Không Tên Phần 1

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

MB......Sinh ra cùng thởi với nền văn học lãng mạn, thời đại của 'mưa phùn' hay' những buổi hoàng hôn', nhà văn Thạch Lam mang trong mình cái trữ tình  của thời đại cùng hòa quyện với chất hiện thực cuộc sống đã tạo nên một phong cách nghệ thuật độc đáo, thấm nhuần trong từng tác phẩm. Trong đó, đáng kể nhất là  'Hai đứa trẻ', một truyện ngắn rút ra trong tập 'Nắng trong vườn'. Truyện kể về cuộc sống buồn tẻ, vô vị của hai chị em Liên và An nơi phố huyện nghèo trước cách mạng tháng 8. với cách viết thâm trầm, nhẹ nhàng mà đầy sâu sắc, Thạch Lam đã gửi cho độc giả một bài thơ bằng văn xuôi, qua đó tái hiện lại cuộc sống cơ cực mong manh nhưng chứa đựng khát vọng sống cao đẹp

TB... Câu chuyện mở đầu  bằng những hình ảnh và âm thanh báo hiệu thời khắc của một ngày sắp tàn;'Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ, từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều, nhà văn đánh thức trí tưởng tượng độc giả bằng giác quan. Tiếng chống được nhân hóa 'gọi' buổi chiều, gọi cả cảnh vật hòa cùng nhịp trống tha thiết, tạo cảm giác bâng khuâng khó tả. Hình như tiếng trống ấy đang cố thu  mình nhỏ lại, làm cảnh phố huyện thêm nhạt nhòa.

    Cảnh chiều tàn được miêu tả đậm chất thơ; ' phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn, dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời. Tuy bức tranh hoàng hôn được Thạch Lam khắc họa đẹp đến thế nhưng ẩn ở trong là một nỗi buồn mà người vẽ đã cố tình che dấu bằng mảng màu sắc rực rỡ. 'Chiều, chiều rồi. Một buổi chiều êm ả như ru' dường như tác giả viết dư một chữ chiều hay ông đang cảm thấy bàng hoàng, bất ngờ khi buổi chiều đến qua tiếng trống?Sự buông lơi nhẹ nhàng, lời văn êm như ru khiến cảnh chiều êm ả, giản dị mà đẹp đến lạ thường. Phố chiều dần hòa vào bóng tối khắp nơi chỉ còn văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào'. Văn Thạch Lam bao giờ cũng giàu cảm xúc để rồi khiến người đọc như chìm vào cõi mộng của bài thơ tình lãng mạn.

    'Chợ họp giữa phố vãn từ lâu. Người về hết và tiếng ồn ào cũng mất. Trên mặt đất chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn, lá mía. Một mùi âm ẩm bốc lên, hơi nóng ban ngày xen lẫn mùi cát bụi quen thuộc quá khiến chị em Liên tưởng là mùi đất của quê hương' Cái chợ là nơi tổ chức mọi hoạt động buôn bán, chợ càng đông đúcsầm uất thì chứng tỏ người bán và mua đều có cuộc sống sung túc,thế  ngưng những thứ đồ người dân phố huyện bán cũng chỉ là cây nhà lá vườn. Những người bán hàng về muộn, họ cố nán lại với nhau ít câu như thể trao lại cho nhau nỗi buồn tẻ cuộc sống. Phiên chợ tiêu điều, ế ẩm này khác nào minh chứng cho đời sống cơ cực nghèo nàn của con người nơi đây. Cảnh ngày tàn đan xen giữa hiện thực và lãng mạn. Khi phố huyện chìm dần vào màn đêm, quang cảnh hoàng hôn đẹp rực rỡ tỏa sáng rồi dần lụi tàn , cũng như những con người đang dần bị bóng tối nơi đây nuốt chửng.

   Ở truyện ngắn này, các nhân vật đều đang tìm cách cầm cự trong cuộc sống hiện tại. Như những đứa trẻ con nhà nghèo đang mưu kế sinh nhai  bằng những phế phẩm của phiên chợ,chúng lom khom trên mặt đất để tìm tòi. Chúng nhặt nhạnh  thanh nứa, thanh tre hay bất cứ cái gì người bán hàng để lại, chúng như một mầm non bị vùi lấp trong sự lụi tàn.Hay  đó câu chuyện của mẹ con chị Tí, 'ngày  chị mò cua bắt tép, tối đến mới dọn hàng nước này dưới gốc cây bàng' , ' chị chẳng kiếm được bao nhiêu nhưng chiều nào cũng dọn hàng từ chập tối đến đêm, Cuộc sống cũa hai mẹ con chị như  một vòng tuần hoàn. Khi cô bé Liên hỏi; ' Sao chị hôm nay dọn hàng muộn thế', chị bày biện mãi rồi mới chép miệng trả lời; ' Ôi chao, sớm hay muộn mà có ăn thua gì' có lẽ chị thấy mệt mỏi, ngán ngẩm với cuộc sống vô vị này rồi, dù sớm hay muộn, chị cũng chẳng kiếm thêm được thêm đồng nào. Bấy giờ, trời tối hẳn, cả phố huyện dường như thu gọn vào ngọn đèn của chị Tí, ngoài ngọn đèn này chỉ còn cái ' thứ bóng tối nhẫn nại uất ức đời thôn quê' làm chủ tất cả. Không phải ngẫu nhiên nhà văn nhắc đi nhắc lại nhiều lần chi tiết ngọn đèn. Kết thúc tác phẩm, hình ảnh gây ấn tượng day dứt cuối cùng, đi vào giấc ngủ của Liên vẫn là' chiếcđèn con của chị Tí chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ. Phải chăng nó đã trở thành biểu tượng của những kiếp người nghèo khổ lam lũ, sống vật vờ trong màn đêm

    Không chỉ phố huyện lụi tàn, con người nơi đây cũng bị bóng đêm nuốt mất. Hình ảnh bà cụ Thi, một bà già hơi điên ngửa cổ ra đằng sau, uống một hơi cạn sạch cút rượu in đậm trong tâm chí độc giả. Cụ xuất hiện trong bóng tối, rồi lại trở lại màn đêm cùng tiếng cười khanh khách nghe rợn người, có lẽ khi không khóc được nữa, con người ta mới phải cười như thế, chẳng biết bà cụ Thi tội nghiệp ấy phải chịu đau khổ đến nhường nào. Trong tác phẩm Hai đứa trẻ, cứ một cảnh tả vật lại đan xen với người, con người và cảnh vật sao gần nhau đến thế, giản dị đến thế, đó cũng là 1 đặc trưng trong văn Thạch Lam. ' Trời đã bắt đầu đêm, một đêm mùa hạ êm như nhung và thoảng qua gió mát. Đường phố và các ngõ con dần dần chìm vào bóng tối'. Trong cái thứ bóng tối ấy, chỉ tồn tại những' khe ánh sáng, đèn hoa kì leo lét, vệt sáng của những con đem đóm... không đủ làm phố huyện sáng lên mà tạo thêm nét tẻ nhạt lặng lẽ, khắc họa rõ cảnh tàn lụi tối tăm. Có lẽ bác Siêu là người khá khẩm nhất. Tuy nhiên , gánh phở của bác là một món quà quá xa xỉ đối với hai chị em Liên cũng như những  người dân phố huyện. Ngày nào bác cũng dọn hàng nhưng hình như bác chẳng bán được cho ai. Ngay cả khi đoàn tàu đến, bác vui mừng reo lên, có lẽ bác mong chờ từ những hành khách trên chuyến tàu khuya, xong tất cả đều vô vọng. Cái bóng tối ấy còn bao trùm lên cả gia đình nhà bác Xẩm. Món  đồ giá trị nhất của họ chỉ có chiếcđàn bầu và thau sắt trắng để mưu sinh, họ sống vật vờ, vô định, nay đây mai đó. Thằng con bác bò ra đất, ngoài manh chiếu, nghịch nhặt những rác bẩn lẫn torng cát bên đường. Chừng ấy người trong tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ của họ

        ' Quanh quẩn mãi với vào ba dáng điệu

          Tới hay lui cũng chừng ấy mặt người

          Vì quá thân nên quá đỗi buồn cười

          Môi nhắc lại chỉ có ngần ấy chuyện'...Huy Cận

Chính sự mong đợi mơ hồ này tô đậm thêm tình cảnh tội nghiệp của những nhân vật trong chuyện. Họ sống đấy, nhưng đâu biết số phận ngày mai sẽ ra sao. Một niềm thương xót da diết của Thạch Lam thể hiện kín đáo ngay trong cách dựng người, dựng cảnh và ở cái giọng văn đều đều, chậm buồn của ông.Hai đứa trẻ là một truyện không có truyện. Thế Lữ từng nhận xét;' Sự thật tâm hồn thạch Lam diễn trong lời văn chương phức tạp nhiều hình nhiều vẻ, nhưng bao giờ cũng đằng thắm, nhân hậu, cũng nghẹn ngào một chút lệ thầm kín của tình thương. Nếu TL theo một chủ ý nào trong công việc viết văn của anh, thì chủ ý ấy diễn tra và gợi lên sự thương xót. Ngoài ra, với ngòi bút vô cùng tinh tế, TL còn giúp ta hòa nhập tâm hồn mình vào linh hồn của cảnh vật quê hương


 KB... Qua truyện ngắn 2 đứa trẻ, nhà văn TL đã dựng lên một tác phẩm nghệ thuật đặc sắc. Với những câu văn đầy chữ tình, tác gải đã gửi gắm  tình thương của mình đối với những số phận nghèo khổ, tăm tối trong xh cũ. Đặc biệt với việc xây dựng hình tượng và tâm lí nhân vật, nhà văn TL đã thành công trên nhiều mặt, giúp Hai đứa trẻ sống mãi cùng thời gian

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro