linh_cnweb&dvtt

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

-          Tìm hiểu mô hình ứng dụng MVC()

MVC là chữ viết tắt của Model-View-Controller, một mẫu kiến trúc (architectural pattern) được tạo ra nhằm giải quyết các vấn đề phát sinh cũng như các giải pháp tổ chức mã trong quá trình phát triển phần mềm. Khi sử dụng đúng cách, mẫu MVC giúp cho người phát triển phần mềm cô lập các nguyên tắc nghiệp vụ và giao diện người dùng một cách rõ ràng hơn. Phần mềm phát triển theo mẫu MVC tạo nhiều thuận lợi cho việc bảo trì vì các nguyên tắc xử lý nghiệp vụ và giao diện ít có liên quan với nhau.

Ngày nay, trong nhiều các nền tảng lập trình chúng ta thấy sự có mặt của mô hình MVC, có thể kể đến:    

+ Swing Components của Java          

+ Document View Architecture trong Microsoft Visual C++ (VC++)          

+ QT4(KDE) 

+ Apple’s Cocoa (Core Data)

1.3.2. Vai trò của các thành phần M-V-C trong Web framework      

a. C – Controller         

Controller là các lớp điều khiển luồng ứng dụng, tiếp nhận yêu cầu người dùng thông qua HTTP header, sau đó chuyển tiếp nó đến các lớp phụ trách trực tiếp xử lý yêu cầu. Tùy theo cách thiết kế lớp mà chúng ta thường thấy Controller gồm:          

Front Controller. Là một controller xử lý tất cả các yêu cầu người dùng cho website. Fron Controller có nhiệm vụ hợp nhất tất cả các xử lý yêu cầu vào một kênh yêu cầu thông qua một đối tượng.  

Dispatcher: Lớp điều phối hướng các điều khiển đi mức cao hơn

Request: xử lý một phần dữ liệu đầu vào ở mức GET, POST      

Session: xử lý một phần dữ liệu đầu vào ở mức SESSION           

 Hiểu một cách đơn giản, Controller là thành phần trung gian giữa View và Model. Nó nhận dữ liệu nhập vào qua View, sau đó gọi Model tương ứng rồi lấy kết quả trả về từ Model này. Tiếp theo, một View thích hợp sẽ được lựa chọn. Controller sẽ chuyển tiếp dữ liệu vào view để nó xử lý.

b. M – Model 

Model là các lớp cung cấp dữ liệu, dịch vụ liên quan đến dữ liệu và các vấn đề xử lý logic nghiệp vụ. Model có thể:           

Đánh giá tính hợp lệ của dữ liệu.

Ví dụ kiểm tra dữ liệu vào có đúng với nguyên tắc của hệ thống không

Chuyển đổi dữ liệu. Ví dụ chuyển đổi định dạng file, chuyển đổi tỉ giá, chuyển đổi ngôn ngữ

Đưa ra quyết định về nghiệp vụ. Ví dụ đưa ra các dữ liệu, lời khuyên tư vấn đầu tư dựa trên dữ liệu đầu vào của người dùng và các dữ liệu đang có

Thực hiện việc xử lý dữ liệu theo một quy trình

Do có hai vai trò tương đối tách biệt cho nên một Model thường được tách thành các lớp có các vùng xử lý khác biệt:           

Vùng xử lý Logic nghiệp vụ: thường là xử lý rule hay policy của nghiệp vụ cũng như quy trình nghiệp vụ.

Vùng xử lý dữ liệu: Cung cấp/lưu trữ dữ liệu và việc chuyển đổi dữ liệu thành các dạng khác nhau theo yêu cầu

Model hoạt động như là một tầng dịch vụ nhằm có thể tái sử dụng giữa các Controller. 

Khi Controller gọi Model thông qua các giao diện lập trình (API) của Model, nó cần biết một số ứng xử chung của Model. Ví dụ: 

Cách Model đó gửi tín hiệu về quá trình nó xử lý yêu cầu. Có hay không có lỗi ngoại lệ, kiểu của lỗi ngoại lệ, lỗi trong trường hợp nào.

Kiểu trả veef cần mang tính nhất quán

c. V - View

View là các lớp định nghĩa cách thức trình bày dữ liệu (không cập nhật dữ liệu). Trong các web framework, View gồm hai phần chính:

Template file: định nghĩa cấu trúc và cách thức trình bày dữ liệu cho người dùng. Ví dụ như bố cụ, màu sắc, khung nhìn .

Phần Logic: xử lý cách áp dụng dữ liệu vào cấu trúc trình bày. Logic này có thể bao gồm việc kiểm tra định dạng dữ liệu, chuyển đổi định dạng dữ liệu sang một sạng dữ liệu trung gian để có thể hiển thị với cấu trúc template đang có ., kiểm tra trạng thái và đặc tính của dữ liệu để lựa chọn một cấu trúc hiện thị phù hợp.

Trong mô hình truyền thống, View có trách nhiệm chuyển đổi dữ liệu hay trạng thái của Model thành cấu trúc trực quan. Do vậy dữ liệu của Model cần được định nghĩa một cách hợp lý. Sự tách biệt của hai thành phần này sẽ giúp cho người lập trình phân định được một biên giới rõ ràng giữa cách thức lưu trữ/lấy dữ liệu và cách trình bày dữ liệu. Do vậy tính phức tạp của quy trình lấy dữ liệu, xử lý dữ liệu cũng như (sự thay đổi của chúng theo thời gian) trước khi trả về sẽ không làm ảnh hưởng đến việc trình bày dữ liệu. Rõ ràng sự khác biệt về công nghệ lấy dữ liệu và công nghệ sinh trang không gây ảnh hưởng đến ứng dụng. Điều này khá quan trọng trong việc tích hợp các ứng dụn

Các công nghệ thường được sử dụng ở View là HTML, CSS và JavaScript.

Tóm lại, MVC chia trách nhiệm công việc thành ba phần riêng rẽ:

Phát triển (development): Các nhà phát triển làm việc với model. Đặc trưng của phần này là tận dụng một cách triệt để kiến thức, kỹ năng của các lập trình viên liên quan tới thuật toán xử lý dữ liệu, quản trị cơ sở dữ liệu .

Thiết kế (design): Các nhà thiết kế làm việc trực tiếp với lớp View, chịu trách nhiệm tạo ra "cảm quan" cho ứng dụng. Họ cần có kinh nghiệm làm việc với HTML, CSS, JavaScript và Graphic Design.

Hợp nhất (intergration): phần này tồn tại trong lớp Controller. Mục đích chính là gắn kết developer và designer với nhau. Người hợp nhất không cần có nhiều kinh nghiệm làm việc với dữ liệu như lập trình viên nhưng cần nắm rõ cách tổ chức của một ứng dụng.

Mô hình MVC được áp dụng rất nhiều trong các Web framework hiện nay. Các PHP framework phổ biến nhất:

Zend framework: là sản phẩm của Zend – công ty “bảo trợ” cho PHP. Với các tính năng mạnh mẽ, Zend framework thường được sử dụng cho các công ty lớn, và bạn cần phải có lượng kiến thức khá sâu rộng về PHP để có thể sử dụng được Zend framework.

CakePHP: là một lựa chọn tốt cho những lập trình viên có kiến thức nâng cao về PHP. Nó dựa trên cùng một nguyên tắc thiết kế với Ruby on Rails (một framework dành cho các nhà phát triển các ứng dụng web bằn ngôn ngữ Rail). Với các hệ thống hỗ trợ, tính đơn giản và mỗi trường mở cao đã giúp cho CakePHP trở thành một trong những framework phổ biến nhất hiện nay.

CodeIgniter: một MVC framework viết bằng PHP4 (gần đây đã tương thích hoàn toàn với PHP 5.3.0 trong phiên bản 1.7.2). Được biết đến như một framework dễ hiểu và dễ sử dụng. CodeIgniter được Rasmus Lerdorf – cha đẻ của ngôn ngữ PHP – đánh giá rất cao vì tính tinh giản về cấu trúc, đạt hiệu năng cao khi vận hành. Không giống như Symfony, PHP framework này phục vụ mục đích lý tưởng cho việc xây dưng các ứng dụng chia sẻ, lưu trữ. Nó cung cấp các giải pháp đơn giản, và có một thư viện video hướng dẫn phong phú, diễn đàn hỗ trợ, và cung cấp sẵn một hướng dẫn sử dụng cho người mới bắt đầu. PHP framework này rất phù hợp cho một người mới làm quen với framework.

Joomla! v1.5.x: một hệ quản trị nội dung nguồn mở được phát triển theo mô hình MVC trong các phần mở rộng (extensions), bao gồm các thành phần (components) và các mô đun (modules).

Ưu điểm và nhược điểm của MVC

1. Ưu điểm:

Thể hiện tính chuyên nghiệp trong lập trình, phân tích thiết kế. Do được chia thành các thành phần độc lập nên giúp phát triển ứng dụng nhanh, đơn giản, dễ nâng cấp, bảo trì..

2. Nhược điểm:

Đối với dự án nhỏ việc áp dụng mô hình MC gây cồng kềnh, tốn thời gian trong quá trình phát triển. Tốn thời gian trung chuyển dữ liệu của các thành phần.

-          Tìm hiểu dịch vụ quản lý người dùng LDAT.

Định nghĩa về LDAP

-          LDAP (Lightweight Directory Access Protocol) – là giao thức truy cập nhanh các dịch vụ thư mục - là một chuẩn mở rộng cho nghi thức truy cập thư mục.

-          LDAP được tạo ra đặc biệt cho hành động "đọc". Bởi thế, xác thực người dùng bằng phương tiện "lookup" LDAP nhanh, hiệu suất, ít tốn tài nguyên, đơn giản hơn là truy vấn đến 1 tài khoản người dùng trên CSDL

-          LDAP  dùng giao thức dạng Client/Server để truy cập dịch vụ thư mục.

-          LDAP chạy trên TCP/IP hoặc các dịch vụ hướng kết nối khác.

-          Có các LDAP Server như: OpenLDAP, OPENDS, Active Directory, …

Ldap dùng giao thức giao tiếp client/sever

·         Giao thức giao tiếp client/sever là một mô hình giao thức giữa một chương trình client chạy trên một máy tính gởi một yêu cầu qua mạng đến cho một máy tính khác đang chạy một chương trình sever (phục vụ).

·         Chương trình server này nhận lấy yêu cầu và thực hiện sau đó nó trả lại kết quả cho chương trình client

·         Ý tưởng cơ bản của giao thức client/server là công việc được gán cho những máy tính đã được tối ưu hoá để thực hiện công việc đó.

·         Một máy server LDAP cần có rất nhiều RAM(bô nhớ) dùng để lưu trữ nội dung các thư mục cho các thao tác thực thi nhanh và máy này cũng cần đĩa cứng và các bộ vi xử lý ở tốc độ cao.

LDAP là một giao thức hướng thông điệp

·         Do client và sever giao tiếp thông qua các thông điệp, Client tạo một thông điệp (LDAP message) chứa yêu cầu và gởi nó đến cho server. Server nhận được thông điệp và xử lý yêu cầu của client sau đó gởi trả cho client cũng bằng một thông điệp LDAP.

Thao tác tìm kiếm cơ bản

·         Nếu client tìm kiếm thư mục và nhiều kết quả được tìm thấy, thì các kết quả này được gởi đến client bằng nhiều thông điệp

Những thông điệp Client gửi cho server

·         Do nghi thức LDAP là giao thức hướng thông điệp nên client được phép phát ra nhiều thông điệp yêu cầu đồng thời cùng một lúc. Trong LDAP, message ID dùng để phân biệt các yêu cầu của client và kết quả trả về của server.

Nhiều kết quả tìm kiếm được trả về

·         Việc cho phép nhiều thông điệp cùng xử lý đồng thời làm cho LDAP linh động hơn các nghi thức khác.

·         Ví dụ như HTTP, với mỗi yêu cầu từ client phải được trả lời trước khi một yêu cầu khác được gởi đi, một HTTP client program như là Web browser muốn tải xuống cùng lúc nhiều file thì Web browser phải thực hiện mở từng kết nối cho từng file, LDAP thực hiện theo cách hoàn toàn khác, quản lý tất cả thao tác trên một kết nối.

Mô hình LDAP

LDAP còn định nghĩa ra bốn mô hình, các mô hình này cho phép linh động trong việc sắp đặt các thư mục:

·         Mô hình LDAP information - xác định cấu trúc và đặc điểm của thông tin trong thư mục.

·         Mô hình LDAP Naming - xác định cách các thông tin được tham chiếu và tổ chức.

Mô hình LDAP Functional - định nghĩa cách mà bạn truy cập và cập nhật thông tin trong thư mục của bạn.

Mô hình LDAP Security - định nghĩa ra cách thông tin trong thư mục của bạn được bảo vệ tránh các truy cập không được phép.

Chứng thực trong LDAP

·         Việc xác thực trong một thư mục LDAP là một điều cần thiết và không thể thiếu. Quá trình xác thực được sử dụng để thiết lập quyền của khách hàng cho mỗi lần sử dụng.

·         Tất cả các công việc như tìm kiếm, truy vấn, vv… được sự kiểm soát bởi các mức uỷ quyền của người được xác thực.

·         Khi xác nhận một người dùng của LDAP cần tên người dùng được xác định như là một DN (ví dụ cn = tuanh, o = it, dc = nlu, dc = info) và mật khẩu tương ứng với DN đó.

Một số phương thức xác thực người dùng

·         Xác thực người dùng chưa xác định (Anonymous Authentication)

Xác thực người dùng chưa xác định là một xử lý ràng buộc đăng nhập vào thư mục với một tên đăng nhập và mật khẩu là rỗng. Cách đăng nhập này rất thông dụng và đuợc thường xuyên sử dụng đối với ứng dụng client. 

Xác thực nguời dùng đơn giản ( Simple Authtication)

Đối với xác thực nguời dùng đơn giản, tên đăng nhập trong DN được gửi kèm cùng với một mật khẩu dưới dạng clear text tới máy chủ LDAP.

Máy chủ sẽ so sánh mật khẩu với giá trị thuộc tính userPassword hoặc với những giá trị thuộc tính đã được định nghĩa truớc trong entry cho DN đó.

Nếu mật khẩu đuợc lưu dưới dạng bị băm( mã hoá), máy chủ sẽ sử dụng hàm băm tuơng ứng để biến đối mật khẩu đưa vài và so sánh với giá trị đó với giá trị mật khẩu đã mã hoá từ trước.

 Nếu cả hai mật khẩu trùng nhau, việc xác thực client sẽ thành công. 

Xác thực đơn giản qua SSL/TLS

Nếu việc gửi username và mật khẩu của bạn qua mạng khiến bạn không cảm thấy yên tâm về tính bảo mật, sẽ là an toàn hơn khi truyền thông tin trong một lớp truyền tải được mã hóa.

LDAP sẽ vượt qua lớp truyền tải đã được mã hóa này trước khi thực hiện bất cứ hoạt động kết nối nào. Do đó, tất cả thông tin người dùng sẽ được đảm bảo an toàn (ít nhất là trong suốt session đó)

Một số dịch vụ sử dụng nghi thức LDAP

Bằng cách kết hợp các thao tác LDAP đơn giản này. Thư mục client có thể thực hiện các thao tác phức tạp như các ví dụ sau đây.

Mô hình lưu trữ dữ liệu

Môt chương trình mail có thể thực hiện dùng chứng chỉ điện tử chứa trong thư mục trên server LDAP để kí, bằng cách gởi yêu cầu tìm kiếm cho LDAP server.

LDAP server gởi lại cho client chứng chỉ điện tử của nó.

Sau đó chương trình mail dùng chứng chỉ điện tử để kí và gởi cho Message sever.

Nhưng ở góc độ người dùng thì tất cả quá trình trên đều hoạt động một cách tự động và người dùng không phải quan tâm.

Quản lý thư

·         Netscape Message server có thể sử dụng LDAP directory để thực hiện kiểm tra các mail.

·         Khi một mail đến từ một địa chỉ, messeage server tìm kiếm địa chỉ email trong thư mục trên LDAP server lúc này Message server biết được hộp thư người sử dụng có tồn tại.

3. Xác thực dùng LDAP

·         Dùng LDAP xác thực một user đăng nhập vào một hệ thống qua chương trình thẩm tra, chương trình thực hiện như sau :

o       Đầu tiên chương trình thẩm tra tạo ra một đại diện để xác thực với LDAP thông qua (1)

o       Sau đó so sánh mật khẩu của user A với thông tin chứa trong thư mục. Nếu so sánh thành công thì user A đã xác thực thành công.

Chứng Chỉ Số SSL - SSL là gì ?

 1) SSL là gì?

SSL – Secure Sockets Layer – một tiêu chuẩn an ninh công nghệ toàn cầu tạo ra một liên kết được mã hóa giữa máy chủ web và trình duyệt. Liên kết này đảm bảo tất cả các dữ liệu trao đổi giữa máy chủ web và trình duyệt luôn được bảo mật và an toàn.

Chứng thư số SSL cài trên website của doanh nghiệp cho phép khách hàng khi truy cập có thể xác minh được tính xác thực, tin cậy của website, đảm bảo mọi dữ liệu, thông tin trao đổi giữa website và khách hàng được mã hóa, tránh nguy cơ bị can thiệp.

2) Tại sao nên sử dụng SSL?

Bạn đăng ký domain để sử dụng các dịch vụ website, email v.v... -> luôn có những lỗ hổng bảo mật -> hacker tấn công -> SSL bảo vệ website và khách hàng của bạn

•   Bảo mật dữ liệu: dữ liệu được mã hóa và chỉ người nhận đích thực mới có thể giải mã. 

•   Toàn vẹn dữ liệu: dữ liệu không bị thay đổi bởi tin tặc.

•   Chống chối bỏ: đối tượng thực hiện gửi dữ liệu không thể phủ nhận dữ liệu của mình.   

3) Lợi ích khi sử dụng  SSL ?

•   Xác thực website, giao dịch

•   Nâng cao hình ảnh, thương hiệu và uy tín doanh nghiệp

•   Bảo mật các giao dịch giữa khách hàng và doanh nghiệp, các dịch vụ truy nhập hệ thống

•   Bảo mật webmail và các ứng dụng như Outlook Web Access, Exchange, và Office Communication Server

•   Bảo mật các ứng dụng ảo hó như Citrix Delivery Platform hoặc các ứng dụng điện toán đám mây;

•   Bảo mật dịch vụ FTP;

•   Bảo mật truy cập control panel;

•   Bảo mật các dịch vụ truyền dữ liệu trong mạng nội bộ, file sharing, extranet;

•   Bảo mật VPN Access Servers, Citrix Access Gateway …

Website không được xác thực và bảo mật sẽ luôn ẩn chứa nguy cơ bị xâm nhập dữ liệu, dẫn đến hậu quả khách hàng không tin tưởng sử dụng dịch vụ.

-         Tìm hiểu sự khác biệt giữa internet Barkinh và E- banhking

*  Khái quát về E-Banking.

1- Khái quát về E-Banking:

E-Banking là chữ viết tắt của Electronic–Banking(dịch vụ ngân hàng điện tử), một công cụ tiện ích cung cấp các sản phẩm và dịch vụ bán lẻ thông qua các phương tiện điện tử và kênh truyền thông tương tác khác, bao gồm:

            + Tiến hành giao dịch ngân hàng.

            + Kiểm tra tài khoản.

            + Thanh toán các hóa đơn điện tử.

            + Cung cấp sản phẩm và dịch vụ thanh toán điện tử khác như tiền điện tử.

Hiện nay, ngân hàng điện tử tồn tại dưới hai hình thức: hình thức ngân hàng trực tuyến, chỉ tồn tại dựa trên môi trường mạng Internet, cung cấp dịch vụ 100% thông qua môi trường mạng; và mô hình kết hợp giữa hệ thống ngân hàng thương mại truyền thống và điện tử hoá các dịch vụ truyền thống, tức là phân phối những sản phẩm dịch vụ cũ trên những kênh phân phối mới. Cũng có thể hiểu cụ thể hơn, E-Banking là một hệ thống phần mềm tin học cho phép khách hàng có thể tìm hiểu thông tin hay thực hiện một số giao dịch ngân hàng thông qua phương tiện điện tử (công nghệ thông tin, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện từ hoặc công nghệ tương tự)

* Các sản phẩm của dịch vụ E-Banking.

      - Máy rút tiền tự động (Automatic Teller Machine): giao dịch ngân hàng qua hệ thống máy ATM

      - WAP Banking: giao dịch ngân hàng qua web trên điện thoại di động.

      - SMS Banking giao dịch ngân hàng qua tin nhắn SMS của điện thoại di động.

      - CallCenter / Contact center: giải đáp thắc mắc, cung cấp thông tin và giao dịch ngân hàng qua tổng đài điện thoại.

      - Home-Banking: Dịch vụ ngân hàng tại nhà Home-banking là kênh phân phối dịch vụ của ngân hàng điện tử, cho phép khách hàng thực hiện hầu hết các giao dịch chuyển khoản với ngân hàng (nơi khách hàng mở tài khoản) tại nhà, tại văn phòng công ty mà không cần đến ngân hàng. 

      - Phone-banking: Dịch vụ ngân hàng tự động qua điện thoại Phone-banking là hệ thống tự động trả lời hoạt động 24/24, khách hàng nhấn vào các phím trên bàn phím điện thoại theo mã do ngân hàng quy định trước, để yêu cầu hệ thống trả lời thông tin cần thiết. 

      - Mobile-banking: Dịch vụ ngân hàng qua ĐTDĐ, cùng với sự phát triển của mạng thông tin di động, dịch vụ ngân hàng tại Việt Nam cũng đã nhanh chóng ứng dụng những công nghệ mới này. 

       - Internet banking: Giao dịch ngân hàng qua mạng toàn cầu Internet, Internet banking cũng là một trong những kênh phân phối các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, mang ngân hàng đến nhà, văn phòng, trường học, đến bất kỳ nơi đâu và bất cứ lúc nào. Với máy tính kết nối Internet, bạn sẽ được cung cấp và được hướng dẫn các sản phẩm, các dịch vụ của ngân hàng. Qua Internet banking các bạn có thể gởi đến ngân hàng những thắc mắc, góp ý với ngân hàng và được trả lời sau một thời gian nhất định. Tuy nhiên, với tính chất bảo mật không cao bằng dịch vụ ngân hàng tại nhà hoặc Kiosk-banking, dịch vụ Internet-banking vẫn còn được cung cấp hạn chế và đòi hỏi quá trình xác nhận giao dịch phức tạp hơn. 

      - Mail Banking, Fax Banking, Video Banking: giao dịch ngân hàng qua thư điện tử, Fax, Video.

Các tiện ích chính của E-Banking bao gồm: Cung cấp thông tin, Vấn tin, Chuyển khoản, Thanh toán, Đăng ký, Tư vấn và một số nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng khác.

* Ưu nhược điểm của việc sử dụng dịch vụ E-Banking.

+ Ưu điểm:

-          Nhanh chóng, thuận tiện: Khi đăng ký sử dụng Dịch vụ Ngân hàng điện tử, bạn có thể đi “ngân hàng” mọi lúc mọi nơi, chỉ với thiết bị kết nối internet hoặc một chiếc điện thoại di động, bạn có thể dễ dàng kiểm tra thông tin tài khoản cá nhân, thanh toán trực tuyến, thanh toán các loại hóa đơn trả sau, đăng kí các dịch vụ ngân hàng…

Tiết kiệm chi phí, tăng doanh thu: E-Banking là một kênh giao dịch, giúp cho khách hàng có thể liên lạc với ngân hàng một cách nhanh chóng, thuận tiện để thực hiện một số nghiệp vụ ngân hàng tại bất kỳ thời điểm nào (24 giờ mỗi ngày, 7 ngày một tuần) và ở bất cứ nơi đâu. Phí giao dịch E-Banking được đánh giá là ở mức thấp nhất so với giao dịch truyền thống

-          Ngoài ra có một lợi ích khác đó là ngân hàng không phải trả tiền thuê mặt bằng, không phải thuê bảo vệ, không phải thuê nhân viên thu ngân. Do vậy mà các ngân hàng sử dụng dịch vụ E-Banking thường cho khách hàng nhiều lợi tức hơn các ngân hàng truyền thống.

-          Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn: Xét về mặt kinh doanh của ngân hàng, E-Banking sẽ giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Thông qua các dịch vụ của ngân hàng điện tử, các lệnh về chi trả, nhờ thu của khách hàng được thực hiện nhanh chóng, tạo điều kiện cho vốn tiền tệ chu chuyển nhanh, thực hiện tốt quan hệ giao dịch, trao đổi tiền - hàng. Qua đó đẩy nhanh tốc độ lưu thông hàng hoá, tiền tệ, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

-          Tăng khả năng chăm sóc và thu hút khách hàng: Chính sự tiện ích có được từ công nghệ ứng dụng, từ phần mềm, từ nhà cung cấp dịch vụ mạng, dịch vụ Internet đã thu hút và giữ khách hàng sử dụng, quan hệ giao dịch với ngân hàng, trở thành khách hàng truyền thống của ngân hàng.

-          Cung cấp dịch vụ trọn gói: Điểm đặc biệt của dịch vụ ngân hàng điện tử là có thể cung cấp dịch vụ trọn gói. Theo đó các ngân hàng có thể liên kết với các công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, công ty tài chính khác để đưa ra các sản phẩm tiện ích đồng bộ nhằm đáp ứng căn bản các nhu cầu của một khách hàng hoặc một nhóm khách hàng về các dịch vụ liên quan tới ngân hàng, bảo hiểm, đầu tư, chứng khoán...

+ Nhược điểm:

-          Vốn đầu tư lớn: Để xây dựng một hệ thống E-Banking đòi hỏi phải một lượng vốn đầu tư ban đầu khá lớn để lựa chọn được một công nghệ hiện đại, đúng định hướng, chưa kể tới các chi phí cho hệ thống dự phòng, chi phí bảo trì, duy trì và phát triển hệ thống, đổi mới công nghệ sau này. Đồng thời cần có một đội ngũ kỹ sư, cán bộ kỹ thuật có trình độ để quản trị, vận hành hệ thống… một lượng chi phí mà không phải ngân hàng thương mại nào cũng sẵn sàng bỏ ra đầu tư. Chưa kể việc đầu tư ấy có phát huy hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào hệ thống hạ tầng truyền thông đất nước,

-          Rủi ro cao:Vốn và công nghệ tuy là vấn đề không phải dễ vượt qua, nhưng cũng có thể khắc phục được, vấn đề nan giải hơn là ở chỗ tính an toàn và bảo mật của hệ thống E-Banking. Rủi ro trong hoạt động dịch vụ này là không nhỏ, khách hàng có thể bị mất mật khẩu truy nhập tài khoản từ lúc nào mà mình chẳng hay biết do bị “Hacker” ăn cắp bằng công nghệ cao. Từ đó tiền trong tài khoản của khách hàng bị mất mà không biết tại bản thân mình nhầm lẫn hay tại ngân hàng thương mai. Còn về phía ngân hàng thương mai ở Việt Nam, do công nghệ chủ yếu là “nhập khẩu” nên sự chủ động nắm bắt công nghệ không cao, việc phát hiện và bịt các “nỗ hổng” của phần mềm mua từ nước ngoài chưa thể thực hiện được một cách đầy đủ, khả năng lớn là phải mời chuyên gia, tốn kém và mất thời gian. Vius, sâu máy tính, phần mềm gián điệp là những nguy cơ thường trực tấn công hệ thống qua việc giả mạo, đánh cắp dữ liệu khách hàng, tội phạm máy tính sử dụng tấn công kiểu “từ chối dịch vụ” (DDoS) làm tê liệt website là rất có thể xảy ra. Ngoài ra phải kể đến chính sách quản lý rủi ro đối với hoạt động E-Banking của các ngân hàng thương mại còn đang ở những bước đi đầu tiên, không có hệ thống lưu trữ dữ liệu tổn thất, thiếu những công cụ quản lý rủi ro cần thiết để đi vào thực tiễn.

-          Thiếu thông tin “nóng”:Qua E-Banking khách hàng nhận được thông tin không thể đầy đủ như qua một cán bộ chuyên trách của ngân hàng. Khách hàng sẽ mất đi cơ hội trao đổi thông tin với bạn hàng, nắm bắt tình hình mới, “nóng” tại nơi giao dịch của ngân hàng.

-          Cơ sở hạ tầng còn yếu kém như chất lượng mạng, tốc độ đường truyền, lỗi kỹ thuật hoặc thiết bị đầu cuối không đảm bảo chất lượng dẫn tới chất lượng dịch vụ chưa cao. Bên cạnh đó, các hệ thống ngân hàng điện tử của các ngân hàng còn phát triển tương đối độc lặp chưa có sự phối hợp, liên thông cần thiết nhằm phát huy cao nhất hiệu quả của dịch vụ mới này.

-          Giao dịch điện tử còn phụ thuộc nhiều vào chứng từ lưu trữ truyền thống, chưa thể hiện điện tử hóa mọi chứng từ giao dịch. Ngoài ra, việc sử dụng chữ ký điện tử chưa được phổ biến rộng rãi và chưa thể hiện được ưu thế so với chữ ký thông thường.

-          Một lý do quan trọng nữa đó là quy mô và chất lượng của thương mại điện tử còn rất thấp và phát triển chậm, cần có một hệ thống thương mại điện tử đủ mạnh để cung cấp tất cả hàng hóa dịch vụ trên mạng, tạo tiền để cho dịch vụ ngân hàng điện tử phát triển.

 Internet Banking

* Khái quát về Internet Banking.

- Internet Banking: Internet Banking là một trong những kênh phân phối các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, mang ngân hàng đến nhà, văn phòng, trường học, đến bất kỳ nơi đâu và bất cứ lúc nào. Với máy tính kết nối Internet, bạn sẽ được cung cấp và được hướng dẫn các sản phẩm, các dịch vụ của ngân hàng. Qua Internet banking các bạn có thể gởi đến ngân hàng những thắc mắc, góp ý với ngân hàng và được trả lời sau một thời gian nhất định.

* Ưu nhược điểm của Internet Banking.

+ Ưu điểm:

      - Tiết kiệm chi phí, tăng doanh thu: Phí giao dịch Internet Banking được đánh giá ở mức thấp nhất so với giao dịch truyền thống, từ đó góp phần tăng doanh thu cho ngân hàng. Theo thống kê của ngân hàng Đông Á, chi phí giao dịch trên Internet chỉ bằng 1/12 giá giao dịch tại quầy, bằng 2/3 chi phí khi giao dịch đối với thẻ ATM.

      - Đa dạng hóa dịch vụ, sản phẩm: Ngày nay dịch vụ ngân hàng đang vươn tới từng người dân, đó là dịch vụ tiêu dùng và bán lẻ. “Ngân hàng điện tử” với sự giúp đỡ của công nghệ thông tin , cho phép tiến hành các cuộc giao dịch bán lẻ với tốc độ cao. Inter net Banking làm cho dịch vụ ngân hàng trở nên phong phú và phổ biến rộng rãi

      - Mở rộng phạm vi hoạt động, tăng khả năng cạnh tranh: Internet Banking là một giải pháp của ngân hàng thương mại để nâng cao chất lượng dịch vụ và hiệu quả hoạt động, qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng thương mại. Internet Banking còn giúp ngân hàng thương mại thực hiện chiến lược “toàn cầu hóa” mà không cần mở thêm chi nhánh trong nước và ở nước ngoài. Internet Banking cũng là một công cụ quảng bá, khuếch trương thương hiệu của ngân hàng thương mại một cách sinh động hiệu quả.

      - Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn: Xét về mặt kinh doanh của ngân hàng, Internet Banking sẽ giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Thông qua các dịch vụ của ngân hàng điện tử, các lệnh chi trả, các cuộc giao dịch được diễn ra nhanh chóng. Qua đó đẩy mạnh tốc độ lưu thông hàng hóa, tiền tệ, nâng cao hiệu suất sử dụng vốn.

      - Tăng khả năng chăm sóc và thu hút khách hàng: Chính sự tiện ích từ công nghệ ứng dụng, từ phần mềm, từ nhà cung cấp mạng, dịch vụ Internet đã thu hút và giữ khách hàng sử dụng, quan hệ với ngân hàng và trở thành khách hàng truyền thống. Khả năng phát triển, cung cấp các tiện ích cho nhiều đối tượng khách hàng, nhiều lĩnh vực kinh doanh của Internet Banking là rất cao.

      - Tiết kiệm chi phí, tiết kiệm thời gian: Dịch vụ Internet Banking đặc biệt có ý nghĩa với các khách hàng có ít thời gian để đến văn phòng giao dịch trực tiếp với ngân hàng. Các khách hàng nhỏ và vừa, khách hàng cá nhân có số lượng giao dịch với ngân hàng không lớn. Đây là lợi ích mà các giao dịch kiểu ngân hàng truyền thống khó có thể đạt được với tốc độ nhanh, chính xác.

      - Thông tin liên lạc thuận tiện hơn, hiệu quả hơn: Internet Banking là một kênh giao dịch, giúp cho khách hàng có thể liên lạc với ngân hàng một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất tại bất kỳ thời điểm nào và ở bất kỳ nơi đâu có Internet. Dịch vụ Internet Banking giúp khách hàng dễ dàng hơn trong  vấn đề chuyển khoản và thanh toán qua mạng.

+ Nhược điểm:

      - Khách hàng phải chịu nhiều loại chi phí khác nhau cho việc sử dụng Internet Banking: Tuy chi phí dịch vụ Internet Banking có thấp hơn so với các giao dịch truyền thống nhưng để sử dụng được dịch vụ, người sử dụng lại phải chịu nhiều loại chi phí khác nhau. Ngoài chi phí cho các lần giao dịch chuyển khoản, thanh toán hóa đơn, khách hàng còn chịu phí gia nhập, phí thường niên, phí sử dụng thiết bị bảo mật như smart card, token…Phí gia nhập là một trong những yếu tố gây tâm lý e ngại khi đăng ký sử dụng dịch vụ Internet Banking mặc dù chi phí đó không đáng kể chỉ từ 50.000 đến 100.000 đồng nhưng đối với những khách hàng không thường xuyên giao dịch với ngân hàng thì đó lại là một vấn đề đáng cân nhắc vì khi đăng ký thành công lại đi liền với chi phí thường niên.

      - Để sử dụng dịch vụ khách hàng vẫn phải trực tiếp đến ngân hàng: Thực tế để dùng được dịch vụ, khách hàng phải trực tiếp đến ngân hàng để điền vào phiếu đăng ký và trình CMT hoặc hộ khẩu để được cấp mã số truy nhập và mật khẩu. Có thể đảm bảo an toàn hơn so với việc đăng ký online nhưng sẽ tốn thời gian và chi phí đi lại.

      - Chưa có sự hợp tác chặt chẽ của khách hàng trong vấn đề bảo mật thông tin.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro