Không Tên Phần 1

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ

----------------***---------------

BÀI TIỂU LUẬN NHÓM

MÔN: LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG QUẢN LÝ

ĐỀ BÀI: TÌM HIỂU TƯ TƯỞNG QUẢN LÝ KINH TẾ DOANH NGHIỆP TRONG TÁC PHẨM "QUÂN VƯƠNG"

Hà Nội, 2016



I. Khái niệm quản lý và mối quan hệ quản lý đối với kinh tế- Tài chính doanh nghiệp

Quản lý được hình thành từ khi con người xuất hiện, đặc biệt là khi quá trình lao động và phân chia giai cấp diễn ra. Chính vì tầm cấp thiết của nó, cho tới nay đã có rất nhiều cuốn sách nghiên cứu về các học thuyết, tư tưởng quản lý, mà trong mỗi quyển sách ấy lại phản ánh thực tiễn kinh tế - xã hội thời kì ấy. "Quân vương" là một cuốn sách như vậy.

1. Khái niệm quản lý, kinh tế

1.1. Khái niệm quản lý

Quản lý là hoạt động quan trọng, có cách thức thực hiện đa dạng phức tạp và luôn biến đổi, chính vì thế có nhiều cách tiếp cận về khái niệm quản lý. Theo F.W.Taylor (1856-1915) người đầu tiên tiếp cận tư tưởng quản lý cho rằng "quản lý là hoàn thành công việc của mình thông qua người khác và biết được một cách chính xác họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất". Stephan Robbins lại quan niệm: Quản lý là tiến trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát những hành động của các thành viên trong tổ chức và sử dụng tấtcả các nguồn lực khác của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đã đặt ra... Tất cả những tư tưởng trên đã mang lại sự đa dạng cho khái niệm quản lý. Tuy nhiên, định nghĩa được cho là chính xác nhất và đã chỉ ra bản chất của quá trình quản lý đó là: "Quản lý là một quá trình tác động của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý một cách hợp lý nhằm đạt được mục tiêu chung cho tổ chức".

Quản lý là một hoạt động quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của một tố chức, hay thậm chí là một quốc gia. Khi kinh tế xã hội càng phát triển, khoa học công nghệ càng nâng cao thì trình độ quản lý càng phải được đảm bảo. Có rất nhiều nhân tố môi trường tác động đến hoạt động quản lý, trong đó có nhân tố kinh tế. Chính vì thế, quản lý kinh tế và các tư tưởng quản lý kinh tế của mỗi thời đại luôn là vấn đề cần được quan tâm và tìm hiểu.

1.2. Khái niệm kinh tế

Kinh tế cũng giống quản lý là một lĩnh vực khá rộng và phong phú của xã hội, kinh tế xuất hiện từ sớm và có nhiều quan niệm khác nhau về kinh tế. Một cách tổng quát nhất thì kinh tế được xem là "Hoạt động sản xuất vật chất, trao đổi, phân phối tiêu thụ của con người". Con người thông qua việc sử dụng các công cụ và phương tiện, cách thức sản xuất khác nhau tác động vào tự nhiên để mang lại sản phẩm phục vụ cho quá trình tiêu dùng buồn bán của họ. Đây là hoạt động tiêu biểu, là tiền đề cho sự phát triển của con người.

Trong quá trình phát triển kinh tế, lực lượng sản xuất – một chỉnh thể hoàn chỉnh giữa tư liệu sản xuất và con người với kĩ năng, kiến thức, kinh nghiệm sẽ sử dụng các công cụ sản xuất như máy móc, thiết bị,... để tạo ra sản phẩm.

Sự tác động của quản lý tới kinh tế trong lĩnh vực quản lý kinh tế được thể hiện ở hai điểm, một là sự tác động của lực lượng sản xuất tới cộng cụ sản xuất, cụ thể là: Trong quá trình kinh tế diễn ra, lực lượng sản xuất – một chỉnh thể hoàn chỉnh giữa tư liệu sản xuất và con người với kĩ năng, kiến thức, kinh nghiệm sẽ sử dụng các công cụ sản xuất như máy móc, thiết bị,... để tạo ra sản phẩm. Hai là, sự điều hành của người quản lý đến người lao động của mình. Người quản lý vai trò định hướng, thiết kế, duy trì và thúc đẩy, kiểm tra đánh giá cũng như phối hợp với người lao động, nhân viên để hướng họ đạt được mục tiêu chung nhất định của tổ chức.

2. Mối quan hệ giữa Quản lý và kinh tế

Trong bất cứ thời đại nào thì để nền kinh tế của một đất nước phát triển hưng thịnh không chỉ dựa vào vốn liếng tài nguyên, công nghệ của đất nước ấy mà phần lớn là do chất lượng đội ngũ quản lý mang lại. Con người làm nên tất cả, nhưng nếu không có sự lãnh đạo chuyên nghiệp của đội ngũ quản lý thì kết quả đạt được chỉ là sự vận hành rời rạc, xuống cấp, không đáp ứng yêu cầu đặt ra làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện. Chính vì thế, việc phải có một đội ngũ quản lý với kiến thức cao trở thành vấn đề cấp thiết để giúp một đất nước đạt được kinh tế tăng trưởng.

Một nhà quản lý kinh tế giỏi sẽ là nhà quản lý tài chính giỏi, phân tích tài chính và phân tích kinh tế đều có những điểm rất giống nhau đó là: Phân tích tài chính, ta có thể hiểu 1 các đơn giản là sự phân tích lợi ích – chi phí trên cơ sở thị trường. Phân tích tài chính đứng trên giác độ của các đối tượng tham gia riêng rẽ: hộ nông dân , doanh nghiệp tư nhân, xí nghiệp cơ quan nhà nước. Thông qua phân tích tài chính có thể đạt được những mục đích của tổ chức. Phân tích kinh tế của dự án là sự phân tích dự án trên 1 quan điểm phát triển của toàn bộ nền kinh tế quốc gia tức trên giác độ lợi ích của toàn xã hội trong việc sử dụng tài nguyên khan hiếm. Như vậy, phân tích kinh tế đứng trên toàn bộ chi phí và lợi ích của toàn bộ xã hội đối với 1 đầu tư nào đó, thông qua chi phí cơ hội hay sẵn sàng chi phí.

Một thực tế không thể phủ nhận đó là ngày nay thị trường kinh doanh đang ngày càng được mở rộng. Điều này một mặt mang lại những lợi ích dài hạn để doanh nghiệp lớn mạnh, mặt khác sẽ là thách thức không nhỏ đối với khả năng của doanh nghiệp buộc doanh nghiệp phải tổ chức lại cơ cấu sản xuất, chiến dịch đầu tư và điều chỉnh các sản phẩm phù hợp nhằm đạt kết quả tốt nhất.

Thứ nhất, một nhà quản lý tài chính thành công luôn hiểu rõ tình hình tài chính như lòng bàn tay. Thông qua các báo cáo tài chính, những chuyên gia về quản lý tài chính trong doanh nghiệp sẽ phân tích các số liệu thu chi, thực trạng hoạt động của doanh nghiệp lành mạnh hay không lành mạnh, từ đó để nhìn thấy tình hình thực tế ẩn giấu ở bên trong hoặc cũng từ việc phân tích mà thấy rõ cơ hội kinh doanh mới đưa doanh nghiệp đến thành công.

Thứ hai, chú trọng cơ chế quản lý nguồn vốn của doanh nghiệp. Cơ chế quản lý điều hành nguồn vốn và các chi phí sản xuất kinh doanh cần được tăng cường theo hướng điều chỉnh cơ cấu thu chi phù hợp với việc cắt giảm các chi phí đầu vào. Cơ chế quản lý chi của doanh nghiệp phải đảm bảo kế hoạch chi hợp lý, hiệu quả, đảm bảo kiểm soát được bội chi, tiến tới cân bằng vốn và doanh thu. Hệ thống quản lý tài chính trong doanh nghiệp, chi tiêu từng bước thực hiện vi tính hoá, đẩy mạnh phân cấp quản lý tài chính trong doanh nghiệp và tăng tính tự chủ tài chính đối với các đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp. Cân đối tỷ lệ chi và phù hợp với mục tiêu phát triển kinh doanh trong từng thời kỳ và đảm bảo an toàn tài chính doanh nghiệp.

Thứ ba, tập trung hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính. Các doanh nghiệp cần chủ động tiếp cận và tìm kiếm nguồn vốn đầu tư trên thị trường vốn, thị trường tài chính và phải coi chi phí đầu tư về vốn là một phần của hiệu quả đầu tư và sản xuất kinh doanh.

Thứ tư, đẩy nhanh tiến trình nâng cao năng lực của bộ máy quản lý tài chính trong doanh nghiệp. Đặc biệt phải khẩn trương hình thành đội ngũ chuyên gia quản lý tài chính có năng lực, trình độ chuyên môn, đáp ứng yêu cầu của các hoạt động kinh doanh.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần xây dựng hệ thống thông tin quản lý tài chính hiệu quả để có thể quản lý được quá trình cạnh tranh ngày một cao, thu chi cũng ngày một lớn.

Thứ năm, nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp luôn có những biến động nhất định trong từng thời kỳ. Vì vậy, một trong những nhiệm vụ quan trọng của quản lý tài chính là xem xét, lựa chọn cơ cấu vốn sử dụng sao cho tiết kiệm, hiệu quả nhất.

Doanh nghiệp một ngày không có nhân viên tiếp thị không sao, một ngày không có chuyên gia nhân sự không sao, nhưng nếu một ngày thiếu các chuyên gia quản lý tài chính kế toán thì sẽ có ảnh hưởng rất lớn, bởi các thu chi luôn phát sinh hàng ngày, thị trường vốn biến động liên tục và luôn đỏi hỏi một công tác quản lý tài chính hiệu quả nhất. Thế mới rõ hoạt động quản lý tài chính trong doanh nghiệp quan trọng như thế nào!

Quản lý tài chính là việc sử dụng các thông tin phản ánh chính xác tình trạng tài chính của một doanh nghiệp để phân tích điểm mạnh điểm yếu của nó và lập các kế hoạch kinh doanh.

II. Giới thiệu tác giả, tác phẩm:

1. Tác giả:

Niccolò di Bernardo dei Machiavelli (sinh 3 tháng 5 1469 - 21 tháng 6 1527) là một nhà ngoại giao, nhà triết học chính trị, nhạc gia, nhà thơ, nhà soạn kịch. Ông được xem là một trong những sáng tổ của nền khoa học chính trị hiện đại.Ông là một nhân vật của thời phục hưng Italia và là nhân vật trung tâm của bộ máy chính trị nước Ý thời Phục Hưng. Ông được biết đến với các luận thuyết về chủ nghĩa hiện thực chính trị (tác phẩm Quân Vương) và chủ nghĩa cộng hòa (tác phẩm Discourses on Livy). Hai cuốn sách này - cùng với cuốn History of Florence (Lịch sử Florence) được sự ủy quyền của nhà Medici - đã được xuất bản vào năm 1531 sau khi ông mất. Sau việc Savonarola bị trục xuất và hành quyết, Đại hội đồng đã chọn Machiavelli làm Đại pháp quan thứ hai của Cộng hòa Florence vào tháng 6 năm 1498.

Với khối kiến thức đồ sộ do thừa hưởng giáo dục của một gia đình có nguồn gốc quí tộc, với niềm đam mê ttrí thức mãnh liệt và nhã quan chánh trị nhạy bén, Machiavelli đã viết lên nhiều công trình chính luận sâu sắc về nhà nước, chính trị, pháp luật... Trong số đó, cuốn Quân Vương (The Prince) là công trình nôi tiếng nhất.

2. Tác phẩm:

Quân Vương là một cuốn sách bàn về khoa học chính trị của Niccolò Machiavelli.

Cuốn sách được cho là xuất hiện lần đầu vào năm 1513 với tiêu đề tiếng Latin là De Principatibus (Bàn về các vương quốc). Mãi tới năm 1532 ấn bản in mới chính thức được xuất bản dưới sự cho phép của giáo hoàng Clement VII, khi mà Machiavelli đã qua đời được 5 năm. Tuy nhiên, ngay từ khi bản thảo viết tay được phổ biến, đã có rất nhiều tranh cãi xoay quanh nội dung và phạm trù đạo đức mà nó liên quan.

Quân vương chủ yếu nói về thuật trị nước và thuật hưng quốc, là cẩm nang để nhà cầm quyền củng cố địa vị, quyền lực với vấn đề trung tâm là bàn về thủ đoạn chính trị. Đây là cuốn sách kinh điển, chuyên luận bàn về nhà nước, phẩm chất và các thủ thuật chính trị của những người đứng đầu nhà nước. Có thể nói, Quân vương là tác phẩm đầu tiên đặt nền tảng cho ngành chính trị học hiện đại.

Trong tác phẩm Quân Vương, Machiavelli giải thích lý do ông chỉ tập trung vào loại hình nhà nước quân chủ. Theo ông, tất cả các loại hình nhà nước từ trước tới nay chỉ tồn tại duy nhất ở hai dạng: chế độ Cộng hòa hoặc chế độ Quân chủ. Về loại hình cộng hòa, ông đã có dịp bàn trong một lần khác, nên trong cuốn sách này ông chỉ tập trung vào loại hình quân chủ và cũng là loại hình đang tồn tại ở nước Ý bấy giờ. Trong loại hình nhà nước quân chủ, ông lại chia thành ba loại nhỏ: loại cha truyền con nối; loại mới giành được; và loại đi chinh phục nước ngoài. Cuốn sách đôi khi được xem là một trong những tác phẩm chính trị thực tiễn đầu tiên, theo đó tính hiệu quả và khả thi được đưa lên trên giá trị đạo đức hay các khái niệm trừu tượng. Điều này trái hẳn với giáo lý Công giáo và các học thuyết trước đó và cùng thời bàn về chính trị và các giá trị đạo đức. Cuốn sách tập trung bàn về các vấn đề: Thuật trị nước, thuật dùng người và trị người, nghệ thuật tranh quyền, giữ quyền lực... đây không chỉ là sách về các biện pháp và thủ đoạn chính trị mà còn là một cuốn sách về con người.
Sống trong thời kỳ khi trật tự chính trị cũ kỹ của châu Âu đang tan vỡ, những vấn đề mới đang nảy sinh và nhiều biến động mạnh mẽ đang diễn ra trong xã hội, Machiavelli cố gắng lý giải ý nghĩa logic của các sự kiện để dự đoán những điều không thể tránh khỏi và để hình thành những luật lệ chi phối mọi hoạt động chính trị đang diễn ra trong bối cảnh hình thành một quốc gia.


III. Nội dung quản lý kinh tế được liên hệ với quản lý doanh nghiệp trong sách "Quân Vương"

1. Về nội dung sách

Mở đầu quân vương, Machivavelli giải thích lý do ông tập chung vào loại hình nhà nước quân chủ.

Theo ông, tất cả các loại hình nhà nước từ trước đến nay chỉ tồn tại duy nhất ở 2 dạng: chế độ Cộng hòa và chế độ Quân chủ. Về loại cộng hòa ông đã có dịp bàn trong một lần khác, nên trong cuốn sách này ông chỉ tập trung vào loại hình quân chủ. Trong 2 loại hình quân chủ ông lại chia thàng 3 loại nhỏ: loại cha truyền con nối; loại mới giành được và loại đi chinh phục nước ngoài.

Trong cuốn sách tập trung bàn về thuật trị nước, thuật dùng người và trị người, nghệ thuật trang quyền, giữ quyền lực.

Cách thức cai trị trong sách được đề cập ở phần 11. Dựa trên cách thức bình định ông đã chia vương quốc thành: các vương quốc dành được do binh lực và tài chí của dân, các vương quốc giành được bằng binh lực của người khác và vận may của bản thân, các vương quốc ginahf được bằng tội ác, các vương quốc dân cai trị và các cận thần phong kiến tập quyền chuyên chế, quân cai trị cùng các lãnh chúa

Ø Ông quan tâm đến cách thức cai trị, ông cho rằng quân vương phải dựa vào thực lực của bản thân và của nhân dân, nhân dân luôn là lực lượng có vai trò đặc biệt và quan trọng

Nội dung thứ 2 bàn về quân đội (Phần 12 đến phần 14)

Theo ông quân đội là phần chủ yếu của mọi vương quốc

Ông đề cập đến đến các loại quân, đặc điểm cũng như hệ quả của quân đội mang lại đó là Quân đánh thuê, ngoại dân, quân đội tạo thành từ những thần dân từ vương quốc. Ông cho rằng quân đánh thuê và ngoại dân không những vô dụng mà còn nguy hiểm, vị dân khôn ngoan chỉ dựa vào chính thần dân của mình. Theo ông công việc chiến tranh là công việc của kẻ trị vì.

Nội dung thứ 3 là phẩm chất của 1 quân vương

Ông cho rằng quân vương nào muốn thành công thì phải học được cách gác lòng tốt sang 1 bên, việc cáo vận dụng nó hay không phụ thuộc vào thời thế

Muốn làm quân vương tốt phải được lòng dân

Nguyên tắc lựa chọn chính sách trị nước rất hiện đại: Không có chính sách nào toàn vẹn, cần phải chọn lấy cái bất lợi nhỏ nhất

Nội dung thứ 4 là vấn đề bộ máy giúp việc của quân vương (Phần 22 đến phần 24). Ông phân tích rõ mối quan hệ giữa quân vương và quân sự của mình, cả 2 đều phải có trách nhiệm với nhau. Ông khuyên khác bậc quân nhân phải khôn ngoan trong sự lựa chọn.

2. Tư tưởng quản lý kinh tế "Hào phóng - Keo Kiệt" và việc vận dụng trong quản lý doanh nghiệp

Chương 16 với tên: Hào phóng và keo kiệt có thể nói là chương được nhắc tới việc quản lý kinh tế của ngươi quân vương một cách rõ rệt nhất. Niccolo Machiavelli có viết: " Người hào phóng thì cũng là điều tốt, nhưng nổi tiếng về sự hào phóng sẽ chẳng đem lại điều gì tốt đẹp. Nếu sự hào phóng đó được sử dụng một cách đúng mực như lẽ thường tình thì sự hào phóng đó sẽ không được công nhận và ngài sẽ không tránh khỏi những lời chỉ trích là keo kiệt... Quân vương có thể sẽ tiêu sạch những gì mình có và cuối cùng, để duy trì cái tiếng tăm hào phóng của mình, ông sẽ buộc phải đè nặng dân chúng bằng những khoản thuế chồng chất và không việc gì để thu được tiền bạc..." Nếu ngồi ngẫm nghĩ, đây không chỉ đơn thuần là những câu từ để nói về tính cách của một vị vua. Thật ra mà nói, việc vua cai trị một nước cũng chính là việc một nhà quản lý thực hiện công việc của mình. Khoan hãy nói về lĩnh vực chính trị và xã hội, hãy đánh giá việc "ngài" điều hành các vấn đề về kinh tế của đất nước xem sao? Một đức minh quân ắt hẳn là một người yêu nước, thương dân, luôn chăm lo cho đời sống của con dân nước mình. Còn ngược lại, nhà vua sẽ chỉ chăm chăm nghĩ đến lợi ích bản thân, sử dụng tiền bạc từ trong ngân sách quốc gia để vụ lợi bản thân. Mà những đồng tiền ấy là mồ hôi công sức của nhân dân mà ra. Khi ấy, liệu rằng đất nước có còn hưng thịnh, dân chúng còn được ấm no ?. Từ đó, áp dụng vào thực tiễn của các doanh nghiệp hiện nay, người chủ quản lý phải là người sáng suốt trong việc sử dụng của cải vật chất của tổ chức. Các cụ có câu " đồng tiền đi liền khúc ruột", khi quyền lợi về kinh tế bị xâm phạm thì ắt hẳn sẽ có sự vùng lên đấu tranh. Nó cho ta bài học về việc quản lý kinh tế trong một doanh nghiệp cần sáng suốt, minh bạch để đảm bảo quyền lợi cho mọi thành viên trong tổ chức cũng như công bằng về nghĩa vụ.

" Để không phải cướp bóc các thần dân của mình, để có thể tự bảo vệ, và không tự biến mình thành kẻ nghèo khó và bần tiện, cũng như để tránh không bị buộc phải tham lam, bậc quân vương phải xem thường việc bị coi là một kẻ bủn xỉn, bởi đó là một trong những thói xấu cho phép ngài giữ được quyền lực" trong quản lý doanh nghiệp cũng vậy việc tiết kiệm các chi phí trong sản xuất và hoạt động của bộ máy doanh nghiệp do nhà quản lý đưa ra sẽ rất quan trọng, hơn hết nữa điều đó rất cần bởi phải phù hợp với tình hình kinh tế của doanh nghiệp.

Trong đây, thì tác giả có nhắc tới 2 trường hợp. Trường hợp cần xa hoa và trường hợp cần tiết kiệm. Hay chính xác hơn đó là "hào phóng gây tổn hại và hào phóng cần thiết".

Cụ thể tác giả trình bày trong trường hợp 1 sau khi giành được địa vị mà người quân vương vẫn tằn tiện thì hẳn ông ta đã hủy hoại quyền lực của mình. Chính là như vậy, người lãnh đạo khi anh ta đã mang trong mình quyền lực anh ta phải hành động cho xứng với địa vị cũng như trong doanh nghiệp ví dụ trong trường hợp mà doanh nghiệp còn nhỏ thì có thể sử dụng dây chuyền thủ công, nhưng khi đã có thương hiệu thì hẳn phải sử dụng dây chuyền công nghệ là điều hiển nhiên.

Trường hợp thứ 2 những quân vương nuôi lính và sống bằng cướp bóc tài sản người khác thì rộng rãi hào phóng là điều cần thiết để đảm bảo sự tồn tại của quyền lực. Nếu như không có lợi lộc này chẳng ai đi theo ông ta làm gì đúng vậy là người lãnh đạo quản lý thì việc rộng rãi với nhân viên là điều rất cần thiết, không ai muốn đi theo một ông sếp keo kiệt bủn xỉn cả, người xếp biết kích thích động lực nhân viên sẽ trở thành nhà quản lý được nhân viên kính trọng. Một buổi tiệc chúc mừng sinh nhật hay buổi tiệc mừng chiến thắng, tất cả sẽ trở thành động lực cho nhân viên của mình.

Chữ tín trong cuộc sống luôn luôn được đặt lên hàng đầu, đặc biệt là chữ tín trong làm ăn kinh tế. Tổ chức muốn làm ăn phát đạt, có được nhiều khách hàng thì chữ tín phải được coi trong số một. Niềm tin ấy được tạo dựng đầu tiên từ chính những những nhà quản lý tài ba. AI cũng biết, thật đáng ca ngợi một quân vương biết giữ lời, sống chính trực và không lừa dối.

Như vậy quản lý kinh tế doanh nghiệp là điều cần thiết bởi nó là sự phân chia những khoản lợi ích mà toàn bộ tổ chức có được. Việc sử dụng chúng như thế nào cho hiệu quả đối với nhân viên và cả người quản lý là vấn đề tồn tại thậm chí ảnh hưởng tới sự phát triển của doanh nghiệp.

Quân Vương được coi như một tác phẩm đầu tiên về sự phân tích lãnh đạo của các lãnh tụ chính trị. Đây là cuốn sách mà các nhà quản lý nên có, nên đọc và nên nghiền ngẫm để rút ra cho mình những bài học "về thuật trị nước". Ẩn mình sau những trang sách của gần một nghìn năm về trước ấy là rất nhiều tư tưởng quản lý kinh tế mà cho đến nay, dường như nó vẫn nguyên vẹn giá trị thời sự.

2+Name8-

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro