ô nhiễm không khí

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu1:Thếnào là không khí sạch? Không khí khô? Và vai trò của hơi nước

- Khái niệm “không khí sạch”: là không khí để tiện sử dụng (Đinh Xuân Thắng, 2007). Hay nói cách khác, là không khí phù hợp cho sự sống của con người và các

loài động, thực vật.

- Không khí khô bao gồm: N2, O2, AR, CO2, Ne, He, CH4, Kr, H2, N2O, CO, O3, SO2, NO2.

- Ảnh hưởng của hơi nước:Lượng hơi nước chứa trong không khí có ảnh hưởng

rất lớn đến vấn đề ô nhiễm môi trường.Cùng với các yếu tố khác của khí quyển, chúng có thể là môi trường tạo nên các phản ứng hoá học giữa các chất ô nhiễmvới nhau đặc biệt là với các chất khí có tính “háo nước” dễ tạo thành các axit, đây là nguyên nhân tạo nên các trậnmưa axitmà chúng ta thường nhắc đến.

Câu 2: Thế nào là không khí ô nhiễm?

“Bên cạnh các thành phần chính của không khí, bất kỳ một chất nào ở dạng rắn, lỏng, khí được thải vào môi trường không khí với nồng độ vừa đủ gây ảnh hưởng

tới sức khỏe con người, gây ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng, phát triển của động, thực vật, phá huỷ vật liệu, làm giảmcảnh quan môi trường đều gây ô nhiễmmôi trường”

 

Câu 3: Trình bày hệ thống ô nhiễm trong khí quyển

Nguồn gốc ô nhiễm

                                                                   Thiết bị giám sát tự

Khống chế ô nhiễm tại nguồn    khí quyển    

                                                                   Khống chế ô nhiễm tại nơi tiếp

 nhận

Người, động thực vật, vật liệu, đồ vật

 

Câu 4: Các loại nguồn gây ô nhiễm

- Phân loại theo nguồn: Ngoài 2 khái niệmđể phân loại là nguồn tự nhiên

nguồn nhân tạo nêu trên, người ta còn phân loại nguồn ô nhiễm thành:

  Nguồn cố định: bao gồmcác nguồn từ các quá trình đốt khí thiên nhiên, đốt dầu, đốt củi, trấu…; các nhà máy công nghiệp…

  Nguồn di động: là khí thải từ các quá trình giao thong như khí thải của xe cộ, máy bay, tàu hỏa…

- Phân loại dựa vàotínhchất hoạt động

  Ô nhiễm do các quá trình sản xuất: Sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

  Ô nhiễm do giao thông vận tải: xe cộ, máy bay, tàu hỏa, tàu thủy…

  Ô nhiễm do sinh hoạt: Các quá trình sử dụng nhin liệu (dầu, than, củi …) để đun nấu, thắp sáng.

  Ô nhiễm do các quá trình tự nhiên: đó là sự phân hủy các chất hữu cơ do vi sinh vật gây nênmùi hôi, bão cát, phấn hoa, núi lửa, động đất …

-  Phân loại dựa vào bố trí hình học

  Điểm ô nhiễm: ống khói các nhà máy, các nhà máy, thiết bị sản xuất cụ thể (các nguồn cố định).

  Đường ô nhiễm: các quá trình hoạt động của các phương tiện giao thông vận tải (xe cộ, máy bay, tàu hỏa, tàu thủy…).

  Vùng ô nhiễm: khu chăn nuôi lớn, khu tập trung nhiều nhàmáy, xí nghiệp công nghiệp …; ví dụ khu công nghiệp BiênHòa, Linh Trung, Tân Thuận …. Cách phân loại này chỉ có tính chất tương đối. Tùy theo quan điểmvàmục đích giải quyết các bài toán về ô nhiễm không khí mà người ta nhìn nhận đó là ô nhiễm một điểmhay ô nhiễmmột vùng.

Câu 5: Phân loại chất ô nhiễm không khí.

a) Dựa vào hoạt động sử dụng nguyên vật liệu

 Chất ô nhiễm từ quá trình đốt: khí thiên nhiên, dầu, củi, trấu phục vụ cho các quá trình cung cấp nhiệt cho máy phát điện, nồi hơi, các quá trình sưởi ấm, sấy nóng hoặc các quá trình khác.

 Các chất ô nhiễm sinh ra từ các quá trình công nghệ khác nhau: trong quá trình sản xuất, giao thông vận tải.

b) Dựa vàonguồn gốc phát sinh

 Chất ô nhiễm sơ cấp: là các chất ô nhiễm được thải trực tiếp từ nguồn ô nhiễm. Ví dụ các chất SOx , NOx, bụi … thải ra từ các quá trình đốt nhiên liệu. Quá trình lấymẫu và phân tích khí thải tại nguồn cho phép xác định chủng loại và nồng độ của chất ô nhiễm sơ cấp.

 Chất ô nhiễm thứ cấp: là các chất ô nhiễm được tạo thành từ các chất ô nhiễm sơ cấp do các quá trình biến đổi hóa học trong khí quyển. Ví dụ: H2SO4 sinh ra từ quá trình hấp thụ hơi nước trong khí quyển của Sox là chất ô nhiễm thứ cấp. Lấy mẫu và phân tích các chất ô nhiễm trong khí quyển cho phép xác định chủng loại và nồng độ của chất ô nhiễm thứ cấp.

c) Phân loại theo tính chất vật lý

 Chất ô nhiễm không khí ở thể rắn: ví dụ các loại bụi.

 Chất ô nhiễm không khí ở thể khí: ví dụ các loại hơi, khí độc.

 Chất ô nhiễm không khí ở thể lỏng: ví dụ các loại hơi dung môi

Câu 6: Khái niệm và phân loại bụi

* Khái niệm: Bụi là một tập hợp nhiều hạt, có kích thước nhỏ bé, tồn tại lâu trong không khí dưới dạng bụi bay(có kích thước từ 0,001 ‐ 10μm), bụi lắng (có kích thước lớn hơn 10μm, ) và các hệ khí dung nhiều pha gồm hơi, khói, .

* Phân loại:

1. Theo nguồn gốc

  Bụi tự nhiên (bụi do động đất, núi lửa…);

  Bụi thực vật (bụi gỗ, bông, bụi phấn hoa…);

  Bụi động vật (len, lông, tóc…);

  Bụi nhân tạo (nhựa hóa học, cao su, cement…);

  Bụi kimloại (sắt, đồng, chì…);

  Bụi hỗn hợp (do mài, đúc…)

2. Theo kích thước hạt bụi

  D > 10 μm : gọi làbụi;

  D = 10 – 0,1 μm : gọi làsương mù;

  D < 0,1 μm: gọi làkhói.

 Với loại bụi cókíchthước nhỏ hơn 0,1 μm (khói) khi hít thở phải không được giữ lại trong phế nang của phổi, bụi từ 0,1‐5 μm ở lại phổi chiếm 80‐90%, bụi từ 5‐ 10 μm khi hít vào lại được đào thải ra khỏi phổi, còn với bụi lớn hơn 10μm thường đọng lại ở mũi.

3. Theo tác hại

  Bụi nhiễm độc chung (chì, thủy ngân, benzen);

  Bụi gây dị ứng viêm mũi, hen, nổi ban…(bụi bông, gai, phân hóa học, một số tinh dầu gỗ…);

  Bụi gây ung thư (bụi quặng, crôm, các chất phóng xạ…);

  Bụi gây xơ hóa phổi (thạch anh, quặng amiăng…).

Câu 7: Tính chất bụi

1. Tính phân tán

Phân tán là trạng thái của bụi trong không khí, phụ thuộc vàotrọng lượng hạt bụi (sức nặng) và sức cản của không khí.

Bụi bé hơn 10μm sức cản gần bằng sức nặng, chúng sẽ rơi theo tốc độ không đổi. Bụi có kích thước lớn, sức nặng lớn hơn sức cản nên sẽ rơi theovận tốc tăng dần

(bụi rơi có gia tốc). Như vậy những hạt có kích thước lớn sẽ rơi xuống đất

còn các hạt bé hơn sẽ bay trong không khí. hạt bụi, còn bụi đọng lại ở phế bào thường là những hạt bụi dưới 2 μm

2. Tính nhiễmđiện của hạt bụi

Nhờ kính hiển vi, người ta xác định được điện tích của hạt bụi. Bụi đặt trongmột điện trường 3000 Volt sẽ bị hút với tốc độ khác nhau tùy theo kích thước của hạt

bụi. Do đó, khi thiết kế hệ thống xử lý bụi bằng tĩnhđiện cần lưu ý đến kích thước hạt bụi.

3. Tính cháy nổ

  Bụi càng nhỏ diện tích tiếp xúc với oxy càng lớn thì tính hóa học càngmạnh và càng dễ bốc cháy, dễ gây nổ.

  Vì thế nghiêm cấmviệc dùng lửa, tia lửa điện, đèn không có bảo vệ tại những nơi sản xuất sinh ra nhiều bụi dễ cháy, nổ.

4. Tính lắng bụi do nhiệt

  Nếu cho khói chuyển động từ một ống có nhiệt độ cao sang một ống có nhiệt độ thấp hơn rất nhiều sẽ có hiện tượng phần lớn khói lắng đọng trên bề mặt ống lạnh hơn.

  Hiện tượng này là do sự trầm lắng của các hạt do sự giảm tốc độ chuyển động của phân tử khí theo nhiệt độ.

Câu 8:Trình bày các nguồn gốc gây ô nhiễm khí độc, với mỗi nguồn lấy ví dụ

A ‐Ô nhiễm do các quá trình đốt

 * các quá trình đốt nhiên liệu trong các quá trình công nghệ phục vụ cho các nồi hơi, máy phát điện

 *các quá trình sấy các loại nông sản, rau quả, gỗ

 *quá trình đốt phá rừng, làm rẫy, các quá trình nấu ăn…

 *Nhiên liệu là các loại xăng, dầu (DO, FO, mazut…), các loại than đá, củi, trấu, mùn cưa… Tùy theo lượng nhiên liệu, thành phần, tính chất nhiên liệu và thiết bị đốt, khi đốt sẽ sinh ra các hơi khí độc có thành phần, tính chất vànồng độ khác nhau.

*Chất ô nhiễmchính: bụi, SOx, NOx, CO, aldehit

B ‐ Ô nhiễmdo giao thông vận tải

* Xe cộ, tàu hỏa, máy bay, tàu thủy… sử dụng các loại nhiên liệu như xăng, đặc biệt làdầu FO, DO, mazut, kể cả than đá.

*Lượng khí thải sinh ra tuỳ thuộc vào tính năng kỹ

C ‐ Ô nhiễm do hoạt động sản xuất trong công nghiệp

*Ngoài các chất ô nhiễmdo các quá trình đốt nhiên liệu như kể trên được thải qua ống khói, mỗi ngành công nghiệp còn sinh ra những chất ô nhiễmđặc trưng, không thể có nguyên tắc xác định chung.

*Công nghiệp gang thép: bụi quặng, oxyt sắt, các hợp chất flo tạo thành từ chất gây cháy CaF2, khí thải chứa bụi, các khí thải từ quá trình đốt lò nung.

*Công nghiệp chế biến dầu mỏ: hydrocarbon, các hợp chất chứa lưu huỳnh có mùi hôi (mercaptan), SOx, H2SO4, H2S, NO và NO2.

*Các nhà máy phân bón supper phốt phát: chủ yếu là HF, SiF4, H2SiF6 từ nguyên liệu, H2SO4, H3PO4, phốt phát.

*Các nhà máy tơ nhân tạo: chủ yếu là các chất cómùi hôi như các hợp chất chứa lưu huỳnh CS2, H2S.

*Các nhà máy cement (Xi măng): chủ yếu là bụi

*Lò gạch: các hợp chất flo từ đất sét.

*Các nhà máy hóa chất: HCl, Cl2, NOx, NH3, hydrocarbon thơm, thuốc trừ sâu…

D‐ Ô nhiễm do các hoạt động của sản xuất nông nghiệp

Trong sản xuất nông nghiệp, vấn đề ô nhiễm không khí cần quan tâmlà việc phun thuốc trừ sâu và sử dụng các loại phân bón cho lúa và cây trồng.

E‐Ô nhiễm không khí do các chất khí vô cơ

Hợp chất sulfur: sulfur dioxit ( SO2, SO3) và H2S

Hợp chất nitro: Nitro oxit (NO2, NO)

Hợp chất của clo: khí Cl2 và khí clorua hydro (HCl)

Hợp chất của flo (F): tetra florua silic (SiF4), khí florua hydro (HF)

Hợp chất của cacbon: Cacbon monoxit (CO) và cacbon dioxit (CO2)

Chất ôxy hóa: Ozon và nitro oxit (NO2)

F‐ Ô nhiễm không khí do các chất khí hữu cơ

*Hydrocacbon: có nguồn gốc chủ yếu từ quá trình khai thác dầu mỏ, quá trình đốt cháy không hoàn toàn của các loại nhiên liệu khí, dầu diesel, tuốc bin khí, xăng máy bay …

*Dẫn xuất của hydro cacbon có thể được coi là chất bị ô xi hóa như là aldehyt và acrolein.

Câu 9: Nguồn gây ô nhiễm mùi hôi, đặc điểm

*Thực chất các chất gâymùi hôi đều là các loại hơi khí độc.

*Các chất gâymùi (kể cả mùi hôi và mùi thơm) đều phát sinh từ các quá trình tự nhiên và hầu hết các hoạt động kinh tế xã hội.

*Trong hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Các loại nhàmáy sản xuất giấy, dệt nhuộm, phân bón, thuốc trừ sâu, hoá chất (sơn, vernis, cán cao su, chế

biến mủ cao su, chế biến thực phẩm…), chế biến lương thực, thức ăn gia súc, thực phẩm (nước mắm, bánh kẹo, hạt điều, thuốc lá, lò giết mổ, thuỷ sản)…

* Trong nông nghiệp

Chăn nuôi gia súc, gia cầmnhư heo bò, trâu, gà…

*Giao thông vận tải

Mùi xăng dầu, các loại nguyênvật liệu chuyên chở trên đường.

*Dịch vụ thương mại

Các kho chứa hàng, chứa nguyên liệu, thành phẩm, chợ, các cửa hàng bán lương thực, thực phẩm, thuốc trừ sâu, nhà hàng, khách sạn, bệnh viện, kênh rạch… Các sinh hoạt của con người như nấu ăn, chăn nuôi súc vật và các quá trình phân huỷ tự nhiên của các loại động, thực vật.

Câu 10:Nguồn gây ô nhiễm do nhiệt

Nguồn gây ô nhiễm nhiệt cho con người trong các hoạt động sản xuất công nghiệp:

*Nhiệt sinh ra từ các quá trình đốt cháy các loại nhiên liệu: dầu, than đá, củi, trấu, khí đốt …

*Nhiệt sinh ra từ các quá trình công nghệ sản xuất như nhiệt tỏa từ các lò nấu giấy, từ các bể dung dịch có nhiệt độ cao, các lò nung, các quá trình sấy, từ các máy móc, thiết bị, các loại đèn chiếu sáng, nhiệt tỏa ra do người công nhân…

*Nhiệt truyền qua các kết cấu công trình: mái nhà, tường nhà, nền nhà… vào bên trong công trình.

Câu 11:

*Hiện tượng “Nghịch đảo nhiệt” – Temperature Inversion

Hiện tượng “nghịch đảo nhiệt” kìm hãm không cho khí thải phát tán lên cao. Một số sự kiện điển hình trong quá khứ:

*Hiện tượng đầu độc ở thành phố thuộc thung lũng Manse của Bỉ vào năm 1930 hàng trămngười chết vàrất nhiều người khác bị ảnh hưởng đến sức khỏe.

*Dọc thung lũng Monongahela (Donora, Pennsylvania, Mỹ) vào năm 1948, 20 người chết và làmảnh hưởng tới hơn 7000 người.

*Tháng 8 năm 1969 không khí ô nhiễmbị “tù hãm” lâu ngày đã bao phủ từ miền Chicago và Milwankee tới New Orleans và Philadelphia (Mỹ) gây rất nhiều thiệt hại.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro