[Kỳ Trân]

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

"Trân đẹp như một mùa nắng hạ trong veo..."
____________________
   Doãn Kỳ đã viết về Trân như thế, trong cuốn sổ tay mà anh luôn giữ rịt bên mình trên những chuyến đi thực tế đến những vùng đất cùng khơi. Người chủ biên không biết Trân là ai, là trai hay gái, là đàn ông hay đàn bà, mà có khi còn chẳng rõ Trân phải là người hay không. Bởi tính Kỳ cũng ưa đặt tên cây cối hay ngã ba ngã tư như tên người. Giống như cây cau sau Viện thì Kỳ gọi là Hậu, cây mù u ngoài ngõ bếp thì tên Miên, ngã ba qua chợ bến phà được anh kêu bằng Hạ. Và giờ với Trân thì biết đâu cũng thế, người chủ biên gấp cuốn sổ tay cũ mèm, đặt lại trên bàn làm việc của Kỳ, vờ như chưa từng đọc qua trang giấy có kẹp một bông thiên lý đã ngả màu vàng khô, nhăn dúm dó, và có câu miêu tả về Trân đẹp như nắng hạ.

   Cả đất Sài thành này có chăng cũng chỉ mỗi Kỳ biết về Trân. Trân là một cậu trai mười bảy, nhỏ hơn Kỳ nom đến độ chục con trăng. Bà con ở cù lao Bần nói Trân là con dạt, một đêm lộng gió tháng mười hai, Trân dạt vào bờ sông gần chòi lá bà Huệ Mười, chắc là trời thương nên tiếng oe oe nhỏ xíu được người đàn bà goá chồng đang đi cất nước nghe thấy, bà đem Trân về rồi mấy người trong xóm phụ nhau nuôi lớn thằng nhỏ còn đỏ hỏn cứ chốc lại khóc quấy đòi sữa mẹ, người cho cử nước gạo, người vun cho bữa cháo, người may cho cái áo cái quần, ngó vậy mà lớn được tới giờ cũng hay. Cả cù lao này đếm chưa đến ngót được tám chục cái đầu, nói cho cùng cũng chỉ là những con người dạt về bên lề những cuộc vui và xứ rộn ràng phía bên kia sông, neo mình lại cái chốn buồn đến khỉ chẳng thèm ho mà cò cũng chả buồn gáy này.

    Cù lao Bần có ông Bảy Câu ở đây từ khi mãn hạn tù, có chị Thơ làm vợ bé người ta ưa tắm nước thơm sực nức, có dì Ngàn hay đi khắp xóm cho chén chè đậu hay mấy cây rau con tốt giống. Trân lớn lên tại chốn đìu hiu và quạnh quẽ đến vậy. Rồi mười bảy năm sau em nhớ thêm cái tên Doãn Kỳ. Kỳ ở lại cù lao chỉ độ hai tháng, người trong xóm nghe anh nói mới biết anh làm chuyên đề thực tế, dắt anh đến căn nhà lá của Trân. Kỳ gặp em lần đầu trong dáng vẻ ướt mem vì xuồng lật, vớt lại được cái balo áo quần và cuốn sổ tay khỏi trôi theo dòng nước. Dì Ngàn dắt anh qua, giới thiệu đôi câu rồi quảy gót về vì còn nồi cơm trên bếp, để lại hai con người chỉ biết đứng nhìn mũi chân và cảnh vật phía sau vai người nọ. Ấn tượng đầu tiên Kỳ nhớ về em...là "Sao con trai gì mà đẹp dữ dằn vậy?" Kỳ đã nghĩ ngay đến câu đấy, mém chút là nói luôn thành lời. Trân đẹp kiểu khiến người ta rất dễ chịu, bởi mày mũi thanh tú, vừa hiền lành vừa chân chất, lại rất...trong veo...và sự dễ chịu ấy là điều làm Kỳ nuối tiếc đằm người ngày phải lên xe đò về lại Sài Gòn sau chuyến đi dài đến hai tháng. Đoạn thời gian ở cù lao, Kỳ tốc kí về những con nước, lúc sáng lúc chiều, khi nước ròng nước cạn, có bận non trưa thấy Kì lấp ló định đi coi nước nhưng lại trùng giờ cơm, Trân dọn cả mâm cơm hai món một canh ra cái chõng trước nhà, em bảo ngồi ăn ngoài vầy cho thoáng chớ chẳng phải em để ý gì Kỳ đâu. Ừa, thì có ai nói động gì đến?

  Lúc rảnh rỗi Kỳ lại đi dài khắp xóm, dạo qua mấy căn nhà lụp xụp vách tranh, bút trên tay anh hí hoáy viết về những con gà mái dầu, những con chó xà mâu ưa tìm núp bóng, Kỳ viết về chị Thơ và mùi nước thơm mỗi lần gặp chị, về dì Ngàn với những chén chè đậu không hôm nao đụng hôm nào, về má Huệ Mười khi má kể những câu chuyện con người xóm cù lao và cả chú Bảy Câu cùng những chuyến câu bất kể đêm ngày trên những căn chòi mé, hơn cả, là Kỳ viết về Trân. Kỳ không hiện diện cạnh bên trong những lần Trân ngồi hiu hiu trước hiên nhà với đôi mắt hạnh khép hờ, ngả nghiêng theo màu nắng lăn tăn trên mớ tóc đen mềm và tai cảm nhận tiếng gió mỏng dần mỗi độ ghé ngang vai. Kỳ cũng không phải người đỡ đần khi Trân khom lưng bận bịu tỉa tót chăm chút cho giồng mướp đắng cùng mấy giồng cải bẹ xanh rì. Càng không đầu ấp tay gối vào những đêm Trân say giấc trong buồng cách Kỳ chỉ cái vách mỏng tang. Kỳ trằn trọc không ngủ mấy đêm liền vào những ngày đầu, anh đổ lỗi cho việc lạ chỗ lạ giường, dù thực tế cái nghề của Kỳ còn đầy ra những lần ngủ bờ ngủ bụi, xỏ đôi dép lẹp xẹp ngang qua buồng Trân để ra sân sau, chắc chẳng phải để ngắm mấy rặng dừa đương lúc đêm tối mù tối mịt vầy, anh tặc lưỡi nghĩ: "Sao con trai mười bảy mười tám mà ngủ ngoan im re, cổ tay cổ chân sao có chút xíu, rồi sao làm lụng luôn giờ luôn giấc mà chân cẳng trắng phiu vậy ?". Nghĩ hồi tự nhiên Kỳ ngớ người... "Sao tự dưng mình dòm ngó thằng nhỏ này chi?". Nhưng sự bác bỏ trong những đêm ấy không khiến anh thôi việc viết về Trân trên giấy, về những điều Kỳ không hiện diện nhưng có nghe và có thấy. Rồi ngòi bút anh rong ruổi một hồi, lưu lại một câu so sánh ướt lệ, rằng: "Trân đẹp như một mùa nắng hạ trong veo", mùa nắng hạ mà Kỳ đắm mình suốt hai tháng ròng tại một cù lao xa lắc nguồn vui cuộc sống, vào mùa hạ ngả vàng năm 1990.

   Những cuộc hội thoại giữa Kỳ và Trân có nhiều chuyện để nói hơn qua mỗi ngày, Trân rất hay hỏi Kỳ về nơi mà anh sống, nghe có vẻ quá lời nhưng sự thật thì từ nơi chôn nhau cắt rốn và quá trình cả hai lớn lên vốn dĩ đã như hai thế giới biệt lập, thế nhưng Trân không hỏi Kỳ về những điều mà anh nghĩ rằng một thằng nhóc mười bảy mười tám sẽ hỏi. Trân không tò mò về những cuộc chơi của đám trai mới lớn phía ranh giới bên kia bờ sông, cũng không hỏi về mấy đứa con gái đẹp xấu thế nào, có thơm hay có trắng, cũng chẳng hỏi mỗi lần bứt rứt trong người thì xử lý ra làm sao. Trân hỏi Kỳ về cái gọi là "trường học", liệu có nhiều người giống như em không? Rồi mấy người thầy giáo cô giáo chắc sẽ ăn bận như anh Kỳ hồi mới tới cù lao hả ? Kỳ gật gù rồi trả lời mọi câu hỏi của em, về cái chốn xa xôi cách em hàng trăm cây số và hàng vạn điều lạ lẫm với em. Sau trường học, hàng quán, phố xá cùng những con đường phẳng lì rộng hoác và nhà đổ bê tông lợp ngói chắc hụi, Trân hỏi về "gia đình" , về định nghĩa gọi là "mẹ" và "cha", Kỳ im bặt, anh ậm ừ bởi không biết nên nói với em về những điều người ta viết trong sách vở, người ta ưa kể trên ti vi hay nói với em về cảm nhận của chính anh, có lẽ thứ rượu nếp than mà Trân xin được từ chòi ông Bảy đang làm nhòe mắt anh, và hun đỏ người Trân, dù em chỉ ngồi đong đưa chân nghịch vờn nước sông chảy nhè nhẹ trên da thịt mà chẳng động đến chén rượu nào, bởi em xin về chỉ để cho Kỳ thôi, em nói vậy . Kỳ mập mờ thấy dáng Trân lại gần và choàng tay ôm lấy anh, em để đầu Kỳ tựa vào lồng ngực gầy gầy của em, nghe em vỗ về trên mái đầu bằng đôi bàn tay cong cong mà Kỳ thấy chỉ duy nhất em có, Trân bảo: " Anh Kỳ không có ba mẹ cũng không sao, giống em nè, má Huệ nói đất đẻ ra em, và sông đưa em dạt tới cù lao này cho xóm vắng hoe có tiếng trẻ nhỏ, ở chỗ anh Kỳ thì chắc anh cũng vậy." Kỳ nghe mấy lời em ủi an mà muốn khóc quá, tự hỏi sao Trân khờ thấy thương. Rồi Kỳ trở mình bấu lấy vai em như túm cọng cỏ cứu mạng, anh xoay người vùi ngược đầu Trân vào lồng ngực mình, di một hồi lại thành môi anh rúc vào hõm cổ em, Trân gầy nên hõm cổ cũng sâu, Kỳ nghĩ phải đây mà là ao là bể, chắc anh sẽ húp lấy húp để thứ nước ấy, bởi anh biết nước cũng sẽ trong vắt và thoảng nhẹ thứ mùi cỏ đồng nội như trên người em thôi.

    Kỳ cứ vậy Trân cũng chẳng động, em để yên cho anh muốn vùi thế nào thì vùi, mặc cho Kỳ cứ cách lúc lại phà mấy làn hơi nóng rực từ men rượu nếp làm em ngửi thôi cũng muốn say. Men rượu len lỏi từ hõm cổ, tìm đường đến nơi gáy rồi lên đến vành tai, chui tọt vào tai em chẳng khác gì mấy lời dụ dỗ ấm nồng, bàn tay Kỳ với những khớp xương thô rõ cứ lần mò mơn man đâu đó trên tấm lưng gầy của em nấp sau lớp vải áo đã sờn, vuốt ve rồi lại về với công việc dùng hơi men hun cháy nơi cần cổ em, thân mình cả hai còn cách nhau vài ba tấm áo, nhưng Trân cảm thấy giờ đây như em đang trần trụi trước Kỳ, thứ xúc cảm lạ quá chừng và em không biết gọi tên, bởi mười bảy năm nay em chưa từng đắm mình qua nên ngơ ngác. Dù chưa quen biết Kỳ quá lâu nhưng Trân cảm nhận được Kỳ trong cơn say có phần thô bạo hơn anh thường ngày, ngay lúc này đây, Trân thấy mình cũng chẳng khác gì cây viết mà anh vẫn thường cầm nắm trong tay để viết những điều anh muốn, gọn lõm trong vòng tay và hoàn toàn phụ thuộc vào anh. Cuộc di dời từ đôi môi Kỳ cứ mải miết và rong ruổi, với sự miệt mài của anh và sự bị động từ Trân, thế rồi nó cũng ngưng, khi đôi môi anh lướt qua phần da nào đó nơi cằm, em rụt người rồi đỡ lấy Kỳ đang trong cơn chới với, em bảo: "Anh Kỳ vô nhà ngủ nha, ngồi đây lát hồi trúng gió.". Và rồi đêm ấy Trân để Kỳ ngủ trong buồng em, còn em ngủ căn phòng Kỳ nơi cách vách, cũng trong đêm ấy Kỳ vắt tay lên trán, trằn trọc, nghĩ liệu em có bồn chồn, có nghĩ ngợi gì chăng ?

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro