lich su

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Bài 9 NHẬT BẢN

Tiết 1: TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ

I.Tự nhiên:

1.Vị trí địa lí:

- Là một quần đảo nằm ở phía Đông châu Á.

- Gồm có 4 đảo lớn: Hô-cai-đô, Hôn-su, Xi-cô-cư, Kiu-xiu và trên 1000 đảo nhỏ.

=> Dễ dàng mở rộng giao lưu với các nước trong khu vực bằng đường biển, là một nước không hề bị đế quốc nào xâm lược

2.Đặc điểm tự nhiên:

*Địa hình:

+Chủ yếu là đồi núi (80% S lãnh thổ)

+ Đồng bằng nhỏ hẹp nằm ven biển đất đai màu mỡ => phát triển nông nghiệp. *Khí hậu:

+ Nằm trong khu vực gió mùa, thay đổi từ Bắc xuống Nam: Ôn đới, cận nhiệt đới. *Sông ngòi: Ngắn dốc, bờ biển khúc khuỷunhiều vũng vịnh => Tiềm năng thuỷ điện, xây dựng hải cảng.

*Khoáng sản: Nghèo chỉ có sắt, than,đồng

Kết luận: Thiên nhiên Nhật đa dạng nhưng đầy thử thách tài nguyên nghèo nàn, thiên tai thường xuyên xẩy ra: Động đất, núi lửa, bảo sóng thần => gây ra khó khăn không nhỏ đối với sự phát triển kinh tế của Nhật.

II.Dân cư:

- Là nước đông dân đứng thứ 8 trên thế giới.

- Tốc độ gia tăng dân số thấp và giảm dần 2005 đạt 0,1%

- Tỷ lệ người già trong dân cư ngày càng lớn, chi phí phúc lợi xã hội cao.

- Lao động cần cù, tính kĩ luật và tinh thần trách nhiệm cao,coi trọng giáo dục.

*Kết luận: Có đội ngũ lao động lành nghề, trình độ cao góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển mạnh tăng khả năng cạnh tranh trên thế giới. Tuy nhiên gây khó khăn cho đất nước thiếu lực lượng trẻ trong tương lai.

III. Tình hình phát triển kinh tế:

1.Giai đoạn 1950 - 1973:

a.Tình hình:

- Nền kinh tế nhanh chóng được khôi phục và phát triển nhảy vọt thần kì (1955 - 1973)

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao.

b.Nguyên nhân:

- Chú trọng đầu tư hiện đại hoá công nghiệ, tăng vốn, áp dụng kĩ thuật mới.

- Tập trung cao độ vào các ngành then chốt, có trọng điểm theo từng giai đoạn.

- Duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng.

2.Giai đoạn1973 -2005:

- 1975 - 1974 và 1979 - 1980: tốc độ kinh tế giảm (2,6% năm 1980), do cuộc khủng hoảng dầu mỏ.

- 1986 - 1990: tốc độ tăng trưởng GDP 5,3% do có sự điều chỉnh chiến lược phát triển kinh tế.

- Từ 1995 - 2005: Tốc đọ tăng trưởng kinh tế chậm lại và không ổn định.

* Kết luận: Sau năm 1973 nền kinh tế phát triển qua những bước thăng trầm nhưng Nhật Bản là nước đứng thứ hai thế giới về kinh tế, KHKT và tài chính.

Tiết 2: CÁC NGÀNH KINH TẾ VÀ CÁC VÙNG KINH TẾ

I.Các ngành kinh tế:

1.Công nghiệp:

- Cơ cấu ngành:

+ Có đầy đủ các ngành CN kể cả các ngành không thuận lợi về tài nguyên.

+ Dựa vào ưu thế về lao động cần cù, có tinh thần trách nhiệm cao, ham học hỏi, thông minh, sáng tạo và trình độ khoa học công nghệ hiện đại.

- Tình hình phát triển:

+ Các ngành công nghiệp truyền thống giảm, chú trọng phát triển các ngành công nghiệp hiện đại đặc biệt là các ngành công nghiệp mũi nhọn: CN điện tử tin học, CN xây dựng công trình công cộng...

+ Công nghiệp tạo ra một khối lượng hàng hoá lớn, không những trang bị cho tất cả các ngành kinh tế trong nước mà còn cung cấp những mặt hàng xuất khẩu quan trọng.

- Phân bố:

+ Mức độ tập trung cao nhiều nhất trên đảo Hôn-su.

+ Các trung tâm công nghiệp tập trung chủ yếu ven biển, đặc biệt phía TBD.

2.Dịch vụ:

* Thương mại: Xuất khẩu trở thành động lực của sự tăng trưởng kinh tế Nhật.

- Là cường quốc thương mại, tài chính.

- Đứng thứ 4 thế giới về thương mại.

- Bạn hàng khắp nơi trên thế giới nhưng quan trọng nhất: Hoa Kì, Trung Quốc, EU, các nước ĐNÁ, Ô-xtrây-li-a...

3.Nông nghiệp:

a.Đặc điểm:

- Giữ vai trò thứ yếu (1% trong GDP)

- Đất nông nghiệp ít (14% lãnh thổ).

- Phát triển theo hướng thâm canh.

- Đánh bắt nuôi trồng thuỷ sản được chú trọng.

b.Phân loại:

- Trồng trọt: Lúa gạo,chè,thuốc lá,dâu tằm.

- Chăn nuôi: bò, lợn, gà.

- Đánh bắt hải sản:Cá thu,cá ngừ,tôm,cua.

- Nuôi trồng hải sản: Tôm, sò huyết,cua, rau câu, trai lấy ngọc...

II.Bốn vùng kinh tế gắn với 4 đảo lớn:

- Hôn-su.

- Kiu-xiu.

- Xi-cô-cư.

- Hô-cai-đô.

Tiết 3 THỰC HÀNH: TÌM HIỂU VỀ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI CỦA NHẬT BẢN

1. Vẽ biểu đồ hình cột hoặc miền

2. Nhận xét hoạt động đối ngoại

Xuất khẩu: Sản phẩm công nghiệp chế biến

Nhập khẩu: Sản phẩm nông nghiệp, năng lượng, nguyên liệu

Cán cân xuất nhập khẩu: Xuất siêu

Các bạn hàng chủ yếu: Hoa Kì, Trung Quốc, EU, các nước ĐNÁ, NIC.....

FDI: Nhất thế giới

ODA: Nhất thế giới

* Tác động đến sự phát triển:

-Thúc đẩy nền kinh tế trong nước phát triển.

-Nâng cao vị thế của Nhật Bản trên thị trường thế giới.

Bài 10: CỘNG HOÀ NHÂN DÂN TRUNG HOA (TRUNG QUỐC).

Tiết 1: TỰ NHIÊN , DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI.

1.Vị trí địa lý và lãnh thổ:

- Diện tích: Rộng lớn đứng thứ 3 thế giới.

- Nằm phía Đông của châu Á, tiếp giáp với 14 nước trên lục địa.

- Phía Đông tiếp giáp với Thái BìnhDương.

- Vĩ độ: Nằm từ khoảng 200B - 530B.

* Đánh giá:

+ Cảnh quan thiên nhiên đa dạng.

+ Dễ dàng mở rộng quan hệ với các nước trong khu vực và trên thế giới bằng đường bộ và đường biển.

+ Khó khăn: Quản lý đất nước bão, lụt, hạn hán...

2.Tự nhiên:

*Thiên nhiên đa dạng có sự phân hoá giữa miền Tây và miền Đông Trung Quốc.

a.Địa hình:

- Miền Tây: Gồm nhiều dãy núi cao, các cao nguyên đồ sồ và các bồn địa.

- Miền Đông: Vùng núi thấp và các đồng bằng màu mỡ: Đồng bằng Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam.

* Thuận lợi: Phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp.

* Khó khăn: Giao thông Tây - Đông.

b.Khí hậu:

- Miền Tây: Khí hậu lục địa khắc nghiệt, mưa ít.

- Miền Đông:

+Phía đông khí hậu ôn đới gió mùa.

+ Phía Nam khí hậu cận nhiệt đới gió mùa.

* Thuận lợi: Phát triển nông nghiệp,cơ cấu cây trồng đa dạng.

* Khó khăn: Lũ lụt, hạn hán, bão tố. Miền Tây hình thành các hoang mạc lớn.

c.Sông ngòi:

- Miền Tây: là nơi bắt nguồn của nhiều hệ thống sông lớn.

- Miền Đông: nhiều sông lớn: sông Trường Giang, Hoàng Hà, Tây Giang.

* Thuận lợi: Sông của miền Đông có giá trị thuỷ lợi, thuỷ điện, giao thông và đánh bắt thuỷ hải sản.

* Khó khăn: Lũ lụt, hạn hán.

d.Khoáng sản:

- Miền Tây: Nhiều loại như: Than, sắt, dầu mỏ, thiếc, đồng...

- Miền Đông: Khí đốt, dầu mỏ, than, sắt.

* Thuận lợi phát triển công nghiệp.

3.Dân cư và xã hội:

a.Dân cư:

* Dân số:

- Dân số đông nhất thế giới.

- Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên của Trung Quốc giảm song số người tăng mỗi năm vẫn cao.

* Thuận lợi: Nguồn lao động dồi dào, giá công nhân rẽ, thị trường tiêu thụ rộng lớn.

* Khó khăn: Gánh nặng cho kinh tế, thất nghiệp, chất lượng cuộc sống chưa cao, ô nhiễm môi trường.

* Giải pháp: Vận động nhân dân thực hiện chính sách KHHGĐ, xuất khẩu lao động.

- Về dân tộc: Có trên 50 dân tộc khác nhau tạo nên sự đa dạng về bản sắc văn hoá và truyền thống dân tộc.

b.Phân bố:

- Dân cư phân bố không đồng đều:

+ 63% dân số sống ở nông thôn, dân thành thị chiếm 37%. Tỷ lệ dân thành thị đang tăng nhanh.

+ Dân cư tập trung đông ở miền Đông thưa thớt miền Tây.

=> Miền Đông: Thiếu việc làm, thiếu nhà ở, môi trường bị ô nhiễm. Miền Tây thiếu lao động trầm trọng.

*Giải pháp: Hổ trợ vốn để phát triển kinh tế ở miền Tây.

2.Xã hội:

- Phát triển giáo dục: Tỉ lệ người biết chữ từ 15 tuổi trở lên gần 90% (2005)-> đội ngũ có chất lượng cao.

- Một quốc gia có nền văn minh lâu đời:

+ Có nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng: Cung điện, lâu đài, đền chùa.

+ Nhiều phát minh quý giá: Lụa tơ tằm, chữ viết, giấy, la bàn...

=> Thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội (đặc biệt là du lịch)

Tiết 2: KINH TẾ

I.Tình hình chung:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới: TB 8%/năm

-Tổng sản phẩm trong nước (GDP) cao.

-Giá trị xuất khẩu đứng thứ 3 thế giới.

-Cơ cấu GDP thay đổi theo hướng:Giảm tỉ trọng khu vực I,tăng tỉ trọng khu vực II,III.

-Thu nhập bình quân theo đầu người tăng, đời sống của nhân dân được cải thiện.

II. Các ngành kinh tế:

1.Công nghiệp:

a.Chiến lược phát triển công nghiệp:

- Thay đổi cơ chế quản lí: Các nhà máy chủ động lập kế hoạch sản xuất và tìm thị trường tiêu thụ.

- Thực hiện chính sách mở cửa, thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

- Hiện đại hoá trang thiết bị sản xuất công nghiệp, ứng dụng KHCN mới.

b.Thành tựu của sản xuất công nghiệp:

- Cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng; Luyện kim, hoá chất, điện tử, hoá dầu, sản xuất ô tô....

- Sản lượng nhiều ngành công nghiệp đứng đầu thế giới: Than, xi măng, thép, phân bón, sản xuất điện.

- Phân bố: Các trung tâm công nghiệp chủ yếu tập trung ở miền Đông và đang mở rộng sang miền Tây.

2.Nông nghiệp:

a.Biện pháp phát triển nông nghiệp:

- Giao quyền sử dụng đất và khoán sản phẩm cho nông dân.

- Xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn: Đường giao thông, hệ thống thuỷ lợi.

- Khuyến khích phát triển sản xuất công nghiệp nông thôn.

- Áp dụng KHKT vào sản xuất nông nghiệp, sử dụng giống mới, máy móc thiết bị hiện đại.

b.Thành tựu của sản xuất nông nghiệp:

- Một số sản phẩm nông nghiệp đứng đầu thế giới: Lương thưc, bông, thịt lợn.

- Trong nông nghiệp: Trồng trọt đóng vai trò chủ đạo.

- Nông sản phong phú: Lúa mì, lúa gạo, ngô, khoai tây, củ cải đường, chè, mía..

- Phân bố: Tập trung các đồng bằng phía Đông.

II.Quan hệ Trung Quốc - Việt Nam:

- Quan hệ trên nhiều lĩnh vực theo phương châm: " Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai "

- Kim ngạch thương mại tăng nhanh.

Tiết 3 THỰC HÀNH: TÌM HIỂU SỰ THAY ĐỔI CỦA NỀN KINH TẾ

1.Thay đổi trong giá trị GDP:

- Nhận xét:

+ GDP của Trung Quốc tăng nhanh, sau 19 năm tăng gần 7 lần.

+ Tỉ trọng GDP của Trung Quốc đóng góp vào GDP của thế giới tăng từ 1,93% năm 1985 lên4,03% năm 2004.

+ Trung Quốc ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới.

2.Thay đổi trong sản lượng nông nghiệp

- Tính sản lượng nông nghiệp của Trung Quốc tăng giảm qua các năm (Đơn vị: Triệu tấn. tăng +. giảm -)

- Nhận xét:

+ Từ năm 1985 đến năm 2004, nhìn chung các nông sản của Trung Quốc đều tăng sản lượng

+ Từ năm 1995 - 2000 một số nông sản giảm sản lượng ( lương thực, bông, mía)

+ Một số nông sản có sản lượng đứng đầu thế giới ( lương thực, bông, lạc, thịt lợn...)

3.Thay đổi trong cơ cấu xuất nhập khẩu

- Vẽ 3 biểu đồ hình tròn: Đẹp, đúng, chính xác có tên biểu đồ, có chú thích biểu đồ.

- Nhận xét:

+ Tỉ trọng xuất khẩu tăng lên từ năm 1985 đến năm 1995, sau đó lại giảm vào năm 2004. Nhưng nhìn chung từ năm 1985 đến năm 2004 tỉ trọng xuất khẩu tăng.

+ Tỉ trọng nhập khẩu giảm từ năm 1985 đến năm 1995, sau đó lại tăng vào năm 2004. Nhưng nhìn chung cả thời kì giảm.

+ Năm 1985 Trung Quốc nhập siêu.

+ Các năm 1995, 2004 TQ xuất siêu.

=> Cán cân xuất nhập khẩu thể hiện sự phát triển của nền kinh tế TQ.

Bài 11 KHU VỰC ĐÔNG NAM Á

Tiết 1: TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI

I.Tự nhiên:

1.Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ:

- Nằm ở đông nam của lục địa Á. Âu.

- Diện tích rộng: 4,5 triệu km2.

- Gồm 11 quốc gia.

- Gồm hai bộ phận: ĐNÁ lục địa, ĐNÁ biển đảo.

- Nằm trong khu vực nội chí tuyến gió mùa.

- Nơi tiếp giáp giữa TBD và AĐD là cầu nối thông thương hàng hải.

-Tiếp giáp với hai nền văn minh lớn:TQ, AĐ.

=> Dễ dàng thiết lập mối quan hệ với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.

II.Đặc điểm tự nhiên:

1.Đông Nam Á lục địa:

- Địa hình chạy theo hướng TB-ĐN hoặc B-N.

- Nhiều núi, nhiều sông lớn=> có nhiều đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất đai phù sa màu mỡ.

- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

- Giàu khoáng sản: Than đá, dầu mỏ, sắt, thiếc, đồng, chì, vàng...

2.Đông Nam Á biển đảo:

- Nhiều đảo (đảo hẹp) với nhiều núi lửa,

ít sông lớn nên ít đồng bằng.

- Khí hậu xích đạo và nhiệt đới ẩm.

- Giàu khoáng sản: Than đá, dầu mỏ, sắt, thiếc, đồng...

3.Thuận lợi và khó khăn về tự nhiên của Đông Nam Á:

a.Thuận lợi:

- Khí hậu nóng ẩm + đất đai phù sa màu mỡ => Thuận lợi phát triển nông nghiệp nhiệt đới.

- Biển: Phát triển ngư nghiệp, du lịch, cung cấp lượng mưa dồi dào.

-Giàu khoáng sản, rừng nhiệt đới phong phú và đa dạng.

b.Khó khăn:

- Động đất, núi lửa, sóng thần.

- Bảo, lũ lụt, hạn hán.

- Tài nguyên rừng và tài nguyên khoáng sản khai thác không hợp lí => suy giảm.

II.Dân cư và xã hội:

1.Dân cư:

- Đông dân: 556,2 triệu người.

- Mật độ dân số cao: TB 124 người/ km2

- Dân số trẻ, số dân trong độ tuổi lao động cao => nguồn lao động dồi dào, giá lao động rẻ, thị trường tiêu thụ rộng lớn.

=> Gây sức ép đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, thiếu lực lượng lao động có trình độ tay nghề cao, thất nghiệp.

- Dân cư phân bố không đồng đều.

2.Dân tộc:

- Đa dân tộc.

3.Tôn giáo, văn hoá:

- Đâ tôn giáo.

- Chịu ảnh hưởng nhiều nền văn hoá lớn: TQ, ÂĐ...

Tiết 2: KINH TẾ

I.Cơ cấu kinh tế:

- Cơ cấu kinh tế ĐNÁ có sự chuyển dịch theo hướng:

+ KV I giảm rõ rệt.

+ KV II tăng mạnh.

+ KV III tăng ở tất cả các nước.

=> Thể hiện chuyển đổi từ nền kinh tế thuần nông lạc hậu sang nền kinh tế CN và DV phát triển.

II.Công nghiệp và dịch vụ:

1.Công nghiệp:

a.Phát triển mạnh các ngành:

- Chế biến và láp ráp.

- Khai thác than, dầu khí.

- Sản xuất dày da, dệt may, tiểu thủ công nghiệp, hàng tiêu dùng.

b.Xu hướng phát triển:

- Tăng cường liên doanh, liên kết với nước ngoài => Thu hút vốn đầu tư và công nghệ, phát triển thị trường.

2.Dịch vụ:

a.Hướng phát triển:

- Phát triển cơ sở hạ tầng cho các khu CN.

- Phát triển GTVT.

- Hiện đại hoá mạng lưới thông tin, dịch vụ ngân hàng, tài chính, tín dụng.

b.Mục đích:

Phục vụ nhu cầu đời sống, nhu cầu phát triển trong nước và thu hút vốn đầu rư nước ngoài.

III.Nông nghiệp:

1.Trồng lúa nước:

- Lúa nước là cây trồng lâu đời của nhân dân trong khu vực => phù hợp với khí hậu, đất đai, nguồn nước, dân cư đông nguồn lao động dồi dào

=> Cây lúa nước trở thành cây LT chính.

- Phân bố: Tất cả nước nhưng sản lượng nhiều nhất: In-đô-nê-xi-a, Thái lan, VN,Phi-lip-pin, Ma-lai-xi-a.

- Do áp dụng những tiến bộ KHKT, năng suất lúa ngày càng tăng.

- Vấn đề các nước trong khu vực: Cần sử dụng hợp lí đất gieo trồng lúa nước,quy hoạch phát triển dài hạn, phù hợp với chiến lược phát triển.

2.Trồng cây công nghiệp, cây ăn quả:

- Cao su, cà phê, hồ tiêu có nhiều ở Thái Lan, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam

- Cây ăn quả được trồng nhiều ở hầu hết các nước.

=> ĐNÁ là nguồn cung cấp chính cho thế giới về cao su, cà phê, hồ tiêu Việt Nam là nước xuất khẩu hồ tiêu nhiều nhất TG.

3.Chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trông thuỷ, hải sản:

* Chăn nuôi: Cơ cấu đa dạng số lượng lớn nhưng chưa trở thành ngành chính.

* Thuỷ sản: Ngành truyền thống, sản lượng liên tục tăng.

Những nước phát triển mạnh: In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Thái Lan, Việt Nam.

Tiết 3 HIỆP HỘI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á

I.Mục tiêu và cơ chế hợp tác của ASEAN:

1.Lịch sử hình thành và phát triển:

- Ra đời: 1967 gồm 5 nước: Thái Lan, In -đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin,

Xinh-ga-po.

- Hiện nay 10 thành viên quốc gia chưa tham gia là Đông-ti-mo.

2.Mục tiêu chính của ASEAN:

- Thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước thành viên.

- Xây dựng một khu vực có nền hoà bình, ổn định.

- Giải quyết các mâu thuẫn, bất đồng trong nội bộ, khác biệt giữa nội bộ và bên ngoài.

=> Mục đích tổng quát: Đoàn kết hợp tác vì một ASEAN hoà bình, ổn định, cùng phát triển.

3.Cơ chế hợp tác của ASEAN:

- Thông qua các hội nghị, các diễn đàn, các hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, thể thao.

-Thông qua kí kết các hiệp ước hai bên, nhiêù bên hoặc các hiệp ước chung.

- Thông qua các dự án, chương trình phát triển.

- Xây dựng khu vực thương mại tự do.

=> Đảm bảo cho ASEAN đạt được mục tiêu chính và mục đích cuối cùng là hoà bình, ổn định và cùng phát triển.

II.Thành tựu và thách thức của ASEAN:

1.Thành tựu:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước trong khối khá cao.

- Đời sống nhân dân đã được cải thiện.

- Tạo dựng một môi trường hoà bình, ổn định trong khu vực.

2.Thách thức:

- Trình độ phát triển giữa các nước chưa đồng đều.

- Tình trạng đói nghèo.

- Bạo loạn, khủng bố ở một số quốc gia.

3.Biện pháp:

- Tăng cường các dự án, chương trình phát triển cho các nước có tốc độ phát triển kinh tế chậm hơn.

- Chính sách riêng ở mỗi quốc gia thành viên để xoá đói giảm nghèo.

- Tăng cường hợp tác về chống bạo loạn, khủng bố.

- Nguyên tắc hợp tác nhưng không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau...

II.Việt Nam trong quá trình hội nhập ASEAN:

1.Vị trí và lợi ích của Việt Nam trong ASEAN:

- Tích cực tham gia vào các hoạt động trên tất cả các lĩnh vực, góp phần nâng cao vị trí của ASEAN trên trường quốc tế.

- Có nhiều cơ hội để phát triển kinh tế đẩy nhanh CNH, HĐH đất nước.

2.Thách thức:

- Phải cạnh tranh với các thương hiệu có tên tuổi, uy tín hơn, các sản phẩm có trình độ cao hơn.

3.Giải pháp: Đón đầu đầu tư và áp dụng các công nghệ tiên tiến để tăng sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá.

Tiết 4: THỰC HÀNH: TÌM HIỂU VỀ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI CỦA ĐÔNG NAM Á

1. Hoạt động du lịch:

- Vẽ biểu đồ số khách du lịch quốc tế đến một số khu vực của châu Á và chỉ tiêu khách du lịch.

- Nhận xét:

+ Số khách ở khu vực ĐNÁ tăng trưởng chậm hơn khu vực ĐÁ,TNÁ

+Tổng chi tiêu của khách du lịch quốc tế đến khu vực ĐNÁ chỉ xấp xỉ khu vực TNÁ nhưng thầp hơn nhiều so với khu vực ĐÁ.

+ Chi tiêu của khách du lịch bình quân theo đầu người khi đến các khu vực: ĐÁ 1050 USD/người, ĐNÁ:477USD/ người, TNÁ: 445 USD/người

=>Điều đó cho thấy các sản phẩm du lich cũng như trình độ phát triển du lịch của khu vực ĐNÁ chỉ ngang bằng với khu vực TNÁ.

ĐNÁ là một khu vực có tiềm năng lớn về du lịch nhưng việc phát triển du lịch còn hạn chế.

2.Tình hình xuất, nhập khẩu của khu vực ĐNÁ.

*Nhận xét:

+ Giá trị xuất, nhập khẩu của tất cả các nước đều tăng trong giai đoạn 1990-2004.

+ Thái Lan là nước có cán cân thương mại dương và ngược lại Việt Nam là nước có cán cân thương mại âm ở cả ba thời điểm.

+ VN là nước có tốc độ tăng trưởng giá trị xuất, nhập khẩu cao nhất trong khu vực (Tăng 10 lần trong 14 năm).

+ Xinh ga po là nước có giá trị xuất, nhập khẩu cao nhất và Mi-an-ma có giá trị xuất nhập khẩu thấp nhất ở cả ba thời điểm trong số 4 quốc gia.

Bài 12 Ô-TRÂY-LI-A

Tiết 1: KHÁI QUÁT VỀ Ô-XTRÂY-LI-A

I.Tự nhiên, dân cư và xã hội:

1.Vị trí địa lí và đặc điểm tự nhiên:

* Vị trí địa lí:

- Chiếm cả một lục địa ở Nam bán cầu, đường chí tuyến Nam nằm ngang qua giữa lục địa.

- Diện tích rộng lớn: T6 trên TG.

* Đặc điểm tự nhiên:

- Địa hình: Từ Đông sang Tây chia làm ba khu vực.

- Khí hậu: Phân hoá sâu sắc, phần lớn lãnh thổ có khí hậu khô hạn.

- Cảnh quan đa dạng: Nhiều động vật độc đáo: Căng gu ru...

- Giàu khoáng sản: Than, sắt, kim cương, dầu khí, chì...

- Biển rộng giàu tài nguyên.

=> Chính phủ Ô-xtrây-li-a rất quan tâm bảo vệ môi trường ( có 11 khu di sản thế giới, 500 công viên quốc gia)

- TL: Thiên nhiên đa dạng thuận lợi cho việc phát triển kinh tế đa ngành.

- Khó khăn: Diện tích hoang mạc rộng lớn, khô hạn.

2.Dân cư và xã hội:

* Dân cư:

-Quốc gia đa dạng về dân tộc, tôn giáo.

- Dân cư phân bố không đồng đều: Tập trung đông đúc ven biển phía Đông, Đông Nam, Tây Nam.

- Gia tăng tự nhiên thấp, chủ yếu do nhập cư.

- Tỉ lệ dân thành thị cao 85%.

- Lao động có trình độ cao, tỉ lệ thất nghiệp thấp.

* Xã hội:

- Nguồn nhân lực có chất lượng cao là quốc gia tiên tiến về KHKT.

- Đầu tư lớn cho KH, GD.

- Mức sống cao.

II. Kinh tế:

1. Khái quát:

- Nước có nền kinh tế phát triển, mức tăng trưởng kinh tế cao và ổn định.

- Nền kinh tế tri thức chiếm 50% GDP.

2.Dịch vụ:

- Có vai trò quan trọng trong nền kinh tế chiếm 71% GDP

- Các loại hình dịch vụ đa dạng: Đặc biệt là GTVT phát triển mạnh, nhất là hàng không.

- Ngoại thương phát triển mạnh trở thành động lực phát triển kinh tế Ô-xtrây-li-a:

+ Xuất khẩu: Khoáng sản, máy móc, LTTP.

+ Nhập khẩu: Thiết bị vận tải, nguyên liệu, hoá chất.

- Du lịch phát triển mạnh do có nhiều ĐKTN, văn hoá, cơ sở hạ tầng.

- Dịch vụ ytế, GD rất phát triển.

3.Công nghiệp:

- Trình độ cao

- Đứng đầu thế giới về xuất khẩu khoáng sản: Kim cương, than đá...

- Phát triển mạnh các ngành công nghệ kĩ thuật cao.

- Các trung tâm công nghiệp tập trung ở ven biển phía Đông, Đông Nam và Tây Nam.

4.Nông nghiệp:

- Nền nông nghiệp hiện đại, trình độ kĩ thuật cao.

- Chăn nuôi chiếm 60% giá trị sản xuất nông nghiệp

- Sản xuất theo trang trại , quy mô lớn, năng suất cao hiệu quả lớn.

- Phân bố: SGK

*Đặc điểm đặc trưng của Ô-xtrây-li-a?

+ Là nước có nền kinh tế phát triển, năng động, ổn định nhưng lại xuất khẩu nhiều khoáng sản.

+ Dịch vụ chiếm 71% GDP.

+ Công nghiệp hiện đại, trình độ cao, phát triển mạnh các ngành tin học, viễn thông, sử dụng năng lượng mặt trời, hàng không chế biến thực phẩm.

+ Nông nghiệp phát triển cao, quy mô lớn, xuất khẩu nhiều nông sản.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#nhok