Chương 1 : Đừng lên giọng cuối câu

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

HIỆN TƯỢNG LÊN GIỌNG CUỐI CÂU LÀ GÌ?

Bạn hỏi một người giờ nào thì phim chiếu, và họ trả lời. Vấn đề duy nhất là, câu trả lời của họ có ngữ điệu giống một câu hòi hơn một câu trần thuật.

- Mấy giờ thì phim bắt đầu chiếu nhỉ?

- Ừm...Bảy giờ?

- Bạn có chắc không?

Người bạn này có biết chắc câu trả lời không, họ có đang nói dối bạn không, hay họ chỉ đang không chắc thôi? Hãy tưởng tượng tông giọng không chắc chắn và thiếu tự tin này được áp dụng trong mọi câu trả lời xem.

Đó chính là hiện tượng lên giọng cuối câu. Đối với những người đã xem cảnh phim nổi tiếng trong bộ phim "Huyền thoại Burgundy", lúc Ron Burgundy đọc một đoạn chạy trên màn hình lớn là: "Tôi là Ron Burgundy...?". Đó cũng là hiện tượng lên giọng cuối câu.

Hiện tượng lên giọng cuối câu là khi bạn diễn đạt một câu trần thuật như một câu hỏi. Những câu trần thuật như vậy không giống như mẫu câu nói mà đối phương mong đợi, vì vậy nó thường khiến họ hoang mang và hiểu Iầm.Nói một cách dễ hiểu hơn, hiện tượng lên giọng cuối câu là khi bạn luôn lên giọng ở cuối câu, kiểu lên giọng chỉ sử dụng trong câu hỏi.

- Bạn có muốn ăn tối không? Đây đích thực là một câu hỏi.

- Ừ, tôi cũng đang đói...

Nhịp điệu hay cách lên giọng ở cuối câu đã biến câu nói này từ một câu trả lời thành một câu hỏi, khiến người khác cảm thấy bạn đang không chắc chắn.

Bạn có thể để ý hiện tượng này ở bạn bè và người quen của mình và nếu tìm hiểu kĩ hơn thì bạn sẽ thấy nó xảy ra nhiều hơn đối với phụ nữ.

Tại sao lại thế và tại sao đây lại là một vấn đề?

Lý do khiến phụ nữ thường nói chuyện kiểu này là ở nhiều nền văn hóa, phụ nữ được giáo dục để thỏa hiệp, kém chủ động và ít hung hăng hơn. Vì vậy, họ áp dụng hiện tượng lên giọng cuối câu để thể hiện rằng họ đang thỏa hiệp và sẵn lòng thay đối quyết định ban đầu, mặc dù đó không phải là điều họ muốn.

Đó chính là lí do tại sao hiện tượng lên giọng cuối câu lại là một vẩn đề cần được khắc phục.

Thông thường, việc lên giọng cuối câu Sẽ không khiến bạn trở nên dễ thỏa hiệp hơn. Nó chỉ khiến bạn trở nên không chắc chắn, bị động và cảm tưởng như bạn cũng chẳng biết bản thân đang nói gì. 

- Johnson, phân tích của cậu về các mục này có chính xác không?

- Có...?

Khi lên giọng cuối câu, bạn có vẻ không dám chắc với câu trả lời của mình. Câu trả lời đó nghe có vé ngập ngừng, băn khoăn, vô thưởng vô phạt và thiếu tự tin. Bạn đang thăm dò xem liệu câu trả lời của mình có được chấp thuận không. Bạn đang tìm kiếm sự phê chuẩn. Bạn đang để người khác nghĩ rằng bạn muốn họ tác động đến điều bạn nói.

Nếu câu nói của bạn nhỏ dần đều thay vì kết thúc một cách quả quyết, bạn cũng đang mắc phải hiện tượng này. Ví dụ như: "Này, hay là đi chơi bowling đi..."

Mắc phải thói quen lên giọng cuối câu kể cả khi trả lời câu hỏi đơn giản cũng có thể mang đến những tác động tiêu cực không ngờ tới. Kết quả xấu nhất là đối phương sẽ cảm thấy mơ hồ và không thoải mái, vì họ sẽ nghĩ rằng bạn đang che dấu mục đích thực sự cúa bản thân.

Điều đó hoàn toàn có thể xảy ra khi câu chữ, tông giọng và hành động của bạn không đồng nhất với nhau. Đối phương sẽ không thể hiểu được bạn và điều bạn muốn. Họ sẽ không thể thoải mái khi ở bên bạn, do họ không dám chắc bạn sẽ trả lời họ đúng không.

Tôi sẽ lấy thêm một ví dụ. Trong cuộc đối thoại sau, thói quen lên giọng cuối câu khíến cả hai bên đều không thỏa mãn.

- Bạn có muốn ăn tối không?

- Có...?

- Thế là có muốn hay không?

Hoặc: Nghe như kiểu bạn không muốn. Thế thì đợi thêm một tiếng nữa vậy.

Hãy luôn cân nhắc sự thật đơn giản này trong tâm trí mỗi khi bạn muốn lên giọng cuối câu chỉ để rào trước đón sau. Khi ai đó hỏi bạn một vấn đề, thứ họ muốn là một câu trả lời chứ không phải một câu hỏi mơ hồ đội lốt một câu trả lời khiến họ phải đoán già đoán non.

Trong bối cảnh xã hội, hoặc khi bạn đang ở cùng bạn bè và gia đình, hiện tượng lên giọng cuối câu cũng không hẳn là một vấn đề. Suy cho cùng thì họ đều là những người thân của bạn, vì vậy bạn không cần lúc nào cũng rạch ròi mọi thứ. Đôi khi, bạn cũng cần lợi dụng giọng điệu để rào đón và tạo cho bản thân một khoảng không để ứng biến. Dẫu vậy, việc này vẫn sẽ khá khó chịu, đặc biệt nếu đây là thói quen lặp đi lặp lại. Nếu bạn lúc nào cũng lên giọng ở cuối câu khi giao tiếp ngoài xã hội, bạn đang đẩy gánh nặng phải đưa ra quyết định và kế hoạch cho đối phương và sẽ dễ khiến họ khó chịu.

Còn trong bối cảnh công việc thì sao? Hãy tưởng tượng xem thói quen lên giọng cuối câu sẽ ảnh hưởng tới hình ảnh của bạn trước khách hàng, đồng nghiệp, người hướng dẫn và cấp trên như thế nào. Hãy nghĩ xem việc lên giọng cuối câu sẽ mang lại ấn tượng ra sao ?

Đó chính là ấn tượng về một người thiếu quyết đoán, kém tự tin và không chắc chắn. Như thế bạn cũng chẳng rõ bản thân đang nói gì. Nếu có người hỏi ý kiến của bạn về một bài phân tích, họ muốn dám chắc rằng bạn (1) thực sự đã hoàn thành và (2)có nhận định cụ thể về nó. Thói quen lên giọng cuối câu đẩy đi cơ hội để thảo luận, và cả sự tín nhiệm của người khác dành cho bạn.

Sự việc thậm chí còn nghiêm trọng hơn khi bạn đứng ở vị trí lãnh đạo. Mọi người luôn mong đợi sự quyết đoán, chắc chắn và lí lẽ cho mọi quyết định bạn đưa ra. Lời nói của bạn sẽ truyền cảm hứng giúp người khác gia tăng sự tự tin.Tuy nhiên, việc lên giọng cuối câu lại chỉ khiến người khác không khỏi hoài nghi lời nói cúa bạn.

Đáng lẽ bạn nên đưa ra chỉ dẫn và truyền cảm hứng cho mọi người. Nhưng ngược lại, có vẻ như bạn đang tìm kiếm sự chấp thuận từ người khảc.

Những người có thể giao tiếp lưu loát và tự tin ngoài xã hội chẳng cần sự chấp thuận từ ai khác. Kể cả khi bạn lên giọng để đưa ra dấu hiệu giữa các cá nhân với nhau, thói quen này vẫn sẽ làm gián đoạn mạch giao tiếp và dần phá hỏng các dự tính cùa bạn.

Điểm mấu chốt là: nếu bạn muốn người khảc tin tưởng mình - điều kiện tiên quyết để tạo dựng mối quan hệ và sự đồng cảm - bạn cần dừng việc lên giọng cuối câu lại.

Vậy giờ đây khi bạn đã hiểu về hiện tượng lên giọng cuối câu và cảch nó phá hoại những nỗ lực kết nối với mọi người của bạn như thế nào, làm sao để giải quyết được thói xấu này?

Đầu tiên, hãy làm rõ và nhận thức được bạn đang muốn đặt câu hỏi, hay trình bày một ý kiến. Khi những suy nghĩ vẫn đang hình thành trong đầu, hãy xác định lập trường rõ ràng luôn rằng bạn muốn hỏi hay muốn trình bày. Nếu bạn muốn hỏi, hãy đặt câu hói trực tiếp, đừng đưa ra một câu trả lời. Nếu muốn trình bày một vẩn đề, đừng lên giọng cuối câu, vì thói quen này sẽ bóp méo ý định ban đầu trong câu chữ của bạn. Như tôi đã nói ở trên, người khác sẽ cảm thấy khá bực bội khi họ chẳng bao giờ biết được điều bạn thực sự muốn nói.

Thứ hai, hãy tập kết thúc câu nói bằng tông giọng khẳng định.

Câu khẳng định thường được xuống giọng ở cuối câu, và hơi nhấn mạnh từ khóa để một lần nữa làm rõ điều bạn đang bàn đến. Hãy thử đọc to câu sau dưới dạng câu hỏi và sau đó là câu trần thuật. Nhớ chú ý sự khác biệt khi lên giọng và xuống giọng ở cuối câu.

“Tôi sẽ ăn bánh mỳ và gặp bạn sau.”

Và cuối cùng, nhận thức chính là chìa khóa quan trọng nhất. Nếu trước đây chưa để ý thấy hiện tượng này, thì giờ đây bạn sẽ nhận ra nó có ở khắp nơi quanh bạn.

Hiện tượng lên giọng cuối câu là kết quả của việc bạn cứ cố suy đoán xem liệu một việc có dược chấp nhận không. Nói dễ hiểu, việc lên giọng cuối câu là một cách nhanh hơn để đặt câu hỏi.

Để tránh mắc phải thói xấu này, thay thế những chữ bạn vô thức cắt đi bằng cả câu đầy đú.

Đây là bản nói tắt: “Tôi sẽ ăn bánh mỳ và gặp bạn sau.”

Còn đây là bản đầy đủ : “Tôi sẽ ăn bánh mỹ và gặp bạn sau. Như thế có được không và liệu có tiện cho bạn không?”

Việc lên giọng cuối câu là một thói quen phần lón chúng ta đều mắc phải từ khi còn nhó. Phải luyện tập lâu dài mới có thể bỏ được thói quen này. Nhưng thay đổi nhỏ cũng sẽ có ảnh hưởng lớn đến cảch người khác nhìn nhận bạn và cả cảch bạn nhìn nhận bản thân mình.

Hãy ghi nhớ: đừng đắn đo, nếu không mọi người sẽ chằng hiểu nổi bạn đang nghĩ gì.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro