LỜI NÓI ĐẦU: CƠ THỂ CON NGƯỜI CÓ THỂ SỐNG MÀ KHÔNG MẮC BỆNH

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Ngày nay, nền y học hiện đại đang không ngừng phát triển, thế nhưng tại sao số người phải chống chọi với bệnh tật vần không hề giảm bớt?

Sau hàng chục năm nghiên cứu, tôi nhận ra rằng việc một người hấp thu loại thực phẩm gì, với số lượng bao nhiêu, cũng như có thói quen sinh hoạt như thế nào đều quan hệ mật thiết tới vị tướng, tràng tướng (từ tôi tạo ra để chỉ tình trạng của dạ dày, đường ruột như từ "nhân tướng" mà mọi người hay sử dụng). Hơn nữa, việc này còn liên quan tới cà tình trạng sức khỏe của chính người đó.

Tại các cơ sở y tế, các bác sĩ cũng hướng dẫn ăn uống đối với một số căn bệnh cần phải hạn chế ăn uống như bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, những hướng dẫn đó chỉ giúp bệnh tình không trở nặng hơn. Không quá lời khi nói rằng cho đến nay, những hướng dẫn trong cách ăn uống, sinh hoạt để bệnh nhân không bị bệnh, hay có thể sống thọ một cách khỏe mạnh vẫn còn là điểm mù của nền y học hiện đại.

Vốn dĩ cơ thể con người có rất nhiều hệ thống phòng vệ và cơ chế miễn dịch bảo vệ khỏi bệnh tật. Do đó, nếu không phải là các vấn đề bẩm sinh, chỉ cần không làm những việc quá bất thường thì dù đôi khi vi phạm một hai điều, bạn vẫn sẽ không bị mắc bệnh.

Nguyên nhân lớn nhất khiến cơ thể vốn có cơ chế tự bảo vệ bị mắc bệnh chính là do "thói quen ăn uống và sinh hoạt sai lầm" được tích lũy trong thời gian dài.

Do phần lớn mọi người không biết thực phẩm nào là tốt, thực phẩm nào là không tốt đối với cơ thể con người nên mới bị mắc bệnh. Với tâm nguyện giới thiệu về thói quen ăn uống và sinh hoạt đúng đắn để giúp mọi người có thể duy trì sức khỏe của bản thân, tôi đã cho ra đời cuốn sách Nhân tố enzyme - Phương thức sống lành mạnh.

Khi xuất bản cuốn sách đó, tôi cảm thấy thực sự lo lắng vì không biết ở một đất nước mà ý thức có bệnh phải để bác sĩ chữa trị bằng thuốc mạnh mẽ như ở Nhật Bản thì phương pháp ăn uống của tôi sẽ được mọi người đón nhận như thế nào.

Trên thực tế, Nhân tố enzyme đã nhận được sự ủng hộ trên cả mong đợi. Cuốn sách đã bán được hơn một triệu bản, trờ thành một trong số những cuốn sách bán chạy nhất trên thị trường.

Là một bác sì, tôi cảm thấy vô cùng hạnh phúc khi nhiều người đã nhận thức được rằng bệnh tật không phài là vận mệnh trời định mà là kết quà hình thành từ chính những thói quen, và hạnh phúc hơn nữa khi tôi thấy ngày càng có nhiều người có ý thức, nỗ lực để bão vệ sức khỏe của bản thân.

Ngay cả những nhận xét khất khe trong cuốn sách trựớc của tôi rằng: "Bệnh liên quan đến lối sống sinh hoạt thật ra là bệnh do thiếu khả năng tự quàn lý bản thân", cũng xuất phát từ mong muốn hy vọng mọi người biết được ràng chì có chinh mình mới cỏ thề bảo vệ sức khỏe của bản thân. Và tôi thực sự vui mừng khi nhận được nhiều phàn hồi từ bạn đọc, những người đã đón nhận tâm ý chân thành ấy của tôi, đồng thời có ý chí và nồ lực đế tự bão vệ sức khỏe của bản thân.

Chính những tình cảm nhiệt thành ấy của độc giả đã cổ vũ và tiếp thêm sức mạnh cho tôi. "Những điều này đi ngược lại với kiến thức thông thường mà tôi hằng tin". Đó chính là ý kiến tôi nhận được nhiều nhất từ độc: giả đối với những sự thực đã được tôi chứng minh qua các số liệu lâm sàng về việc các loại thực phẩm vốn được cho là có lợi nhưng thực ra lại là nguyên nhân gây ra các vấn đề về sức khỏe cho con người. Ví dụ như sữa bò hay bơ thực vật không tốt cho cơ thể, việc hấp thu quá nhiều catechin có hại cho dạ dày hay người thường xuyên ăn thịt hoặc sữa chua có tràng tường không tốt...

Qua phản ánh của độc giả, tôi biết rằng khi mọi người cảm thấy bất ngờ về những sự thực trên thì đồng thời họ cũng vô cùng lo lắng, "Liệu ăn gì thì mới tốt?" hay "Những thứ này tuyệt đối không được ăn hay sao?"...

Điều này không có gì đáng ngạc nhiên bởi "nền y học lỗi thời" cho rằng để hấp thu canxi thì nên uống sữa bò, bơ thực vật tốt cho sức khỏe hơn là bơ sử dụng mỡ động vật, protein động vật là yếu tố không thể thiếu trong quá trình trưởng thành của trẻ...

Ngoài ra, tôi cũng nhận được nhiều câu hỏi như: "Nếu thực sự sữa bò không tốt cho cơ thể con người thì tại sao Nhật Bản vẫn không hạn chế hay cấm sử dụng sữa bò?". Thực ra, bản thân tôi cũng cho rằng cần phải cỏ các quy định hạn chế sửa bò. Đặc biệt, tôi hoàn toàn phản đối việc bắt ép trẻ em uống sữa bò dưới hình thức là các suất cơm tiêu chuẩn trong trường, bất chấp việc trê có thích hay không.

Tuy nhiên, nhng quan niệm phổ biến này sẽ không thể thay đổi một sớm một chiều. Chẳng hạn như từ xưa con người đã biết hút thuốc lá có hại cho sức khỏe, thế nhưng cho đến bây giờ người ta vẫn không hạn chế được tình trạng này. Thật đáng tiếc khi chúng ta phải chấp nhận những điều đó trong xã hội hiện đại.

Điều quan trọng là bạn phải biết nhìn nhận những thông tin tốt và dựa vào đó để chọn lựa thực phẩm tốt cho chính bản thân. Thiết nghĩ, để làm được như vậy, ban thân các bác sĩ phải nắm bắt được các số liệu lâm sàng để xem loại thực phẩm như thế nào thì có công hiệu hay tác hại ra sao đối với cơ thể, và sau đó công khai thông tin cho mọi người cùng biết.

Mang theo suy nghĩ "truyền tải sự thật, gióng lên hôi chuông cảnh tỉnh" tới tất cả mọi người, tôi đã giới thiệu về "bữa ăn lý tưởng" và "thói quen sinh hoạt lý tưởng" trong cuốn sách Nhân tố enzyme - Phương thức sống lành mạnh.

Thế nhưng, dù thế nào thì đó cũng chi là lý tưởng.

Với những ai có thể duy trì thói quen ăn uống, sinh hoạt như vậy mà không phải chịu áp lực, căng thang mỗi ngày thì nhất định sẽ muốn tiếp tục thực hiện, nhưng bên cạnh đó cũng có không ít người không thể duy trì thường xuyên những thói quen này bởi rất nhiều yếu tố từ môi trường sinh hoạt xung quanh. Đôi khi vì làm ăn, bàn công chuyện mà có người không thể ăn những món như mọi khi vẫn dùng, hay cũng có người quá thích sữa bò hay các sàn phẩm từ sữa, hay sẽ có ai đó thích ăn bít tết khổ dày, ăn đồ chiên rán như tempura...

Không sao cả. Mặc dù nói đây là những loại thực phẩm không tốt cho cơ thể nhưng không có nghĩa là bạn tuyệt đối không được ăn chúng. Việc không để bản thân tích tụ căng thẳng, áp lực quá mức cũng quan trọng tương đương với việc thực hiện thói quen ăn uòng đúng đắn.

Tất nhiên, nếu bạn hấp thu quá nhiều các loại thực phẩm không tốt cho cơ thể thì nguy cơ mắc bệnh sẽ rất cao. Nhưng như tôi đã nói ở trên, cơ thể chúng ta có thể xử lý được các chất độc hại ở một mức độ nào đó và đảm bảo chúng ta có thể sống khỏe mạnh.

Nếu bạn thường xuyên chịu áp lực phải từ bỏ các món yêu thích chỉ vì nó không tốt cho cơ thể thì ngược lại bạn cũng không thể khỏe mạnh được. Quan trọng là bạn phải biết đâu là giới hạn của cơ thể và từ đó có thể thưởng thức các món yêu thích trong khi về cơ bản vẫn duy trì được thói quen ăn uống và sinh hoạt đúng đắn.

Thực tế, tôi cũng là một người thích ăn thịt.

Nhưng tôi luôn hiểu rõ rằng ăn thịt không tốt cho sức khỏe nên tôi chỉ ăn 2 - 3 lần trong một năm. Và tất nhiên, mỗi lần ăn tôi đều cố gắng chọn loại thịt được nuôi dưỡng khỏe mạnh, tự nhiên và không có chất phụ gia, kích thích... Các loại thịt này thường có giá cao hơn bình thường nhưng mỗi năm tôi cũng chỉ ăn có vài lần nên không cần phải quá lo lắng. Hơn nữa, khi giảm số lần ăn các món yêu thích, tôi còn có thêm một lợi ích nửa là "cám giác hạnh phúc vô ngần khi được ăn món đó".

Cho dù là món yêu thích đến đâu, nhưng nếu ăn thường xuyên thì cảm giác ngon miệng cũng sẽ phai nhạt dần. Trong khi đó, nếu thinh thoảng mới ăn thi bạn sẽ cảm thấy vô cùng hạnh phúc, thậm chí là cho đến tận hôm sau vẫn còn cảm thấy tràn trề sức lực.

Bí quyết để sống lâu và khỏe mạnh chính là có thể thoải mái thực hiện thói quen ăn uống và sinh hoạt đúng đắn.

"Phương pháp trị liệu enzyme" giúp dạ dày và đường ruột sạch đẹp hơn

Trong cuốn sách trước, tôi đã giải thích rằng khi duy trì thói quen ăn uống và sinh hoạt đúng đắn thì con người có thể sống đến tuổi thọ mà ông trời ban cho, hay nói cách khác là đạt đến "tuổi thọ tự nhiên" của mình, điều này có quan hệ đến các enzyme diệu kỳ đang hỗ trợ các hoạt động sống trong cơ thể con người. Tóm ỉại, lối sinh hoọt không tiêu tốn enzyme diệu kỳ chính là lối sinh hoạt giúp con người sống lâu và khỏe mạnh.

Đe cho những ai lần đầu tiếp xúc với từ enzyme diệu kỳ do chính tôi tạo ra không bị bỡ ngỡ, tôi xin giải thích ngân gọn tại đầy.

Enzyme là tên gọi chung cho các protein xúc tác được tạo ra trong tế bào sinh vật và là thành phần không thể thiếu trong các hoạt động sống của sinh vật. Hạt giống có thể nảy mầm, phát triển là nhờ có tác động của enzyme. Thậm chí các hoạt động sống của con người cũng được duy trì bằng rất nhiều loại enzyme khác nhau. Không kể đến quá trình hấp thụ, tiêu hóa, ngay cả củ động tay chân hay suy nghĩ cũng đều có sự tham gia của các enzyme.

Trong cơ thể chúng ta có hơn 5.000 loại enzyme khác nhau. Có nhiều loại enzyme đến vậy là bời mỗi enzyme chỉ đảm nhiệm một hoạt động duy nhất.

Bản thân sinh vật luôn tự sản sinh ra rất nhiều enzyme để đáp ứng nhu cầu cơ thể, nhưng đến nay người ta vẫn chưa giải thích được cơ chế hình thành enzyme trong các tế bào.

Khi một bộ phận nhất định trong cơ thể tiêu hao một lượng lớn các enzyme chuyên biệt thì tại các bộ phận khác trong cơ thể lại xuất hiện tình trạng thiếu các enzyme. Từ thực tế đó, tôi đưa ra già thuyết răng enzyme vốn không hình thành trực tiếp thành hàng nghìn loại riêng biệt, mà ban đầu cơ thể sẽ tạo ra các enzyme nguyên mẫu, sau đó chuyển hóa thành các loại enzyme chuyên biệt thích hợp để sử dụng cho các hoạt động sống của cơ thể. Và tôi đặt tên cho enzyme nguyên mẫu của các enzyme trong cơ thể là enzyme diệu kỳ.

Enzyme tham gia vào rất nhiều hoạt động sống của cơ thể, nhưng hoạt động tiêu tốn enzyme nhất chính là quá trinh "giải độc". Chinh vì vậy, người nào càng phải giải độc nhiều thì lại càng tiêu tốn nhiều enzyme, và kết quà là cơ thể sẽ thiếu hụt enzyme đê duy trì sức khỏe và dề mắc bệnh hơn.

Do đó, thói quen sinh hoạt, ăn uống lành mạnh cũng chính là thói quen ăn uống giúp cơ thể không phải giải độc và thói quen sinh hoạt giúp đào thài nhanh chóng các tác nhân khiến cơ thể bắt buộc phải thưc hiện giải độc.

Những số liệu lâm sàng của tôi cho thấy trong số những loại thực phẩm vốn được mọi người tin tưởng là tốt cho cơ thể, có rất nhiều loại thực ra lại có hại cho cơ thể khi làm sản sinh ra độc tố trong cơ thể chúng ta. Chính vì vậy, hiện có rất nhiều người đang hàng ngày hấp thu các loại thực phẩm gây tiêu tốn enzyme và hậu quã là cơ thể họ trở nên dễ mắc bệnh tật hơn rất nhiều. Trong cuốn Nhân tố enzyme - Phương thức sống lành mạnh, tôi đã đưa ra cảnh báo nghiêm trọng về các loại thực phẩm như sữa bò (các sản phẩm từ sữa), thịt, bơ thực vật, gạo trắng... bởi tôi hy vọng bạn sẽ nhận ra đưục những sai lầm trong nhận thức thông thường của bản thân.

Tuy nhiên, chỉ phòng tránh tiêu hao enzyme thôi vẫn chưa đủ. Để có thể sống lâu và khỏe mạnh, chúng ta cần phải tăng số lượng và kích hoạt các enzyme diệu kỳ trong cơ thể chúng ta.

Vậy làm thế nào để gia tăng số lượng enzyme (liệu kỳ và kích hoạt chúng?

Có hai phương pháp để hình thành enzyme trong cơ thể chúng ta. Một là hình thành enzyme bên trong tế bào, và hai là dựa vào các "vi khuẩn thường trú" trong cơ thể.

Trước hết, để quá trình hình thành enzyme trong tế bào diễn ra thuận lợi, ta cần hấp thu các thực phẩm chứa nhiều enzyme để làm nguyên liệu. Và để làm tăng số lượng enzyme theo cách dựa vào các vi khuẩn thường trú trong cơ thể, ta cần có môi trường đường ruột tốt. Trong cuốn sách trước, tôi có nói "người có vị tướng, tràng tướng tốt là người khỏe mạnh", bởi vị tướng, tràng tướng tốt không chi khiến các độc tố gây ảnh hường xấu đến sức khỏe không thể tích tụ trong cơ thể mà còn hỗ trợ các vi khuẩn thường trú có lợi cho cơ thể sinh ra nhiều enzyme hơn nữa.

Hoạt động của enzyme thay đổi rất lớn tùy theo môi trường bên trong cơ thể, do đó có rất nhiều cách khác nhau để kích hoạt enzyme. Ví dụ như không để cơ thể nhiễm lạnh, hay cảm nhận hạnh phúc, hoặc ổn định lại đồng hồ sinh học và nghỉ ngơi đầy đủ... Tóm lại, bằng việc cải thiện thói quen sinh hoạt, bạn có thể kích hoạt các enzyme hoạt động mạnh mẽ hơn.

Chuyên môn của tôi là nội soi tiêu hóa, chấn đoán và điều trị dựa vào kinh nội soi. Thông thường, bác sĩ nội soi sẽ dùng kính nội soi đề kiểm tra bên trong ruột, nếu phát hiện vấn đề thi sẽ phẫu thuật để trị liệu và kết thúc việc thăm khám.

Tuy nhiên, tôi không dừng lại ờ việc phẫu thuật trị bệnh, tôi còn rất chú trọng đen việc hướng dẫn việc àn uống cũng như sinh hoạt cho bệnh nhân. Bới từ những kinh nghiệm lâm sàng trong nhiều năm, tôi đã nhận thúc sâu sac rằng những chi dẫn dựa trên "lý thuyết enzyme diệu kỳ" không chì giúp ngăn ngừa bệnh tái phát hay di căn mà còn giúp bệnh nhân khôi phục tình trạng khóe mạnh.

Hiện ờ Mỹ, những phương pháp trị liệu như vậy còn được biết đen với cái tên phương pháp trị liệu enzyme. Hiện tại, ngày càng có nhiều bác sĩ và nghiên cứu công nhận rang enzyme chính là chia khóa bào vệ sức khỏe cho con người, từ đó, các phương pháp trị liệu sử dụng cn?,ymc ngày càng được đấy mạnh. Và phương pháp trị liệu dựa trên thuyết enzyme diệu kỳ của tôi cũng có thể coi là một trong các phương pháp trị liệu enzyme.

Đen thời điềm hiện tại, thuyết enzyme diệu kỳ vần chì là một già thuyết, tuy nhiên bản thân phương pháp trị liệu nhằm bổ sung enzyme cho cơ thể, phòng tránh tiên hao enzyme và kích hoạt enzyme trong cơ thể đã được công nhận là một phương pháp trị liệu enzyme có hiệu quả trong việc giúp vị tướng, tràng tướng tốt hơn cũng như có tác dụng trong việc phòng tránh ung thư.

Vì vậy, trong cuốn sách này, tôi sẽ tiếp thu những phản hồi của độc giả từ cuốn sách trước và giới thiệu tới bạn một cách cụ thể hơn về các thói quen ăn uống, sinh hoạt để làm tăng lượng enzyme và đồng thời kích hoạt các enzyme trong cơ thể.

Con người là một tập hựp của vô số sinh mệnh

Cơ thể con người là một tạo vật vô cùng tinh xào và cao quý.

Kể từ ngày bắt đầu theo học ngành y, tôi chưa bao giờ thấy thôi thán phục, tôn kính trước hai từ "sinh mệnh". Càng nghiên cứu sâu tôi càng say mê với sự hoàn hảo trong cấu tạo của cơ thể con người cũng như sự hoàn hảo trong những triết lý của tự nhiên.

Giờ đây, tôi dường như đã nhận ra được một quy tắc trong cái thế giới thâm sâu huyền ảo mang tên sinh mệnh mà tôi vẫn hằng theo đuổi. Đó là chính sự giao tiếp giữa sinh mệnh với sinh mệnh đã giúp nâng đỡ cho sinh mệnh. Ta hay nói con người không thể sống một mình, tất cà các sinh mệnh đều bắt đầu sự tồn tại của mình bằng việc sống chung với các sinh mệnh khác.

Con người chúng ta có thể kết nối các sinh mệnh la nhơ các động thực vật và vi sinh vật trên Trái đất này. Tât cà các sinh mệnh đều sống dựa trên lương thực là các sinh mệnh khác. Từ "lương thực" này không chỉ đon thuần mang nghĩa là thức ăn. Trong cơ thể chúng ta co vô vàn sinh mệnh là vi khuẩn đang cùng tồn tại, và nếu không có sự tồn tại của chúng thì con người không thể sống du chỉ một ngày.

Hơn nữa, mỗi một tế bào trong hơn 60.000 tỉ tế bào cấu thành nên cơ thể con người đều là một thể sống mang gen di truyền mà chúng ta nên gọi là "kho dữ liệu của sinh mệnh". Như vậy, chúng ta có thể coi mỗi một con người là một tập thể các sinh mệnh của 60 triệu tế bào và vô so (hàng trăm nghìn tỷ) vi khuẩn tạo nên.

Hây thử tưởng tượng.

Bạn là một tập hợp của vô số sinh mệnh

Thực ra, để duy trì sức khỏe của bạn, vô số sinh mệnh đang tạo nên hình dáng con người hiện tại của bạn đang phải giao tiếp với nhau (trao đổi thông tin) không ngừng nghỉ.

Các vi sinh vật trong cơ thể giao tiếp vói các gen di truyền trong tế bào, nghe thật khó tin đúng không nào?

Vậy, giả sử nếu các cuộc giao tiếp này không được diễn ra thì thử hỏi cơ thể làm sao quyết định được đâu là loại cần thiết trong số hàng nghìn loại enzyme, và làm sao để truyền thông tin đó đi, cuối cùng là làm sao để sản xuất ra đúng số lượng enzyme cần thiết?

Tôi cho rằng điều đó thực hiện được là do các vi khuẩn trong đường ruột và gen di truyền trong cơ thể thực hiện trao đổi thông tin, hay nói cách khác là vừa giao tiếp vừa sản xuất ra enzyme cần thiết.

"Enzyme, vi sinh vật (bao gồm các vi khuẩn trong đường ruột) và gen di truyền", nhờ có cuộc giao tiếp ba bên này diễn ra thuận lợi mà hệ miễn dịch hoạt động một cách hiệu quả và sức khỏe con người được đảm bảo. Đó chính là quan điểm của tôi.

Vậy yếu tố nào giúp cuộc giao tiếp này diễn ra thành công? Tôi cho rằng nước đóng vai trò quan trọng trong vấn đề này. Trong các yếu tố cấu thành nên cơ thể người, yếu tố nhiều nhất chính là nước. Nước chiếm khoảng 60 - 70% cơ thể con người. Không nói đến các cơ quan nội tạng hay trong tế bào, thậm chí đến cả da người, bộ phận luôn khiến chúng ta có cảm giác khô ráo thực ra cũng chứa đầy nước. Nguồn nước dồi dào này sẽ chảy tuần hoàn trong cơ thể người dựa vào bốn quá trình lưu thông nước là "máu, bạch huyết", "dạ dày, đường ruột", "nước tiểu" và "hô hấp". Nhờ các quá trình lưu thông nước này mà gen, vi sinh vật và enzyme có thể trao đổi thông tin cho nhau, hay nói cách khác là giao tiếp với nhau.

Ngoài ra còn có một quá trình lưu thông nữa, không năm trong bốn quá trình lưu thông nước nhưng tôi cho răng nó đang đóng vai trò quan trọng cho các cuộc giao tiếp bên trong cơ thể. Đó là lưu thông khí. Khí cũng giống như enzyme diệu kỳ, tuy những ành hường to lớn của nó tới cơ thể con người vần chưa được y học chứng minh nhưng đã được kiểm chứng qua kinh nghiệm thực tế. Và trong nền y học phương Đông, từ hàng ngàn năm trước người ta đã bắt đầu áp dụng các phương pháp trị liệu dựa trên sự lưu thông khí này.

Thực tế, các số liệu lâm sàng tôi thu thập được đã chi ra rằng quá trình giao tiếp giữa gen, vi sinh vật, enzyme và năm quá trình lưu thông lớn trong cơ thể có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau.

Khi cuộc giao tiếp ba bên này được diễn ra thuận lợi thì năm quá trình lưu thông cũng tốt hơn, và ngược lại, khi năm quá trình lưu thông diễn ra suôn sẻ thì cuộc giao tiếp ba bên cũng rất thuận lợi, nói cách khác là cơ thế con người sẽ khỏe mạnh. 

Cơ thể con người là tập hợp của vô số sinh mệnh, đồng thời đó cũng là một tập thể cùng chung số phận. Chỉ cần một bộ phận nào đó trên cơ thể chuyển biến xấu thì toàn bộ cơ thể cũng chuyển biến xấu theo, ngược lại, chỉ cần cơ thể có chỗ nào đó tốt lên thì cả cơ thể cũng cùng tốt lên. Ví dụ, chúng ta hay nói hút thuốc la có hại cho phổi, thực tế, những chất độc do thuốc lá gây ra còn đi theo năm quá trình lưu thông trong cơ thể để tác động đến toàn thân. Ngược lại, khi hấp thu các loại thực phẩm tốt cho đường ruột thì không chỉ có tràng tướng tốt lên mà sức khỏe tổng thể cũng được cải thiện.

Cơ thể bạn là của chính bạn, nhưng đồng thời đó cũng không phải chỉ là của mình bạn. Hãy nhớ rằng đang có vó số sinh mệnh chung tay để bảo vệ sinh mệnh này của bạn.

Tôi hy vọng rằng bạn sẽ biết ơn chính cơ thể của mình, biết ơn các cơ quan trong cơ thể, biết ơn từng tế bào trong con người mình, và thậm chí là cả những vi khuẩn đang hoạt động trong đường ruột của bạn. Và khi đã nghĩ được như vậy thì tự nhiên chính bạn sẽ hạn chế những tác nhân có hại tới sức khỏe của mình.

Bởi dù bạn có sinh hoạt, ăn uống không điều độ đến mức nào thì những cơ quan, tế bào, vi khuẩn trong cơ thể bạn cũng sẽ không nói một lời mà cố gắng hết mình để bảo vệ sinh mệnh của bạn.

Trong cuốn sách này, tôi sẽ chia các phương pháp thực hiện cụ thể để có thể sống lâu và khỏe mạnh thành bảy phần là "ăn đúng cách", "uống nước tốt", "bài tiết đúng cách", "hô hấp đúng cách", "vận động điều độ" "ngủ nghỉ tốt", "cười vá cảm nhận hạnh phúc". Mỗi phần tôi sẽ cố gắng viết chi tiết nhất có thể. Bảy phương pháp sống khỏe này đều có tác dụng phòng tránh việc tiêu tốn enzyme, làm tăng và kích thích các enzyme trong cơ thể, đồng thời còn kích thích hoạt động của năm quá trình lưu thông vốn có mối quan hệ sâu sắc với hệ miễn dịch trong cơ thể.

Cơ thể con người vốn dĩ có cấu tạo giúp bản thân có thể sống mà không bị bệnh. Thế nhưng, nhiều người hiện vẫn đang phải đấu tranh với bệnh tật là bởi hệ miễn dịch của họ không thể hoạt động tốt. Những người thực hiện phương pháp trị liệu enzyme do tôi đề xướng có thể sống lâu và khỏe mạnh là do hệ miễn dịch trong cơ thể họ có thể trở lại hoạt động bình thường.

Có lẽ rất nhiều người cho rằng các phương pháp sống khỏe hay phương pháp trị liệu nghĩa là làm điéu gì đó khác biệt, nhưng thực ra họ đã nhầm. Sinh mệnh của con người được hình thành từ tự nhiên, do đó, nếu muốn các cơ quan đang bảo vệ và duy trì sinh mệnh cho chúng ta có thể phát huy 100% sức mạnh, chúng ta cân phải tuân theo các triết lý tự nhiên.

Con người cũng giống như các loài động thực vật khác, là một bộ phận của tự nhiên. Tất nhiên, tuân theo triết lý tự nhiên không có nghĩa là bạn phải sống và ăn uống như các loài động vật.

Việc tiếp thu nền văn minh nhân loại, tìm hiếu các nền văn hóa, thưởng thức những món ăn đa dạng, phong phú hoàn toàn không mâu thuẫn với việc tuân theo triết lý tự nhiên. Điều quan trọng là chúng ta phải biết hấp thu các loại thực phẩm phù hợp với cơ thể và được nuôi trồng trong tự nhiên, đồng thời phải biết sinh hoạt điều độ thuận theo nhịp điệu của tự nhiên.

Qua cuốn sách này, nếu bạn có thể biết được phần nào về những gì đang diễn ra trong cơ thể chúng ta, tôi tin rằng bạn sẽ thấy yêu quý những sinh mệnh đang cấu thành nên thân thể mình.

Nếu biết yêu thương, trân trọng những sinh mệnh ấy, bạn có thể sống một cuộc sống không còn liên quan đến bệnh tật. Bạn không cần phải vì lo sạ bệnh tật mà quá hà khắc với chính mình, bắt ép bản thân "tuyệt đoi không được làm thế này thế nọ".

Nếu cuốn sách trước chỉ là những đề xuất "lý tưởng", thì cuốn sách này chính là "cuốn thực hành" để bạn có thể vừa tận hưởng cuộc sống, vừa biết cách ăn uống, sinh hoạt tốt cho cơ thể của mình. Trong cuốn sách này, tôi sẽ cố gắng trình bày nhiều phương pháp để bạn có thể biết được giới hạn cho phép của bản thân và có thể thực hiện những thói quen sinh hoạt tốt cho cơ thể mà không quá hà khắc. Hy vọng rằng bạn có thể tìm thấy phương pháp phù hợp với lối sống riêng của mình để có thể vừa tận hưởng cuộc sống, vừa có thể sống khỏe mạnh mỗi ngày.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#enzyme