Chương 11 : Đặt câu hỏi " Điều này dành cho ai? "

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Trong thể thao có một hiện tượng khá
điển hình. Khi một đội bắt đầu chiếm thế thượng phong, họ sẽ bắt đầu áp dụng lối chơi khác. Họ dừng lối chơi đã giúp họ chiếm thể thắng lại, và bất chợt, họ không chơi để thắng nữa.

Chúng ta dẫn trước 10 điểm rồi! Cố thêm chút nữa nào! Cứ bình tĩnh mà chơi đến hết giờ và cố giữ thế áp đảo!

Họ đơn giản chỉ đang chơi để không bị thua. Để giữ nguyên tình thế. Để chắc rằng sợi dây sẽ không bị kéo về phía nào cả.

Đây là một tư duy đã khiến nhiều đội bị thất bại.

Nhưng đây cũng là một tư duy mà phần lớn chúng ta không theo đuổi được khi giao tiếp và nó xảy ra khi ta chú tâm quá nhiều đến đối phương. Việc này khác hoàn toàn với chương trước về cách biến người khác thành người hùng của cuộc hội thoại, vì chương này nói về cách tiếp cận của bạn dành cho họ, không phải bạn đã đầu tư gì vào cuộc hội thoại này.

Liệu làm như vậy có khiến đối phương cảm thấy kì cục hoặc ngượng ngùng không? Lỡ như họ không thích chủ đề này thì sao? Lỡ như nói nhầm điều gì không phù hợp thì sao? Như thế này có quá đà không?

Rất nhiều lời khuyên về giao tiếp đều lấy tiền đề từ quan niệm rằng bạn nên tạo bầu không khí thoải mái và dễ dàng cho đối phương. Tuy nhiên, sự thật là đôi khi làm vậy có thể lấy đi niềm vui của họ khi giao tiếp.

Một khi bạn quá chú tâm vào niềm vui của người khác hoặc cố bảo toàn sự ưu tiên dành cho họ, rất khó để tự bạn có thể cảm thấy vui vẻ.

Và khi làm như vậy, chúng ta sẽ trở nên tầm thường và nhàm chán. Chúng ta giao tiếp theo một kiểu được vẽ sẵn để không đánh mất người bạn nào thay vì để có thể chủ động lấy được cảm tình của họ. Chúng ta đều muốn trở thành một vị kem mà ai cũng thích hoặc chẳng ai ghét cả - vị vani. Nhưng liệu sẽ có mấy người chọn vani làm vị kem yêu thích của họ?

Đây không phải một chiến lược hoặc tư duy giúp bạn chiến thắng.

Trở thành một nhà giao tiếp dễ mến có nghĩa là bạn nói chuyện để có thêm bạn, không phải nói chuyện để làm vừa lòng mọi người. Dù sao thì vế sau cũng là bất khả thi.

Nếu cách bạn nói chuyện cốt chỉ để không đánh mất sự tôn trọng của người khác thì khá khó.

Bạn đang giao tiếp trong khuôn khổ một giới hạn chật hẹp, ngăn bạn tham gia vào một cuộc hội thoại có tiềm năng trở nên rất sôi động, bùng nổ và có thể đem dến sự công nhận, lòng tin và sự tôn trọng sâu sắc dành cho bạn. Nói cách khác, bạn luôn cố giữ cho cuộc hội thoại liền mạch và rõ ý, và có lẽ bạn còn thầm nghĩ, "Nói vậy thì có vẻ không phù hợp nên không nói thì hơn."

Để tránh được xu hướng này, bạn cần tự hỏi bản thân một câu hỏi: Điều này dành cho ai?

Cách bạn tương tác với mọi người, cách bạn thể hiện bản thân - những điều này là dành cho ai? Bạn đang làm những điều này vì bản thân, hay vì đối phương?

Bời nỗ lực khiến đối phương cảm thấy thoải mái, ta luôn tự đặt áp lực lớn lên bản thân. Kết quả, chúng ta trở nên lo lắng, kì lạ, thiếu tự nhiên và bất tiện. Vậy bạn nghĩ điều gì sẽ xảy ra? Bạn tự kìm hãm bản thân để có thể giữ chân đối phương, nhưng cuối cùng lại đẩy
họ ra xa.

Không phạm lỗi sai nào cả việc này như kiểu bạn đang diễn kịch để họ xem chứ không phải làm việc mà bạn muốn khi giao tiếp. Điều này không chỉ làm hỏng nét lôi cuốn mà còn bóp méo tính cách của bạn.

Vậy cách tiếp cận hợp lý hơn là gì?

Theo chủ đề chính của cuốn sách này, thì cách tiếp cận hợp lý nhất chính là nhìn nhận cuộc hội thoại theo một góc nhìn khác. Giao tiếp là chìa khóa để đạt được điều bạn muốn trong cuộc sống, nhưng bạn sẽ không có được chúng một cách an toàn. Người khác sẽ không dễ dàng mở cửa cho bạn vì họ biết bạn. Họ mở cửa vì họ thích bạn.

Vì vậy, đừng quá cẩn trọng khi giao tiếp. Việc tỏ ra bạn cũng là con người, thực tế và thoải mái với bản thân sẽ có tác dụng hơn rất nhiều.

Ví dụ, liệu bạn sẽ phản ứng tích cực với ai hơn:

(A)

Một người lạ bạn mới gặp trong một sự kiện giúp mở rộng mối quan hệ và không tỏ bất kỳ quan điếm nào về những điều bạn hỏi.

(B)

Một người lạ bạn mới gặp cũng trong một sự kiện giúp mở rộng mối quan hệ, nhưng ngay lập tức chia sẻ việc cô ấy ghét các sự kiện kiểu này như thể nào, vì chúng khiến có nhớ lại cảnh bị gia đình bắt phải hát trong dịp lễ.

Đáp án B thường thu hút hơn, vì bạn biết vị thế cúa họ ở đâu và họ không tỏ ra muốn che giấu bản thân với bạn. Họ đang nói ra suy nghĩ của mình và nếu bạn có thế liên hệ với những câu nói của họ và đưa ra ý kiến của bản thân, bạn đã bỏ qua được năm mẩu chuyện phiếm để tìm kiếm một điểm chung.

Nếu bạn có thể trở thành một người như đáp án B, người khác sẽ nhận ra rằng bạn khá thoải mái khi là chính mình.

Thay vì quá chú tâm vào điều họ sẽ nghĩ và hình ảnh của bạn trong đầu họ, hãy chú tâm nhiều hơn vào sự thoải mái cúa bản thân. Hãy để bạn được là chính mình. Đừng điều chỉnh ban thân quá nhiều. Bạn càng vô tư bao nhiêu, người khác càng yêu thích bấy nhiêu. Bạn sẽ thu hút được những người yêu thích con người thật cua bạn.

Đó cũng chính là những người bạn muốn giao tiếp cùng. Nếu bạn đang khoác lên mình tính cách bình thường thờ ơ, hãy nghĩ đến những điều bạn đang cố hoàn thành. Bạn đang cố lôi kéo những người vẫn chưa hiểu được con người thật của bạn, những người trung lập, về phía bạn. Tại sao bạn lại quan tâm đến họ?

Đương nhiên là bạn chẳng thể làm hài lòng tất cả mọi người. Mỗi người sẽ bị thu hút bởi những điều khác nhau. Chẳng sao cả. Hãy luôn sẵn sàng để từ bỏ. Hãy tập trung vào điều bạn có thể đạt được, ví như những người thực sự hiểu bạn hoặc những người muốn hiểu
được bạn.

Thảo bỏ mọi vỏ bọc và lôi kéo những nguời bị lôi kéo bởi con người thật của bạn. Đây là cách để có được những người bạn thực thụ. Đây cũng chính là cách để trở nên thú vị.

Khi không quá cố gắng, bạn sẽ nói những điều đến tự nhiên, thể hiện được sự thành thật, bản chất và sự chân thành sâu sắc.

Việc này cũng giống như nhảy dù vậy. Không có suy nghĩ mà chỉ hành động mà thôi.

Những cuộc hội thoại thành công hiếm khi được lên kế hoạch trước và diễn ra một cách tự nhiên. Chúng diễn ra khi ta không chủ đích kiếm tìm và đó sẽ là một trải nghiệm tuyệt vời.

Hãy luôn ghi nhớ điều này trong đầu, vì bạn sẽ gặp phải rất nhiều người mà bạn không muốn nói chuyện cùng. Nhưng đoán xem? Họ sẽ tôn trọng bạn nhiều hơn nếu bạn có thể thoải mái là chính mình. Không chỉ những điều bạn nói mới thế hiện được sự thỏai mái này, mà nó cũng nên được thể hiện qua các tín hiệu ngôn từ và plhi ngôn từ.

Hãy đặt câu hỏi "Điều này dành cho ai?" và dám chắc câu trả lời là dành cho chính bạn.

Một cuộc hội thoại vui vẻ phải được đặt trong ngữ cảnh bạn là chính bạn. Đừng cố gây ấn tượng với đối phương. Đừng vô thức cố làm cho họ cảm thấy thoải mái. Điểm mấu chốt ở đây là, bạn càng thoải mái khi là chính mình, đối phương càng cảm thấy thoải mái khi ở bên bạn. Và việc tuyệt nhất chính là những điều này luôn đến tự nhiên. Không có gì là sắp đặt, nhân tạo hay giả dối cả. Đây chính là cách bạn xây dựng mối quan hệ thực sự, có thể mang đến những người bạn và liên kết thực sự.


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro