ĐỐN NGỘ NHẬP ĐẠO YẾU MÔN - TUỆ HẢI THIỀN SƯ

ĐỐN NGỘ NHẬP ĐẠO YẾU MÔN - TUỆ HẢI THIỀN SƯ

72 0 5

Quyển Đốn Ngộ Nhập Đạo Yếu Môn là một quyển luận nhỏ, nếu căn cứ phần lượng mà nói thì không thấm vào đâu đối với tam tạng giáo điển, nếu nhìn vào phẩm mà bàn là một viên ngọc quý vô giá của Thiền tông nói riêng, của Phật giáo Đại thừa nói chung. Vì thế, sau khi xem nó, Mã Tổ bảo chúng "Việt Châu có Đại Châu tròn sáng thấu suốt tự tại không ngại". Đành rằng Mã Tổ nói Đại Châu là ngầm ý chỉ Thiền sư Tuệ Hải, song sự thâm ngộ của Thiền sư Tuệ Hải được bày hiện dưới mắt Mã Tổ qua quyển luận nhỏ này. Tên Đốn Ngộ Nhập Đạo Yếu Môn nghĩa là "Cửa trọng yếu chóng ngộ vào đạo". Người tu hành muốn được mau ngộ tất nhiên phải bước vào cửa này, chớ không còn cửa nào khác. Bởi vì cửa này là cửa tiến thẳng vào thẳng không quanh co, không mượn nhiều phương tiện. Tiến thẳng vào thẳng cái gì? - Tiến thẳng đến vô sanh, vào thẳng Phật tánh. Những pháp tu khác hầu hết đều chỉ dạy từ từ, từ thấp lên cao, từ cạn vào sâu. Duy pháp Đốn Ngộ này: "Ngay nơi sanh diệt nhận vô sanh, ngay nơi phàm phu thấy được Phật tánh". Ta hãy nghe trong đây định nghĩa Thiền định: "Vọng niệm chẳng sanh là Thiền. Ngồi thấy bản tánh là Định". Thiền không có nghĩa là ngồi, mà trong bốn oai nghi tâm đều thanh tịnh sáng suốt không có một vọng niệm dấy khởi. Định không có nghĩa chú tâm vào một cảnh, mà thấy được bản tánh của mình. Bản tánh tức là Phật tánh hay chân tâm. Bản tánh không sanh không diệt, nên tâm không chạy theo cảnh sanh diệt. Định ấy mới thật chân định.…

HỌC ĐẠO: DƯỚI CHƠN ĐỨC THẦY - Dịch theo quyển

HỌC ĐẠO: DƯỚI CHƠN ĐỨC THẦY - Dịch theo quyển "AUX PIEDS DU MAITRE"

123 0 8

Những lời (trong quyển sách nhỏ nầy) không phải của tôi, mà chính của Đức Tôn-sư đã dạy tôi. Không có Ngài, tôi chẳng làm nên việc gì cả. Nhờ Ngài giúp tôi, tôi được bước vào đường Đạo. Anh cũng như tôi, nếu anh muốn bước vào đường Đạo, thì những lời Sư-phụ dạy tôi cũng sẽ hữu ích cho anh, nếu anh chịu tuân theo. Bảo rằng đó là những lời hay, lẽ đẹp, đúng chơn lý thì chưa đủ: người nào muốn thành công đắc quả, phải làm đúng theo lời chỉ dạy. Kẻ đói nhìn món ăn và khen ngon, thì chưa đủ; và phải bốc lấy mà ăn. Y như thế, nghe suông lời dạy của Đức Thầy, thì chưa đủ, phải thi hành những điều Ngài nói, chú ý từng tiếng, từng cử chỉ (của Ngài). Một cử chỉ mà ta không quan tâm đến, một lời nói mà ta bỏ qua là mất biệt, vì Đức Thầy không nói hai lần.Muốn bước vào đường Đạo, phải có bốn đức hạnh nầy:Một là: Tánh phân biệt (le discernement)Hai là: Chí dứt bỏ, (đoạn tuyệt: le dérachement)Ba là: Hạnh kiểm tốt (la bonne conduite)Bốn là: Lòng từ ái (l'amour)Tôi sẽ cố gắng nói lại với quý bạn những gì Đức Thầy đã dạy tôi về mỗi đức hạnh ấy.…

ZARATHUSTRA ĐÃ NÓI NHƯ THẾ

ZARATHUSTRA ĐÃ NÓI NHƯ THẾ

34 0 3

tác phẩm tiêu biểu của Nietzsche…

Bát Tiên Đắc Đạo - Khuyết Danh

Bát Tiên Đắc Đạo - Khuyết Danh

3,441 6 101

Một câu chuyện tương tự như Thất Chơn Nhơn Quả. Hy vọng các bạn sẽ tìm thấy điểm thú vị trong đó phù hợp với con đường các bạn lựa chọn. Thân.…

Thất Chơn Nhơn Quả

Thất Chơn Nhơn Quả

4,685 52 30

Tôi hỏi: "Xưa nay cũng có nhiều kinh sách nói việc tu chơn, sao chọn sách nầy làm bực nhứt?"Ông đáp: "Kinh sách tu chơn tuy nhiều, mà lời nói vọng cũng rất nhiều. Hoặc lấy phép lực mà nói Ðạo, hoặc mượn Tiên Phật mà làm cớ đặng dụ người không biết, lầm hiểu mà ham thành Tiên Phật. Không xét trong thâm tâm tánh mạng của mình thì tu làm sao cho thành đặng? Lấy xảo dối đời, nói việc cao xa, làm cho người khó mà minh biện. Sách nói tu hành như vậy thì dùng sao đặng? Vì vậy mà cho sách nầy là bậc nhứt. Vả lại, sách nầy từ đầu đến cuối đã không một lời dối, lại thêm khuyên nhủ lòng người bước nơi đường đất chắc cầu theo lẽ thiệt chơn, trong việc đời nhiều chỗ thế tục thường nghe, nên lẽ giả chơn chắc thiệt hiện bày, đáng để số một.…

Tư Tưởng Đạo Gia
PHÁP BẢO ĐÀN KINH

PHÁP BẢO ĐÀN KINH

1,148 7 11

Đoàn Trung Còn…

Góp Nhặt Thạch Sa

Góp Nhặt Thạch Sa

173 3 11

Đa số các câu chuyện trong túi không đáy vốn không có tên, nhưng khi quí vị đọc liền thấy mỗi mỗi đều có tên, ấy là do người góp nhặt thêm vào cho tiện gọi. Thường là lấy từ trong câu chuyện ra. Các tài liệu dùng lấy ảnh, phần lớn bằng tiếng Anh, phần nhỏ là tiếng Việt, chút ít là chữ Hán. Cuối mỗi chuyện có ghi xuất xứ, và cuối sách có thư mục.Sách này phát xuất từ Sa Thạch Tập (Shaseki-shu) của Thiền sư Vô Trụ (Muju), người Nhật sống vào thế kỷ mười ba. Vào năm 1971, người góp nhặt đã dịch sách này lần đầu tiên, lấy tên là Góp Nhặt Cát Đá, do nhà Lá Bối ấn hành tại Sài Gòn. Rồi từ khi nhiều đồng bào rời quê hương đi khắp ta bà thế giới, đến đâu có điều kiện, họ liền cho in lại để đọc. Nay trước khi làm ấn bản điện tử (e-book), thấy có đôi chỗ sai, liền dịch lại toàn bộ, sửa chỗ sai, bỏ cũ một phần, thêm mới bội phần. Tinh thần vẫn vậy nhưng nội dung thay đổi nhiều, nên không tiện giữ tên của Thiền sư Vô Trụ nữa và tên sách cũng thay đổi, mong độc giả lượng thứ và vui lòng chỉ cho những chỗ sai lạc để có thể sửa lại khi có dịp. Xin đa tạ.…

Những câu nói của Thầy Thích Nhất Hạnh
16 Bài thơ của Thiền Sư Huyền Quang - Thích Nhất Hạnh dịch

16 Bài thơ của Thiền Sư Huyền Quang - Thích Nhất Hạnh dịch

342 1 1

Thiền sư Huyền Quang là tổ thứ ba của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử do Trúc Lâm Đại Sĩ (vua Trần Nhân Tông) thành lập tại Việt Nam (thế kỷ XIV).…