Marakvo (2)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


-[09/06/3060]-


Cánh cửa bật mở, chiếc chuông đồng treo trên cửa vang lên mấy tiếng leng keng nho nhỏ.


"Chào mừng quý khách." Sante vừa nói vừa ngẩn đầu lên.


Mấy người đàn ông cao lớn bước vào, người đi đầu ngước mắt nhìn cảnh vật trong quán. Một quán cà phê nhỏ, được trang trí theo phong cách của nhiều thế kỉ trước. Dù đã được sắp xếp hết sức trật tự và ngăn nắp, nó vẫn rất nhỏ. Nhất là khi phải đón tiếp họ.


Sante dừng công việc dang dở lại. Sau đó bước chậm ra khỏi quầy. Đi ngang qua qua chậu cây gần đó, Sante tiện tay kéo nó đi, xếp bên cạnh cái chậu khác nhường chỗ cho đoàn người. Đưa tay ra hiệu mời: "Bác Tor không có ở đây, mấy anh uống gì?"


Dam đi đến, đồng thời nghiêng người cho năm người đi cùng vào trong. Sante quay lại quầy hàng, anh tiện tay gõ vào cánh cửa phòng nghỉ_ngay trước khi quay lại với đống tách trà. "Diana."


Mấy tiếng rầm rì vang lên bên kia cánh cửa. Lại thêm mấy tiếng lạch cạch, Diana bước ra. Mắt vẫn nhíu chặt. Sante nhìn cô, sau đó đẩy ngược Dia vào phòng, bất lực: "Ngủ tiếp đi."

______________________________



-[12/01/3042]-


Sáng sớm, hành lan bệnh viện la liệt những người lại người. Có bệnh nhân, có người nhà bệnh nhân, cũng có cả bác sĩ và y tá. Các phòng bệnh đã đầy người, có muốn nhét thêm cũng không được. Những người đến sau chỉ có thể tìm một nơi sạch sẽ và đủ rộng để ngả lưng. Bệnh viện 12 tầng trở nên chật hẹp chưa từng có.


Mùi thuốc sát trùng thoang thoảng vốn có dần bị thay thế bởi mùi ẩm ướt, mùi mồ hôi, máu và mùi phân hủy. Súng vẫn nổ hằng đêm trong thành phố. Có những đêm pháo nổ trắng trời, dệt lên những vết đuôi dày đặt như một tấm lưới, bế tắc và không lối thoát. Càng nhiều nơi bị đánh phá, người bị thương càng nhiều, tình hình càng căng thẳng, người ta càng không thể nào yên giấc. Giờ đây, chỉ cần là một tiếng bước chân, một tiếng ho, cũng làm họ giật mình tỉnh lại. Không một ai dám bước chân ra khỏi nhà dù là ban ngày hay ban đêm. Mắt họ trũng xuống một nỗi bất lực và vô vọng khôn cùng .


Và mỗi ngày mới đến là một tin dữ.


Cả đêm lẫn ngày, lửa vẫn cháy ở một nơi nào đó. Súng vẫn nổ. Người ta la hét trước họng súng, trước uy lực của những trái bom. Chạy trốn dưới mắt thần chết. Giết hại lẫn nhau để được sống. Ban ngày, chốc chốc lại vang lên vài tiếng súng rời rạc, âm thanh cắt kim loại cũng vậy. Vang lên. Rồi im lặng. Các cuộc tập kích bất ngờ của địch làm mọi thứ rối tung lên. Hệ thống phòng thủ chỉ có thể hạn chế chứ không thể ngăn chặn hoàn toàn chúng.


Đêm đến, các gác canh, đèn đường sáng trưng. Máy bay trinh sát bay liên tục để đảm bảo an toàn, các pháo đài và bệ phóng luôn có người tức trực. Đôi lúc lại xuất hiện những con robot chiến đấu bay lượn khắp nơi, chẳng biết được đó là của ai, của ta hay của địch. Bầu trời sáng lên rực rỡ sau mỗi cuộc tấn công. Không phải là thứ ánh sáng của thành thị nhiều năm về trước, mà là ánh sáng của chết chóc và đau thương....


Những tòa nhà được xây dựng kì công đổ rạp, lộ ra từng đoạn kim loại dài, bám đầy rỉ sét đâm thẳng lên trời. Tòa nhà trung tâm với bốn mặt kính đẹp đẽ đã trở thành mục tiêu của một trận đánh bom mùa hè năm 4039, giờ đây chẳng khác gì một đống gạch vụn trộn thủy tinh cao cấp. Khu nhà máy đã cháy trụi, hơn 20 Km đường vượt ở vùng rìa và cận trung tâm bị đánh sập. 


Chúng không tấn công vào bệnh viện, trường học, nhà thờ hay những nơi có mục đích nhân đạo. Đám cáo ấy chỉ tiến hành đánh phá các con đường, các cơ sở dữ liệu và điều hành. Phe chủ chiến lấy danh nghĩa 'sống nhờ', đóng quân trên các khu vực chúng chiếm được, thiết lập hàng rào điện cũng như lắp đặt đủ thứ vũ khí tầm xa trong thành phố. Không ai ngăn cản ư? Có chứ, nhưng đáng tiếc, Đảng đã thất thế rồi.


Mùi khói, mùi thuốc súng, mùi cháy và mùi máu làm con người buồn nôn. Xác chết nằm la liệt dưới đống đổ nát, phần nhiều đã nát bét, hay cháy đến biến dạng. Lúc đầu, binh lính còn đến dọn dẹp, sau dần, không còn ai để ý nữa. 'Chúng' cứ ở đó, phơi mình dưới cái nắng ảm đạm, từ từ hư thối. 'Xác' của đám robot chiến đấu có dấu hiệu của quân đồng minh càng ngày càng nhiều.


Từng đoàn người di cư nối nhau mà đi, có tàu thì đi tàu, có xe thì đi xe. Người ta dẫm trên xác của những kẻ bất hạnh bỏ mình mà đi. Số lượng các chuyến xe gấp rút rời khỏi đây cùng đoàn hộ tống càng ngày càng tăng. Các cuộc di tản lớn được chính phủ chỉ thị cũng diễn ra ngày một nhiều lên. Trẻ em, phụ nữ, những người lớn tuổi là ưu tiên hàng đầu của họ.


***


"Chào cô, chúng tôi đi đây." Người đàn ông lặng lẽ cúi chào. Trước mắt ông ta là một người phụ nữ lớn tuổi, tuổi khoảng ngoài 50. Bà mặc chiếc áo nỉ đỏ đã sờn cũ, choàng chiếc áo lông dày. Bà đứng đó, lặng lẽ nhìn người học trò cũ. Tuyết đọng đầy trên mái tóc đã lấm tấm bạc của người giáo viên đức hạnh.


"Chào anh, chúc mọi người thuận lợi." Bà nói dịu dàng, nhưng trong giọng nói lại mang theo một nỗi buồn khó phát hiện.


Người đàn ông cúi chào người giáo viên già lần cuối cùng, ông bước lên xe, nổ máy. Chiếc xe gầm lên mấy tiếng nặng nề, thở ra từng luồn khí đen, từ từ bay lên khỏi mặt đất. Cô Jones lùi lại, gió từ động cơ vẫn thổi được đến tóc, bà lại tiếp tục bước ngược lên hai bậc cầu thang. Lặng người nhìn chiếc xe chạy đi. Tuyết vẫn rơi dày, con đường đầy những đống tuyết lớn chưa ai dọn dẹp cũng không thể cản nổi bước chân của họ. Một cảm giác chua sót dâng lên trong người bà, nước mắt không kiềm chế nổi mà chảy xuống. "Tạm biệt Adam, tạm biệt Chason....... tạm biệt..."


Nước mắt làm nhòe mắt bà, còn nỗi đau là nguồn cơn của nước mắt. Than ôi, thứ số phận luẩn quẩn và bế tắc này đến bao giờ mới kết thúc đây?


Lại có thêm vài tiếng xe, lại một gia đình, một con người nữa rời khỏi quê hương. Đâu đó trong thành phố này, vẫn có người đang khóc những giọt nước mắt của chia li. Người ta ra đi để bảo vệ chính họ, để thoát khỏi cái bóng đeo bám thành phố này hơn sáu năm qua. Ai lại không muốn sống một cuộc đời bình yên, an ?


Không ai có trách cái quyền được lựa chọn của người khác. Bà không thể trách họ, vì chính bà cũng biết bản thân từng khao khát đi khỏi đây đến mức nào. Nhưng rồi bà đã ở lại. Và trở thành người đưa tiễn từng 'đứa trẻ' ra đi. Chỉ trong vòng hai tháng, cô Jones đã đưa tiễn cả trăm gia đình, tạm biệt không biết bao nhiêu người học trò cũ. Mỗi lần như thế, bà lại nói 'tạm biệt'.


Chỉ là, lời tạm biệt ấy dần thở thành một lời hứa không thể thực hiện, vì người giáo viên già ấy biết sẽ chẳng có một 'đứa trẻ' nào quay lại. Hoặc là không muốn, hoặc là không thể.


Bà cố nén những tiếc nấc vào trong cổ họng, vất vả đứng lên. Khi nhìn về phía cổng, chiếc xe đã đi mất, thay vào đó là một chiếc xe bay khác màu đen. À, lại một người nữa...


***


Charity nhẹ nhàng tránh khỏi cửa sổ, chị không nỡ nhìn vào nỗi đau của cô Jon nữa. Cô gái trẻ đưa mắt nhìn ra xa, đã hơn tám giờ sáng mà trời vẫn âm u như vậy, tuyết rơi dày, sương mù mãi không chịu tan. Dưới đường, bên ngoài các trạm gác lúc nào cũng có vài cái máy sưởi, những người di tản từ nơi khác đến ngồi quanh đống lửa, trên mặt đường đầy tuyết, bẩn thỉu.


Chị nhìn lên cánh cửa sổ gắn lớp kính chống đạn dày, đã bám đầy bụi, mạn nhện và cả những vết ố không tên. Lại nhìn xung quanh, hành lang xạch sẽ, sáng bóng với những chậu cây xanh tốt đã trở thành như hiện tại, trở thành 'căn phòng tập thể' cho cả trăm người bệnh cùng người nhà của họ. Bầu trời Marakvo xanh ngắt giờ đây đen kịt thứ màu của khói bụi và xương mù. Từng con đường lót đá, hồ nước, khu rừng, nhà trẻ, thư viện,... Tan nhát dưới tay những trái bom, bị nuốt chửng bởi ngọn lửa xanh. Chẳng còn một thứ gì giữ được dáng vẻ vốn có của nó trong kí ức của cô.


Cuộc chiến vô nghĩa ấy đã bắt nơi đây phải trả 1 cái giá quá đắt....


Lại có một tiếng ho. Charity giật mình, cô hoảng hốt tránh khỏi cửa sổ, không kịp nhìn về phía phát ra âm thanh theo phản xạ. Chị xoay người, cẩn thận tránh khỏi những người nằm gần đó, chạy về cuối hành lang.


***


Lilia bước khỏi phòng họp, bà gật đầu chào mấy người đồng nghiệp đang vội vã chạy qua.


Mọi thứ thật tệ hại. Tệ theo cách tốt nhất mà nó có thể.


Đã gần ba tháng từ ngày thành phố bị tấn công lần đầu tiên, càng lúc tình hình càng căng thẳng. Bây giờ đã không chỉ còn là chuyện nơi nào bị tấn công nữa. Liên tục các cuộc bắn phá bằng súng máy, robot chiến đấu,... làm hư hại vô số các mạng lưới thông tin, mạch nước, đường truyền điện,.. Hiện tại, nguồn nước sạch dự trữ vẫn còn khoảng 1000 lít, có thể đề nghị bổ xung nếu dùng hết. Thực phẩm dự trữ vẫn còn, đủ cho tất cả mọi người trong ít nhất là 4 tháng nữa. 


Chính phủ đang nỗ lực viện trợ cho thành phố, cung cấp thông tin thế giới, giữ mức liên lạc tối thiểu. Đồng thời kêu gọi sự giúp đỡ quốc tế. Các loại vũ khí, thuốc và lương thực đã được quân đội vận chuyển liên tục trong hai tháng qua. Và dù không quá hiệu quả, vài lệnh cấm đã được ấp dụng lên có quốc gia theo phe chủ chiến.


Những người bệnh có tiến triển tốt sẽ được đưa đến nơi an toàn trong vài tuần nữa, miễn là chính phủ lấy được cái gật đầu của bọn chủ chiến. Đây có lẽ là tin vui duy nhất trong cả tháng qua.


Bà thở ra một hơi dài. Cảm giác mệt mỏi và căng thẳng nhiều ngày nay làm nữ bác sĩ nghẹt thở. Lilia đi vào phòng chuẩn đoán, cánh cửa tự động đóng lại sau lưng bà. Đèn bật lên, sau đó là một giọng nữ nhẹ nhàng: [Xin chào, bác sĩ Lilia Amston, trông cô tệ quá. Một cốc cà phê chứ?]


Âm thanh đột nhiên ngừng lại, tiếp đó là tiếng máy pha cà phê bị mở ra, giọng nữ lại tiếp tục, có phần ngượng ngịu: [Xin lỗi, Lilia, hết cà phê mất rồi.... Hay là trà nhé? A?]


Người bác sĩ bật cười, đột nhiên bà cảm thấy tốt hơn một chút. Bà ngồi vào ghế, nhắm mắt lại chọc ghẹo AMI - trợ lí ảo của mình: "Không có cà phê đâu cô gái ạ. Cũng chẳng có trà đâu. Chúng ta sắp hết cả nước để uống rồi đấy. Một cốc nước thường cho người phụ nữ trung niên này đi."


AMI không đáp lại ngay, nó dùng đôi mắt màu xanh lam quan sát người bác sĩ một lúc. Lại mấy tiếng lạch cạch, Lilia mở hé mắt ra, trước mắt bà là cánh tay robot quen thuộc với cốc nước ấm. [Nghỉ ngơi đi, bác sĩ à. Sẽ ổn thôi mà.]


"..."


"Ừm."

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro