nhan vat mi

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

6. Mỗi nhà văn thường có một vùng đất riêng, với Nguyễn Trung Thành đó là Tây Nguyên. Ông đã có rất nhiều những tác phẩm viết về mảng đề tài này, đặc biệt là hình ảnh của những con người kiên cường bất khuất nơi núi rung Tây Nguyên.Một trong những tác phẩm nổi bật nhất trong sáng tác của Nguyễn Trung Thành là truyện ngắn "Rùng xà nu", tác phẩm là câu chuyện về dân làng Xô Man trong kháng chiến chống Mĩ.Trong số những con người hiên ngang bất khuất của làng Xô Man nổi bật lên là hình ảnh Tnú.Câu chuyện về cuộc đời anh đã được tái hiện cụ thể qua lời kể của già làng bên bếp lửa nhà ưng.

7. Nhìn lại chặng đường đời của Tnú, chúng ta có thể dễ dàng thấy hiện lên hình ảnh một Tnú trước và sau khi đúng lên cầm vũ khí.Trước khi cầm vũ khí, ngày từ khi còn nhỏ Tnú đã là cậu bé gan góc, dũng cảm biểu lộ một tính cách táo bạo mạnh mẽ.Tnú thay người già làm liên lạc, nuôi giấu cán bộ, nhanh nhẹn luồn rừng đưa thư, vượt qua suối lũ một cách dũng cảm.Cậu thất sáng dạ khi biết rằng bọn Mĩ nguỵ ít khi phục kích ở chỗ nứơc chảy xiết.Nguời đọc cảm thấy một cái gì thật đáng yêu ở sự quan tâm học chữ không chịu thua kém ai của Tnú.Cậu bé này dám lấy đá đập vào đầu mình khi học cái chữ không sáng tạo bằng Mai.Và đặc biệt sự gan dạ dũng cảm của Tnú khi bị giặc bắt, chú bé nhỏ tuổi này đã chỉ vào bụng mình và nói: "Cộng sản ở đây này".Mặc cho những vết dao chém dọc ngang trên tấm lưng bé nhỏ Tnú vẫn không khai báo, vẫn gan dạ kiên cường.Trước những trận đòn roi tra tấn dã man của kẻ thù, Tnú thật may mắn khi được học cái chữ và được giác ngộ cách mạng từ rất sớm.

8. Khi thoát ngục Kon tum trở về, Tnú đã là một chàng trai cường tráng, hiểu biết được tôi luyện qua nhiều thử thách.Giờ đây Tnú giống như một cây xà nu trưởng thành, vạm vỡ, căng đầy nhựa sống và ham ánh sáng.Theo lời dạy của anh Quyết ngày nào, Tnú thay anh làm cán bộ và một lần nữa anh đã đi 3 ngày đường lên núi Ngọc Linh nhưng không phải là lấy đá để làm phấn mà là để mài giáo mác chuẩn bị cho cuộc nổi dậy.

9. Không chỉ nhìn thấy rõ con đường để đi, Tnú còn có một cuộc sống hạnh phúc với tình yêu của Mai, với đứa con mới chào đời.Nhưng quãng thời gian hạnh phúc ấy thật ngắn ngủi, giặc đã cầm súng kéo về, buôn làng còn chưa kịp cầm vũ khí. Tnú và thanh niên trong làng phải trốn vào rừng để rồi một mình Tnú lại xông ra mong che chở cho mẹ con Mai trước đòn roi của kẻ thù, nhưng cả 2 đều ko sống được.Cảnh tượng về cái chết đau thương trong đêm ấy cứ trở đi trở lại trong lời kể của già làng và dòng hồi ức đau đớn của anh.Không những không cứu được vợ con, Tnú còn bị kẻ thù đốt cháy mười đầu ngón tay "Mỗi ngón chỉ còn hai đốt....không mọc lại được".Nỗi đau thương này là minh chứng hùng hồn cho câu nói vừa giản dị vừa sâu sắc của cụ Mết: "Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo".

10. Đặc biệt là hình ảnh của Tnú sau khi cầm vũ khí chiến đấu thật đẹp và lớn lao biết bao.Hình ảnh Tnú hiện lên như những anh hùnh thời nào trong các khan, trong các trường ca Tây Nguyên.Khi đốt cháy 2 bàn tay của Tnú kẻ thù muốn dập tắt ý chí phản kháng, muốn tiêu diệt khát vọng chiến đấu của người dân Xô Man.Chúng muốn người dân nơi đây mãi mãi xuôi tay trong kiếp nô lệ thấp hèn dướ lưỡi gươm và nòng súng tàn bạo của chúng.Nhưng Tnú và người dân làng Xô Man khoong cam chịu khuất phục, mà ngược lại họ đã phản kháng quyết liệt.Họ đã biết vượt lên đau thương để vùng lên cầm vũ khí tự giải phóng mình .Lửa đã thiêu cháy mười đầu ngón tay Tnú, lửa bùng cháy trên mười đầu ngón tay tẩm nhựa xà nu.Nhưng Tnú không thấy đau đớn, anh chỉ thấy lửa cháy ở trong lòng- ngọn lửa chiến đấu sẽ thiêu cháy kẻ thù.Và một tiếng hét căm hờn, phẫn uất đã vang vọng khắp núi rừng Xô man, tiếng het ấy như khơi dậy cao đọ lòng căm thù giặc của cả buôn làng.Xác mười tên giặc đã chết nằm ngổn ngang trên mặt đất. Đêm ấy lửa cháy suốt trong bếp lửa nhà ưng.Nhà văn Nguyễn Trung Thành đã miêu tả cái đêm nổi dậy ấy thật hào hùng, sôi động : "Tiếng chiêng nổi lên, đứng trên đồi xà nu gần con nước lớn suốt đêm nghe cả rừng Xôman âo ào rung động và lửa cháy khắp rừng.Cái đêm nổi dậy ấy đâu chỉ là của dân làng Xôman mà là sự lớn dậy phi thường của cả 1 cộng đồng, dân tộc.Dường như trong đêm ấy đang sống lại cái không khí linh thiêng hào hùng của những thiên sử thi Tây Nguyên".

11. Một điều không thể thiếu khi nhắc tới cuộc đời của Tnú đó chính là hình ảnh hai bàn tay của anh. Đôi bàn tay bị đót cháy của Tnú đã nhóm lên ngọn lửa căm thù giặc sâu sắ của dân làng Xôman, nó còn soi sáng cuộc đời anh.Anh đã thay mặt người dân làng Xôman lên đường theo kháng chiến đi tìm những thằng Dục khác.Bởi lẽ không phải ngẫu nhiên tác giả lại để cho Tnú kể với dân làng mình sự đối đầu của anh với kẻ thù sau này: "Tôi nói: này tao có súng đây, tao có cả dao găm đây nhưng tao không giết mày súng, tao không đâm mày bằng dao nghe chưa Dục.Tao giết mày bằng mười ngón tay cụt này thôi, tao bóp cổ mày thôi".Nhà văn đã cố tình tô đậm hình ảnh đôi bàn tay Tnú- đôi bàn tay có cả một lịch sử, một số phận.

12. Lúc còn nhỏ, đôi bàn tay ấy kiên trì học từng nét chữ của anh Quyết, cần cù làm nương phát rẫy. Đôi bàn tay dám lấy đá đập vào đầu mình vì học cái chứ không sáng dạ bằng Mai.Và đôi bàn tay ấy dám chỉ vào bụng mình mà nói với quân giặc "Cộng sản ở đây này" khẳng định lòng trung thành vớ cách mạng.Lớn lên đôi bàn tay xúc động nắm lấy bàn tay người con gái anh yêu thương và cũng đôi bàn tay ấy xé tấm đồ làm nịu cho đứa con thơ dại.Lửa đốt cháy mười đầu ngón tay để rồi mãi mãi chỉ còn hai đốt không bao giờ mọc lại được.....cho nên Tnú muốn dung đôi bàn tay ấy để giết chết kẻ thù.Bao uất hận căm hờn đã dồn lên đôi bàn tay kia, nó đã trở thành biểu tượng cho ý chí bất khuất , cho sức sông mãnh liệt của Tnú và người dân làng Xôman.Kẻ thù tàn ác có thể đốt cháy đôi bàn tay nhưng không thể tiêu diệt được sức mạnh phi thường, tiềm ẩn trong con người họ. Đó là ý chí chiến đấu và khát vọng chiến thắng. Đó là một dân tộc kiên cường dũng cảm như những khu rừng xà nu hàng vạn cây không cso cây nào bị thương mà vẫn xanh tươi bát ngát trải xa tít tắp tận chân trời.

13. Xây dựng thành công nhân vật Tnú, nhà văn đã khắc hoạ được hình ảnh tiêu biểu của con người mang đạm dòng máu, tính cách của núi rừng Tây Nguyên.Và qua hình tượng Tnú, Nguyễn Trung Thành còn gợi ra được số phận và phẩm chất của cả cộng đồng trong cuộc chiến đấu bảo vệ buôn làng thân yêu. Đó là tình cảm gắn bó thiết tha sâu nặng với quê hương đất nước, với núi rừng Tây Nguyên, căm thù giặc sâu sắc một lòng một dạ đi theo cách mạng, không ngại khó khăn, gian khổ, hi sinh, tin tưởng tuyệt đối vào sự thắng lợi của cách mạng.Có thể nói qua thiên truyện ngắn xuất sắc này của Nguyễn Trung Thành, người đọc càng them hiểu và thêm trân trọng con người Tây Nguyên vớ biết bao phẩm chất thật đẹp, thật cao quý.

"Vợ chồng A Phủ" là truyên thành công nhất trong tập "Truyện Tây Bắc" của Tô Hoài. Trong truyện này, nhân vật Mỵ có hồn hơn cả. Mị có hai mặt tưởng như đối lập nhưng thực ra lại rất thống nhất. Mặt thứ nhất là Mỵ bị chà đạp nặng nề đã sinh ra buồn rầu và dần dần sinh ra cam chịu, mất cả sức sống. Mặt thứ hai là ngay trong tình trạng đó, Mỵ vẫn cựa quậy, vẫn tiềm tàng, tiềm ẩn một sức sống để từ đó bước vươn dậy và cuối cùng phá cũi tháo lồng và tìm lại được lẽ sống cho mình.

Mị bị bắt làm con dâu gạt nợ nhà thống lí Pá-Tra là tấn bi kịch đau đớn nhất trong cuộc đời nàng. A Sử đối với nàng như đối với một người nô lệ. Nhưng vì nàng là ngươi con gái giàu tình thương, có đức hi sinh nên nàng đành cam chịu để trừ nợ cho cha. Ở lâu trong cái khổ, Mỵ quen khổ rồi. Bây giờ Mỵ tưởng mình cũng là con trâu con ngựa. "Con ngựa, con trâu làm còn có lúc, đêm nó còn được đứng gãi chân, đứng nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này thì vùi vào công việc cả đêm cả ngày ". Quá đau khổ, nàng đã phản kháng bỏ nhà Pá Tra trở về. Nàng định lạy cha rồi ăn lá ngón chết. Nhưng khi nghe cha nói: "Mày về lạy tao để mày đi chết đấy à? Mày chết nhưng nợ tao vẫn còn, quan lại bắt tao trả nợ... Không được con ơi!". Mị bưng mặt khóc, ném nắm lá ngón rồi trở về nhà Pá Tra. Vì quá thương cha mà nàng đành cam chịu cuộc sống nô lệ ở nhà thống lí.

Nhưng trong tâm trạng, trong bản chất cuộc sống của Mị tiềm ẩn một sức sống mãnh liệt. Trong nỗi buồn, trong suy nghĩ, trong ý muốn tự tử của nàng đã biểu lộ tinh thần không muốn cam chịu, không muốn chấp nhận cuộc sống lầm than, tủi cực hiện tại. Sức sống bị đè nén chỉ cần có cơ hội là nó sẽ bộc phát. Những đêm tình mùa xuân đã tới, tâm hồn Mị bị xáo trộn. Nàng đã lắng nghe tiếng ai thổi sáo rủ bạn đi chơi. Mị nghe tiếng sáo vọng lại, tha thiết bổi hổi. Mị ngồi nhẩm bài hát của người đang thổi:

"Mày có con trai con gái rồi

Mày đi làm nương

Ta không có con trai con gá

Ta đi tìm người yêu"

Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ừng ực từng bát. Rồi say, Mị lịm mặt ngồi đấy hồi tưởng lại ngày trước. Ngày trước, Mị thổi sáo giỏi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Mùa xuân, Mị uống rượu trên bếp và thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị hết núi này sang núi khác. Sức sống lại dạt dào trong lòng nàng. "Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng độy nhiên vui sướng như đêm tết ngày trước. Mị trẻ lắm, Mị vẫn còn trẻ, Mị muốn đi chơi." Tiếng sáo còn rập rờn trong đầu Mị, Mị quấn lại tóc, Mị mặc váy hoa. Ai bảo cô Mị chỉ lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa? Dĩ nhiên tuổi xuân của nàng đã bị tàn phá. Sức sống của nàng đã bị đè nén. A Sử trói Mị lại, quấn tóc lên cột. Đóng cửa buồng rồi bỏ đi. Thật là tàn bạo, Mị vẫn đứng im như không biết mình đang bị trói. Hơi rượu còn nồng nàn, Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi.

"Em không yêu, quả pao rơi rồi

Em yêu người nào, em bắt pao nào"

Mị vùng vằng bước đi nhưng toàn thân đau nhức không cựa được. Sức sống tiềm tàng trong người Mị bộc phát thật là dữ dội.

Sức sống tiềm ẩn của Mị bộc lộ tột đỉnh trong hành vi nổi loạn giải thoát cho A Phủ và cho chính mình. A Phủ là người ở trừ nợ (vì đánh A Sử nên bị phạt vạ) trong nhà thống lí. A Phủ chăn bò bị hổ ăn mất một con. A Phủ bị trói. Đêm đêm, Mị dậy sưởi lửa thấy mắt A Phủ trừng trừng, biết A Phủ còn sống, Mị vẫn lạnh lùng vì đời Mị khổ quá, Mị chỉ còn ở với ngọn lửa. Có đêm A Sử thấy Mị ở đây đã đập Mị ngã xuống cửa bếp nhưng trái tim của cô gái giàu yêu thương ấy lại thổn thức. Đêm khuya Mị trở dậy thổi lửa, ngọn lửa bập bùng sáng lên. Cách miêu tả sức sống tiềm tàng đang trỗi dậy trong lòng Mị bằng "ngọn lửa bập bùng sáng lên" thật là hay! Nàng nhìn thấy A Phủ bị trói đứng, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai lõm má đã sạm đen lại. Mị nhớ lại đêm A Sử trói Mị, nàng thốt lên trong lòng "Trời ơi! Nó bắt trói đứng người ta đến chết! Nó đã trói chết một người đàn bà trong nhà ngày trước cũng ở chỗ này". Nàng nghĩ đêm mai là người kia chết. Người kia việc gì mà phải chết. Rồi nàng vận vào mình, biết đâu A Phủ trốn thoát, bố con Pá Tra sẽ bảo là Mị cởi trói cho nó. Mị phải trói thay vào đó, Mị phải chết trên cái cọc ấy, Mị không thấy sợ. Đấy chỉ là những tư tưởng "nổi loạn" trong lòng Mị và từ tư tưởng "nổi loạn" đến hành động "nổi loạn" chỉ có một li. Mị đã rón rén bước lại gần A Phủ. Nàng rút con dao nhỏ cắt lúa cắt nút dây mây trói A Phủ. Mị thì thào: "Đi ngay...!". Mị cắt sợi dây trói A Phủ cũng chính là nàng đã cắt sợi dây vô hình trói nàng vào gia đình thống lí Pá Tra. Nàng đã chạy theo A Phủ, A Phủ nói: "Đi với tôi" và hai người lẳng lặng đỡ nhau chạy xuống dốc núi. Hình ảnh đó nói lên sự can đảm liều lĩnh của Mị. Hành động táo bạo này có ý nghĩa quyết định trong cuộc đời Mị. Mị và A Phủ đã nương tựa vào nhau và thành vợ chồng A Phủ để xây dựng cuộc đời mới. Hành động giải thoát của Mị có xen lẫn ý thức tự phát và tự giác. Có lẽ ý thức tự phát mạnh hơn. Đó chính là kết quả biểu lộ tất yếu của một sức sống vốn đã tiềm tàng, tiềm ẩn của Mị trước đó. Hành động giải phóng và tự giải phóng này của Mị có nguồn gốc từ cái buồn rười rượi, từ cái cách uống ừng ực từng bát rượu và ngay cả ý định muốn tự sát của Mị.

Nguồn gốc sâu xa của hành vi đó là ở tấm lòng giàu tình cảm, giàu lòng thương người của Mị, còn nguyên do trực tiếp là tiếng sáo của những đêm tình mùa xuân đã thức dậy trong tâm hồn nàng lòng yêu đời, niềm tha thiết với cuộc sống tự do.

Có thể nói sức sống tiềm tàng của Mị là sức hấp dẫn của nhân vật này trong thời gian Mị ở Hồng Ngài. Tô Hoài đã đặt Mị trong mối xung đột xã hội gay gắt, những thế lực tàn bạo của xã hội phong kiến thống trị cũa người H-mông đã chà đạp lên số phận của nàng, tưởng như nàng không còn con đường nào thoát khỏi sự huỷ diệt. Vậy mà chính sức sống tiềm ẩn của nàng đã tự cứu nàng. Tô Hoài đã miêu tả một cách xuất sắc sự vận động nội tâm của nhân vật và dẫn đến hành động phản kháng tháo cũi phá lồng giải thoát. Chính sức sống mãnh liệt của Mị khi gặp ánh sáng cách mạng thì như hạt giống tốt gieo lên mảnh đất phù sa. Mị đã trở thành nhân tố tích cực trong đội du kích Phiềng Sa của A Phủ sau này cũng là điều dễ hiểu.

Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài) là tác phẩm xuất sắc của văn xuôi kháng chiến chống Pháp, tạo xúc động cho người đọc người xem về số phận của Mị - cô con dâu gạt nợ nhà thống lý Pá Tra. Truyện ngắn này tiềm ẩn những yếu tố điện ảnh, giàu giá trị tạo hình và tinh tế trong sử dụng ngôn ngữ tạo dựng không gian truyện. Nét đặc sắc của truyện không chỉ tập trung trong không gian mùa xuân Hồng Ngài, nhà văn đã tập trung vào tiếng sáo như phản chiếu sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị, mà còn thể hiện đặc sắc trong đêm cắt dây trói cứu A Phủ . Bảy đoạn văn đặc tả không gian tương phản sáng - tối thể hiện sâu sắc bước ngoặt cuộc đời Mị.

Mở ra là những đêm mùa đông trên núi cao dài và buồn. Bóng đêm dày đặc ấy là ám ảnh cuộc đời đầy bóng tối của Mị. Nỗi buồn thân phận còn hiện hình khi A Phủ đang bị trói đứng chờ chết ở cái cọc oan khiên anh đã tự đóng xuống để ràng buộc cuộc đời con ở gạt nợ. Dẫu cho hàng đêm Mị ra ngồi sưởi lửa thì cũng không thể xua tan đi giá rét đã đóng băng trong tâm hồn cô.

Ngọn lửa sưởi bùng lên cũng là lúc A Phủ lại mở mắt, thế nhưng Mị vẫn thản nhiên thổi lửa, hơ tay. Nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy, cũng thế thôi. Mị vẫn trở dậy, vẫn sưởi, chỉ biết chỉ còn ở với ngọn lửa. Ngôn ngữ lột tả tột cùng hình ảnh một người vô cảm, hành động theo thói quen. Trong nỗi đau của mình, Mị không để ý đến nghịch cảnh của người khác, vả lại những cảnh này đã quá quen thuộc ở nhà thống lý. Lửa sáng mà lòng tối! Cho đến cái đêm quyết định ...

Ngọn lửa bập bùng sáng lên cũng là lúc Mị nhận ra dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại của A Phủ - nỗi uất ức của một người sắp chết trong tuyệt vọng. Đó là lúc Mị nhớ lại cảnh mình từng bị trói, đến người đàn bà bị trói đến chết ở cái nhà này. Cùng ký ức là nhận thức chúng nó thật độc ác. Nhưng suy nghĩ ấy mới chỉ là dấu hiệu của lòng thương cảm mà chưa hất bỏ được cái bóng ám ảnh con ma nhà thống lý - định mệnh sẽ trói buộc Mị đến chết. Lửa bập bùng soi những ý nghĩ phảng phất của Mị.

Rồi đám than đã vạc hẳn lửa, cũng là thời khắc Mị nhớ lại đời mình. Ngọn lửa sức sống tiềm tàng như than hồng trong tro đã giúp cô vượt lên nỗi sợ hãi, hình thành ý định giải cứu A Phủ - dẫu phải trói thay, chết trên cái cọc ấy, làm sao Mị cũng không thấy sợ. Theo lôgic tư duy ấy, tất yếu sẽ phải là trong nhà đã tối bưng, cùng lúc Mị cắt dây trói cứu A Phủ. Hành động ấy như hệ quả tất yếu của tình thương, sự bừng sáng của nhận thức, đồng cảm. Nhưng kết thúc hành động ấy, Mị chưa cắt sợi dây trói vô hình buộc chặt đời mình với nhà thống lý (như nhiều bài viết tham khảo kết luận vội vàng!). Nhà văn hạ xuống đoạn một câu diễn tả khoảnh khắc sau phút hốt hoảng của Mị: Mị đứng lặng trong bóng tối.

Tiếp liền đó, ông đảo trật tự câu tả ở đoạn sau: Rồi Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi. Đây mới là thời điểm Mị thật sự cắt sợi-dây-trói-vô-hình, tự giải thoát khỏi cảnh nô lệ. Hành động ấy là ánh sáng vượt qua bóng tối dày đặc của không gian, khẳng định khát vọng sống, khát vọng tự do mãnh liệt của nhân vật. Một trường đoạn dụng công nghệ thuật của Tô Hoài đã làm rõ sự thức tỉnh và gặp gỡ của những con người đau khổ, vượt lên bóng tối đời mình.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#art