NGuyenly

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Vấn đề I

Vật chất là gì :

* Quan niệm trước Mác về vật chất

- Thời Cổ đại :

+ Phương đông : Thời cổ đại trong lý thuyết ngũ hành của triết học TQ đã quan niệm kim, mộc, thủy, hỏa, thổ là những yếu tố vật chất đàu tiên của thế giới

+ Phương tây: Cơ sở đầu tiên của thế giới là nước không khí, lửa, nguyên tử

- Thời trùn và Cận đại : Quan niệm vật chất đã tiến xa hơn đó là tất cả những gì tác động vào giác quan của con người, những đặc tính khác nhau của những vật chất mà ta biết được là nhờ cảm giác.

* Quan niệm của triết học Mác Lê nin

- Vật chất là phạm trù triết học dung để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác và được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và không lệ thuộc vào cảm giác.

- Nội dung của định nghĩa:

+ Vật chất là một phạm trù triết học cần phân biệt vật chất tức là khái quát thuộc tính cơ bản nhất phổ biến nhất của sự tồn tại vật chất và được xác định từ góc độ giải quyết vấn đề cơ bản của triết học với chất tức vật thể, cảm tính những biểu hiện cụ thể của thế giới TN XH

+ Thuộc tính chung cơ bản nhất phổ biến nhất của mọi tồn tại vật chất được khái quát trong phạm trù vật chất củ chủ nghĩa duy vật biện chứng nó tồn tại ngoài ý thức của con nhười cho dù con người có nhận thức được hay không

+ Được cảm giác chụp lại, chép lại, phác lại hay nó gây lên cảm giác của con người khi nó trực tiếp hay gián tiếp tác động đến cảm giác của con người

* Ý nghĩa ĐN vật chất của lenin có ý nghĩa rất to lớn cả về thế giới quan cũng như phương pháp luận, cả về lý luận những thực tiễn

- Phân biệt được sự khác nhau giữa khái niệm vật chất với tư cách là phạm trù triết học và khái niệm vật chất với tư cách của khoa học chuyên ngành từ đó khác phục được hạn chế trong quan niệm vật chất của chủ ngĩa duy vật cũ, cung cấp căn cứ nhận thức khoa học để xác định những gì thuộc về vật chất, tạo lập cơ sở lý luận cho việc xây dựng quan điểm duy vật về lịch sử,khắc phục những hạn chế duy tâm trong quan niệm về xã hội.

- Hai là vật chất khẳng định tồn tại khách quan đem lại cho con người trong cảm giác và được cảm giác chụp lại phản ánh lại ,dã khẳng định con người có thể nhận thức được thực tại khách quan hay nhận thức được thế giới thông qua sự phản ánh lại đó.

* Phương thức tồn tại của vật chất

- Vận động là phương thức tồn tại của vật chất : Theo nghĩa hẹp thì vận động chỉ là sự di huyển trong không gian. Theo nghĩa rộng là một phương thức tồn tại của vật chất là một thuộc tính cố hữu của vật chất bao gồm tất cả những sự thay đổi và mọi quá tình diễn ra trong vũ trụ kể cả sự thay đổi vị trí đơn giản đén tư duy hya tất cả sự biến đổi trong tất cả các lỉnh vực

     Đứng im là tương đối tạm thời vì đúng im cân bằng chỉ xảy ra trong một số mối quan hệ nhất định chứ không xảy ra với tất cả các quan hệ. Đứn im là trạng thái đạc biệt của vận động đó là vận động trong thế cân bằng, ổn định, vận động chưa làm thay đổi cơ bản về vị trí hình dáng kết cấu của sự vật

- Không gian và thời gian là những hình thức tồn tại của vật chất

Mọi dạng cụ thể của vật chất đều tồn tại ở một vị trí nhất định có một quảng tính ( chiều cao, chiều rộng, chiều dài  )hất định và tồn tại trong các mối tương quan nhất định ( trước hay sau, trên hay dưới bên phải hay bên trái ) với những vật chất khác nhau. Những hình thức tồn tại  như vậy gọi là không gian. Mặt khác sự tồn tại của sự vật còn được thể hiện ở quá trình biến đổi nhanh hay chậm, kế tiếp và chuyển hóa … Những hình thứ tồn tại như vậy gọi là thời gian.

* Các hình thức vận động cơ bản

- Ht vận động cơ học là sự di chuyển của các vật thể trong không gian. VD Oto xe máy…

- Hình thức vận động hóa học chỉ sự biến đổi của vật chất vô cơ hữu co trong quá trình phân giải hóa hợp của các chất VD Sự phân hủy của Fe ngoài không khí

- HT vận động vật lý chỉ sự vận động của các phân tử nguyên tử các hạt cơ bản VD Hoạt động của các nhà máy điện nguyên  tử

- HT vận động sinh học sự biến đổi của cơ thể sống biến đổi cấu trúc gen VD Cây quang hợp

- HT Vận động xã hội chỉ sự biến đổi về văn hóa chính trị, của  đời sống xã hội VD Nền KT nước ta chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường.

Vấn đề II.

Hai nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật

* Nguyên lý cơ bản về mối liên hệ phổ biến

- Khái niệm của mối lien hệ dùng để chỉ sự quy định, sự tác động và chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt các yếu tố của mỗi sự vật hiện tượng trong thế giới

- Khái niệm: Mối liên hệ phổ biến chỉ tính phổ biến của các mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng trong thế giới trong đó những mối liên hệ phổ biến nhất là những môi liên hệ tồn tại ở mọi sự vật hiện tượng của thế giới, nó thuộc đối tượng nghiên của phép biện chứng.Đó là mối liên hệ giữa: các mặt đối lập, lượng và chất, khẳng định và phủ định…Mối liên hệ phổ biến là phạm trù triết học dung để chỉ sự liên hệ rang buộc, quy định, tác động và chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật hiện tượng hay giữa các mặt của các sự vật hiện tượng trong đó

VD:Mối liên hệ giữa con người và cây xanh và giữa con người với con người

* Tính chất của mối liên hệ

- Tính khách quan của mối liên hệ

Theo quan điểm biện chứng duy vật, các mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng của thế gới là có tính khách quan. Theo quan điểm đó sự quy định lẫn nhau, tác động lẫn nhau và làm chuyển hóa lẫn nhau của sụ vật hiện tượng.

- Tính phổ biến của các mối liên hệ

Theo quan điểm biện chứng thì không có bất cứ sự vật hiện tượng hay quá trình nào tồn tại tuyệt đối biệt lập với các sự vật hiện tượng hay quá trình khác. Đồng thời cũng không có bất cứ sự vật hiện tượng nào không phỉa là một cấu trúc hệ thống, bao gồm những yếu tố cấu hành với những mối liên hệ bên trong của nó.

- Tính đa dạng phong phú của mối liên hệ

Quan điểm biện chứng của CN Mac.Le nin không chỉ khẳng định tính khách quan, tính phổ biến của các mối liên hệ mà còn nhấn mạnh tính phong phú đa dạng của mối liên hệ. Tính đa dạng phong phú của các mối liên hệ đượ thể hiện ở chổ: Các sự vật, hiện tượng hay quá trình khác nhau đều có những mối liên hệ cụ thể khác nhau đối với sự tồn tại và phát triển của nó.Mặt khác cùng với mối liên hê nhất định của các sự vật nhưng trong điều kiện khác nhau trong quá trình vận động, phát triển của sự vật.thì cũng có những sự vật có tính chất và vai tèo khác nhau

* Ý nghĩa cua phương pháp luận về mối liên hệ

 Từ tính khách quan và phổ biến của các mối liên hệ đã cho thấy trong hoạt động nhận thức và thực tiễn cần phải có quan điểm toàn diện

      Quan điểm toàn diện đòi hỏi trong nhận thức và xử lý các tình huống thực tiễn cần phải xem xét sự vật trong mối quan hệ biện chứng qua lại giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, giữa các mặt của chính sự vật và trong sự tác động qua lại giữa các sự vật đó với các sự vật khác.Chỉ trên cơ sở đó mới có thể nhận thức đúng về sự vật và xử lý có hiệu quả các vấn đề của đời sống thực tiễn .

* Nguyên lý về sự phát triển

- KN: Phát triển

+ Quan điểm siêu hình: xem xét sự phát triển chỉ là sự tăng lên hay giảm đi đơn thuần về lượng không có sự thay đổi về chất của sự vật ,xem sự phát triển như là quá trình tiến lên liên tục không có bước quanh co thăng trầm, phức tạp

+ Quan điểm biện chứng: Xem xét sự phát triển là quá trình tuến lên từ thấp tơi cao quá trình đó vừa dần dần vừa nhảy vọt đưa tới sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ. Sự phát triển không phải lúc nào cũng diễn ra theo đường thẳng mà rất quanh co phức tạp thậm chí có bước tạm thời

* Tính chất của sự phát triển

- Tính khách quan

Trong quá trình giải quyết liên tục những mâu thuẫn nảy sinh trong sự tồn tại  và vận động của sự vật vì vậy phát triển là tiến trình khách quan không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người dù con người có muốn hay không thì sự vật vẫn luôn luôn phát triển VD Chuyển đổi về thời gian.

- Tính phổ biến của sự phát triển : Được thể hiện ở các quá trình phát triển diễn ra trong mọi lỉnh vực TN, XH và tu duy.Trong tất cả mọi sự vật hiện tượng và trong mọi quá trình mọi giai đoạn của sự vật hiện tượng đó. Trong mỗi quá trình biến đổi đã có thể bao hàm khả năng dẫn đến sự ra đời của cái mới phù hợp quy luật khách quan.

- Tính đa dạng, phong phú của sự phát triển

Phát triển là khuynh hướng của mọi sự vật hiện tượng song mỗi sự vật hiện tượng lại có sự phát triển không giống nhau đồng thời trong quá trình phát triển của mình sự vật còn chịu tác động của sự vật khác của rất nhiều yếu tố và sụ kiện

* Ý nghĩa của sự phts triển

- Là cơ sở lý luận khoa học để định hướng được nhận thức thế giới và cải tạo thế giới

- Quan điểm đòi hỏi phải khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ định kiến với sự phát triển

- Đòi hỏi phải nhận thức được tính quanh co phức tạp của sự vật hiện tượng tức là cần phải có quan điểm lịch sử cụ thể trong nhận thức và giải quyết các vấn đề trong thực tiễn phù hợp với tính phong phú đa dạng phức tạp của nó

Vấn đề 3

III. Quy luật lượng chất và quy luật phủ định của phủ định

* Quy luật lượng chất

-Kn Chất là tổng hợp những thuộc tính khách quan vốn có của sự vật hiện tượng là sự thống nhất hữu cơ các thuộc tinh cấu thành nó, phân biệt nó với cái khác

VD: Fe dẫn điện dẫn nhiệt bị OXH

- Kn Lượng Không nói lên sự vật đó là cái gì mà chỉ nói lên những con số của những thuộc tính cấu thành nó về độ lớn, quy mo, trình độ, tốc độ…

* Nội dung của quy luật  lượng chất

Bất kỳ sự vật hiện tượng nào cũng là một thể thống nhất giữa 2 mặt chất và lượng. Hai mặt đó không tách rời nhau mà tác động lẫn nhau một cách biện chứng

-   Kn Độ Chỉ tính quy định mối liên hệ thống nhất giữa chất và lượng, là khoảng giới hạn mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản chất của sư vật hiện tượng.Vì vậy trong giới hạn của độ sự vật hiện tượng vẫn còn là nó chưa chuyển biến thành sự vật hiện tượng khác.

-    Kn Bước nhảy là sự chuyển hóa tất yếu trong quá trình phát triển của sự vật hiện tượng. Sự thay đổi về chất diễn ra với nhiều hình thức bước nhảy khác nhau được quyết định bởi mâu thuẫn tính chất, và điều kiện của mỗi sự vật. Đó là các bước nhảy : Nhanh và chậm, lớn và nhỏ…Bước nhảy là sự kết thúc một giai đoạn vận động, phát triển ,đồng thời đó cũng là điểm khởi đầu của một giai đoạn mới, là sự gián đoạn trong quá trình vận động, phát triển liên tuch của sự vật.

    Bước  nhảy trong TN khác với bước nhảy trong XH như Miền Bắc có 4 mùa thay đổi mà không cần sự tác động của con người

    Bước nhảy khác nhau về quy mô và hình thức

    Bước nhảy có sự khác nhau về tốc độ và nhịp điệu

-    Kn Điểm mút : Sự vận động. biến đổi của sự vật hiện tượng thường bắt đầu từ sự thay đổi về lượng khi lượng thay đổi đến một giới han nhất định sẽ tất yếu dẫn đến những thay đổi về chất.Giới hạn đó chính là điểm mút.Sự thay đổi về lượng khi đạt tới điểm mút với nhũng điều kiện nhất định tất yếu dẫn đến sự ra đời của chất mới.

* Ý nghĩa của quy luật lượng chất

- Vì bất cứ sự vật nào cũng có phương diện chất và lượng tồn tại trong tính quy định lẫn nhau, tác động và chuyển hóa lẫn nhau do đó trong nhận thức và thực tiễn cần phải coi trọng về phương diện chất và lượng của sự vật tạo nên sự nhận thức toàn diện về sự vật

-Vì những thay đổi về lượng của sự vật co khả năng tấ yếu chuyển hóa thành những thay đổi về chất của sự vật và ngược lại do đó trong hoạt động nhận thức và thực tiễn tùy theo mục đích cụ thể cần từng bước tích lũy ve lượng để làm thay đổi về chất của sự vât

- Vì sự thay đổi  về lượng chỉ có thể dẫn tới những biến đổi về chất của sự vật với điều kiện lượng phải được tích lũy tới giới hạn điểm mút do đó trong công tác thực tiễn cần phải khác phục khuynh hướng tư tưởng nôn nóng tả khuynh

- Vì bước nhảy của sự vật hết sức đa dạng, phong phú do vậy trong nhận thức và thực tiễn cần phải có sự vận dụng linh hoạt các hình thức của bước nhảy cho phù hợp với từng ddiieuf kiện tùng lỉnh vực cụ thể

* Quy luật phủ định của phủ định

KN: Phủ định : Một dạng vật chất nào đó xuất hiện rồi mất đi được thay thế bằng một dạng vật chất khác thay thế hình thái tồn tại ày bằng hình thái tồn tại khác của cùng một sự vật trong quá tình vận động phát triển. Sự thay thế đó gọi là phủ định

- KN: Phủ định biên chứng mọi quá trình vận động và phát triển trongcacs lĩnh vực TN,XH hay tư duy đều diễn ra thông qua những sự phủ định,những sự phủ định tạo ra điều kiện,tiền đề cho sự phát triển của sự vật được gọi là sự phủ định biện chứng.

 -phủ định biện chứng có tinh khách quan vì nguyên nhân củ sự phủ định nằm trong chính bản than sự vật,hiện tượng;nó là kết quả của quá trình đấu tranh giải quyết mâu thuẩn tấ yếu, bên trong bản than sự vật ;tạo khả năng ra đời của cái mới ,thay thế cái cũ,nhờ đó tạo nên xu hướng phát triển của chính bản than sự vật.Vì thê phủ định biện chứng cũng chính là sự tự thân phủ định.

*Nội dung của định luật:

 -Tính chu kì của các quá trình phát triển:

 +Diễn ra theo hình thức xoáy ốc, đó cũng là tính chất phủ định của phủ định.

 +Mỗi chu kỳ phát triển của sự vật thường trải qua hai lần phủ định cơ bản với ba hình thái tồn tại của nó,trong đó hình thái cuối mỗi chu kỳ lặp lại những đặc trưng cơ bản của hình thái ban đầu của chu kỳ đó nhưng trên cơ sở cao hơn về trình độ phát triển nhờ thừa kế được những nhân tố tích cực và bỏ được những nhân tố tiêu cực qua hai lần phủ định.

- Khuynh hướng phát triển theo đường xoáy ốc thể hiện tính chất biên chứng của sụ phát triển,đó là tính kế thừa ,tính lặp lại và tính tiến lên.Mỗi vòng mới của đường xoáy ốc dường như lặp lại ,nhưng với một trình độ cao hơn.

* Ý nghĩa của quy luật

- Là cơ sở để chúng ta nhận thức một cách đúng đắn về xu hướng vận động phát triển của sự vật hiện tượng quá trình đó không diễn ra theo đường thẳng mà là con đường quanh co phức tạp gồm nhiều giai đoạn nhiều quá trình khác nhau .Khẳng định niềm tin vào xu hướng tất yếu là phát triển tiến lên của cái tiến bộ .

- Theo quy luật phủ định của phủ định trong thế giới khách quan cái mới tất yếu phải ra đời để thay thế cái cũ. Trong tự nhiên cái cái mới ra đời và phát triển theo quy luật khách quan. Trong đời sống xã hội cái mới ra đời trên cơ sở hoạt động có mục đích có ý thức tự giác và sang tạo của con người vì vậy nâng cao ý thức tích cực khắc phục tư tưởng bảo thủ trì trệ để luôn theo đúng quy luật.

- Quan niệm biện chứng về sự phát triển đòi hỏi trong quá trình phủ định cái cũ phải theo nguyên tắc kế thừa có phê phán kế thừa những nhân tố hợp quy luật và loại bỏ những cái tiêu cực

* Liên hệ thực tiễn quy luật phủ định của phủ định

      -  Trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở nước ta luôn có những bước thăng trầm vất vả. Trải qua nhiều lần kháng chiến trường kỳ với các nước mạnh hơn như đế quốc Mỹ Pháp … dân tộc ta đã anh dũng chiến đấu và luôn có một niềm tin vào sự thắng lợi của toàn dân tộc. Cách mạng Việt Nam luôn phát triển theo một xu hướng mới phù hợp với điều kiện đất nước lúc này.Đưa cách mạng Vệt Nam phát triển sang một trang sử mới đủa đất nước đi lên và cả toàn dân tộc đươc giải phóng khỏi áp bức bóc lột.Đồng thời về kinh tế chính trị và văn hóa của đất nước ta cũng đã tạo ra cũng tiền đề như về kinh tế đã ó bước phát triển từ nền kinh tế quan lưu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước. về văn hóa từ đầu theo rất nhiều luồng tư tưởng thậm chí có những tư tưởng đen tối du nhập vào tư tưởng vào con người VN nhưng qua quá trình phát triển vẫn giữ được nét văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc và hướng tới nền văn minh nhân loại.

      - Trong quá trình xây dựng đất nước hiện nay thì nhà nước và Đảng ta cũng đã vận dụng những điều kiện cụ thể nhất có lợi nhất để đưa đất nước hòa nhập vào quá trình phát triển của cả toàn thế giới tạo tiền đề để đất nước phát triển và vươn xa ra thế giới.Như việc Việt Nam gia nhập các tổ chức kinh tế thế giới WTO… đã tạo một tiền đề để đưa nền kinh tế VN phát triển hơn.

Vấn đề 4: Quy luật lực lượng xản xuất phù hợp với quan hệ sản xuất

1,Khái niệm

- Lực lượng sx là toàn bộ các nhân tố v/c kỹ thuật của qt sx chung tồn tại trong mối quan hệ biện chứng với nhau tạo ra sức sx làm cải biến các đối tượng v/c tr qt sx. Tức là tạo ra năng lực thực tiễn làm biến đổi các đối tượng v/c của giới tự nhiên theo nhu cầu mục đích nhất định của con người và XH.

- LLSX được cấu thành bởi hai yếu tố: người lđ ,TLSX : trước hết là TL lao động ( cộng cụ lao động, phương thức lao động), đối tượng lao động ( có sẵn. không có sẵn). LLSX biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên. trình độ lực lượng sản xuất thể hiện trình độ trinh phục tự nhiên của cong người trong một giai đoạn lịch sử nhất định. ngoài CCLĐ trong tư liệu sản xuất còn đối tượng lao động. phượng tiện sản xuất( đường xá , cầu cống, xe cộ, bến cảng...)là yếu tố quan trọng của LLSX

- Quan hệ sx là mối quan hệ giữa người với người tr sản xuất vật chất, thể hiện ở quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất, quan hệ trong tổ chức quản lí và trao đổi hoạt động với nhau và quan hệ phân phối sản  phẩm.. trong quan hệ sản xuất quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất giữ vị trí quy định các quan hệ khác 

2,Mối quan hệ giữa LLSX và quan hệ sx

- LLSX quyết định quan hệ sx: Trong mỗi phương thức sản xuất thì hai mặt lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất gắn bó hữu cơ với nhau, trong đó lực lượng  sản xuất là nội dung vật chất, kĩ thuật và quan hệ sản xuất là hình thức xã hội cảu phương thức sản xuất. do đó mối quan hệ giữa LLSX và QHSX là mối liên hệ nội dung - hình thức trong đó nội dung quyết định hình thức và hình thức tác động lại nội dung:

     + LLSX  như thế nào về tính chất và trình độ thì nó đòi hỏi QHSX phải như thế ấy đẻ đảm bảo sự phù hợp. chẳng hạn trình độ của LLSX thể hiện ở CC thô sơ, tính chất là cá nhân thì quan hệ sản xuất cá thể là phù hợp, nếu thiết lập quan hệ sản xuất tập thể thì không phù hợp, sẽ kìm hãm, thậm trí phá vỡ LLSX. do đó quan hệ này là một chiều, không có chiều ngược lại.

      + khi LLSX đã thay đổi về tính chất và trình độ thì quan hệ sản xuất cũng phải thay đổi theo để phù hợp. Trong quá trình sản xuất, sự phát triển của LLSX là khách quan do con người luôn luôn muốn cải tiến công cụ, cải tiến phương pháp tích lũy sáng kiến và kinh nghiệm...khi LLSX phát triển đến mức độ nhất định, làm cho quan hệ sản xuất cũ không còn phù hợp nữa nó sẽ cản trở LLSX phát triển

      + Khi LLSX cũ mất đi, LLSX mới ra đời nthif quan hệ sản xuất cũ cũng phải mất đi và quan hệ sản xuất mới phải ra đời đẻ đảm bảo sự phù hợp. LLSX vận động, phát triển đén một trình độ nhất định sẽ mâu thuẫn vời QHSX; mâu thuẫn này ngày càng gay gắt đọi hỏi khách quan phải phá vỡ quan hệ sản xuất cũ, thiết lập quan hệ sản xuất mới đẻ mở đường cho LLSX phát triển. 

hình thức là cái chịu quyết định. ND thay đổi trc hình thức thay đổi theo cho phù hợp với ND.

- QHSX tác động ngược trở lại với LLSX:

     + Nguyên tắc của sự tác động trở lại là: nếu QHSX phù hợp với tính chất và trình độ của LLSX thì nó thúc đẩy LLSX phát triển, ngược lại nếu QHSX không phù hợp thì nó kìm hãm, thậm trí phá vỡ LLSX. Do đó không chấp nhận mối quan hệ bảo thủ, lạc hậu và cả mối quan hệ sản xuất vượt trước tiên tiến so vời LLSX

  + vậy quan niện như thế nào là phù hợp? một QHSX gọi là phù hợp với tính chất và trình độ của LLSX khi nó tạo ra những tiền đề, những điều kiện cho các yếu tố của LLSX ( người lao động, công cụ lao động và đối tượng  lao động ) kết hợp với nhau một cách hài hòa để cho sản xuất diễn ra bình thường và đưa lại năng suất lao động cao. chẳng hạn, phải thiết lập một quan hệ sản xuất sao cho: nơi nào có đối tượng lao động thì ở đó phải có người lao động, công cụ lao động phải tương ứng với trình độ kỹ năng của người lao động... thì quan hệ sản xuất ấy mới được coi là phù hợp với quan hệ lao động.

  + sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với LLSX không phải chỏ thực hiện một lần là xong xuôi mà phải là một quá trình, một " cân bằng động". Nghĩa là một sự phù hợp cụ thể nào đó giữa QHSX và LLSX luôn luôn bị phá vỡ để thay thế bằng một sự phù hợp khác cao hơn. Cho nên quy luật này đòi hỏi tính năng động cao của yếu tố chủ quan, để chủ động điều chỉnh quan hệ sản xuất luôn luôn  phù hợp với sự diễn biến nhanh chóng của LLSX.

   Khi phù hợp cũng như không phù hợp với LLSX quan hệ sx luôn có tính độc lập tương đối với LLSX. Điều đó thể hiện trong sự tác động trở lại của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất, nó quy định mục đích xã hội của sx , xu hướng phát triển của quan hệ lợi ích , từ đó hình thành những yếu tố hoặc thúc đẩy, hoặc kìm hãm sự phát triển của llsx.

+ Nếu QHSX phù hợp với trình độ của LLSX thì sẽ thúc đẩy LLSX phát triển.

+ Nếu QHSX không phù hợp sẽ kìm hãm sự phát triển của LLSX.

 Sự không phù hợp này diễn ra theo hai hương

Thứ nhất : QHSX vượt quá trình độ LLSX

Thứ hai: QHSX lạc hậu hơn trình độ LLSX

* Vận dụng thực tiễn

            Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, VII và VIII của Đảng ta chủ chương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần là đúng đắn, dựa trên quan hệ biện chứng giữa llsx và qhsx. Đường lối đó xuất phát từ trình độ tính chất của lực lượng sx ở nước ta vừa thấp vừa không đồng đều nên không thể nóng vội và nhất loạt xây dựng qhsx XHCN dựa trên cở sở chế độ công hữu về tư liệu sx như trước kia, làm như vậy là đẩy qhsx đi quá cao so với trình độ của của lực lượng sx. Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN với nhiều thành phần kinh tế: kinh tế nhà nước,tư bản tập thể, cá thể có vốn đầu tư nước ngoài. Trong đó thành phân kinh tề nhà nước giữ vai trò chủ đạo cùng với kinh tế tập thể nền tảng của nền kinh tế quốc dân. Đảng đã và đang khơi dậy tiềm năng của sx, khơi dậy năng lực sáng tạo, chủ động của các chủ thể lao động trong sx, kinh doanh, thúc đẩy sx phát triển.

            Đảng ta xác định nd cơ bản của đường lối đổi mới về kinh tế là phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước XHCN. Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần tự nó chứa đựng nhiều mâu thuẫn. Có những thành phần kinh tế, vì lợ ích của mình có thể hoạt động theo hướng TBCN. Thành phần kinh tế nhà nước và kinh tế hợp tác xã làm nền tảng của nền kinh tế nước ta nhưng hiện nay còn chư hoàn toàn thích nghi với cơ chế thị trường, làm ăn còn kém hiệu quả, nên đang diễn ra cuộc đấu tranh " định hướng gay gắt". Vì vậy để thực hiện được sự định hướng XHCN trong điều kiện nền kinh tế nhiều thành phần thì việc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của nhà nước giữ vai trò quyết định.

Vấn đề 5: KN và kết cấu của cơ sở hạ tầng và kiến trúc tượng tầng. Quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. Đặc điểm của cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng tr thời kỳ quá độ nên CNXH ở nc ta hiện nay.

1, KN cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng  tầng:

* KN và kết cấu của cơ sở hạ tầng:

 - Cơ sở hạ tầng là toàn bộ các QHSX hợp thành 1 cơ cấu kinh tế của một hình thái kinh tế - xã hội nhất định bao gồm quan hệ sản xuất thống trị, quan hệ sản xuất tàn dư của hình thái kinh tế - xã hội trước và quan hệ sản xuất mầm mống của hình thái kinh tế - xã hội tương lai.           

- Kết cấu của cơ sở hạ tầng gồm 3 yếu tố:

+ QHSX thống trị.

+  QHSX tàn dư của XH cũ

+ QHSX mầm mống của XH tương lai

Trong ba loại quan hệ sản xuất đó thì QHSX thống trị là chủ đạo và chi phối các quan hệ sản xuất khác và làm nên đặc trưng của một loại cơ sở hạ tầng nào đó.Trong XH có đối kháng giai cấp thì cơ sở hạ tầng cũng có tính đối kháng.

* KN và kết cấu của kiến trúc thượng tầng.

            - Kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những quan điểm, tư tưởng về chính trị, pháp quyền dạo đức  và những thiết chế tương ứng nhà nước, đảng phái giáo hội các tổ chức quần chúng... được hình thành trên một cơ sở hạ tầng nhất định và phản ánh cơ sở hạ tầng đó

- Kết cấu của kiến trúc thượng tầng gồm 2 bộ phận:

+ Các quan điểm : ctrị pháp quyền tôn giáo đạo đức nghệ thuật

+ Các thiết chêt: Chính Đảng, Nhà Nước, Giáo hội,…

Trong các bộ phận của kiến trúc thượng tầng thì nhà nước là bộ phận có quyền lực mạnh nhất, nhờ nó mà giai cấp thống trị có thể áp đặt tư tưởng thống trị caut giai cấp mình cho giai cấp khác và toàn xã hội. Trong đó xã hội có đối k ahngs thì kiến trức thượng tầng cũng có tính chất đối kháng và phản ánh tính chất đối kháng của cơ sở hạ tầng.

2, Mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng:

- Cơ sở hạ tầng quyết định KTTT:

+ CCHT như thế nào thì KTTT dựng trên nó phải như thế ấy để đảm bảo sự tương ứng. Nghĩa là CSHT nào thì KTTT ấy: Quan hệ sản xuất nào thống trị thì tạo một kiến trúc thượng tầng chính trị tương ứng giai cấp nào thống trị về kinh tê thì tư tưởng của nó cũng thống trị: mẫu thuẫn trong  lĩnh vực kinh tế quyết định mâu thuẫn trong lĩnh vực tư tưởng. Chẳng hạn nếu quan hệ sản xuất là phong kiến thì thì toàn bộ kiến trúc thượng tầng từ hệ tư tưởng chính trị, pháp quyền, đạo đức triết học đến các thiết chế xã hội đều của giai cấp phong kiến, phản ánh và bảo vệ lợi ích cảu giai cấp phong kiến.

+ khi CSHT biến đổi thì nó đòi hỏi KTTT cũng phải biển đổi theo để đảm bảo sự tương ứng. Nghĩa là những biến đổi trong CSHT sớm muộn cũng dẫn tới sự biến ddoooir trong kiến trúc thượng tầng. Chẳng hạn khi CSHT của chủ nghĩa tư bản ký tự do cạnh trnah chuyển sang chủ nghĩa tư bản lũng đoạn thì KTTT của chủ nghĩa tư bản cũng biến đổi theo : Nhà nc dan chủ tư sản chuyển thành nhà nc độc quyền: các quan điểm chính trị , triết học, đạo đức, nghệ thuật... có xu hướng phản tiến bộ.

+ Khi CSHT cũ mất đi, CSHT mới ra đời " sớm muộn" KTTT cũ mất đi và KTTT mới cũng ra đời theo đẻ đảm bảo sự tương ứng. Sở dĩ có sự " sớm, muộn" trong sự mất đi hay sự ra đời của KTTT so với cơ sở hạ tầng là vì kiến trúc thượng tầng là lĩnh vực ý thức XH nó có tính độc lập tương đối và có tính phức tạp của quá trình mất đi hay nẩy sinh. Chẳng hạn khi một CSHT nào đó nào mất đi nhưng các bộ phận của KTTT mất theo không đồng đều, có bộ phận tồn tại dai dẳng, thậm chí có những bộ phận được giai cấp thống trị mới sủ sụng.

- Kiến trúc thượng tầng tác động lại cơ sở hạ tầng: KTTT nảy sinh trên cơ sở hạ tầng, do CSHT quyết định, nhưng sao khi ra đời, do có tính độc lập tương đối nên có sự tác động trở lại cơ sở hạ tầng sinh ra nó.

+ Trong tình huống nào thì KTTT cũng ra sức bảo vệ CSHT đã sinh ra nó, kể cả CSHT tiến bộ và cả khi CSHT đã phản tiến bộ, cản trở sự phát triển của LLSX. Do đó một KTTT được xem là tiên tiến khi nó bảo vệ cho một CSHT tiến bộ và ngược lại nó sẽ là KTTT bảo thủ, phản khoa học, thậm trí phản động khi nó bảo vệ cho một CSHT gây cản trở cho sự phát triển sản xuất của xã hội.

+ Nếu là kiến trúc thượng tầng tiên tiến thì nó tác động cùng chiều với sự vận động của những quy luật kinh tế khách quan; trong trường hợp này nó sẽ thúc đẩy CSHT phát triển. Ngược lại nếu KTTT bảo thủ, lạc hậu nó sẽ tác động ngược lại với sự vận động của quy luật kinh tế khách qua, khi ddosnos kìm hãm sự phát triển của CSHT. tuy nhiên sự kìm hãm đố chỉ là nhất thời, sớm muộn cũng sẽ bị cái tất yếu đánh đổ thay thế bằng một KTTT mới Phù hợp với CSHT.

3, Liên hệ với thực tiễn nước ta.

            Cơ sở hạ tầng kinh tế nước ta hiện nay là kết cấu kinh tế đa thành phần, trong đó có thành phần kinh tế nhà nước, kinh tết hợp tác và nhiều thành phần kinh tế khác. Tính chất đan xen quá độ về kết cấu của cơ sở kinh tế vừa làm cho nền kinh tế sống động, phong phú, vừa mang tính phức tạp trong quá trình thực hiện định hướng XHCN. Đây là một kết cấu kinh tế năng động phong phú . Nó đặt ra một nhu cầu khách quan là kiến trúc thượng tầng cũng phải được đổi mới để đáp ứng với những đòi hỏi của cơ sở kinh tế. Không phải đa thành phần kinh tế thì nhất thiết phải đa dạng đa nguyên chính trị, nhưng nhất thiết kiến truc thượng tầng phải được đổi mới theo hướng: Đổi mới tổ chức, đổi mới phong cach lãnh đạo , đổi mới can bộ, đa dạng hóa các tổ chức, hiệp hội, đoàn thể, mở rộng dân chủ...nhằm quy tụ sức mạnh của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng CS. Và như vậy chỉ cần một đảng  là Đảng cộng sản lãnh đạo vẫn thực hiện được mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xh công bằng, dân chủ, văn minh. 

             Sự nghiệp đổi mới theo định hướng XHCN phải kiên định quan điểm có tính nguyên tắc: giữi vững mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với CNXH lấy CN Mác – Lênin và tư tưởng HCM làm nền tảng tư tưởng “ kim chỉ nam cho hành động”

            Phải kết hợp với đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị lấy đổi mới king tế làm trung tâm đồng thời từng bước đổi mới chính trị.

            Đổi mới và phát triển kinh tế dựa trên sự phát triển mạnh mẽ của KH công nghệ giáo dục đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài gắn liền với xây dựng nền văn hóa đạm đà bản sắc dân tộc góp phần làm cho đời sống tinh thần lành mạnh phong phú và mục tiêu dân giàu nước mạnh XH công băng dân chủ văn minh.

Vấn đề 6: Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội

1, KN : Đời sống xã hội gồm hai lĩnh vực là đời sống vật chất và đời sống tinh thần, trong đó đời sống vật chất là tồn tại xã hội, đời sống tinh thần là ý thức xã hội.vì vậy:

- Tồn tại xã hội là toàn bộ những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội bao gồm điều kiệm địa lí tự nhiên: dân số, mật độ dân số và phương thức sản xuất trong đó phương thức sản xuất có vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của tồn tại xã hội:

- ý thức xã hội là toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội, là kết quả của sự phản ánh cảu ý thức con người với một tồn tại xã hội nhất định.cho nên không thể tìm nguồn gốc hoặc giải thích một hiện tượng của ý thức xã hội từ bản thân ý thức xã hội mà là từ tồn tại xã hội. chẳng hạn sự đối lập về ý thức giai cấp là do sự đối lập về lợi ích kinh tế sinh ra.

+Ý thức xã hội gồm hai cấp độ khác nhau là tâm lí xã hội và hệ tư tưởng: tâm lí xã hội là cac hiệm tượng ý thưc như tình cảm, tâm trạng , thói quen, ước muốm động cơ thái độ và  những xu hướng tâm lí của các nhóm người khác nhau được hình thành một cách tự phát trên cơ sở những điều kiện sinh sống hàng ngày của con người. VD những tình cảm yêu ghét; các trạng thái tâm lý vui mừng, bực bội những thói quen lâu đời... mà nguồn gốc không hay do diều kiện sinh hoạt vật chất lúc đó sinh ra

Hệ tư tưởng là những quan điểm tư tưởng, những học thuyết lí thuyết về kinh tế, chính trị, pháp quyền đạo đức tôn giáo khoa học nghệ thuật...phản ánh và bảo vệ lợi ích của một giai cấp nhất định trong xã hội, Hệ tư tưởng không hình thành một cách tự phát mà  nó được tạo ra một cahs tự giác thông qua những trí thức có trình độ cao có khả năng tổng kết thực tiễn và kinh nghiệm để khái quát thành lí luận, hệ thống hóa các học thuyế. VD như học thuyết Mác- Lenin là hệ tư tưởng của giai cấp vô sản hiện đại do C.Mác, F.Ăng-ghen Và VI>Leenin sáng tạo nên

2, Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội.

            -Trong mối quan hệ biện chứng giữ tồn tại xã hội và ý thức xã hội thì tồn tại xã hội giữ vai trò quyết định, còn ý thức XH là cái phản ánh ttxh. tông tại xh quyết định ý thức xã hội vì:

            + nhìn chung tồn tại xã hội nào thì ý thức xh ấy.

            + TTXH thay đổi thì sớm muộn YTXH cũng thay đổi theo.

            + TTXH quyết định nội dung, bản chât, xu hướng vận động, phát triển của YTXH

            + TTXH còn phân chia giai cấp thì YTXH mang tính giai cấp.

            - Sự phản ánh của YTXH chủ yếu là phản ánh cái logic khách quan của ttxh.

3, Tính độc lập tương đối của ý thức XH .

            - Ý thức xã hội ra đời từ tồn tại xã hội, nhưng sau khi ra đời nó lại có đời sống riêng, quy luật vận động riêng, do đó, nó có tính độc lập. Nhưng tính độc lập của ý thức xh vẫn bị tồn tại xã hội chi phối, vì vậy sự độc lập của ý thức xh chỉ là tương đối.

            - Tính độc lập tương đối của ý thức xh biểu hiện ở những đặc điểm phản ánh của nó với tồn tại xã hội.

+ Một là: Ý thức xã hội thường lạc hậu, bảo thử hơn so với tồn tại xã hôi. nghĩa là khi một tồn tại xã hội nào đó đã bị xóa bỏ nhưng ý thức xã hội phản ánh nó chưa mất theo ngay mà nó còn tồn tại một thời gian, thậm trí còn có những bộ phận ý thức tồn tại khá lâu dài. chẳng hạn ở nc ta hiện nay xã hội phong kiến đã bị xóa bỏ từ lâu  nhưng ý thức phong kiến còn tồn tại khá nhiều trong cán bộ, đảng viên và nhân dân ta. đoa là tư tưởng trọng nam kinh nữ, gia trưởng bè cánh không muốn sử dụng người trẻ tuổi...

+ Hai là: một bộ phận ý thức xã hội lại có khả năng vượt trước tồn tại xã hội để dự báo một tương lai.đó là bộ phận ý thức tiên tiến, khoa học phản ánh đúng đắn những quy luật phát triển của xã hội và nguyện vọng lợi ích chính đáng cảu dông đảo quần chúng nhân dân. chẳng hạn chủ nghĩa Mác là hệ tư tưởng của giai cấp công nhân ra đời cách đây hàng trăm năm nhưng nó đã dự báo một xã hội tương lai, xã hội cộng sản xã hội chủ nghĩa

+ Ba là: ý thức xa hội kế thừa những tinh hoa và những giá trị tinh thần cao đẹp của truyền thống dân tộc và nhân loại đẻ làm phong phú thêm đời sống tinh thần của con người hiện đại. sự kế thừa này nhìn chung có tính chất chọn lọc và biến cải đẻ phù hợp với dân tộc và thời đại. chẳng hạn tư tưởng HCM kê thừa quan điểm "trung", " hiếu" của nho giáo nhưng trên tinh thần mới " trung với nước hiếu với dân"

   do ý thức XH có tính độc lập tương đối nên nó thường phản ánh tồn tại xã hội một cách chủ động sáng tạo, tự giác và tác động trở lại tồn tại xã hội theo khuynh hướng:

+ nếu tính chất xã hội có tính chất bảo thủ lạc hậu nó thường tác động theo hướng cản trở, thậm trí phá hoại sự phát triển xã hội chẳng hạn những tàn dư của tư tưởng phong kiến đang cản trở nặng nề đến tiến trình đổi mới đất nước ta hiện nay hoặc những tư tưởng phản động thông qua các ấn phẩm văn hóa đồ trụy lén lút xâm nhập vào nước ta đang ngấm ngầm phá hoại phong tục những chuẩn mực giá trị văn hóa tốt đẹp của nước ta.

+ nếu ý thức xã hội có ý thức tiến bộ , khoa học nó thường tác động theo hướng thúc đẩy xã hội phát triển

   Ý thức xã hội sẽ mất dần sức mạnh của nó nuế không được phát triểm theo năm tháng. song nhờ kế thừa cả chiều dọc(truyền thống) chiều ngang ( thời đại) ý thức xã hội luôn luôn tự bồi bổ tự làm phong phú bằng tất cả những giá trị tốt đẹp của dân tộc và thời đại: từ nguyên lý về tính kế thừa của ý thức xã hội có thể rút ra ý nghĩa thực tiễn là: cần phê phan triệt đẻ những quan điểm tư tưởng sai nhầm như: phủ nhận lịch sử, quay lưng lại quá khứ, khước từ " mở của" hoặc " nhập siêu thời đại" một cách ồ ạt không có sự chọn lọc...

Vấn đề 7 Hàng hóa (Hàng hóa và thuộc tính của hàng hóa. Tc 2 mặt của lđsx hàng hóa. Phân biệt lđxh-lđ tư nhân, lđ giản đơn-lđ phức tạp?

Trả lời:

Hàng hóa: là sp của lđ, nó có thể thỏa mãn những nhu cầu nhất định nào đó của con người thông qua trao đổi mua bán.

1.      Hai thuộc tính của hàng hóa.

**Gía trị sdụng: Với tư cách là giá trị sử dụng hàng hóa trước hết là 1 vật nhờ có những thuộc tính của nó mà thỏa mãn được 1 loại nhu cầu nào đó của con người không kể nhu cầu đó được thỏa mãn 1 cách trực tiếp, nếu vật ấy là 1 tư liệu sinh hoạt,hay gián tiếp, nếu vật ấy là một tư liệu sản xuất.

Mác chỉ rõ: ‘là những giá trị sử dụng,các hàng hóa khác nhau trước hết về chất” giá trị sử dụng của cơm để ăn, của áo để mặc, của máy móc thiết bị, nguyên nhiên liệu để sản xuất. Và ngay mỗi 1 vật cũng có thể có nhiều thuộc tính tự nhiên khác nhau do đó nó có nhiều giá trị sử dụng hay công dụng khác nhau,(gạo có thể dùng để nấu cơm, nhueng gạo cũng có thể làm nguyên liệu trong ngành rượu bia hay chế biến cồn y tế

Giá trị sử dụng của 1 vật không phải ngay 1 lúc đã phát hiện ra được hết, mà nó được phát hiện dần dần trong quá trình phát triển của khoa học kỹ thuật

Giá trị sử dụng hay công dụng của hàng hóa là do thuộc tính tự nhiên của vật thể hàng hóa quyết định với ý nghĩa như vậy giá trị sử dụng là 1 phạm trù vĩnh viễn

Giá trị sử dụng chỉ thể hiện khi con người sử dụng hay tiêu dùng, nó là nội dung vật chất của cải, không kể hình thức xã hội của của cải đó như thế nào. Mác chỉ rõ chỉ có trong việc sử dụng hay tiêu dùng thì giá trị sử dụng mới được thể hiện.

Một vật muốn trở thành hàng hóa thì giá trị sử dụng của nó phải là vật được sản xuất để bán để trao đổi cũng có nghĩa là vật đó phải có giá trị trao đổi, trong kinh tế hàng hóa giá trị sử dụng là cái mang giá trị trao đổi.

** Giá trị hàng hóa:

Gía trị hàng hóa: là qh về số lượng, là tỷ lệ trao đổi giữa những hàng hóa có giá trị sd khác nhau.

     Vd: 1m vải = 5 kg thóc.

Tại sao vải và thóc là 2 hàng hóa có giá trị sử dụng khác nhau lại có thể trao đổi được với nhau hơn nữa chúng lại trao đổi với nhau theo 1 tỉ lệ nhất định

Nếu gạt giá trị sử dụng của hàng hóa ra 1 bên thì vật thể hàng hóa chỉ có 1 thuộc tính, cụ thể là chúng là 1 thuộc tính của lao động. Nếu bóc vỏ giá trị sử dụng cũng như tính hữu ích của lao động ra gạt bỏ cái vẻ bề ngoài tùy tiện ngẫu nhiên của giá trị trao đổi thì ta thấy tất cả các hàng hóa đều giống nhau hoàn toàn, đều có 1 thực tế xh như nhau đều là những vật kết tinh đồng nhất đó là sức lao động của con người được tích lũy lại. Nhờ có cơ sở chung đó mà chúng có thể trao đổi đc với nhau. Vậy giá trị hàng hóa là lao động xh của con người sản xuất kết tinh trong hàng hóa , còn giá trị trao đổi chẳng qua chỉ là hình thái biểu hiện của giá trị hàng hóa.

Nhưng cũng cần nhận thấy hao phí lao động của con người kết tinh trong sản phẩm không phải lúc nào cũng là giá trị. Trong các xh mà người ta sử dụng sức lao động làm ra sản phẩm để tự tiêu dùng cho bản thân và gia đình mình thì sự hao phí lao động đó không có hình thái giá trị. Chỉ trong những xh mà người ta làm ra sản phẩm để trao đổi thì hao phí lao động đó mới mang tính hình thái giá trị. Do đó giá trị là 1 hình thái mang tính lịch sử.

=> Thuộc tính đầu tiên của hàng hóa là giá trị sử dụng, thuộc tính xh của hàng hóa là hao phí lao động kết tinh trong nó và là giá trị bất kể 1 vật nào muốn trở thành hàng hóa đều phải có đủ 2 thuộc tính giá trị sử dụng và giá trị nếu thiếu 1 trong 2 thuộc tính đó thì sản phẩm không phải là hàng hóa.

2. Mối quan hệ của 2 thuộc tính của hàng hóa:

Giữa 2 thuộc tính của hàng hóa luôn có mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau. Trong đó giá trị là ndung là giá trị của trao đỏi còn giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện của giá trị ra bên ngoài. Khi trao đổi sản phẩm cho nhau những người sản xuất ngầm so sánh lao động ẩn dấu trong hàng hóa với nhau. Thực chất của trao đổi là người ta trao đổi lượng lao động hao phí của mình chứa đựng trong các hàng hóa. vì vậy giá trị là biểu hiện quan hệ giữa những người sản xuất hàng hóa . Giá trị là 1 phạm trù lịch sử gằn liền với nền sản xuất hàng hóa, nếu giá trị sử dụng là thuộc tính tự nhiên thì xh là thuộc tính của hàng hóa

Hàng hóa là sự thống nhất của 2 thuộc tính giá trị sử dụng và giá trị nhưng đây là sự thống nhất của 2 mặt đối lập

Sự đối lập mâu thuẫn giữa giá trị sử dụng và giá trị thể hiện ở chỗ người làm ra hàng hóa đem bán chỉ quan tâm đến giá trị hàng hóa do mình làm ra nếu họ có chú ý đến giá trị sử dụng cũng là để có đc giá trị. Ngược lại người mua hàng hóa chỉ cú ý đến giá trị sử dụng của hàng hóa nhưng muốn tiêu dùng giá trị sử dụng đó người mua phải trả giá trị của nó cho người bán. Nghĩa là qua trình thực hiện giá trị tách rời quá trình thực hiện giá trị sử dụng: giá trị đc thực hiện trước, sau đó giá trị sử dụng mới đc thực hiện

Vấn đề 8: Sự chuyển hóa tiền thành tư bản.

a. Công thức chung của tư bản

    Tiền là sản vật cuối cùng của lưu thông hàng hóa, đồng thời cũng là hình thức biểu hiện đầu tiên của tư bản. Mọi tư bản lúc đầu đều biểu hiện dưới hình thái một số tiền nhất định. Nhưng bản thân tiền không phải là tư bản. Tiền chỉ biến thành tư bản trong những điều kiện nhất định, khi chúng được sử dụng để bóc lột lao động của người khác.

     Sự vận động của đồng tiền thông thường và đồng tiền là tư bản có sự khác nhau hết sức cơ bản.

     Trong lưu thông hàng hóa đơn giản thì tiền được coi là tiền thông thường, vận động theo công thức: H - T - H  (hàng – tiền – hàng), nghĩa là sự chuyển hóa của hàng hóa thành tiền, rồi tiền lại chuyển hóa thành hàng hóa. Ở đây tiền tệ không phải là tư bản, mà chỉ là tiền tệ thông thường với đúng nghĩa của nó. Người sản xuất hàng hóa bán hàng hóa của mình lấy tiền tệ, rồi lại dùng tiền tệ đó để mua một hàng hóa khác phục vụ cho những nhu cầu tiêu dùng nhất định của mình.

      Còn tiền được coi là tư bản, thì vận động theo công thức: T - H – T ( tiền – hàng – tiền), tức là sự chuyển hóa của tiền thành hàng hóa, rồi hàng hóa lại chuyển hóa ngược lại thành tiền.

       So sánh công thức lưu thông hàng hóa giản đơn H - T – H và công thức lưu thông của tư bản T – H – T , chúng ta thấy chúng có những điểm giống nhau:

      - Cả hai sự vận động, đều do hai giai đoạn đối lập nhau là mua và bán hợp thành, trong mỗi giai đoạn đều có hai nhân tố vật chất đối diện nhau là tiền và hàng, và hai người có quan hệ kinh tế với nhau là người mua và người bán.

        Nhưng đó chỉ là những điểm giống nhau về hình thức. Giũa hai công thức đó còn có những điểm  khác nhau về chất.

       - Lưu thông hàng hóa giản đơn bắt đầu bằng việc bán (H – T)và kết thúc bằng việc mua (T – H). Điểm xuất phát và điểm kết thúc của quá trinh đều là hàng hóa, còn tiền chỉ đóng vai trò trung gian. Ngược lại, lưu thông của tư bản bắt đầu bằng việc mua (T – H) và kết thúc bằng việc bán (H – T). Tiền vừa là điểm xuất phát, vừa là điểm kết thúc của quá trình, còn hàng hóa chỉ đóng vai trò trung gian; tiền ở đây không phải là chi ra dứt khoát mà chỉ là ứng ra rồi thu về.

   - Mục đích của lưu thông hàng giản đơn là giá trị sử dụng để thỏa mãn nhu cầu, nên

các hàng hóa trao đổi phải có giá trị sử dụng khác nhau. Sự vận động sẽ kết thúc ở giai đoạn thứ hai, khi những người trao đổi có được giá trị sử dụng mà người đó cần đến. Còn mục đích của lưu thông tư bản không phải là giá trị sử dụng, mà là giá trị, hơn nữa là giá trị tăng thêm. vì vậy, nếu số tiền thu về bằng số tiền ứng ra, thì quá trình vận động trở nên vô nghĩa. Do đó, số tiền thu về phải lớn hơn số tiền ứng ra,  nên công thức vận động đầy đủ của tư bản là T-H-T’, Trong đó T’ = T + T. Số tiền trội hơn so với số tiền đã ứng ra (T), Các Mác gọi là giá trị thặng dư. Số tiền ứng ra ban đầu đã chuyển hóa thành tư bản.

      Vậy, tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư. Mục đích lưu thông tư bản là sự lớn lên của giá trị, là giá trị thặng dư, nên sự vận động của tư bản là không giới hạn, vì sự lớn lên của giá trị là không giới hạn.

       Các Mác gọi công thức T – H – T’ là công thức chung của tư bản, vì sự vận động của mọi tư bản đều biểu hiện trông lưu thông dưới dạng khái quát đó, dù đó là tư bản thương nghiệp, tư bản công nghiệp hay tư bản cho vay. Điều này rất dễ dàng nhận thấy  trong thực tiễn, bởi vì hình thức vận động cua tư bản của thương nghiệp là mua vào để bán ra đắt hơn, rất thích hợp với công thức trên.

b. Hàng hóa sức lao động.

    Sự biến đổi giá trị của số tiền cần phải chuyển hóa thành tư bản không thể xảy ra trong bản thân số tiền ấy, mà chỉ có thể xảy ra từ hàng hóa được mua vào ( T – H). Hàng hóa đó không thể là một hàng hóa thông thường, mà phải là một hàng hóa đặc biệt, mà giá trị sử dụng của nó có đặc tính là nguồn gốc sinh ra giá trị. Thứ hàng hóa đó là sức lao động  mà nhà tư bản đã tìm  thấy trên thị trường.

     * Sức lao động và điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa.

Khái niệm sức lao động: đó là toàn bộ các thể lực và trí lực ở trong thân thể một con người, trong nhân cách sinh động của con người, thể lực và trí lực mà con người phải làm cho hoạt động để sản xuất ra những vật có ích.

      Trong bất cứ xã hội nào, sức lao động cũng là điều kiện cơ bản của sản xuất. Nhưng không phải trong bất kỳ  điều kiện nào, sức lao động cũng là hàng hóa. Thực tiễn lịch sử cho thấy, sức lao động của người nô lệ không phải là hàng hóa, vì bản thân người nô lệ thuộc sơ hữu của chủ nô, anh ta không có quyền bán sức lao động của mình. Người thợ thủ công tự do tuy được tùy ý sử dụng sức lao động của mình, nhưng sức lao động của anh ta cũng không phải là hàng hóa, vì anh ta có tư liệu sản xuất để làm ra sản phẩm nuôi sống mình, chứ chưa buộc phải bán sức lao động để sống.

       Sức lao động  chỉ có thể trở thành hàng hóa trong những điều kiện lịch sử nhất định sau đây:

       Thứ nhất, người có sức lao động phải được tự do về thân thể, làm chủ được sức lo động của mình và có quyền bán sức lao động của mình như một hàng hóa.

      Thứ hai, người có sức lao động phải bị tước đoạt hết mọi tư liệu sản xuất  và tư liệu sinh hoạt, họ trở thành người “ vô sản”, để tồn tại buộc anh ta phải bán sức lao động của mình để sống.

      Sự tồn tại đồng thời hai điều kiện nói trên tất yếu biến sức lao động thành hàng hóa. Sức lao động thành hàng hóa là điều kiện quyết định để tiền biến thành tư bản. tuy nhiên, để tiền biến thành tư bản thì lưu thông hàng hóa và lưu thông tiền tệ phải phát triển đến một mức độ nhất định.

       Trong các hình thái xã hội trước chủ nghĩa tư bản  chỉ có sản phẩm của lao động mới là hàng hóa. Chỉ đến khi sản xuất hàng hóa phát triển đến một mức độ nhất định nào đó, các hình thái sản xuất xã hội cũ( sản xuất nhỏ, phường hội, phong kiến), bị phá vỡ, thì mới xuất hiện những điều kiện để cho sức lao động trở thành hàng hóa.

Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động:    

  Cũng giống như mọi hàng hóa khác, hàng hóa sức lao động cũng có hai thuộc tính: giá trị và giá trị sử dụng.

     Giá trị hàng hóa sức lao động: Cũng do thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất sức lao động quyết định. Nhưng sức lao động chỉ tồn tại như năng lực sống của con người, muốn tái sản xuất ra năng lực đó người công nhân phải tiêu dùng một lượng tư liệu sinh hoạt nhất định về ăn, mặc …Ngoài ra người lao động còn phải thỏa mãn những nhu cầu của gia đình và con cái anh ta nữa. Chỉ có như vậy thì sức lao động mới được sản xuất và tái sản xuất ra một cách liên tục.

   Là hàng hóa đặc biệt giá trị hàng hóa sức lao động khác với hàng hóa thông thường ở chỗ nó còn bao hàm cả yếu tố tinh thần và lịch sử. Tuy giá trị hàng hóa sức lao động bao hàm yếu tố tinh thần và lịch sử nhưng đối với mỗi một nước nhất định, trong một thời kỳ nhất định thì quy mô những tư liệu sinh hoạt cần thiết cho người lao động là một đại lượng nhất định. Lượng giá trị hàng hóa được hợp thành bởi những bộ phận sau:

   Một là: Giá trị những tư liệu sinh hoạt về vật chất và tinh thần cần thiết để tái sản xuất sức lao động, duy trì đời sống của bản thân người công nhân.

  Hai là: Phí tổn đào tạo người công nhân.

  Ba là: Giá trị những tư liệu sinh hoạt vật chất và tinh thần cần thiết cho con cái người công nhân.

    Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động:

     Hàng hóa sức lao động không chỉ có giá trị mà còn có giá trị sử dụng như bất kỳmột hàng hóa thông thường nào            . Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động, cũng cỉ thể hiện ra trong quá trình tiêu dùng sức lao động , tức là quá trình lao động của người công nhân. Nó khác với hàng hóa thông thường ở chỗ: hàng hóa thông thường sau quá trình tiêu dùng hay sử dụng thì cả giá trị và giá trị sử dụng thì cả giá trị lẫn giá trị sử dụng của nó đều tiêu biến mất theo thời gian.Trái lại quá trình tiêu dùng hàng hóa sức lao động đó lại là quá trình sản xuất ra một loạt hàng hóa nào đó, đồng thời là quá trình tạo ra một giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân hàng hóa sức lao động, phần lớn đó là giá trị thặng dư mà nhà tư bản sẽ chiếm đoạt.

   Như vậy giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động có tính chất đặc biệt, nó là nguồn gốc sinh ra giá trị và là chìa khóa để giải thích mâu thuẫn của công thức chung của tư bản. đồng thời làm cho hàng hóa sức lao động trở thành điều kiện đểtiền tệ chuyển hóa thành tư bản.

c. Quy luật giá trị thặng dư:

   Giá trị thặng dư là một bộ phận của giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân làm thuê tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không.

Theo Mác chế tạo ra giá trị thặng dư đó là quy luật tuyệt đối của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.

Mục đích của sản xuất tư bản chủ nghĩa không phải là giá trị sử dụng mà là sản xuất ra giá trị thặng dư, là nhân giá trị lên. Theo đuổi giá trị thặng dư tối đa là mục đích và động cơ thúc đẩ sự hoạt động của mỗi nhà tư bản,cũng như của toàn bộ xã hội tư bản

Sản xuất giá trị thặng dư tối đa không chỉ phán ánh mục đích của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa mà còn vạch rõ phương tiện, thủ đoạn mà các nhà tư bản sử dụng để đạt được mục đích như tăng cường bóc lột công nhân làm thuê.

   Như vậy sản xuất ra giá trị thặng dư là quy luaatj kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản, là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của chủ nghĩa tư bản. Nội dung của nó là sản xuất ra giá trị thặng dư tối đabằng cách tăng cường bóc lột công nhân làm thuê. Quy luật giá trị thặng dư ra đời và tồn tại cùng với sự ra đời và tồn tại của chủ nghĩa tư bản. Nó quyết định các mặt chủ yếu, các quá trình kinh tế chủ yếu của chủ nghĩa tư bản, nó quyết định các mặt chủ yếu, các quá trình kinh tế chủ yếu của chủ nghĩa tư bản. Nó là động lực vận động, phát triển của chủ nghĩa tư bản đồng thời nó cũng làm cho mọi mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản, đặc biệt là mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản ngày càng sâu sắc, đưa đến sự thay thế tất yếu của chủ nghĩa tư bản bằng một xã hội cao hơn.

Vấn đề 9: Chủ nghĩa TB Độc quyền

a. Nguyên nhân

    Chủ nghĩa tư bản độc quyền xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX, đầu TK XX do những nguyên nhân chủ yếu sau:

 - Sự phát triển của LLSX dưới tác động của tiến bộ khoa học kỹ thuật đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, hình thành các xí nghiệp có quy mô lớn.

 Vào những năm 30 của thế kỷ XIX, những thành tựu khoa học kỹ thuật mới xuất hiện  như: lò luyện kim mới Betsowme, toomat…đã tạo ra sản lượng lớn gang thép với chất lượng cao. Phát hiện ra hóa chất mới như: thuốc nhuộm… máy moc mới ra đời như máy phát điện,…phương tiện vận tải đặc biệt là đường sắt. Những thành tựu KHKT này một mặt làm xuất hiện những ngành sản xuất mới mặt khác làm tăng năng suất lao động, thúc đẩy sản xuất phát triển hơn.

- Trong điều kiện phát triển của KHKT, sự tác động của các quy luật kinh tế của chủ nghĩa tư bản như quy luật giá trị thặng dư, tích lũy… ngày càng mạnh mẽ, làm biến đổi cơ cấu kinh tế của xã hội tư bản theo hướng tập trung sản xuất quy mô lớn.

 - Cạnh tranh khốc liệt buộc các nhà tư bản phải tích cực cải tiến kỹ thuật, tăng quy mô tích lũy để thắng thế trong cạnh tranh.Đồng thời cạnh tranh gay gắt làm cho các nhà tư bản vừa và nhỏ bị phá sản, còn các nhà tư bản lớn phát tài, làm giàu với số tư bản tập trung và quy mô xs nghiệp ngày càng to lớn.

 - Cuộc khủng hoản kinh tế năm 1973 trong toàn bộ thế giới tư bản chủ nghĩa là phá sản hàng loạt xí nghiệp vừa và nhỏ, thúc đẩy nhanh chóng quá trình tích tụ và tập trung tư bản .- Sự phát triển của hệ thống tín dụng tư bản chủ nghĩa trở thành đoàn bẩy mạnh mẽ thúc đẩy tập trung sản xuất, nhất là việc hình thành các công ty cổ phần, tạo tiền đề cho sự ra đời của các tổ chức độc quyền.

b. Đặc điểm

-  Tập trung sản xuất và sự ra đời của các tổ chức độc quyền.

   Tích tụ và tập trung sản xuất cao dẫn ddeend hình thành các tổ chức độc quyền là đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa đế quốc.

   Trong những năm 1900 ở mỹ, đức, anh , pháp đều có tình hình là các xí nghiệp lớn chỉ chiếm khoảng 1% tổng số xí nghiệp nhưng chiếm hơn ¾ tổng số máy hơi nước và điện lực. gần một nử tổng số công nhân và sản xuất ra gần một nửa tổng số sản phẩm.Sự tích tụ và tập trung sản xuất đến mức cao như vậy dẫn đến hình thành các tổ chức độc quyền. Những hình thức tổ chức độc quyền cơ bản lả:

+ Cácten là hình thức tổ chức độc quyền giữa các nhà  tư bản ký hiệp nghị thỏa thuận với nhau về giá cả, quy mô sản lượng, thị trường tiêu thụ, kỳ hạn thanh toán… Các nhà tư bản tham gia cácten vẫn độc lập về sản xuất và thương nghiệp. Họ chỉ cam kết làm đúng hiệp nghị, nếu làm sai sẽ bị phạt tiền theo quy định của hiệp nghị. Vì vậy cácten là liên minh độc quyền không vững chắc.

+ Xanhđica là hình thức tổ chức độc quyền cao hơn ổn định hơn cácten. Các xí nghiệp tham gia xanhđica vẫn giữ độc lập về sản xuất, chỉ mất độc lập về lưu thông: mọi việc mua bán do một ban quản trị chung của xanhđica đảm nhận. Mục đích của xanhđica là thống nhất đầu mối mua và bán để mua nguyên liệu với giá rẻ, bán hàng hóa với giá đắt nhằm thu lợi nhuận độc quyền cao.

+ Tơrớt là một hình thức độc quyền cao hơn cácten và xanhđica nhằm thống nhất cả việc sản xuất, tiêu thụ, tài vụ đều do một ban quản trị quản lý. Các nhà tư bản tham gia tờrớttrở thành những cổ đông thu lợi nhuận theo số lượng cổ phần.

+ Công xoocxiom là hình thức tổ chức độc quyền có trình độ và quy mô lớn hơn các hình thức độc quyền trên. Tham gia công xoocxiom không chỉ có các nhà tư bản lớn mà còn cả các xanhđica tờrớt thuộc các ngành khác nhau nhưng liên quan với nhau về kinh tế, kỹ thuật.

- Tư bản tài chính và bọn đầu sỏ tài chính

  + Cùng với qúa trình tích tụ và tập trung sản xuất trong công nghiệp cũng diễn ra quá trình tích tụ, tập trung tư bản trong ngân hàng dẫn đến hình thành các tổ chức độc quyền trong ngân hàng. Quy luật tích tụ, tập trung tư bản trong ngân hàng cũng giống như trong công nghiệp, do quá trình cạnh tranh các ngân hàng vừa và nhỏ bị thôn tính, dẫn đến hình thành những ngân hàng lớn. Do các ngân hàng nhỏ không đủ tiềm lực và uy tín phục vụ cho công việc kinh doanh của các xí nghiệp công nghiệp lớn, vì vậy các tổ chức độc quyền này tìm đến các ngân hàng lớn hơn. Trong điều kiện này các ngân hàng nhỏ phải tự sát nhập vào các ngân hàng lớn dẫn đến hình thành những tổ chức độc quyền ngân hàng ra đời.

 + Sự xuất hiện, phát triển của các tổ chức độc quyền trong ngân hàng đã làm thay đổi quan hệ giữa tư bản ngân hàng và tư bản công nghiệp, làm cho ngân hàng có vai trò mới. Các tổ chức độc quyền công ngiệp cũng tham gia vào công việc của ngân hàng bằng cách mua cổ phần của ngân hàng lớn để chi phối hoạt động của ngân hàng, hoặc lập ngân hàng riêng để phục vụ cho mình. Quá trình độc quyền hóa trong công nghiệp và trong ngân hàng làm nảy sinh một thứ tư bản mới gọi là tư bản tài chính.

+ Sự phát triển của của tư bản tài chính dẫn đến hình thành một nhóm nhỏ độc quyền chi phối toàn bộ đời sông kinh tế và chính trị của toàn xã hội tư bản gọi là bọ đầu sỏ tài chính. Bọn đầu sỏ tài chính thiết lập sự thống trị của mình thông qua chế độ tham dự, nhờ có chế độ tham dự và phương pháp tổ chức tập đoàn theo kiểu móc xích các nhà tư bản độc quyề tài chính có thể khống chế và điều tiết được một lượng tư bản lớn gấp nhiều lần. Thống trị về kinh tế là cơ sở để bọn đầu sỏ tài chính thống trị về chính trị và các mặt khác.

- xuất khẩu tư bản

  + Xuất khẩu tư bản là xuất khẩu giá trị ra nước ngoài(đầu tư tư bản ra nước ngoài) nhằm mục đích chiếm đoạt giá trị thặng dư và các nguồn lợi nhuận khác ở các nước nhập khẩu tư bản.

  + Vào cuối thế kỷ XIX đầu TK XX, xuất khẩu tư bản trở thành tất yếu vì:

. Một số ít nước phát triển đã tích lũy được một khối lượng tư bản lớn và có một số “tư bản thừa”  tương đối cần tìm nơi đầu tư có nhiều lợi nhuận so với đầu tư ở trong nước.

. Nhiều nước lạc hậu về kinh tế bị lôi cuốn vào sự giao lưu kinh tế thế giới nhưng lại rất thiếu tư bản, giá ruộng đất tương đối hạ, nguyên liệu rẻ…hấp dẫn đầu tư tư bản.

  + Xuất khẩu tư bản được thực hiện dưới hai hình thức chủ yếu: xuất khẩu tư bản hoạt động (đầu tư trực tiếp) và xuất khẩu tư bản cho vay (đầu tư gián tiếp).

. Xuất khẩu tư bản hoạt động là hình thức xuất khẩu tư bản để xây dựng những xí nghiệp mới hoặc mua lại những xí nghiệp đang hoạt động ở nước nhận đầu tư , nó biến thành chi nhánh của công ty mẹ ở chính quốc.

. Xuất khẩu tư bản cho vay: là hình thức xuất khẩu tư bản được thực hiện dưới hình thức vay tư bản tiền tệ có thu lãi.

  +Thực hiện các hình thức xuất khẩu tư bản trên xét về chủ sở hữu tư bản có thể phân tích thành xuất khẩu tư bản tư nhân và xuất khẩu tư bản nhà nước.

. Xuất khẩu tư bản nhà nước là nhà nước tư bản độc quyề dùng nguồn vốn từ ngân quỹ của mình để đầu tư vào nước nhập khẩu tư bản, hoặc viện trợ có hoàn lại hay không hoàn lại, để thực hện những mục tiêu kinh tế, chính trị, quân sự.

. Xuất khẩu tư bản tư nhân là hình thức xuất khẩu tư bản tư nhân thực hiện. hình thức này có đặc điểm cơ bản là nó thường được đầu tư vào những ngành kinh tế có vòng quay tư bản ngắn và thu được lợi nhuận độc quyền cao,dưới hình thức hoạt động cắm nhanhscuar các công ty xuyên quốc gia.

-  Sự phân chia thế giới về kinh tế giữa các tổ chức độc quyền.

   Qúa trình tích tụ và tập trung tư bản phát triển, việc xuất khẩu tư bản tăng lên cả về quy mô và phạm vi tất yếu dẫn đến sự phân chia thế giới về mặt kinh tế giữa các tập đoàn tư bản độc quyền và hình thành các tổ chức độc quyền quốc tế.

  Lênin nhận xét: bọn tư sản chia nhau thế giới không phải do tính độc ác đặc biệt của chúng mà do sự tập trung đã tới mức độ buộc chúng phải đi vào con đường ấy để kiếm lời.

  Sự đụng độ trên trường quốc tế giữa các tổ chức độc quyền quốc gia có sức mạnh kinh tế hùng hậu lại lại được sự ủng hộ của nhà nước của mình và các cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa chúng tất yếu dẫn đến xu hướng thỏa hiệp, kí kết các hiệp định, để cũng cố địa vị độc quyền của chúng trong những lĩnh vực và những thị trường nhất định. Từ đó hình thành các liên minh độc quyền quốc tế dưới dạng cácten, xanhđica….

- Sự phân chia thế giới về lãnh thổ giữa cường quốc đế quốc.

  Sự phân chia thế giới về kinh tế được cũng cố và tăng cường bằng việc phân chia thế giới về lãnh thổ. Lênin chỉ ra rằng: ‘Chủ nghĩa tư bản phát triển càng cao thì nguyên liệu càng thiếu thốn, sự cạnh tranh càng gay gắt và việc tìm kiếm các nguyên liệu trên thế giới càng ráo riết , thì cuộc đấu tranh để chiếm thuộc địa càng quyết liệt hơn”.

  Các cường quốc đế quốc ra sức xâm chiếm thuộc địa bởi vì thuộc địa là nơi bảo đảm nguồn nguyên liệu và thị trường thường xuyên, là nơi tương đối an toàn trong cạnh tranh bảo đảm thực hiện đồng thời những mục đích về kinh tế, chính trị và quân sự.

  Sự phân chia lãnh thổ và phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản tất yếu dẫn đến cuộc đấu tranh đòi chia lại thế giới. Đó là nguyên nhân chính dẫn đến cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất(1914 – 1918) và cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939 – 1945).

Vấn đề 10: Giai cấp công nhân

* Khái niệm Giai cấp công nhân là một tập đoàn xã hội ổn định, hình thành và phát triển cùng với quá trình phát triển của nền công nghiệp hiện đại, với nhịp độ phát triển của lực lượng sản xuất có tính chất xã hội hóa ngày càng cao, là lực lượng lao động cơ bản tiên tiến trong các quy trình công nghệ , dịch vụ  công nghiệp, trực tiếp  hoặc gián tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, tái sản xuất ra của cải vật chất và cải tạo các quan hệ xã  hội, đại biểu cho lực lượng sản xuất và phương thức sản xuất tiên tiến trong thời đại hiện nay .

       Ở các nước tư bản: GCCN là những người không có hoặc  về cơ bản  họ không có tư liệu sản xuất, làm thuê cho giai cấp tư sản và bị bóc lột giá trị thặng dư

      Ở các nước XHCN : GCCN là những người cùng nhân dân lao động làm chủ những tư liệu sản xuất chủ yếu, cùng nhau hợp tác lao động vì lợi ích chung của toàn xã hội trong đó có lợi ích chính đáng của bản thân họ, là giai cấp lãnh đạo xã hội trong quá  trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc XHCN.

* điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân :

a)      địa vị kinh tế - xã hội của giai cấp công nhân  trong xã hội tư bản chủ nghĩa : theo quan điểm của chủ nghĩa mác –lê nin, lực lượng sản xuất là yếu tố động nhất luôn luôn vận động và phát triển .trong lực lượng sản xuất ở bất cứ xã hội nào người lao động cũng là yếu tố quan trọng nhất . trong chủ nghĩa tư bản và CNXH với nền sản xuất đại công nghiệp ngày càng phát triển , thì “ lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn nhân loại là công nhân ,là người lao động”

      trong nền sản xuất đại công nghiệp, GCCN vừa là chủ thể trực tiếp nhất, vùa là sản phẩm căn bản nhất của nền  sản xuất đó, khi sản xuất đại công nghiệp ngày càng  mở rộng, ngày càng phát triển thì “ tất cả các giai cấp khác đều suy tàn và tiêu vong cùng với sự phát triển của đại công nghiệp, còn  giai cấp vô sản lại là sản phẩm của bản thân nền đại công nghiệp” GCVS “ được tuyển mộ trong tất cả các giai cấp của dân cư” .

            với nền sản xuất tư bản chủ nghĩa “….GCCN hiện đại ….chỉ có thể sống với điều kiện lầ kiếm được việc làm và chỉ  kiếm được việc làm nếu họ làm tăng thêm tư bản” .từ điều kiện làm việc như vậy đã buộc GCCN phải không ngừng học tập vươn lên sao cho đáp ứng được yêu cầu của nền sản xuất hiện đại , ngày nay trong các nước tư bản phát triển ,tỷ lệ sản xuất tự động hóa ngày càng tăng với “văn minh tin học “ “kinh tế tri thức” , do vậy đội ngũ công nhân được “ tri thức hóa “ cũng ngày càng gia tăng .

GCCN  có những lợi ích cơ bản thống nhất với lợi ích của đại đa số quần chúng nhân dân lao động , do vậy tạo ra khả năng cho giai cấp này có thể đoàn  kết với các giai cấp , tầng lớp lao động khác trogn cuộc đấu tranh chống lại giai  cấp tư sản để  giải phóng mình và giải phóng toàn xã hội

b)                  Những đặc điểm chính trị - xã hội của GCCN : do địa vị kinh tế xã hội quy định đã tạo cho gccn có những đặc điểm chính trị - xã hội mà những giai cấp khác không thể có được , đó là những đặc điểm cơ bản sau đây:

-         thứ nhất : GCCN là gc tiên phong cách mạng  và có tinh thần cách mạng triệt để nhất : gccn là gc tiên phong cách mạng vì : họ đại biểu cho phương  sản xuất tiên tiến, gắn liền với những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại .đó là gc được trang bị bởi một lý luận khoa học cách mạng và luôn luôn đi đầu trong mọi phong trào cách mạng theo mục tiêu xóa bỏ xã hội cũ lạc hậu, xây dựng xh mới tiến bộ, nhờ đó có thể tạp hợp được đông đảo các giai cấp , tầng lớp khác vào phong trào cách mạng .

      trong cuộc cách mạng tư sản , gcts chỉ có tinh thần cách mạng trong thời kỳ đấu tranh chống chế độ phong kiến , còn giai cấp này đã giành được chính quyền thì họ quay trở lại bóc lột gccn ,gcnd, những giai cấp đã từng đi với gc này trong cuộc cách mạng dân chủ tư sản. khác với gcts , gccn bị gcts tư sản bóc lột , có lợi ích cơ bản đối lập trực tiếp  với lợi ích của gcts , điều kiện sống , điều kiện lao động trong chế độ tư bản chủ nghĩa đã chỉ  cho họ thấy : họ chỉ có thể được giải phóng bằng cách giải phóng toàn xã hội khỏi chế độ tư bản chủ nghĩa.

      Trong tuyên ngôn của đảng cộng sản , c.mác và ph.ăng ghen đã chỉ rõ :” trong tát cả các giai cấp hiện đang đối lập với giai cấp tư sản thì chỉ có giai cấp vô sản là giai cấp thực sự cách mạng …..

  Trong quá trình xây dựng cnxh , gccn không gắn với tư hữu, do vậy họ cũng kiên định trong công cuộc cải tạo xhcn, kiên quyết dấu tranh chống chế độ áp bức bóc lột , xóa bỏ chế độ tư hữu , xây dựng chế độ công hữu về tư liệu sản xuất

-               thứ hai : gccn là giai cấp có ý thức tổ chức kỷ luật cao :gccn lao động trong nền sản xuất đại công nghiệp với hệ thống sản xuất mang tính chất dây chuyền và nhịp độ làm việc khẩn trương ,buộc giai cấp này phải tuân thủ nghiêm ngặt kỷ luật lao động, cùng với cuộc sống đô thị tập trung đã tạo nên tính tổ chức , kỷ luật chặt chẽ cho gccn .

    tính tổ chức và kỷ luật cao của giai  cấp này được tăng cường khi nó phát triển thành một lực lượng chính trị lớn mạnh, có tổ chức, được giác ngộ bởi một lý luận khoa học, cách mạng và tổ chức chính đảng của nó, đảng cộng sản, gccn không có ý thức  tổ chức kỷ luật cao thì không thể giành được thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống lại gcts và xây dựng chế độ xã hội mới

-               thứ 3 : gccn có bản chất quốc tế : chủ nghĩa mác –lênin  cho rằng , gcts là một lực lượng quốc tế. gcts không chỉ có bóc lột gccn  ở chính nước họ mà còn bóc lột gccn ở các nước thuộc địa ,ngày nay , với sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, sản xuất mang tính chất toàn cầu hóa , tư bản  của các nước này có thể đầu tư sang các nươc khác là một xu hướng khách quan . nhiều sản phẩm  không phải  do một nươc ssanr xuất ra mà là kết quả lao động của nhiều quốc gia, vì thế phong trào đáu tranh của gccn không chỉ diễn ra đơn lể ở từng doanh nghiệp, ở mỗi quốc gia mà ngày càng phải có  sự gắn bó giữa phong trào công nhân các nước. có như vậy phong trào công nhân mới có thể giành được thắng lợi . c.mác –ph ăngghen đã chỉ  ra rằng “ cuộc đấu tranh của gcvs chống lại gcts , dù về mặt nội dung , không phải là một cuộc đấu tranh dân tộc , nhưng lúc đầu lại mang hình thức đấu tranh dân tộc “ sau này  lê nin chỉ rõ “….. không có sự ủng hộ của cách mạng quốc  tế của thế giới thì thắng lợi của cách mạng vô sản là không  thể có được “ tu bản là  một lực lượng tế , muốn thắng nó thì phải liên minh quốc tế’”

* điều kiện chủ quan :

a)      bản thân gccn : ngay từ khi mới hình thành trong xã hội tư bản chủ nghĩa, bản thân gccn đã không ngừng  hoạt động và trưởng thành từng bước về số lượng và chất lượng .

