Chương 10 : Biến đối phương thành người hùng

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Tôi khá may mắn vì bản chất công việc cho phép tôi được đi thường xuyên. Nếu không phải đi để huấn luyện hoặc làm diễn giả, thì tôi cũng đi vì tự chấn đoán bản thân mắc chứng Rối loạn tăng động giảm chú ý và tôi thích khám phá, thích được kích thích.

Tôi vốn không thường xuyên gặp bạn bè ở San Francisco lắm, vậy nên gần đây tôi cảm thấy khá may mắn khi có thể sắp xếp được một bữa trưa với một người bạn lâu năm.

Nhưng bữa trưa không như tôi dự định. Tôi vừa trở về sau chuyến đi dài sáu tháng và mài mặt ngoài đường vì nhiều lí do và ông bạn thì chỉ đáp lại việc tôi vừa đi công tác về bằng một câu hỏi gọn lỏn: "Vậy chuyến đi của cậu thế nào?"

Tôi kể cho bạn mình về cảm xúc, tinh thần và một vài câu chuyện liên quan để thể hiện đôi nét đặc trưng mà tôi đã được trải nghiệm. Ông bạn tôi gật gù và mỉm cười. Và rồi chuyển cuộc hội thoại về ông ấy, những chuyện thị phi ở chỗ làm và việc đi lại của ông ấy ra sao. Tôi không phải kiểu người cứ bám lấy ánh đèn sân khấu, vì vậy tôi chuyển huớng cuộc nói chuyện đến vấn đề mà bạn tôi có vé muốn thảo luận.

Giờ đây, tôi đã nhận ra được bạn mình không quan tâm đến chuyến đi của tôi, nhưng đó không phải điều quan trọng. Chúng ta không bao giờ đầu tư và quan tâm 100% đến cuộc hội thoại, nhưng điều này không có nghĩa ta chỉ xoay quanh điều mình muốn nói mà hoàn toàn bỏ qua điều đối phương muốn chia sẻ.

Đây chính là ý của tôi khi nói biến đối phương thành người hùng - người hùng của cuộc hội thoại.

Chương sách này là để kiểm tra xem bạn chú ý đến bản thân và xem bản thân ra sao trong giao tiếp.

Không ai miễn dịch được với việc này. Nếu không cẩn thận, ta luôn mặc định bản thân là người hùng của cuộc hội thoại hoặc các câu chuyện. Đối phương thì phải làm diễn viên phụ bất đắc dĩ, một việc rất khó chịu và mệt mỏi.

Kể cả khi câu chuyện xoay quanh một người thứ ba, thì cuối cùng bạn cũng sẽ chĩa máy quay về bản thân và chiếm vị trí trung tâm của cuộc trò chuyện. Hành vi này rất khó nhận ra và xuất phát từ tiềm thức. Đây là một thói quen tinh thần. Một khi đã ý thức được, bạn sẽ có thể khắc phục thói quen này.

Mọi người đều thích chia sẻ về bản thân và trò chuyện về cuộc sống cũng như suy nghĩ của họ. Chúng ta cũng sẽ cảm thấy cuộc hội thoại trở nên nhàm chán nếu không có được cơ hội để nói về những điều trên. Ngược lại, ta lại khá thích những cuộc hội thoại mà ở đó ta được chia sẻ về quan điểm và trải nghiệm của bản thân.

Do bạn cố biến bản thân mmh thành người hùng của câu chuyện, bạn đang lấy đi cơ hội đó của đối phương và cuộc hội thoại cùa họ sẽ mặc định trở nên chán ngắt.

Nêu bạn không đủ khả năng tự nhận thức được mình đang lấn át đối phương khi giao tiếp, bạn sẽ mau chóng biến thành một "anh ta“ hoặc "cô ta" mà mọi người luôn lảng tránh, vì bạn chỉ biết thao thao bất tuyệt về bản thân.

Tôi sẽ kể lại môt ví dụ điển hình tại môt sự kiện mà tôi phải nói chuyện với một "cô ta". Tôi thực sự không hứng thú nổi với những gì cô ấy nói vì nó 100% chỉ xoay quanh cô ta mà chắng thèm hỏi ý kiến của tôi. Đôi lúc, tôi quyết định thở dài chán nản xem liệu cô ta có để ý được không, và câu trả lời là một chữ “Không” to đùng. Đã có lúc tôi quay hẳn người đi và đảo mắt quanh phòng, nhưng cô ta vẫn tiếp tục nói chuyện cùng tôi.

Chắc hẳn cô ta là người hùng của mẩu hội thoại đó và cuộc hội thoại đó chắc hẳn chỉ đến từ một phía.

Một phép thử hiệu quả để xem liệu bạn có mắc phải thói xấu này không là mức độ hiểu biết cúa bạn về bạn bè và người quen.

Khi giao tiếp với mọi người, bạn có hỏi họ đang làm gì không? Khi hỏi, bạn có lắng nghe điều họ nói và đặt thêm nhiều câu hỏi nữa không? Bạn có buồn quan tâm không? Hay bạn chỉ đang đợi tới lượt mình để được nói?

Bạn có biết gì về đồng nghiệp của mình không, ngoài việc anh ấy làm chung một chỗ và dùng chung mấy pha cà phê với bạn? Hay người ta sẽ biết về bạn nhiều hơn vì bạn vốn dĩ không hỏi thăm và cũng không quan tâm đến họ? Liệu bạn có thực sự thấy hứng thú và tò mò với cuộc sống của người khác không?

Bạn có thấy việc quan tâm đến người khác rất mất thời gian và chỉ muốn chia sẻ chuyện của bản thân không? Bạn hiểu họ hơn, hay họ hiểu bạn hơn?

Bằng cách này, bạn sẽ nhanh chóng xác định được mình có phải người hùng của các câu chuyện hay không. Nếu như vậy, thì đây quả là tin xấu cho bạn. Bạn thực sự cần phải điều chỉnh lại.

Ít nhất, bạn cũng hãy quan tâm một chút đến cuộc sống của người khác. Khi bạn thấy người ta nhàm chán, đó là lỗi của bạn khi không cho đối phương cơ hội được chia sẻ và thể hiện điểm thú vị của họ.

Trong trường hợp không thể làm được bước này, thì bạn có thể sử dụng các câu chuyện về người khác. Nếu câu chuyện cá nhân tự động xoay quanh cuộc sống của bạn, thì hãy xây dựng thói quen kể chuyện về người khác.

Việc yêu thương bản thân mình thì chắng có gì sai cả. Nhưng việc quá chú tâm vào bản thân đến mức làm hỏng các mối quan hệ xã hội thì thực đáng lo.

Như tôi đã nói ở chương trước, những cuộc hội thoại thành công phải là con đường hai chiều. Nếu bạn cứ mải mê một mình làm người hùng của câu chuyện thì rất khó để tạo ra hai chiều trong đối thoại. Hãy nói chuyện về người thứ ba và cả người mà bạn đang giao tiếp cùng.

Khi kể chuyện, cũng không nên chỉ chú tâm vào việc bạn vui tính và tuyệt vời ra sao. Hãy kể chuyện về các tình huống mà bạn quan sát được và nói về những tình huống mà bản thân nó đã thú vị sẵn rồi. Hãy lia máy quay khỏi phản ứng, nhận thức, phán xét của bạn hoặc bất cứ thứ gì liên quan đến bạn. Thạy vào đó, hướng cuộc hội thoại đến chính tình huống mà bạn được chứng kiến. Việc này như một lời mời đối phương hãy cùng tham gia quan sát câu chuyện.

Khi giao tiếp với nguời khác, hãy cố chú ý đến họ và đừng chia sẻ quá nhiều về bản thân.

Chúng ta đều có bản năng muốn trở thành người hùng trong giao tiếp và việc được chia sẻ đem lại cảm giác rất tuyệt. Nhưng để trở thành một nhà ngoại giao tài ba, bạn cần phải đánh bại bản năng này.

Càng hướng cuộc nói chuyện đến đối phương và đáp ứng nhu cầu được công nhận, tán dương và được hồi đáp của họ bao nhiêu, bạn càng dễ được xem là một nhà ngoại giao tài ba bấy nhiêu.

Điều khôi hài ở đây là, khi bạn lật ngược được bản năng muốn chiếm lấy ánh hào quang, phần lớn mọi người đều sẽ tự động coi bạn là một nhà ngoại giao giỏi. Tất cả đều xoay quanh việc tự coi mình là trung tâm.

Họ sẽ nghĩ rằng vì bạn cho họ sự quan tâm mà họ nghĩ rằng bản thân xứng đáng nhận được và vì bạn có thể làm họ cảm thấy bản thân quan trọng, bạn quá là một con người tuyệt vời. Bạn đã hiểu chiến lược này vận hành ra sao chưa? Ít nhất, họ cũng sẽ nghĩ bạn là một nhà ngoại giao tài ba.




Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro