Tây Dương Gia Tô Bí Lục

Tây Dương Gia Tô Bí Lục

2,178 1 10

Tây Dương Gia Tô bí lục là một tác phẩm truyện ký dã sử bằng chữ Hán về đề tài tôn giáo với quan điểm tư tưởng yêu nước chống đế quốc xâm lược. Theo những chi tiết đã được ghi trên sách từ tác phẩm này do Phạm Ngộ Hiên, Nguyễn Hoà Đường, Nguyễn Bá Am và Trần Đình Hiên cùng soạn. Cả bốn người đều là giáo sĩ Thiên Chúa giáo dòng Tên sống vào khoảng cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX. Đọc Tây Dương Gia Tô bí lục, chúng ta thấy đề tài chung của tác phẩm có thể nói là rộng lớn, cả về không gian và thời gian. Tác phẩm không chỉ nói về cuộc đời của Jêsu từ khi ra đời cho đến khi tử nạn, mà còn kể lại cả những huyền thoại về sự hiển hoá của Chúa Cứu Thế trong đức tin của giáo đồ. Con đường truyền đạo không chỉ dừng lại ở những chuyến đi không mấy thuận lợi đến các làng xung quanh Jêrusalem, mà còn theo chân các sứ đồ đến các tiểu vương quốc miền Tiểu Á, sang kinh đô của đế quốc La Mã. Rồi từ đó, nhiều thế hệ giáo sĩ lại mở những hành trình truyền giáo đầy gian nan nguy hiểm: phía tây đến tận các nước bờ đông Đại Tây dương, phía đông sang tận Trung Quốc, Việt Nam đầu thế kỷ XVI.…

Nam Triều Công Nghiệp Diễn Chí

Nam Triều Công Nghiệp Diễn Chí

201 0 30

Nam triều công nghiệp diễn chí (chữ Hán: 南朝功業演志, truyện kể về công lao sự nghiệp của Nam triều) là một truyện dài lịch sử viết bằng chữ Hán của Nguyễn Khoa Chiêm viết vào khoảng thế kỷ 18. Tác phẩm còn có các tên gọi khác như Trịnh Nguyễn diễn chí, Mộng bá vương, Việt Nam khai quốc chí truyện, Nam triều Nguyễn chúa khai quốc công nghiệp diễn chí, Hoàng triều khai quốc chí, Nam Việt chí, và Công nghiệp diễn chí. Truyện bắt đầu từ thời điểm Nguyễn Hoàng dẫn hơn một nghìn thủy quân vào đánh nhau với các tướng nhà Mạc để giành vùng Thuận Hóa năm 1558. Sau khi giành được vùng này, Nguyễn Hoàng vẫn giữ lễ phiên thần đối với vua Lê-chúa Trịnh nhưng vẫn âm thầm xây dựng cơ đồ ở phương Nam. Tiếp đến đời Nguyễn Hoàng là đời chúa Nguyễn Phúc Nguyên, nổ ra sự kiện Nguyễn Khải kéo 5.000 quân vào bờ bắc sông Nhật Lệ khai mào thời Trịnh-Nguyễn phân tranh trong lịch sử Việt Nam. Song song với miêu tả hai cuộc chiến, truyện còn miêu tả lại nhiều sự kiện đáng chú ý ở cả Đàng Ngoài và Đàng Trong. Nội bộ Đàng Ngoài, thường xuyên bất ổn với đủ vụ tranh chấp quyền vị trong nội bộ nhà chúa Trịnh và các vua Lê, các vụ mưu phản của thuộc tướng như Phạm Ngạn, Bùi Văn Khuê, các tướng họ Trịnh... Ở Đàng Trong là nhiều lần tranh chấp đổ máu trong nội bộ chúa Nguyễn, như chúa Nguyễn Phúc Nguyên với anh em ruột Phúc Hiệp và Phúc Trạch, chúa Nguyễn Phúc Lan với em mình là Nguyễn Phúc Anh và quá trình Nam tiến về Chân Lạp, Chiêm Thành của các chúa Nguyễn. Truyện không quên miêu tả cái nền dân chúng trong thời kỳ này với tình cảnh d…