-) số lượng chẳng những ngày càng tăng lên rất rõ rệt ở tất cả  các nước , kể cả trong “kinh tế tri thức “ hiện nay .mà còn đa dạng  về cơ cấu các loại công nhân với nhiều ngành nghề ngày càng phong phú, phát triển , tinh vi hơn

-)về chất lượng : bản thân gccn luôn có sự nâng cao về hoc vấn, về  khoa học công nghệ và tay nghề từ hoạt động kinh tế, đáu tranh kinh tế trước mắt ,đã từng bước hoạt động chính tri , đấu tranh chính trị, thông qua các tổ chức công đoàn, từng bước có ý thức giai cấp, giác ngộ giai cấp và cao nhất là  dẫn đến hình thành đảng tiên phong là đảng cộng sản, khi đó theo chủ nghĩa mác – lê nin , gccn đã từ chỗ là “ giai cấp tự nó “ tức là chưa có  ý thức giác ngộ giai cấp  đén chỗ là “ giai cấp vì nó “ tức gia cấp tự giác,

 Vì thế gccn trở thành cơ  sở chính trị căn bản  nhất của đảng cộng sản .

b)      đảng cộng sản : phải có chủ nghĩa mác soi sáng, gccn mới đạt tới trình độ nhận thức về vai trò lịch sử của mình . sự thâm nhập của chủ nghĩa mác vào phong trào công nhân dẫn đến sự hình thành chính đảng của giai cấp công nhân .lê nin chỉ ra rằng , đảng là sự kết hợp phong trào công nhân với chủ nghĩa xã hội  khoa học , nhưng ở mỗi nước ,sự kết hợp ấy là sản phẩm của lịch sử lại được thực hiện bằng những con đường đặc biệt, tùy theo điều kiện không gian và thời gian, ở nhiều nước thuộc địa và nửa thuộc địa , chủ nghĩa mác thường kết hợp với phong trào công nhân và phong trào yêu nước thành lập ra đảng cộng sản .

     từ thực tiễn nước ta  chủ tịch hcm đã chỉ rõ : cn mác lênin +phong trào công nhân phong trào yêu nước  đã dẫn tới việc thành lập đảng cộng sản đông dương vào đầu năm 1930 .

Chỉ có ĐCS lãnh đạo , gccn mới chuyển từ đấu tranh tự phát trong mỗi hành động với tư cách là một giai cấp tư giác và thực sự cách mạng . c.mác nhấn mạnh rằng ,trong cuộc đấu tranh của mình chống lại quyền lực liên hiệp của các giai cấp hữu sản, chỉ khi nào gcvs tự tổ chức được thàn một chính đảng độc lập của mình chống lại quyền lực liên hiệp của các gc hữu sản, chỉ khi nào gcvs tự mình tổ chức thành một đảng độc lập với tất cả các chính đảng cũ do gc hữu sản lập ra thì mới  có thể hành động với tư cách là một gc được

c)      mối quan hệ giữa đcs với gccn : đảng chính trị là tổ chức cao nhất, đại biểu tập trung cho trí tuệ và lợi ích của toàn thể gc , đối với gccn đó là đanngr cộng sản, chẳng những đại biểu cho trí tuệ và lợi ích của gccn mà còn đại biểu cho toàn thể nhânn đân lalo động và dân tộc .

-   cho nên phải có một đảng chính trị vững vàng , kiên định và sáng suất , có dường lối chiến lược và sách lược đúng đắn thể hiện lợi ích của toàn gc và toàn bộ phong trào để gccn có thể hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình

-         gccn là cơ sở xã hội – gc của đảng là  nguồn bổ sung lực lượng của đảng , đảng là đội tiên phong chiến đấu, là bộ tham mưu của giai câp , là biểu hiện tập trung lợi ích, nguyện vọng, phẩm chất, trí tuệ của giai cấp công nhân và của dân tộc, giữa đảng vối gccn có mối liên hệ hữu cơ, không thể tách rời , những đảng viên của đảng cộng sản có thể không phải là công nhân nhưng phải là người giác ngộ về sứ mệnh lịch sử của gccn và đứng trên lập trường của gc này

-         với một đảng cộng sản chân chính thì sự lãnh đạo của đảng chính là sự lãnh đạo của gc, đảng với gc là thống nhất nhưng đảng phải có trình độ lý luận và tổ chức cao nhất để lãnh đạo cả gc và đan tộc vì thế không thể lẫn lộn đảng vối gc , đảng đem llaij giác ngộ cho toàn bộ gc, sức mạnh đoàn kết, nghị lực cách mạng ,của toàn bộ gc , trên cơ sở đó lôi cuốn tất cả các tầng lớp nhân dân lao động khác và cả dân tộc đứng lên hành động theo đường lối của đảng nhằm hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình .

Vấn đề 11: vấn đề dân  chủ :

-    quan niệm dân chủ : trong ngôn ngữ hy lạp cổ đại, khái niệm dân chủ được hiểu là : việc “ cử ra và phế bỏ người đứng đầu “ đó là quyền và sức lực của nhân dân vậy dân chủ được hiểu với tư cách là quyền lực của nhân dân

-               trong xã hội chiếm hữu nô lệ, gc chủ nô đã lập ra cơ quan quyền lực nhằm trước hết bảo vệ lợi ích của mình và sau nữa nhằm đáp ứng nhu cầu ổn định trật  tự xã hội . cơ quan quyền lực đó chính là nhà nước dân chủ đối với chủ nô, thực hiện sự thống trị của thiểu số đối với đại đa số những người lao động tức là những người nô lệ , khi đó người ta đã ghép hai từ trong tiếng hy lạp cổ là “de mos” có nghĩa là dân ,dân chúng  và “ kratos” có nghĩa là quyền lực ,sức mạnh để diễn đạt nội dung của dân chủ .

-               sự thành công của cách mạng tháng 10 nga năm 1917 đã mở ra một thời  đại mới : lần đầu tiên trong lịch sử loài người, nhân dân lao động đã giành lại được quyền lực thực sự của mình .nhà nước xã hội chủ nghĩa do gc  công nhân lãnh đạo thông qua chính đảng của nó đã trở thành nhà nước đầu tiên thực hiện quyền lực của nhân dân .

-               từ thực tiễn lịch sử ra đời và phát triển cảu dân chủ, chủ nghĩa mác- lê nin đã nêu ra những quan niệm cơ bản về dân chủ như sau:

+) thứ  nhất: dân chủ là sản phẩm tiến hóa của lịch sử, là nhu cầu khách quan của con người. với tư cách là quyền lực của nhân dân, dân chủ là sự phản ánh những giá trị nhân văn , là kết qảu của sự đấu tranh lâu dài của nhân dân chống lại áp bức, bóc lột, bất công

+) thứ hai : dân chủ với tư cách là một phạm trù chính trị gắn với một kiểu nhà nước và một gc cầm quyền thì sẽ  không có “ dân chủ phi gc “

+) thứ 3 : dân chủ còn được hiểu với một tư cách là một hệ giá trị phản  ánh trình độ phát triển cá nhân và cộng đồng  xã hội trong quá trình giải phóng xã hội , chống áp bức bóc lột ,và nô dịch để tiến tới tự do bình đẳng , theo lê nin dân chủ là bình đẳng “ bình đẳng là xóa bỏ gc”

            * lê nin cho rằng : “chế dộ dân chủ là một hình thức nhà nước , một trong những hình thái của nhà nước, cho nên cũng  như mọi nhà nước chế độ dân chủ là là việc thi hành có tổ chức, có hệ thống sự cưỡng bức đối với người ta” do đó, nền dân chủ luôn gắn với nhà nước như là cơ chế để thực thi dân chủ và mang bản chất gc của gc thống trị .

           *Theo HCM : dân chủ là khát vọng muôn đời của con người . HCM quan niệm dân chủ có nghĩa là “dân là chủ” khi xác định như thế, có lúc HCM đem quan niệm “dân là chủ “ đối lập với quan niệm “ quan chủ” .đây là quan niệm được HCM diễn đạt ngắn gọn, rõ , đi thẳng vào bản chất của khái niệm  trong cấu tạo quyền lực của xã hội, mở rộng theo ý đó ,CM  còn cho rằng “ nước ta là nước dân chủ , nghĩa là nước nhà do nhân dân làm chủ “ chế độ ta là chế đô dân chủ . tức là nhân dân làm chủ “ “ nước ta là nước dân  chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ

-               nói tóm lại : quan niệm HCM về dân chủ được biểu đạt qua hai mệnh đề ngắn gọn :”dân là chủ “ và “ dân làm chủ” khi biểu đạ  như vậy chúng ta hiểu rằng , dân là chủ nghĩa là đề cập vị thế của dân còn dân làm chủ nghĩa là đề cập năng lực và trách nhiệm của dân, cả hai vế này luôn luôn đi với nhau thể hiện vị trí vai trò ,quyền  và trách nhiệm của dân

-               quan niệm đó của HCM phản  ánh đúng nội dung bản chất về dân chủ. Quyền hành và lực lượng đều thuộc về nhân dân .xã hội nào đảm bảo cho điều đó được thực thi thì đó là một xã hội thực sự dân chủ .

        *Đặc trưng cơ bản của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa :

-               một là , với tư cách là chế độ nhà nước được sáng tạo bởi quần chúng nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản ,dân chủ xhcn bảo đảm mọi  quyền lực thuộc về nhân dân . nhà nước xhcn là thiết chế chủ yếu thực thi dân chủ do cgcn lãnh đạo thoong qua chính đảng của nó . đây chính là đặc trưng bản chất chính trị của dân chủ xhcn ,điều đó cho thấy dân chủ xhcn vừa có bản chất gccn vừa tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc .

-               hai là : nền dân chủ xhcn có cơ sở kinh tế là chế độ công hữu về những tư liệu sản xuất chủ yếu của toàn xã hội . chế độ đó phù hợp vối quá trình xã hội hóa ngày càng caocaur sản xuất nhằm thỏa mãn nhu cầu không ngừng tăng lên về vật chất và tinh thần của tất cả quần chúng nhân dân lao động .đây là đặc trưng kinh tế của nền dân chủ xhcn .đặc trưng này được hình thành và bộc lộ ngày càng đầy đủ cùng với quá trình hình thành và hoàn thiện của nền kinh tế xhcn . đó là quá trình cải tạo và xây dựng lâu dài kể từ khi bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội cho đến khi chủ nghĩa xã hội thực  sự trưởng thành

-               ba là : trên cơ sở  của sự kết hợp hài hòa lợi ích cá nhân ,lợi ích tập thể và lợi ích của toàn xã hội ,nền dân chủ xhcn có sức động viên , thu hút mọi tiềm năng sáng tạo ,tính tích cực xã hội của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng xã hội mới .trong nền dân chủ xhcn tất cả các tổ chức chính trị -xã hội ,các đoàn thể và mọi công dân đều được tham gia vào công việc của nhà nước ,, mọi công dân đều được đi ứng cử bầu cử ,và đề cử vào các cơ quan nhà nước các cấp

-          bốn là : trong nền dân chủ : chuyên chính và dân chủ là hai mặt ,hai yếu tố quy định lẫn nhau ,tác động và bổ sung cho nhau .đây chính là chuyên chính kiểu mới và dân chủ theo lối mới  trong lịch sử ./

* Liên hệ thực tiễn

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro