Văn chương - ly cà phê cuốn hút lòng người.

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Nếu là những danh xưng như nhạc sĩ, diễn viên, đạo diễn, nghe còn hấp dẫn, chứ nhà văn thì mình không nghĩ thế. Mình nhớ Orhan Pamuk nói rằng nhà văn không hẳn là một nghệ sĩ, mà giống một thợ thủ công nhiều hơn. Mình đồng ý với ông. Với mình, văn chương không phải một nghề mà cũng không phải một cái danh. Nó là một cái thú, như bánh pizza, như một ly espresso buổi sáng.
Mình nghĩ may mắn nhiều hơn. Mình là đứa con của "chủ nghĩa Internet", chủ nghĩa hỗn tạp. Nếu không có Internet, làm sao mình có thể dễ dàng xem những bộ phim đã ảnh hưởng mạnh mẽ tới mình, những bộ phim của Ozu, của Kurosawa, của Kiarostami, của Tarkovsky và nhiều hơn nữa. Có những tài liệu sách vở quý hiếm mà có thời mình nghĩ mình không bao giờ đọc được, vậy mà giờ đây lại nhan nhản trên mạng mỗi ngày.
Chắc chỉ có ở Việt Nam mới có khái niệm văn già - văn trẻ thôi. Ở nước ngoài, họ gọi người viết đơn giản là tác giả. Nếu gọi "tác giả trẻ" thì sẽ có bối cảnh khá rõ ràng, còn nhìn chung đều quy là tác giả chứ không phân loại "đẳng cấp" theo tuổi tác. Dù sao, mình cũng không quan tâm tới sự phân chia. Đó là việc của các nhà quan sát. Việc của mình chỉ là đọc và viết.
Mình còn nhớ lần đầu tiên đọc những tác phẩm của Vladimir Nabokov. Làm sao có thể tồn tại một thứ văn chương đẹp tới thế, từng chữ từng chữ đều đẹp, văn đẹp như một áng cầu vồng lộng lẫy mà dù lúc đó ta đang làm gì ta cũng phải ngước đầu lên ngắm nghía trong ngây ngất. Có lẽ là một tham vọng quá tầm nhưng mình muốn viết để tái tạo lại cái cảm xúc ấy, cái cảm xúc khi lần đầu được đọc Nabokov.
Credit : Báo Văn Hóa / Xã Hội.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro