୨୧ ꒰ đồi hoa nguyệt quế ꒱ ୨୧

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

tiếng lá rì rào như đang rỉ tai nhau về một điều gì đó hay ho chăng? ôi tôi chẳng biết nữa, từ khi chiếc xe ngựa gỗ đưa tôi đến đây thì đầu óc tôi liền nảy ra nhiều ý nghĩa kì dị, cụ thể là tôi chẳng thể hít thở nổi cái bầu không khí chốn này. vì sao ư? có thể nói rằng nó khiến tôi lặng mình trước những đồi thông cao vót và những đám mây đen bao phủ bầu trời khiến nó có một màu xám xịt rất phù hợp cho ai muốn tìm nơi để rời bỏ cõi đời.

một hàng dài những cây nguyệt quế nối tiếp nhau trên con đường mòn dẫn đến đỉnh đồi nơi có một căn nhà cổ kính mà âm u khiến tôi bất giác rợn người. ngôi biệt thự hoang tàn trên ngọn đồi héo úa, được mớ dây leo ôm lấy như đang bảo vệ nó qua mùa giông bão. thời gian qua đi, ngôi nhà trở nên mục nát, bức tường ốp thạch cao bắt đầu bong tróc mà đứng từ khoảng cách xa thế này tôi còn phải bất ngờ vì sự tàn nhẫn của thời gian, thiết nghĩ nó cũng từng tráng lệ lắm chứ, minh chứng là sự đồ sộ nó mang đến.

hương hoa trà thoáng qua trong bầu không khí nặng nề cũng phần nào khiến tim tôi bớt nôn nao, tôi thở phào một hơi rồi bước tiếp trên con đường mòn. hẳn ông bà cũng thắc mắc vì sao tôi lại đi vào "rừng" vào sáu giờ tối sao? chà, tôi chỉ mới đến nơi này lúc quá trưa mà thôi và đang đến để chào hỏi vị công tước cai trị vùng này như một phép lịch sự.

chẳng giấu gì ông bà, tôi khác với dân chúng vùng này vì đến từ hoàng thành xa xôi, con trai của một gia đình quý tộc và mớ công việc kia khiến tôi phát điên rồi trong lúc bốc đồng tôi đã nảy ra ý tưởng đưa bản thần về chốn thanh tịnh rồi đến vùng quê hoang vắng như nơi đây. thú thật, thì tôi cũng dần cảm thấy hối hận với quyết định của bản thân khi thấy cái nghĩa trang to tướng nằm giữa thôn mà chẳng có tu sĩ nào đến cầu nguyện.

nhưng đập vào mắt tôi là ngôi mộ có bia đá cao mà tráng lệ nhất, bên cạnh có một cây hoa sứ trắng với những cánh hoa đang rơi như đang ôm ấp nắm đất nhớp nháp, chắc là ai đó vừa nằm xuống, trông chỗ đất nhô cao vẫn còn khá mới vì cỏ dại chưa phủ xanh nó như những ngôi mộ khác.

bây giờ tôi cũng đã đứng trước cánh cổng nguy nga của biệt thự "rừng nguyệt quế", như đã trao đổi thư từ và hẹn gặp trước đó nên những gia nhân của biệt thự đã đứng sẵn ở bậc thềm dẫn lên ngôi chính và chờ tôi đến. người đàn ông trông đã quá bảy mươi ôn tồn mở cổng sắt và cúi đầu trước tôi:

"mời ngài vào, ngài rochechouart."

"thật vinh hạnh."

nói rồi ông ta bước nhanh lên vị trí trước mặt tôi và chúng tôi bắt đầu bước đi trước cái cúi chào cung kính của người hầu. hai bên bậc thềm là những chậu hoa bằng sứ trồng đầy hoa hồng trắng, cánh cửa gỗ màu đen sẫm được khắc họa tỉ mỉ trông đẹp mắt vô cùng.

tôi và ông ta đi dọc hành lang đại sảnh, chỗ này mập mờ ánh lửa hắt hiu từ những cây nến bé nhỏ, nhưng chúng đủ thắp sáng cả không gian và tôi đã kịp chiêm ngưỡng kha khá những món đồ đắt tiền như đầu linh dương, nai sừng tấm treo trên tường thạch cao. ngôi biệt thự có thể nói là khiến người ta choáng váng bởi sự tao nhã mà nói mang lại, từ cách bày biện đồ đạc nói cho tôi biết rằng nơi đây thật sự đang có một quý tộc sinh sống.

chúng tôi đến ngã rẽ tiếp theo...

lão quản gia dẫn tôi đi qua một hành lang dài khác để đến phòng khách của biệt thự. hành lang này ngắn hơn so với hành lang chúng tôi vừa đi qua nhưng dọc hai bên tường là những bức chân dung của các quý tộc đã khuất (có lẽ là những người thừa kế trước đây). đôi mắt của những bức tranh đó trông rất sống động, đến mức tôi có cảm giác như họ đang nhìn chằm chằm vào mình..

đặc biệt, trong số những bức chân dung đó, có một bức nổi bật hơn cả với khung viền bằng vàng được lau chùi rất kỹ lưỡng. trong tranh là một thiếu niên xinh đẹp, dù không nở nụ cười nhưng vẫn toát lên vẻ cao quý. đôi đồng tử màu xanh thẳm như lòng đại dương đó như có ma thuật khiến tôi không thể không tập trung ngắm nghía kỹ hơn, và đặc biệt là ánh mắt đó khiến tôi cảm thấy nhẹ nhõm, không còn sự nặng nề mà những bức chân dung khác mang lại.

ông ta đưa tôi lên với gian phòng khách của biệt thự sau khi băng qua hành lành dài du dương với cơn gió rét run người của mùa đông. chỗ này trông khoáng đạt mà cũng ảm đạm đến bất ngờ, lò sưởi vẫn cháy rực nhưng nến trong phòng lại không buồn sáng lên. bộ ghế da trông cũ kỹ, mục nát và đâu đó là tủ rượu và cả một chồng sách nằm nhởn nhơ dưới sàn nhà, trông ngột ngạt đến lạ. tấm thảm trải sàn đỏ sẫm đã sờn màu nhưng chi tiết của nó vẫn trông rất nổi bật, hẳn là một món đồ tốt.

"ông chủ sẽ đến ngay thôi, cảm phiền ngài chờ một chút."

không khí bên ngoài có vẻ vẫn chưa lạnh đến mức tuyết sẽ rơi, nếu rơi thì sẽ phiền phức lắm vì tôi sẽ không thể về dinh thự ở dưới trấn được dù có đi bằng xe ngựa. cô người hầu bưng đến trước mặt tôi một ấm trà và đôi tách, rồi đằng sau đó là cô gái khác bưng hộp trà và cả một cái bệ nhỏ để đun nước ủ trà.

tiếng lạch cạch lanh lảnh vang lên với tiếng những tia lửa bắn ra từ lò sưởi. hành động của họ tỉ mỉ, cẩn trọng như thể họ đã học qua một khóa đào tạo trà nương của hoàng gia vậy, thật thanh thoát và không một động tác thừa.

nước trong ấm trà vừa sôi lên, cô gái trẻ liền mở vung và dùng cây nhiếp gỗ gắp từng cọng trà khô vào, trà ngon đấy, tôi đảm bảo! đun xông trà và rót ra tách, cô ta hỏi:

"đây là trà darjeeling mà ông chủ đặc biệt chuẩn bị, ngài có muốn dùng thêm đường không?"

"được rồi, tôi nghĩ thế này là ổn, cảm ơn cô."

"ngài khách sáo quá rồi." - nói rồi cô gái trẻ ấy cúi đầu quay đi.

tôi thưởng thức tách trà một lúc thì bỗng nhiên, một tiếng bước chân nhẹ nhàng nhưng dứt khoát vang lên, tiếp sau đó là một giọng nói khá vang mà nói trắng ra là chói tai ấy. âm thanh phát ra từ một người đàn ông vừa qua ngưỡng trung niên mặc một bộ âu phục sáng màu, ông ta có làn da hơi ngăm đen, có lẽ là một đứa trẻ lai hay đúng hơn là một digan* (điều này khiến tôi thoạt cảm thấy thất vọng), đôi mắt ông ta màu xanh lục sáng lên sau cái gọng kính bạc, hốc mắt sâu càng làm nổi bật hơn sự khắc khổ và đói khát hằn trong đó... đôi mắt chứa một thứ gì đó rất mãnh liệt như sẵn sàng làm tất cả để đạt được mục đích của mình.

(*): thế kỷ XVIII và XIX là thời kỳ chứng kiến nhiều biến động xã hội, bao gồm cách mạng pháp, dẫn đến sự thay đổi về cách nhìn nhận và đối xử với các nhóm người này. một số tài liệu mô tả "digan" với sự kỳ thị và phân biệt, trong khi những người khác nhìn nhận họ như là một phần không thể thiếu của văn hóa dân gian.

người đàn ông nở một nụ cười hòa nhã với tôi rồi ngồi xuống, ông ấy nâng tách trà lên, và nói:

"ông là rochechouart? là nhà rochechouart đến từ vùng đất phía tây sao?" - vẫn câu hỏi đó.

"kiến thức của ông quả thật rất rộng nhưng tiếc thay... gia đình chúng tôi đến từ miền nam." - tôi suýt bật cười trước sự hiểu biết sai lệch của ông ta, lời ông ta nói cũng chẳng phải là sai bởi vì lời đồn đại đó bắt nguồn từ những người dân ở ngoại ô hoàng thành, tôi cũng chẳng tỏ ra bất ngờ trước câu nói đó, chỉ lặng người quay đi.

bầu không khí đang dần trở nên nặng nề sau câu trả lời của tôi, có lẽ ông ta vừa nhận ra mình có sơ hở rất lớn trong lời nói dù thoạt nhìn qua ông ta hẳn chẳng phải kiểu người đơn giản vì đôi mắt đủ nói lên điều đó.

cái nhìn lão hướng về tôi ngày càng trở nên gay gắt cho đến khi sự khó chịu đó lia phải một thiếu phụ vừa nhảy chân sáo bước vào phòng.

cô ấy có dáng người mảnh khảnh và mái tóc màu nâu hạt dẻ, óng mượt tung bay trong không khí, mắt cô ta màu xanh lục và đôi gò má ửng hồng làm nổi bật lên nước da trắng xanh của mình, cánh tay lộ qua chiếc váy ngủ ngả màu ngà trông gầy guộc đến lạ. đầu cô gái như chẳng thể giữ vững trên cổ, nó cứ lặc lìa khiến cô càng trông giống một hồn ma, một hồn ma đói khát.

cô đi ngang qua chủ nhà và ngồi xuống cạnh tôi, đưa tay tuỳ tiện lấy một cái tách trên khay và rót trà vào đó. ông lão có vẻ bắt đầu khó chịu với sự xuất hiện của cô liền nghiến răng nói:

"không biết phép tắc gì cả, hệt như mẹ mày!"

"lạy chúa, sao ông lại dám nhắc đến bà bằng cái mồm thối tha đấy chứ, thật kinh tởm." - cô gái vừa mân mê tách trà vừa giở giọng trêu chọc, nghe thật chua ngoa.

tôi dừng như đang chuẩn bị chứng kiến một cuộc trò chuyện tồi tệ, lão quản gia chỉ đứng đó im lặng và quăng cho chủ của mình một cái nhìn khinh bỉ - tôi khá bất ngờ với hành động này.

lời qua tiếng lại được một lúc, dường như họ đã quên mất sự hiện diện của tôi và cuộc trò chuyện tạm dừng cho đến khi ông teiller (tôi vì quá ngại gọi tên nên đến bây giờ mới nhắc đến quý danh của ông ấy) dừng lại và nâng tách trà lên.

"nó đã nguội rồi sao ông còn mặt dày uống chứ, tôi không ngờ sở thích của ông thảm hại mà thấp kém đến thế đấy." - giọng trầm của một người khác vang lên khiến mặt ông teiller đanh lại, ông ấy giận dữ ném tách trà vào lò sưởi đang cháy, âm thanh sứ vỡ nghe rất chói tai.



"edward de fonblanque, từ khi nào mà cậu trở thành vị khách không mời mà đến như thế?"

cái người tên edward đó có vẻ sấp tuổi tôi - trông vừa đến độ ba mươi, gương mặt rất sáng khác hẳn với sự u uất của người nhà ông teiller, giọng nói cậu ta trầm ấm khi thoát ra khỏi cái cuống họng xinh đẹp với âm lượng vừa đủ nghe khiến tôi thoáng rùng mình. dù vậy, khí chất cậu ấy toả ra sự u ám không nhầm lẫn ở đâu được, như là một cuốn kinh sám hối cũ kỹ đến từ quá khứ, một bóng ma với lòng căm thù mãnh liệt. khi edward dời ánh mắt sang ông teiller, hành động này khiến phần tôi thêm bất an. quan hệ của họ không như vẻ bề ngoài.

cậu ấy kéo đôi găng trắng xuống lộ ra đôi bàn tay cũng rất đẹp nhưng không hề hoàn hảo, khác so với những quý tộc tôi từng gặp qua, tay cậu ấy có những vết sẹo như bị dao cứa vào, rõ ràng đến mức khó mà có thể lờ đi, sẹo mới cứ chồng lên sẹo cũ...

ông teiller bất ngờ nhìn sang tôi rồi nhanh chóng bày ra cái nụ cười trừ rồi nói:

"à, để tôi nói sơ qua về những người này, đứa con gái hư hỏng đang tuỳ ý ngồi kế bên cậu là vợ của con trai tôi, và dĩ nhiên, thằng bé chết rồi." - giọng điệu ông ta thản nhiên đến mức tôi thật sự không dám tin rằng lão đang nói về đứa trẻ đã khuất của mình, trông chẳng vẻ gì là một người cha đang xót thương cho sự ra đi của đứa con trai do chính mình sinh ra.

edward de fonblanque - cậu ta bật cười sau khi ông teiller vừa dứt câu, mỉa mai:

"hỡi ôi đấng trên cao hãy nhìn xuống mà xem lão nói gì đây, lạy chúa, ý ông là con trai gia đình bernadotte hay teiller nhỏ đây?

'so they are no longer two, but one flesh. therefore what god has joined together, let no one separate.'*

tôi thiết nghĩ lão đã thuộc lòng câu này rồi chứ? thật đáng thất vọng làm sao... "

(*): câu trích này xuất phát từ kinh thánh, cụ thể là từ sách mark 10:8-9, trong tân ước. ý nghĩa của nó liên quan đến sự kết hợp vợ chồng, nhấn mạnh rằng hôn nhân không chỉ là một hợp đồng xã hội mà còn là một giao ước thiêng liêng do chúa trời chứng giám. câu nói này thường được sử dụng trong hôn lễ,... thể hiện sự bền vững - tôn trọng trong mối quan hệ hôn nhân. ngoài ra cũng nhắc nhở các cặp đôi rằng họ cần phải chăm sóc và bảo vệ người bạn đời của mình, không để cho bất cứ ai hay điều gì làm tổn hại đến sự gắn kết này.

gia đình bernadotte mà họ đang nhắc đến là một gia đình quý tộc có nguồn gốc lâu đời có công với đất nước và nếu tôi không nhầm thì... người họ đang nhắc đến có lẽ là người thừa kế tiếp theo của gia tộc này, vừa chết cách đây mười hai năm.

"xuất thân cao quý nhưng lại buông lời nhạo báng, cậu không sợ chúa sẽ trừng phạt cậu sao?" - lão quay đầu lại nhìn edward, cái ánh mắt của cậu ta bén lẹm như con dao sẵn sàng rọc thịt và moi trái tim của lão già ra vậy.

"vừa hay đã đến giờ cầu kinh của ông rồi nhỉ? ông nên cầu nguyện để được rửa tội đi không phải lo cho tôi cũng đừng nghĩ đến việc sẽ biến cuộc sống của tôi trở thành địa ngục đọa đày teiller ạ, vì chúa, ông là satan giáng thế."

thiếu phụ xinh đẹp dường như đã nhận ra sự có mặt chướng mắt của tôi, cô ấy mở lời:

"rochechouart, ngài nên đi thôi, kẻo chúa trời sẽ nổi cơn thịnh nộ trước sự kiêu ngạo của thiên thần sa ngã lucifer đang ở đây mất."

bên ngoài cũng bắt đầu nổi gió lớn, thật quỷ dị, dường như chẳng có gì bình thường từ khi tôi đặt chân đến đây.

edward lặng im nhìn tôi một lúc cũng nói:

"tôi có thể đưa ngài xuống trấn nếu ngài thật sự cần." - cậu ấy nhìn tôi, cái nhìn khác hẳn so với lúc tiếp chuyện với ông teiller và cười một cái. ôi, cái nụ cười như hút hồn tôi, thật sự sáng ngời như ánh mặt trời buổi sớm.

"vinh hạnh cho tôi, ngài fonblanque."

thế là chúng tôi đi cùng nhau qua con đường mòn, chẳng ai nói với đối phương lời nào chỉ im lặng.

chợt edward nói:

"người ngài vừa gặp không phải là một gã đơn giản, tốt nhất nếu không có việc gì thì tôi cảnh báo ngài đừng khao khát để giao du với lão hay tạo ấn tượng tốt đẹp gì."

những đợt gió nổi lên như đang gào thét, đôi lúc thoáng qua tiếng động vật rít lên nghe rất khủng khiếp.

nhìn kỹ thì tôi lại thấy dáng người edward cao lớn, bờ vai cậu ấy rộng và vững chắc, dáng người cân đối rồi bộ âu phục tối màu đang làm nổi bật tất cả những điểm cộng đó, tôi thầm cảm thán trong lòng.

edward có lẽ biết tôi muốn tiếp lời nhưng câu nói của cậu ấy khiến tôi bối rối, lại nói:

"họ của ngài là rochechouart sao?"

"đúng thế."

"vậy... lão teiller hẳn sẽ nói gia đình ngài đến từ phía tây nhỉ?"

"quả thật là như thế... có lẽ ông ấy không thật sự là một quý tộc..."

"gia đình rochechouart đã có một đối thủ chính trị mạnh mẽ ở miền tây, và những kẻ này đã lan truyền thông tin sai lệch về nguồn gốc của gia đình ngài để làm giảm uy tín của họ trong tư tưởng của dân chúng, chỉ có thất học mới chẳng biết việc này..."

tôi bật cười trước lời nhận xét, vốn dĩ tôi chẳng muốn đánh giá sự hiểu biết nông cạn của ông teiller nhưng thật sự edward đã làm tôi khá phấn khích với điều này.

"phải, ý tôi là bản thân cứ nghĩ ông ấy sẽ chẳng mắc lỗi đáng xấu hổ này..."

"ngài có góc nhìn rất tường tận vấn đề đấy."

"ngài quá khen rồi, tôi cũng rất bất ngờ khi ngài hỏi rằng ông teiller có nói gia đình tôi đến từ phía tây hay không."

"chẳng qua chỉ là chút hiểu biết và quan sát thôi."

"ngài khách khí rồi."

chúng tôi cứ nói chuyện phiếm cho đến khi dừng trước cổng dinh thự của tôi sau đó cúi chào tạm biệt.

vài tuần sau đó tôi bắt đầu chìm vào đống công việc của hoàng gia, dường như chẳng có lúc nào rỗi rãi cho đến một buổi chiều muộn...

vì quá ngột ngạt nên tôi đã xuống trấn và vào một quán trà ven đường, bất ngờ thay edward cũng ở đó, trên tay cậu ấy đang cầm một cuốn sổ được trang trí rất xinh xắn với dây ren và nơ hồng, hẳn là vật của một tiểu thư nào đó.

"thiếu nữ đó hẳn là một người ngọt ngào."

tôi hớn hở đến và xin phép ngồi xuống, trông cậu ấy chẳng có vẻ gì là quan tâm việc tôi có định ngồi lại thật hoặc không. khi đồ uống được hầu gái bưng đến, tôi đã khen cuốn sổ thật đẹp và cậu ấy thở hắt ra một hơi dài. vuốt ve cuốn sổ nhỏ ấy mà ánh mắt đượm buồn, cắn nhẹ môi như ngăn những dòng suy nghĩ thoát ra khỏi khoé môi.

nhìn thấy viễn cảnh đó, tôi đã quyết định sẽ nói về những việc khác, cho đến đoạn nói đến... chuyện ngày trước nhà tôi gặp hoạ ngập đầu ra sao và chúng ám ảnh tôi đến nhường nào, edward mới đáp:

"ngài biết đấy, rochechouart, xuất thân danh gia vọng tộc là con dao hai lưỡi. tôi nghĩ hẳn ngài cũng như tôi, cũng có một bóng đen quá khứ dày vò đến độ ám ảnh bởi nó... tôi tin rằng nó cũng đã theo tôi vào trong giấc mơ, gặm nhấm xương tuỷ, hoà vào dòng máu nóng chảy trong người tôi."

"đúng nhỉ... có lẽ ngài cũng trải qua những tháng ngày đau khổ hệt kiếp đoạ đày chốn thánh ngục nhỉ?"

"ngài thật biết cách khiến người ta mở lòng và sẵn sàng tiếp chuyện đấy, tôi công nhận.
nhưng địa ngục của tôi xinh đẹp và rạng ngời lắm, có lẽ suốt đời này tôi vẫn sẽ tình nguyện bị nhốt ở đó đến khi hồn lìa khỏi xác."

"vậy, sự cuồng si đó phải mãnh liệt đến thế nào để ngài đưa tay chịu trói như thế?"

"ôi, không phải đưa tay chịu trói, ngài rochechouart ạ, địa ngục hay địa đàng đối với tôi là như nhau vì chúng đều chỉ đến thánh địa thiêng liêng nơi tình yêu đời tôi lạc bước."

edward bắt đầu kể về gia đình mình. thời gian đó, gia đình fonblanque đang trong quá trình chọn ra người thừa kế tiếp theo và bố của edward, ông fonblanque, là người được chọn. ông đã mở ra một trang sử mới vinh quang hơn cho cả dòng tộc, đưa gia đình fonblanque trở thành một trong bốn gia tộc quyền lực nhất cả nước, gồm có: bernadotte, rochechouart, rochefoucauld, và fonblanque.

phía sau ánh hào quang rực rỡ đó, có lẽ là sự góp sức không nhỏ từ gia đình bernadotte. vì thế, nhà fonblanque mang một cái ơn rất lớn với nhà bernadotte. điều này cũng giải thích vì sao edward lại có cuốn sổ xinh xắn kia - một món quà từ gia đình bernadotte hay đúng hơn là người thừa kế tiếp theo.

ngược dòng quá khứ...

vào một ngày đầu thu, gia đình bernadotte đón một sinh linh bé nhỏ đến với thế gian này.

đó là một bé trai với nước da trắng hồng, tiếng khóc giòn tan, đôi má mềm mại và hàng mi cong vút, được đặt tên là louise adele bernadotte. em lớn lên trong vòng tay yêu thương của mẹ, sự tự hào của cha và đối xử rất tốt với gia nhân trong nhà nên ai cũng quý em lắm. louise từ sớm đã mang vẻ ngoài xinh đẹp thuần khiết tựa như đoá hoa hồng trắng mà chúa trời ưu ái ban tặng, thế nhưng trời xanh chẳng thể ưu ái em như một cách đố kỵ.

louise adele bernadotte, thiếu niên được sinh ra dưới sự kỳ vọng của cả dòng tộc.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro