5. PTSD và SAD

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

! Chữ in nghiêng là kiến thức đáng đọc, tuy hơi rắc rối. Xin đừng lướt qua vội !

Tiếp luôn là PTSD Sau một trải nghiệm đau buồn như người thân mất, bị ngược đãi, chiến tranh, thiên tai... phần lớn chúng ta lấy lại được cảm xúc quân bình theo thời gian, tuy nhiên ở một số người nó lại trở thành nỗi bất an dai dẳng, cảm giác đau buồn không nguôi này gọi là rối loạn stress sau sang chấn. Các triệu chứng thường thấy là người bệnh hay nhớ lại hoàn cảnh sang chấn ngoài ý muốn hoặc nó có thể đến trong cơn ác mộng. Những người có tuổi thơ bất hạnh, bị lạm dụng tình dục, chứng kiến cái chết thảm khốc của người mà mình thương yêu có khả năng cao mắc bệnh này.

Kim Hữu Khiêm dịch màn hình thêm một chút, rồi lia chuột cho cậu tiện đọc " Nói dễ hiểu, kiểu cậu làm rơi bánh cậu buồn một tiếng, cậu làm mất chó cậu buồn một tháng. Nhưng mà cái gì càng liên quan tới mình, càng được mình quan tâm thì mình càng buồn lâu và nhiều hơn. Rồi một người làm rơi bánh nhưng người ta cũng không thích ăn bánh, thì người ta buồn năm phút thì hết! "

Người ta nhận thấy sự tác động khác nhau của sự kiện gây sang chấn đến những người khác nhau, với người này thì để lại hậu quả nghiêm trọng người khác thì không. Trong cùng một biến cố thì người trực tiếp là nạn nhân có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người chỉ gián tiếp liên quan, chẳng hạn như chỉ nhìn thấy sự kiện. Ngoài ra cũng phải kể đến yếu tố tâm lý riêng của từng người, những người có khả năng chịu đựng stress tốt hơn thì ít nguy cơ hơn, tuy nhiên tất cả mọi người đều có mức độ chịu đựng nhất định, hiếm có người nào sống sót trở về từ các trại tập trung của Đức Quốc xã mà lại không bị tổn thương về tâm lý.

" Tôi có xem hồ sơ của gia đình cậu, không có vấn nạn gì. Chuyện tai nạn của ba mẹ cậu lúc đó cậu nhỏ, cũng không ảnh hưởng mấy. Cho nên tôi đang nghiêng về kết luận nhóm 1 và nhóm 4 đây. " Bác sĩ Kiêm gần gật đầu tự bản thân chắc mẩm đánh giá, đem cây bút xoay xoay trong tay. Đánh tích vào giấy chuẩn đoán!

Ám ảnh sợ xã hội SAD — Theo thống kê khoảng 3.7% người Mỹ mắc căn bệnh này tức là xấp xỉ 5.3 triệu người, nữ có tỉ lệ mắc cao gấp đôi nam giới, thế nhưng tỉ lệ nam giới chủ động tìm kiếm sự giúp đỡ để chữa trị lại nhiều hơn. Một số tình huống xã hội mà người bệnh thường tránh né nhất đó là: Nói chuyện trước đám đông — Làm việc khi ai đó đang nhìn mình — Nói chuyện trên điện thoại — Gặp người lạ — Hẹn hò — Ăn ở nơi công cộng — Trả lời câu hỏi trong lớp học.

Vương Gia Nhĩ tái mặt, hơi giật giật đốt ngón tay khi nghe tới bảy tình huống được đề ra " Cậu có bao nhiêu điểm trong trường hợp này ? "

Cậu rụt rè giơ hai bàn tay của mình lên, mỗi bên ba ngón rồi ngập ngừng thừa nhận " Ngoại trừ ăn ở nơi công cộng thì còn lại, tôi đều cảm thấy rất e dè. Chán ghét cảm giác người ta sẽ chú ý mình và rồi có thể cười nhạo châm chọc mình.. Đôi khi nó đã dồn lại thành áp lực nó cũng là một phần để tôi không vào đại học nữa. "

" Không học đại học cũng chả sao tôi có tá người bạn thành công sớm hơn tôi nữa kìa, giờ họ giàu phết! Nhưng mà tôi thắc mắc, cậu không thích ai luôn đấy hả? Sao mà sống hay thế trời, Đường Tăng ? " Kim Hữu Khiêm đỡ trán và nói một cách chán nản. Ôi tình yêu, những cảm xúc thăng hoa nhất của cuộc đời mỗi người thế mà cậu bạn trẻ này lại không thử nó.

Vương Gia Nhĩ cúi gục đầu, lén lút bĩu môi " Vậy anh có người yêu sao? "

" Có, chúng tôi đang ở chung nhà viên cảnh sát Lâm đấy. Mặc dù anh ta cáu gắt với mọi người, nhưng mà cũng nhường nhịn tôi lắm. Thôi chuyện yêu đương nói sau, hôm nay bổ sung kiến thức về tâm lý học cho trọn vẹn đã ! " Bác sĩ Kim cười khằng khặc vò vò tóc gáy, sau đó lại lia chuột chuyển màn hình sang một cái slide khác.

Rối loạn lo âu khi xa cách — Biểu hiện sự lo âu thái quá khi phải xa cách môi trường hoặc người đem lại cảm giác an toàn. Bệnh có xuất hiện ở người trưởng thành nhưng đối tượng chủ yếu mắc bệnh là trẻ em. Cần nhớ rằng lo âu khi xa cách là một giai đoạn trong quá trình phát triển tự nhiên của trẻ, rất dễ quan sát ở trẻ sơ sinh chúng có thể khóc ngay khi đến nhà người lạ do vậy chẩn đoán mắc bệnh chỉ có ý nghĩa với các biểu hiện vượt mức cần thiết.

" Mà cậu lớn rồi, nên bỏ qua trường hợp này. Giờ tạm thời là thư giãn tâm lý với cậu chứ chưa trị, đợi khi cậu lơi là chúng tôi sẽ từ trong tư tưởng lôi cậu ra khỏi vỏ bọc. Đợt sau khi cậu đến, chắc ba hôm nữa anh Phác sẽ khám lại giảng giải cho cậu nghe thôi. Đi xuống canteen, mời tôi ly nước đi nói khô cả họng mất thôi tài liệu gì toàn chữ với chữ, mệt cả mắt! " Kim Hữu Khiêm đứng vụt khỏi ghế day day thanh quản của bản thân còn hắng một cái, sau đó xách nách cậu lên kéo cậu đứng ra khỏi ghế. Hy vọng có thể lần nào đến khám cũng gặp bác sĩ Phác đi, vị này đòi tiền nước quá tốn kém..

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro