Untitled Part 1

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I (2014-2015)

Môn: RLNVSP

Câu 1: (Tr 109) Trình bày những hiểu biết của anh (chị) về người GV Tiểu học (nhiệm vụ, quyền hạn và các HĐ sư phạm của người GV Tiểu học)

1/ Nhiệm vụ

-         Thực hiện nghiêm chỉnh, có chất lượng nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục toàn diện cho HS: giảng dạy đúng và đủ chương trình, nội dung, kế hoạch giáo dục; soạn bài, chấm bài đầy đủ ; lên lớp đúng giờ, không tùy tiện bỏ giờ, bỏ buổi học ; quản lý chu đáo HS trong mọi HĐ học tập và rèn luyện ở trong và ngoài trường.

-         Thường xuyên học tập văn hóa, bồi dưỡng nghiệp vụ, rèn luyện  đạo đức, tác phong để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao theo tiêu chuẩn quy định đối với người GV Tiểu học.

-         Chấp hành nghiêm chỉnh mọi quy định của Nhà Nước, tôn trọng pháp luật, thực hiện các quyết định của Hiệu trưởng, nhận nhiệm vụ do Hiệu trưởng phân công, chịu sự kiểm tra của Hiệu trưởng và các cấp quản lí giáo dục.

-         Thương yêu, tôn trọng HS, đối xử công bằng với HS. Góp phần xây dựng tập thể sư phạm thành 1 tập thể đoàn kết, thân ái, giúp đỡ nhau.

-         Phối hợp chặt chẽ với Đội Thiếu niên tiền phong HCM, với gia đình HS trong hoạt động dạy học và giáo dục.

2/ Quyền hạn

-         Được nhà trường tạo mọi điều kiện để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục HS.

-         Được hưởng mọi quyền lợi về vật chất và tinh thần theo chế độ, chính sách quy định đối với công nhân, viên chức nhà nước.

-         Được trực tiếp hoặc thông qua tổ chức của mình tham gia quản lí trường học. Trong trường hợp không đồng ý với những quyết định của Hiệu trưởng, giáo viên có quyền kháng nghị lên cấp trên (trong khi chờ đợi giải quyết, GV cần phải chấp hành quyết định của Hiệu trưởng)

-         Được bồi dưỡng về văn hóa, nghiệp vụ để thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục. Khi tham dự các lớp bồi dưỡng, GV được hưởng các quyền lợi theo chế độ quy định của Nhà nước.

3/ Hoạt động sư phạm

Khi tiến hành soạn 1 kế hoạch bài học, GV cần đảm bảo các tiêu chí

-         Xác định mục tiêu bài học. Mục tiêu bài học gồm các yêu cầu:

+ Kiến thức cơ bản cần đạt được

+ Kĩ năng nhận biết, thực hành, vận dụng do yêu cầu kiến thức và đặc trưng bộ môn đòi hỏi

+ Thái độ hiểu biết, nhận thức, tình cảm cần có sau khi học.

-         Xác định kiến thức – kĩ năng cơ bản, trọng tâm

-         Chọn lựa các PP thích hợp

-         Tổ chức các hình thức hoạt động học tập, thường được kết hợp với sự lựa chọn PP và hệ thống câu hỏi.

Có những loại câu hỏi:

+ Để tìm ra kiến thức mới

+ Để thực hành, luyện tập

+ Để kiểm tra – đánh giá mức độ hiểu biết của HS

Các hoạt động:

+ Cá nhân

+ Nhóm

+ Cả lớp

-         Phân bố thời gian hợp lí. Cần có thời gian dự liệu tình huống có thể xảy ra.

-         Sử dụng đồ dùng DH (quy định, có sẵn) mà GV phải tận dụng khi tiến hành giảng dạy. Để đạt hiệu quả tiết dạy cao hơn GV có thể tự làm thêm đồ dùng DH cần thiết cho các HĐ.

 

Câu 2: Trình bày những hiểu biết của mình về học sinh tiểu học ( nhiệm vụ, đặc điểm tâm lí và các hoạt động cơ bản của HSTH)

-         Nhiệm vụ học sinh:

Học sinh TH có những nhiệm vụ sau đây:

1.     Kính trọng thầy giáo, cô giáo, nhân viên nhà trường; đoàn kết, giúp đỡ bạn bè; phát huy truyền thống tốt đẹp của nhà trường; thực hiện điều lệ, nội quy nhà trường; chấp hành các quy tắc trật tự, an toàn xã hội.

2.     Chăm chỉ học tập, hoàn thành mọi nhiệm vụ học tập và rèn luyện theo yêu cầu của thầy giáo, cô giáo, của nhà trường.

3.     Chăm lo rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân, bảo vệ môi trường.

4.     Tham gia các  HĐTT của trường, của lớp, của Đội TNTP HCM, sao Nhi Đồng HCM; giữ gìn, bảo vệ tài sải của nhà trường; giúp đỡ gia đình, tham gia lao động công ích và công tác xã hội phù hợp với lứa tuổi.

-         Đặc điểm tâm lí cơ bản của học sinh TH

Đặc điểm chính của tâm lí học sư phạm trẻ em; Gv cần nắm các khái niệm về tri giác, chú ý, trí nhớ, tưởng tượng, tư duy của trẻ em lứa tuổi tiểu học

+ Tri giác: Mang tính cụ thể, ít đi vào chi tiết, mang tính không chủ định, ít phân hóa. Tri giác của HS các lớp đầu TH gắn chặt với hành động, với hoạt động thực tiễn của trẻ.

Chú ý: Không chủ định, thiếu bền vững, dễ bị phân tán.

+Trí nhớ: Phát triển hơn lứa tuổi mẫu giáo, tuy nhiên trí tưởng tượng ở HSTH còn tản mạn, hình ảnh tưởng tượng đơn giản, hay thay đổi, chưa bền vững. Càng về cuối bậc học, tưởng tượng của trẻ còn gần hiện thực hơn, phản ánh đầy đủ và đúng đắn thực tế khách quan hơn.

+ Tư duy: Chuyển dần từ cụ thể trực quan sang tính trừu tượng, khái quát.

          Về đặc điểm nhân cách cần lưu ý HSTH có đặc điểm tính cách: dễ bị kích động, dễ có hành vi bộc phát, vị tha, hồn nhiên; đặc điểm tình cảm: dễ xúc động, tình cảm mang tính cụ thể, trực tiếp và giàu cảm xúc, đã có tình cảm trí tuệ; dặc điểm tự đánh giá và đánh giá tuy vẫn thiên về cảm tính.

-         Các dạng hoạt động cơ bản của HSTH

+ Hoạt động học của HSTH

·        Hoạt động học là hoạt động chủ đạo của HSTH

·        Hoạt động học của HSTH bao gồm các thành tố: nhiệm vụ học, các hành động học, động cơ và nhu cầu học

+ Các dạng hoạt động khác của HSTH

·        Hoạt động vui chơi

·        Hoạt động lao động

·        Hoạt động xã hội

·        Hoạt động văn hóa văn nghệ

Câu 3: Trình bày những kĩ năng nghe cơ bản cần rèn luyện:

3.1. Kĩ năng định hướng

Cần trả lời cho các câu hỏi:

-         Các người nói là ai?

-         Họ đang nói chuyện ở đâu?

-         Mục đích của cuộc nói chuyện là gì?

          Ngôn ngữ của chúng ta chọn sử dụng sẽ tùy thuộc vào mối quan hệ của chúng ta với người khác. Nếu chúng ta biết ngữ cảnh của một cuộc nói chuyện, điều đó cũng sẽ giúp chúng ta hiểu ngôn ngữ mà họ đang sử dụng vì nó giúp chúng ta đoán trước được nội dung người khác sẽ bàn đến.

3.2. Kĩ năng xác định nội dung nghe

          Bao gồm các kĩ năng:

-         Nghe và nắm được đề tài, nội dung chính: Người nói, nói về vấn đề gì? Nội dung chính của vấn đề ấy thế nào? Để xác định được đề tài của bài nghe chúng ta cần căn cứ vào tên bài (nếu có) hoặc lời giới thiệu, các câu mở đầu và các ý, dẫn chứng được sắp đặt trong bài. Nghe và nắm được nội dung chính của bài giúp ta có thể định hướng, dự đoán về các ý chính trong bài.

-         Nghe và xác định được các ý chính: Các ý chính là gì và được phát triển như thế nào? Khi chúng ta tham gia một cuộc đàm thoại hoặc nghe người khác nói, chúng ta phân cách các ý chính với phần chi tiết hỗ trợ. Đôi khi người ta dùng một cụm từ giới thiệu để thu hút sự chú ý và để dẫn dắt đến chủ đề.

-         Nghe và xác định chi tiết: Nghe chi tiết nhằm phân biệt sự vật hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác được miêu tả trong bài, từ đó giúp chúng ta ta hiểu kĩ hơn về bài nghe.

-         Nghe và xác định các từ, câu chìa khóa: Các từ, câu chìa khóa thường mang tính định hướng, thể hiện tập trung ý đồ của người nói. Việc xác định các từ, câu chía khóa giúp người nghe nắm rõ hơn, nhanh hơn ý đồ đó.

-         Nghe và hiểu ngụ ý: Không phải lúc nào người nói cũng nói ra một cách trực tiếp điều muốn nói. Là người nghe, chúng ta phải làm rõ ý nghĩa người nói muốn truyền tải. Điều này căn cứ trên việc làm rõ ý nghĩa từ, câu, trọng âm, ngữ điệu, thái độ mà người nói sử dụng.

3.3. Kĩ năng xác định phương thức, hình thức của bài nói khi nghe

     Để xác định được phương thức, hình thức của bài nói, chúng ta cần xác định được các yếu tố:

-         Bố cục của bài nói: diễn dịch?, quy nạp?, tổng phân hợp?

-         Trọng âm, nhịp điệu và ngữ điệu:Việc xác định được trọng âm, nhịp điệu và ngữ điệu giúp bạn tập trung nhanh hơn vào nội dung cần nắm.

3.4. Chuẩn bị những điều kiện nghe có hiệu quả

- Chuẩn bị “tâm thế” nghe tích cực: tinh thần thanh thản, tập trung chú ý,có hứng thú với nội dung được nghe.

- Rèn luyện trí nhớ tốt.

Câu 4: Trình bày những kĩ năng nói cơ bản cần rèn luyện:

-  Cần phải kiên tâm

- Thắng tính nhút nhát

- Cố gắng luyện giọng

- Soạn miệng và luyện trí nhớ

- Trình bày vấn đề một cách sang rõ

- Khắc sâu một ấn tượng vào đầu óc thính giả

- Đánh vào tâm lí thính giả

Câu 5: Phân tích yêu cầu của luyện đọc thành tiếng:

·        Đọc rõ tiếng, rõ lời và đúng chính âm:

Biện pháp luyện đọc ở đây là sự điều chỉnh cách phát âm sao cho đúng chuẩn. Đây là một yêu cầu đòi hỏi sự ý thức, tự giác, kiên nhẫn và nghiêm khắc tự rèn luyện bản thân lâu dài vì nó đòi hỏi phải điều chỉnh thói quen phát âm của cá nhân, của địa phương.

·        Ngắt giọng đúng chỗ:

Cần dựa vào nghĩa, vào quan hệ ngữ pháp giữa các tiếng, từ để ngắt hơi cho đúng.

-          Khi đọc, không được ngắt từ ra làm hai:

Ca lô đội lệch, mồm huýt / sáo vang

Ông già bẻ gãy từng chiếc một / cách dễ dàng

-         Không tách danh từ chỉ loại với danh từ mà nó đi kèm:

Như con / chim chích

Trăm cô / gái tựa tiên sa

-         Không tách giới từ với danh từ đi sau nó:

Nhảy trên / đường vắng

Múa chày đôi với / chày ba nhịp nhàng

-         Không tách động từ - hệ từ “là” với danh từ đi sau nó:

Mẹ là / ngọn gió của con suốt đời

            Việc dựa vào nghĩa và quan hệ cú pháp sẽ giúp chúng ta xác định đúng cách ngắt nhịp của các câu.

·        Việc ngắt hơi phải đúng với dấu câu:

-         Nghỉ ít ở dấu phẩy, nghỉ lâu hơn ở dấu chấm, nghỉ nhiều hơn dấu phẩy và ít hơn dấu chấm đối với dấu chấm phẩy.

-         Đọc đúng các ngữ điệu câu: lên giọng ở cuối câu hỏi, hạ giọng ở cuối câu kể, thay đổi giọng cho phù hợp với tình cảm cần diễn đạt ở câu cảm. Với câu cầu khiến cần nhấn giọng phù hợp để thấy rõ các nội dung cầu khiến khác nhau. Ngoài ra còn phải hạ giọng khi đọc bộ phận giải thích của câu.

·        Tốc độ, âm lượng đọc phù hợp:

-         Làm chủ được tốc độ đọc (độ nhanh, chậm, chỗ ngân hay là việc dãn nhịp đọc…): không nên đọc chậm, ê a, ậm ờ hay ngược lại, đọc quá nhanh, liến thoắng,… làm cho người nghe khó tiếp nhận đúng, rõ và dễ dàng văn bản đọc.

-         Cần làm chủ được cường độ giọng (đọc to hay nhỏ, nhấn giọng hay không…): không nên đọc gào to nhưng cũng không nên quá nhỏ. Cần chú ý đến đối tượng nghe về số lượng (ít hay nhiều), phương tiện nói (có micro hay không). Có như vậy, người đọc mới không phí sức và người nghe cũng không khó chịu vì phải tiếp nhận những âm thanh không đúng âm lượng thích hợp.

Câu 6: Trình bày nội dung rèn kĩ năng viết trong nhà trường Tiểu học. Phân tích một sỗ kĩ năng viết cơ bản cần rèn luyện

1.     Nội dung rèn kĩ năng viết chữ trong nhà trường Tiểu học:

Kĩ năng viết chữ được thực hành từ bài học âm đầu tiên và môn tập viết, kéo dài suốt đến hết năm lớp 3. Kĩ năng viết chính tả được luyện suốt bậc Tiểu học. Kĩ năng viết các loại văn bản một cách sáng tạo được luyện từ lớp 2 đến lớp 5.

- các bài tập luyện kĩ năng viết cho HS tiểu học:

a. Luyện tập viết chữ:

+ tập tô theo mẫu

+ tập viết từng chữ cái

+ tập viết từng chữ, tưng từ, câu

b. Luyện viết chính tả:

+ các bài chính tả nghe-đọc, nhớ-viết, so sánh

+ các bài tập chính tả: điền phụ âm đầu, vần hoặc thanh, viết hoặc tìm hoặc chữa các từ có cách viết chính tả dễ lẫn lộn

c.Luyện viết văn bản:

+ Tìm hiểu đề bài, tìm ý và lập dàn ý gắn với từng loại văn bản (miêu tả, kể chuyện, tường thuật, viết thư và văn bản nhật dụng…)

+ Diễn đạt thành đoạn và bài theo các loại văn bản

 

2. Một sỗ kĩ năng viết cơ bản cần rèn luyện

a. Kĩ năng viết chữ:

Cần đảm bảo các yêu cầu sau:

-         kĩ năng xác định điểm đặt bút, dừng bút hợp lí

+ điểm đặt bút là điểm bắt đầu khi viết một nét trong một chữ cái. Điểm đặt bút có thể nằm trên đường kẻ ngang hoặc không nằm trên đường kẻ ngang.

+ Điểm dừng bút là vị trí kết thúc của nét chữ trong một chữ cái. Điểm dừng bút có thể trùng với điểm đặt bút hoặc nằm trên đường kẻ ngang hoặc không nằm trên đường kẻ ngang.

+ Vị trí của điểm đặt bút hoặc dừng bút: về cơ bản, thống nhất ở vị trí (trên hay dưới) ½ đơn vị chữ.

+ các chữ cái có cấu tạo bởi nét móc hay nét cong phía trước: điểm đặt bút ở vị trí trên hay dưới đường kẻ ngang khoảng ¼ đơn vị chữ.

+ các chữ có cấu tạo bởi nét cong ở phần cuối chữ: điểm dừng bút có vị trí trên đường kẻ ngang chân chữ khoảng ¼ đơn vị.

- Kĩ năng viết liền mạch: là thao tác đưa ngòi bút liên tục từ điểm kết thúc của nét đứng trước tới điểm bắt đầu của nét tiếp sau.

- Kĩ năng lia bút: để đảm bảo tốc độ viết trong quá trình viết một chữ cái hay viết nối các chữ cái với nhau, nét bút được thể hiện liên tục nhưng dụng cụ viết (phấn, bút…) không được chạm vào mặt phẳng viết (giấy, bảng…); là thao tác đưa bút trên không.

- Kĩ năng rê bút: là trường hợp viết đè lên theo hướng ngược lại với nét chữ vừa viết. Ở đây xảy ra trường hợp dụng cụ viết “chạy nhẹ” từ điểm kết thúc của nét đứng trước đến điểm bắt đầu của nét liền sau.

- Kĩ năng ước lượng khoảng cách hợp lí: Khoảng cách giữa các con chữ thường hẹp hơn so với giữa các chữ. Khoảng cách ấy được ước lương bằng một chữ o lớn hơn (hoặc bằng chữ a).

- Kĩ năng viết thanh đậm: là cách viết chữ có độ đâm nhạt đều nhau, cân xứng. Nét thanh là nét đưa bút lên. Nét đậm là nét kéo bút xuống theo đúng quy trình viết chữ.

b. Kĩ năng viết văn bản

- Kĩ năng chung:

+ Viết đúng chính tả

+ Từ dùng chính xác, phong phú

+ Câu văn có kết cấu chặt chẽ, mối quan hệ giữa các thành phần câu được thể hiện rõ ràng

+ Đoạn văn được sử dụng như một phương tiện phân chia nội dung trình bày, một phương tiện nhấn mạnh ý hoặc thể hiện phong cách riêng của người viết

-         Kĩ năng xây dưng văn bản:

+ Bước định hướng: viết để làm gì? Viết cho ai? Viết về cái gì? Viết như thế nào?

+ Bước lập đề cương: là bước lập dàn ý hay bố cục chung cho bài viết. Đề cương là bản phác thảo nội dung, bản phân phối sắp xếp các ý lớn, ý nhỏ của bài viết thành một cái khung chung, thể hiện sự thông nhất, logic của vấn đề. Trong đề cương, trình tự các ý và tính hợp lí giữa các ý là hết sức quan trọng

+ Bước viết văn bản: là bước thực hiện hóa đề cương thành văn bản. Thực chất là dùng lời văn, câu chữ, lập luận…để tạo ra văn bản. Tất cả hiện thực cần phản ánh là những thái độ, tư tưởng, tình cảm, ý đồ của người viết. Vì vậy, muốn có được văn bản thể hiện đúng ý đồ, người viết  phải có năng lực sử dụng ngôn ngữ tốt.

+ Bước kiểm tra: Là bước cuối cùng của việc viết văn bản, là đối chiếu văn bản đã tạo ra được với yêu cầu phản ánh trong định hướng. Việc kiểm tra và điều chỉnh văn bản vốn phức tạp và không thể có sự thay đổi lớn. Vì vậy, việc này cần tiến hành song song với quá trình tạo lập văn bản.

Câu 7: Phân tích những yêu cầu của luyện kĩ năng kể chuyện

 Có 5 bước:

- Tài kc của GV có vai trò quan trọng trong giờ kc: Nó là yếu tố hấp dẫn, lô cuốn HS, là phương tiện cho HS noi theo. Tài kc tuy có  phụ thuộc vào năng khiếu song chủ yếu lại do công phu luyện tập mà đạt được. Để có được năng lực kc, người giáo sinh cần luyện tập về nhiều mặt.

- Luyện tập để nắm vững câu chuyện: Đây là bước đầu tiên cần rèn luyện cơ bản. nghĩa chung của câu chuyện; 2-Nắm vững toàn bộ diễn biến của câu chuyện, các tình tiết chính, những chi tiết cụ thể.

- Lựa chọn giọng điệu kể và ngôn từ: Mỗi câu chuyện, tùy theo nọi dung sẽ có giọng điệu kể riêng. Cần tránh lối kể đều đều, buồn buồn hoặc giữ một giọng điệu suốt buổi kẻ tạo cho người nghe tâm trạng chán ngán, buồn ngủ, căng thẳng. Trong truyện có lời kể, lời nhân vật. Cần thay đổi giọng kể để người nghe phân biệt đâu là lời kể, đâu là lời của nhân vật, để người nghe phân biệt được đâu là lời của nhân vật này, đâu là lời của nhân vật khác. Khi đọc truyện, người đọc phải trung thành với ngôn từ trong văn bản. Khi kể chuyện, người kể thoát ra khỏi ngôn từ văn bản và sử dụng ngôn từ của mình. Vì vậy, khi kể chuyện nếu người kể chuyện quá lệ thuộc vào lời văn của văn bản truyện, người kể sẽ khó có điều kiện hấp dẫn người nghe.

- Lựa chọn điểm nhấn, điểm dừng nhằm kích thích hứng thú người nghe: Cần biết dừng lại ở những điểm nút của câu chuyện, đặt những câu hỏi, đưa ra những dự kiến, tạo nên những thắc mắc, những cao trào… tạo cho người nghe sự hồi hộp, mong đợi, những thích thú khi câu chuyện đến hồi gay cấn hay chờ đợi diễn biến tiếp theo….

- Sử dụng các yếu tố phi ngôn từ hỗ trợ cho kc: Nét mặt, cử chỉ, ánh mắt, điệu bộ… của người kể chính là các yếu tố phi ngôn từ. Toàn bộ các yếu tố này sẽ tác động đến người nghe. Vì vậy người kể cần tận dụng các yếu tố trên khi kc. Ngoài ra, tranh ảnh minh họa cũng có tác dụng kích thích trí tò mò và gây ra hứng thú của HS nhỏ.

Câu 8:  Phân tích các bước rèn kĩ năng nghe chuyện và kể chuyện cho HS

-         Bước 1: Đọc, tìm hiểu, cảm thụ truyện

+ Đọc: 

·        Đọc lướt (1-2 lần để tìm hiểu tinh thần chung của truyện)

·        Đọc từng phần câu chuyện ( tìm hiễu sau về ndung, nghệ thuật =>tạo ấn tượng, cảm xúc trong long người đọc)

·        Đọc diễn cảm.

+ Tìm hiểu truyện: Người kể co thể tự đặt ra các câu hỏi

·        Truyện thuộc thể loại nào?

·        Kể vêc việc gì?

·        Truyện xảy ra bao giờ và ở đâu?

·        Truyện có mấy nhân vật? Tính cách các nhân vât?

·        Diễn biếnvà ý nghĩa?

+ Cảm thụ truyện:

·        Huy động vốn sống, vốn văn hóa, khả năng liên tưởng để “nhập thân” với nhân vật truyện

·         Người kể co thể hình dung rõ nét hình dáng, cử chỉ, hành động của các nhân vật, bối cảnh diễn ra sự việc.

Bước 2 Xác định ngữ điệu ke

-         Ngữ điệu kể là sự kết hợp nhuần nhuyễn, hài hòa các yếu tố của cảm xúc với các yếu tố âm thanh. Căn cứ vào nội dung truyện để xác định ngữ điệu kể cho phù hợp

-          Các yếu tố tạo nên ngữ điệu kể: sắc thái giọng kể, tốc độ kể, sự ngắt giọng, nhấn giọng, lên cao, hạ thấp của giọng, ngân giọng, âm lượng, cường độ của giọng

+ sắc thái giọng là sự thể hiện, thay đổi của tình cảm trong khi kể chuyện. Có luc kể  với giọng tươi trẻ, sôi nổi, có lúc kể với giọng nhẹ nhàng, tha thiết, có lúc diễu cợt, mỉa mai…Cần phân biệt giọng giữa người kể chuyện với giọng các nhân vật, giọng giữa các nhân vật với nhau.

Ví dụ: Sắc thái giọng mệt mỏi: Người mẹ nói với con: Con ơi, con đi tìm thầy thuốc về đây. Mẹ thấy trong người mệt mỏi lắm ( Bông hoa cúc trắng)

           Sắc thái giọng vui:Cụ già tươi cười bước ra nói: Mẹ cháu đã khỏi bệnh rồi. Đó là phần thưởng cho tấm long hiếu thảo của cháu đấy.

+ Tốc độ kể là sự nhanh hay chậm của giọng khi kể.Khi kể không nên nói nhanh làm người nghe khó theo dõi, cũng không nên nói quá chậm làm người nghe mệt mỏi. cần kể với tốc độ vừa phải, thay đổi tốc đọ kể cho phù hợp với nội dung

+ ngắt giọng là sự ngừng hơi chốc lát trong khi kể. có tác dụng giúp người đọc lấy hơi, người nghe có điều kiện hiểu thông tin, ý nghĩa của văn bản, tạo sự chờ đợi cho người nghe. Ngắt giọng dựa vào dấu câu, các thành phần câu, nhịp cảm xúc của người kể

+ Nhấn giọng là luồng hơi ra mạnh ở những từ ngữ, câu quan trọng trong văn bản

+ cao giọng là nâng giọng cao hơn mức bình thường. cao giọng ở những từ ngữ, những câu bộc lộ cảm xúc, mệnh lệnh, nghi vấn

+ Thấp giọng là hạ giọng thấp hơn mức bình thường. thấp giọng ở những từ ngữ, những câu thể hiện suy ngẫm, những tâm trạng mòn mỏi… hoặc kết thúc truyện

+ Ngân giọng là đưa giọng dài hơn mức bình thường, tạo nhịp điệu chậm rãi.

+ Ngân giọng là đưa giọng dài hơn mức bình thường, tạo nhịp điệu chậm rãi. + âm lượng là độ to, nhỏ của giọng khi kể (giọng kể to quá sẽ không truyền đạt được nội dung, giọng kể to quá gây cảm giác mệt mỏi, chói tai)

+ Cường độ là độ mạnh hay nhẹ,vang hay không vang cua giọng kể. VD: Lời cụ bà trong "Bông hoa cúc trắng" dùng giongj vang, ngân để gợi ra thế giới cổ tích. => Chú ý: Để kể 1 câu chuyện người kể cần chuẩn bị lời kể chu đáo, phát âm đúng chính âm, mạch lạc trong diễn đạt. NGười kể có thể dùng từ ngữ, cách diễn đạt trong văn bản hoặc diễn đạt theo cách hiểu, vốn sống của mình. Người kể có thể thêm hoặc bớt 1 số chi tiết miễn là ko làm thay đổi nội dung truyện.

Bước 3: Sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ các phương tiện dạy học hỗ trợ lời kể

·        Giáo viên có thể ngồi hoặc đứng để kể chuyện cho HS nhưng nên để cho HS dễ quan sát đc nét mặt, cử chỉ của GV

·        GV thể hiện sự tự tin, nét mặt, biểm cảm thể hiện đúng diễn biến truyện và giao cảm với HS

·        Sử dụng 1 sốcử chỉ của cổ, tay, chân…

·        Sử dụng các phương tiện dạyhọc nhu vật thật, tranh, ảnh, con rối…

Câu 9: (Tr55)  Phân tích những yêu cầu của việc luyện kĩ năng đặt câu hỏi

-         Câu hỏi cần được đa dạng hóa và sử dụng một cách linh hoạt, sinh động, phù hợp với từng đối tượng HS.

+ Có loai tương đối dễ trả lời, dùng cho HS trung bình và yếu

+ Có loại đòi hỏi ở mức độ cao hơn, cần đến kiến thức sâu, rộng và khả năng lập luận.

+ Có loại phải cần đến các thao tác suy ý, liên hội, khái quát hóa.

Cách đặt câu hỏi này làm cho HS cả lớp cùng phải vận động, làm việc tích cực, không có khoảng trống thụ động.

-         Câu hỏi cần gắn với nội dung bài học, phải xuất phát từ mục đích, yêu cầu của mỗi bài học cụ thể. Các câu hỏi phải có tác dụng móc xích, xâu chuỗi những kiến thức cần nắm vững, cần thiết, quan trọng đối với nhận thức của HS. Ngoài ra khi đặt câu hỏi ta còn cần chú ý đến yêu cầu rèn kĩ năng cụ thể của mỗi bài.

-         Câu hỏi phải đặt trong mối tương quan với phương pháp truyền giảng ở từng bài học

VD: PP phân tích ngôn ngữ trong phân môn học vần, chính tả, tập viết, luyện từ và câu...đòi hỏi loại câu diễn dịch, câu hỏi nêu chi tiết của bài học

-         Câu hỏi cần được chuẩn bị kĩ lưỡng về mặt ngôn ngữ, tránh gây mơ hồ, khó hiểu và có thể giúp HS định hướng ngay nội dung được hỏi để trả lời cho đúng

Câu 10:  Trình bày vai trò, ý nghĩa của công tác tự làm thiết bị dạy học ở bậc tiểu học hiện nay. Nêu một số tiêu chí, đánh giá đồ dùng, thiết bị dạy học.

a)    Vai trò, ý nghĩa của  việc sử dụng thiết bị dạy học trong việc hình thành kiến thức mới cho HSTH

-         Việc sử dụng đồ dùng, trang thiết bị dạy học sẽ giúp các em có chỗ dựa cho hoạt động tư duy, bổ sung vốn hiểu biết để có thể lĩnh hội các kiến thức mang tính trừu tượng, khái quát, đồng thời phát triển năng lực sáng tạo, tư duy trừu tượng và trí tưởng tượng phong phú.

-         Nhờ các hoạt động trực tiếp, cụ thể trên các phương tiện trực quan, HS sẽ tin tưởng vào khả năng tự phát hiện ra kiến thức của mình, đồng thời nhớ lâu, nhớ kĩ những kiến thức đã học.

-         Sử dụng thiết bị dạy học chính à tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học và hoạt động theo hướng tích cực hóa, cá thể hóa người học trong hoạt động học tập, rèn luyện, góp phần vào công cuộc đổi mới phương pháp dạy học.

b)    Mốt số tiêu chí đánh giá đồ dùng, thiết bị dạy học

Bất kì một thiết bị dạy học dù dưới hình thức nào cũng cần đảm bảo 4 tiêu chí:

·        Tính khoa học: Đây là tiêu chí cơ bản để đánh giá thiết bị dạy học được hiểu là:

-         Thiết bị dạy học phải đảm bảo tính chính xác, có thể giải quyết được những vấn đề mà chương trình và SGK đặt ra.

-         Thiết bị dạy học phải góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học chứ không chỉ đơn thuần là minh họa cho bài giảng.

·        Tính sư phạm:

-         Tạo ra chỗ dựa trực quan cho tư duy, bổ sung vốn hiểu biết để giúp học sinh tiếp thu kiến thức có hiệu quả.

-         Phản ánh rõ các dấu hiệu bản chất của nội dung dạy học

-         Dùng cho nhiều loại bài học

·        Tính tiện lợi: Dễ dùng, dễ thao tác

·        Tính thẩm mĩ: Đẹp, bền, gây cảm hứng cho cả người dạy và người học.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro