khả năng trả. Chi phí CSSK cao đã đẩy các bệnh nhân vào tình cảnh phá sản, và sự quản lý yếu kém về chi phí và các khoản thu (receivables) đang đẩy các bệnh viện vào tình thế phá sản. Lean 6 Sigma có thể làm giảm chi phí cho cả phía bệnh viện và bệnh nhân trong khi vẫn mang lại lợi nhuận và hiệu suất (performance) vượt trội. 

Thông qua việc tham khảo ý kiến (consult) của nhiều bệnh viện và hệ thống y tế, tôi đã thấy được những vấn đề phổ biến như dòng bệnh nhân (patient flow), các sai lầm lâm sàng (clinical mistake) và các vấn đề trong vận hành có sự giống nhau trong nền công nghiệp này. May mắn thay, Lean 6 Sigma có thể giải quyết những vấn đề này. Phần khó khăn nhất đó là khiến cho văn hoá của bệnh viện chấp nhận những sự cải tiến của Lena 6 Sigma và duy trì (sustain) nó.

Năm 2009, Hiệp hội Chất lượng Hoa Kỳ (America Society for Quality - ASQ) nghiên cứu 77 bệnh viện và tìm ra được rằng:
- 53% bệnh viện sử dụng 1 số hình thức của Lean.
- Chỉ có 4% triển khai (implement) hoàn toàn Lean.
- 42% có 1 số hình thức của 6 Sigma.
- Chỉ có 8% triển khai hoàn toàn 6 Sigma.
- 11% không quen thuộc với cả Lean và 6 Sigma.

Hầu hết các hệ thống CSSK đã thực hiện triển khai 1 số các cải tiến quy trình (process improvement - PI) hoặc quản lý chất lượng toàn diện (total quality management - TQM). Trong khi đa số các nhân viên y tế đã được trải qua các phương pháp cải tiến chất lượng, một số người thậm chí đã áp dụng thành công. Quyển sách này là về cách áp dụng Lean 6 Sigma, không phải các lý thuyết về Lean 6 Sigma.

Bà Mary Jean Ryan từ bệnh viện SSM Healthcare nói rằng với Lean 6 Sigma, hoàn toàn có khả năng đạt được một hệ thống CSSK tốt ngoạn mục ("breathtakingly better healthcare"). Bà cũng cho rằng cần có sự kiên trì siêu phàm ("superhuman tenecity") để biến Lean 6 Sigma trở thành một phần của văn hoá bệnh viện.

----------------------------------

*Hospital - acquired infection (HAI): Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), nhiễm khuẩn do chăm sóc y tế (healthcare-associated infections_HAIs) còn gọi là nhiễm khuẩn bệnh viện (nosocomial infection) do bệnh nhân bị phơi nhiễm các nguy cơ nhiễm khuẩn khi đến khám chữa bệnh ở các cơ sở y tế, đặc biệt khi họ trải qua điều trị và thủ thuật xâm lấn. Nhiễm khuẩn bệnh viện (HAIs) tác động tới bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, nhân viên y tế và cơ sở y tế là nguyên nhân quan trọng gây bệnh tật và tử vong và làm tăng chi phí y tế. Một trường hợp nhiễm khuẩn thường được coi là nhiễm khuẩn bệnh viện nếu xảy ra ≥ 48 giờ sau khi nhập viện; phòng chống nhiễm khuẩn (Infection prevention and control_IPC), mặc dù thường bị coi nhẹ và không được hỗ trợ đúng mức là một phần thiết yếu của cơ sở hạ tầng y tế. Thực hành IPC tối thiểu được khuyến cáo trong cơ sở y tế là tất cả nhân viên, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân, dù mới bị nghi hay khẳng định đã bị nhiễm khuẩn đều áp dụng biện pháp phòng ngừa chuẩn (standard precautions_SP).

**Institute for Health Improvement (IHI) tại Hoa Kỳ – tổ chức lớn nhất thế giới về QLCL và ATNB. Thành lập năm 1986, IHI là tổ chức phi lợi nhuận độc lập, IHI có những chương trình tư vấn và đào tạo cho người làm QLCL và các tổ chức y tế toàn cầu. IHI dùng thu nhập từ các hoạt động hội thảo, tư vấn và huấn luyện, để chi trả cho những chương trình cộng đồng – như lớp học online miễn phí, các nghiên cứu khoa học và công cụ nguồn mở.


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro