Chương 3 : Gợi mở câu chuyện, thay vì câu trả lời

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Những độc giả thường xuyên xem
thể thao sẽ ngay lập tức nhận ra tiền đề của chương sách này. Mỗi khi xem bình luận viên phỏng vấn một vận động viên có điều gì đặc biệt về những câu hỏi thường được đưa ra lướt qua đầu bạn không?

Những câu hay được hỏi thường là: “Bạn có thể chia sẻ với tôi về khoảnh khắc ở hiệp thứ hai được không? Lúc đó bạn cảm thấy thế nào và tình thế đã được xoay chuyển ra sao?”

Bình luận viên có trách nhiệm dẫn dắt người vận động viên đó đưa ra câu trả lời thật hay, do vận động viên vẫn chưa hoàn hồn sau trận đấu và không thể suy nghĩ cặn kẽ.

Vậy đâu là hàm ý thực sự của câu hỏi; “Các bạn đã xoay chuyển tình thế và dành chiến thắng cuối cùng như thế nào?”

Câu hỏi này để dẫn đến một câu chuyện, không phải chỉ là một câu trả lời đơn thuần. Câu hỏi này dễ trả lời ở chỗ nó đã bao gồm đủ chi tiết giúp người vận động viên bám theo để chia sẻ, và nó gợi ra cả một câu chuyện chứ không chỉ là một câu đáp trả cụt lủn.

Bình luân viên vốn dĩ có thể hỏi những
điều tầm thường hơn như: "Điều gì dã giúp các bạn chơi tốt và giành lại dược lợi thế?”

Nhưng câu hỏi này khá nhàm chán và chỉ dẫn đến câu trả lời chung chung.

Đôi khi chúng ta nghĩ rằng bản thân đang phải gánh trách nhiệm nặng nề là dẫn dắt cuộc hội thoại và đối phương không đủ hợp tác. Tuy nhiên, đây là một suy nghĩ vô trách nhiệm.

Có thể đối phương thực sự không chia sẻ nhiều, nhưng cũng có thể do chính bạn đã đặt sai câu hỏi. Tnên thực tế, khi bạn nghĩ rằng mình đang mang gánh nặng trên vai, thì chắc hẳn bạn đã đặt sai câu hỏi rồi.

Hội thoại sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu bạn đưa ra được bối cảnh đủ phong phủ để hai bên cùng thảo luận. Đừng dồn đối phương vào thế khó và tự biến bản thân thành một nhà ngoại giao kém cỏi. Điều này chỉ khiến bạn được quan tâm ít hơn và cuộc hội thoại đi vào ngõ cụt.

Mỗi khi có người đặt những câu hỏi nghèo nàn về nội dung, tôi biết rõ họ chắng hứng thú gì với câu trả lời và tôi cũng tự biết để đưa ra một câu trả lời không mấy thú vị. Đó là môt luật bất thành văn trong giao tiếp, con người quan tâm đến giá trị mà bạn có thể mang lại cho họ và những giá trị đó thường chỉ trong phạm vi giải trí hoặc mua vui.

Nhằm tạo ra cuộc hội thoại có lợi cho đôi bên và tình huống có ích hơn với tất cả mọi người, hãy hỏi những câu hỏi gợi mở câu chuyện như cách người bình luận viên kênh thể thao vẫn thường làm.

Hãy đặt câu hỏi theo cách có thể giúp đối phương được chia sẻ nhiều hơn. Phần lớn mọi người không thường xuyên làm được điều này, Vì họ có xu hướng đi theo một kiểu mẫu nhất định khi tham gia vào hội thoại. Mọi người thường đặt sẵn trong đầu một mục tiêu để đạt được. Do đó, họ thường đi theo hướng phỏng vấn hoặc tra hỏi.

Dồn dập đưa ra những câu hỏi hời hợt sẽ khiến chúng ta không thể thành công trong đối thoại.

Các câu chuyện đều mang tính cá nhân, có cảm xúc và ẩn chứa điều thú vị. Yếu tố cá nhân thể hiện con người bạn và cũng là cách bạn có thể tìm hiểu về người khác. Chúng thể hiện cảm xúc và suy nghĩ cúa con người. Điều cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, chúng cho thấy những điều bạn quan tâm.

Hãy so sảnh với những câu hỏi có hoặc không đơn thuần nhé!

Những câu hỏi kiểu này thường quá nhàm chán và dập khuôn, khiến mọi người chẳng buồn quan tâm. Họ vẫn sẽ đưa bạn câu trả lời, nhưng chẳng kèm theo chút bận tâm nào.

Ví dụ, sẽ có sự khác biệt giữa câu hỏi: "Điều gì là tuyệt nhất trong ngày hôm nay của bạn? Cà phê à?" hoặc "Hôm nay có phải ngày thứ Hai thuận lợi với bạn không?" thay vì chỉ đơn giản là "Ngày hôm nay của bạn thế nào?"

Khi bạn hỏi người khác một câu hỏi cực kì chung chung như câu cuối cùng được nêu trên, bạn đang hỏi để có được một câu trả lời nhanh chóng và hời hợt. Khi bạn hỏi người khác một trong hai câu hỏi đầu, bạn đang mở đường cho họ chia sẻ một câu chuyện cụ thể trong ngày. Bạn đang mở lối để họ tường thuật lại một chuỗi các sự việc khiến ngày hôm nay của họ tuyệt vời hoặc không. Và việc này cần nhiều hơn một câu trả lời chỉ vỏn vẹn vài chữ. Môt ví dụ khác là hãy hỏi: "Điều thú vị nhất trong công việc của bạn là gì ? Tiền lương à?" thay vì chỉ hỏi chung chung "Bạn làm nghề gì?" Khi bạn hỏi người khác họ đang làm nghề gì, việc đưa ra câu trả lời chỉ với một chữ là quá đơn giản, và sẽ không giúp gợi mở cuộc hội thoại. Ví dụ cuối cùng là câu hỏi "Cuối tuần của bạn thế nào? Có vui không?" hoặc "Cuối tuần này bạn đã làm được những gì rồi? Có đi chơi nhiều không? Thời tiết khá đẹp nhỉ". Thay vì chỉ đơn giản là, "Cuối tuần này cúa bạn thế nào?"

Thôi thúc đối phương kể chuyện thay vì chỉ trả lời một cách đơn giản sẽ đem lại cơ hội cho họ được chia sẽ theo hướng giàu cảm xúc hơn. Điều này sẽ giúp họ cảm nhận được nhiều ý nghĩa hơn từ cuộc hội thoại với bạn.

Nó cũng giúp họ cảm nhận được sự quan tâm của bạn khi nghe họ kể chuyện, vì câu hỏi của bạn không phải dạng câu hỏi đãi bôi thường gặp.

Hãy cân nhắc những luật bất thành văn sau khi đặt câu hỏi cho người khác:

1. Hỏi để có được một câu chuyện

2. Đặt câu hỏi thật cụ thể

3. Cố gắng hỏi về cảm xúc và cảm giác của đối phương

4. Cung cấp cho đối phương một phương hướng cụ thể để mở rộng câu trả lời.

5. Nếu tất cả đều không có tác dụng, hãy trực tiếp nói, "Hãy kể cho tôi về..."

Hãy nghĩ rằng sự tò mò của bạn đang cần được đối phương lấp đầy. Sau đây là một vài ví dụ khác:

1. ”Hãy kể cho tôi về cái hồi mà bạn…“ so với “Lúc đó thế nào?”

2. “Bạn có thích việc... không?" so với “Như thế có được không?”

3. " Nhìn bạn nghiêm túc quá, sáng nay có chuyện gì à…” so với “Bạn sao thế?”

Hãy nghĩ xem bạn sẽ nhận được gì khi gợi mở (hoặc đưa ra) các câu chuyện cá nhân thay vì những lời hồi đáp cũ rích và khuôn mẫu.

Chào hỏi đồng nghiệp vào sáng thứ Hai và hỏi thăm xem cuối tuần vừa rồi của họ ra sao. Vào lúc đó, bạn cũng đã chuẩn bị sẵn câu trả lời của mình đề phòng được hỏi điều tương tự. Hãy nhớ nhé, họ sẽ chẳng quan tâm đến câu trả lời thực sự ("cũng được” hoặc "cũng vui"), họ muốn nghe được điều gì đó thú vị.

Nhưng bạn cũng chẳng có cơ hội để trả lời, vì khi bạn hỏi đồng nghiệp: "Cuối tuần vừa rồi thế nào? Có làm gì thú vị hoặc gặp ai đặc biệt không?"Anh ấy sẽ bắt đầu thao thao nói về tối thứ Bảy, khi anh ấy bị kéo đi tham dự một đám tang và một bữa tiệc sinh nhật của trẻ con.

Đó là một dạng hội thoại có thể phát triển và trở nên thú vị, bạn đã hoàn toàn thành công bỏ qua được những câu hỏi thăm vô bố, chán ngắt và khiến ai nấy đều thấy phiền.

Nếu cuộc hỏi chuyện và chủ đề này tiến triển thuận lợi, nó có thể phát triển xa hơn thành một mối liên hệ về cảm xúc.

Nếu bạn hỏi thêm về đám tang và phát hiện ra chú của đồng nghiệp đã mất? Hoặc nếu bạn hỏi về bữa tiệc sinh nhật cúa trẻ con và phát hiện ra đồng nghiệp của mình đang chăm một đứa cháu thay cho người anh trai bị ốm?

Điểm mấu chốt của một câu chuyện là để dẫn dắt một phản ứng về mặt cảm xúc. Một vài phản ứng thông thường mà bạn muốn gợi ra được là sự ngạc nhiên, sự giải trí, niềm vui, sự tức giận, sự khó chịu hoặc sự hoang mang.

Một khi bạn có thể đưa cảm xúc cúa một người lên bề mặt cúa cuộc hội thoại, họ sẽ quan tâm đến bạn nhiều hơn. Họ sẽ cảm thấy an tâm khi chia sẻ về con người và cuộc đời của mình cho bạn thông qua một câu chuyện.

Hầu hết chúng ta đều thích nói về bản thân. Hãy biến sự thực này thành lợi thế. Một khi người khác đã chấp nhận sự gợi ý từ bạn và bắt đầu chia sẻ câu chuyện của họ, hãy dám chắc rằng bạn biết mình đang đáp lại người đó như thế nào thông qua biểu cảm khuôn mặt, cử chỉ tay  ngôn ngữ cơ thể và những dấu hiệu bất thành văn khác. Vì mỗi câu chuyện đều có 1 điểm thú vị, hãy tập trung vào điểm thú vị đó và đừng ngại thể hiện sự quan tâm của bạn.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro