Chương 8 : Kệ đi!

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Mới gần đây, tôi đã khó chịu ra mặt
khi phải ngồi nghe một buối diễn thuyết mà diễn giả rõ ràng đang cùng lúc ngập trong hồi hộp và lo sợ.

Sự lo lắng cũng có thể ảnh hưởng đến con người như vậy.

Diễn giả cứ nói nhầm lung tung và phát âm thì sai hết chỗ này đến chỗ nọ. Mỗi lần như vậy, anh ta lại ngẩn ra mất năm đến mười giây, rồi quay lại giải thích mình đã làm gì, tại sao lại làm vậy và sửa lại những lỗi đã mắc. Sau đó, anh ta lại do dự giữa lựa chọn mà đáng ra đã có thể lựa chọn cái mình nhắm tới. Cuối cùng, một bài thuyết trình trên máy chiếu về kĩ năng lãnh đạo lại chứa quả nhiều chi tiết về ngữ pháp và các yêu cầu kĩ thuật.

Việc nghe thôi cũng vô cùng mệt mỏi và tốn thời gian. Nhưng sự thiếu sót của diễn giả này cũng giúp ta rút ra được một bài học đắt giá.

Thứ nhất, thông điệp chính của bạn là gì? Thứ hai, cách sửa lỗi sai liên quan đến thông điệp của bạn như thế nào? Thứ ba, có ai buồn quan tâm đến những điều chỉnh của bạn hay không, hay chúng chỉ phục vụ mình bạn thôi?

Đôi lúc, chúng ta cố để truyền đạt một điều gì đó, nhưng thông điệp chung đã bị lu mờ Vì ta cứ sa vào những chi tiết không cần thiết. Có những chi tiết mà mọi người thường chẳng quan tâm - và thông thường, thì là hầu hết mọi chi tiết đều như thế.

Tại sao mọi người lại như vậy? Đây đơn thuần chỉ là một thói xấu mà phần lớn chúng ta đều mắc phải.

Thử tưởng tượng bạn là một bác sĩ bận rộn phải khám đến 30 bệnh nhân trong 9 tiếng làm việc một ngày. Bạn lấy đâu ra thời gian cho từng bệnh nhân, và cũng chẳng khó hiểu tại sao chữ của bạn lại xấu và cẩu thả đến thế.

Bạn hỏi bệnh nhân khó chịu ở đâu. Anh ta trả lời rằng bị đau tay do ngã khỏi ghế.

Sau đó anh ta bắt đầu tự sửa lại chỗ nói nhầm - thực ra cũng không hẳn là một cái ghế, nó giống dạng một cái ghế ở bể bơi - và anh ta nghĩ rằng nó làm từ sợi thủy tinh… nhưng để dám chắc thì phải xem quyển giới thiệu mới biết được. Ồ, bây giờ anh ta lại tự hỏi không biết đã tắt lò nướng chưa, nhưng ôi, anh ta thực sự rất thích cái ghế đó và anh ta nghĩ bây giờ nó đang được bày bán rồi.

Nếu là bác sĩ, liệu bạn có quan tâm đến những chi tiết đó không? Bạn có để tâm dù chỉ một chút không?

Dạng hội thoại na ná như vậy diễn ra khá nhiều trong cuộc sống thường ngày. Một đống mỡ thừa dưới dạng sự điều chỉnh quá mức đến vô bổ và có thể thấy được ở rất nhiều cuộc hội thoại. Chỉ có mình bạn mới thấy việc tự điều chỉnh bản thân là một cuộc hội thoại và thói quen này làm lu mờ các luận điểm trong thông điệp của bạn, khiến chúng trở nên mơ hồ.

Ví dụ, trong trường hợp bạn đang đưa một người bạn đi xem căn bếp nhà mình và cái máy rửa bát không dùng để rửa bát mà để đựng bát. Bạn chỉ cần nói rằng mình đang dùng nó để đựng bát là được. Nhưng thay vào đó, bạn lại cứ tiếp tục giải thích rằng cũng có dùng để đựng bát nhưng không thường xuyên lắm. Đôi khi bạn cũng dùng để rửa bát, nhưng chỉ lúc nào đông khách quá thôi. Thỉnh thoảng thì do thiếu nước còn bạn thì muốn tiết kiệm nước. Cũng có lúc, bạn thấy lười nên có lôi nó ra dùng, giống như đợt ốm vừa rồi. Nhưng suy cho cùng thì, nước vẫn rất quan trọng.

Chỉ cần đi thẳng vào vấn đề thôi. Đừng dài dòng văn tự. Hãy bỏ qua cảc chi tiết thừa thải và tập trung vào ý chính.

Nghe có vẻ là một việc nhỏ nhặt, nhưng tôi xin phép nhắc lại, cách người khác nhìn nhận bạn, thêm ấn tượng và ảnh hưởng bởi những hiệu ứng cộng dồn. Bạn sẽ bị coi là một kẻ thiếu tập trung, không biết kể chuyện và không thể nói đúng chủ đề dược mặc dù nó liên quan đến chính cuộc sống của bạn.

Sau đây là một ví dụ nữa: Nếu định kể về một buối đánh golf thú vị mà bạn vừa tham gia, đừng mắc kẹt trong những câu như "Ừm, thực ra thì sân golf nằm trên một con đường vừa nhỏ vùa bẩn... Tôi nghĩ con đường này được trùng tu khoảng năm năm trước... Tôi cũng không hiêu tại sao vì tôi thấy mọi người có vẻ chả có ý kiên gì về con đường này cả. Thực ra, chắc là nó được lát lúc mà chúng ta đi qua vào tuần trước ý, tôi không nhớ rõ lắm. Dù sao thì, cờ mc cũng đẹp phết; tôi cá là họ đã mua cỏ nhân tạo mới…".

Đừng để những chi tiết kéo bạn ra khỏi câu chuyện bạn vốn định kể. Hãy bỏ qua chúng và đi thẳng vào vấn đề. Chúng chẳng làm tăng giá trị cho điều bạn đang nói - bạn đơn thuần chỉ đang oang oang nói với chính bản thân mình mà thôi.

Nói thì dễ nhưng để làm được thì rất khó vì chúng ta đều có thói quen quay lại lối cũ. Chúng ta nói về một vấn đề và rồi lại quay lại để thêm thắt vài chi tiết trong các câu chuyện hoặc câu nói mà ta nghĩ có thể làm chúng thêm sống động. Nhưng trên thực tế, ta chỉ đang bổ sung những chi tiết vô nghĩa mà chẳng ai quan tâm hoặc có hứng thú.

Bạn nên biết lúc nào thì cần sửa lại lời vừa nói và lúc nào phải quay lại vấn đề cũ hoặc lái sang một vấn đề khảc - chỉ để thêm vài chi tiết.

Tập trung vào điều bạn đang cổ1 truyền tải hoặc miêu tả. Mọi câu chuyện đều có một điểm trọng tâm hoặc một điểm mấu chốt.

Hãy làm rõ những điểm trọng yếu đó là gì và cố đừng đi xa khỏi nó. Một khi đã đưa ra luận điểm rồi, hãy cố tránh xa mong muốn được thêm vào các chi tiết vì chúng chẳng làm luận điểm của bạn đanh thép hơn.

Các chi tiết không làm nên một câu chuyện hay. Những cảm xúc vốn có mới làm nên câu chuyện.

Sự đơn giản, không điều chỉnh quá mức hoặc quay lại vấn đề cũ sẽ làm câu chuyện của bạn thu hút hơn; làm người nghe bớt hoang mang; và trên hết, không làm người khảc cảm thấy chán nản.

Nguyên tắc này cũng nên được áp dụng khi bạn là người lắng nghe. Khi người nói đưa ra những chi tiết hoặc luân điểm thừa thãi vào câu chuyện họ đang kê, đừng bỏ qua cho họ. Hãy nhẹ nhàng nhắc nhở họ về mấu chốt của câu chuyện. Đùng đê tâm dến sự điều chỉnh quá mức, đừng hỏi những câu hỏi chi tiết vụn vặt liên quan tới câu chuyện cua họ.

Ví dụ, nếu có người kể về vụ cháy ở nhà hàng xóm cho bạn.

Khi họ bắt đầu tự hỏi xe cứu hỏa có màu gì, hãy bơ đi và hỏi họ về vụ cháy. Và nếu họ nói nhầm, đừng sửa lại, hãy kệ họ. Và cũng đừng hỏi về những điểm vụn vặt cúa câu chuyện. Những điều này sẽ cản trở mục đích mà bạn nên đạt được.

Mục đích ở đây là để tạo dựng sự thoải mái và giữ mạch của cuộc hội thoại.

Hội thoại không phải về vấn đề ai đúng ai sai. Bạn sẽ không đánh giá họ vì nói sai màu của xe cứu hỏa và họ cũng chẳng đánh giá bạn vì không tiết lộ mọi chi tiết về cái máy rửa bát. Thay vào đó, họ sẽ cảm thấy biết ơn.

Đừng tốn công sửa chữa những chi tiết không cần thiết hoặc hỏi những điều không liên quan. Bạn sẽ trở thành một người cầu toàn và thích khoe khoang kiến thức của bản thân. Điều này chỉ đem lại được hai thứ thôi. Thứ nhất, nó tiết lộ cho đối phương biết rằng bạn là người cực kì bất an; thứ hai, nó khiến người khác có ấn tượng khá khó chịu về bạn. Mà cả hai điều trên đều không tích cực.





Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro