Chương 5

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

A.NHTW

*KN: NHTW là là một chế định quản lí nhà nước về tiền tệ, tín dụng và ngân hàng, phát hành tiền tệ, là ngân hàng của các ngân hàng thực hiện chức năng tổ chức, điều hòa, lưu thông tiền tệ trong phạm vi cả nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền.

*Mô hình hình tổ chức NHTW trực thuộc chính phủ: là mô hình phổ biến của NHTW các nước trên TG chính và đặc biệt về các quy định liên quan đến việc xây dựng và thực thi CSTT.

*Ưu điểm: Chính phủ sẽ có sự chỉ đạo để có được sự kết hợp giữa CSTT và chính sách tài khóa một cách hài hòa từ đó giúp các mục tiêu KT-XH dễ dàng được thực hiện.

*Nhược điểm: NHTW giảm đi tính chủ động và độc lập trong việc xác định các mục tiêu của CSTT; áp lực chi tiêu của ngân sách nhà nước (NSNN) ảnh hưởng đến CSTT.

*Mô hình NHTW trực thuộc Quốc Hội

Quốc Hội

NHTW Chính phủ

Mối quan hệ hợp tác để đạt được các mục tiêu KT-XH trong từng thời kì

NHTW do Quốc hội lập ra, chịu sự chi phối của Quốc hội về nhân sự và các mục tiêu của ...

*Ưu điểm: -Tính độc lập, chủ động cao

-Áp lực chi tiêu của NSNN không ảnh hưởng đến hđ của NHTW

*Nhược điểm: NHTW và chính phủ không có sự hài hòa giữa CSTT- chính sách tài chính khác nên các mục tiêu KT-XH khó có thể đạt được

*Chức năng của NHTW

KN: NHTW là một chế định quản lí nhà nước về tiền tệ,tín dụng và ngân hàng, độc quyền phát hành tiền tệ, là NH của các NH, thực hiện chức năng tổ chức điều hòa lưu thông tiền tệ trong phạm vi cả nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền.

■Chức năng phát hành tiền: tiền trong lưu thông bao gồm các loại: giấy bạc ngân hàng, tiền kim loại, tiền chuyển khoản.

-NHTW giữ độc quyền phát hành giấy bạc NH và tiền kim loại

+Nguyên tắc phát hành: đảm bảo rằng giá trị hàng hóa, dịch vụ củ thể hiện trên các giấy nhanạ nợ do các NH phát hành hoặc trái phiếu chính phủ.

+Hoạt động: thực hiện tái chiết khấu, tái cầm cố các chứng từ có giá để đưa tiền vào lưu thông

+Số lượng tiền phát hành phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng kinh tế, mức độ mất giá của đồng tiền, thâm hụt ngân sách nhà nước, nhu cầu tiền mặt trên thị trường

Tốc độ tăng trường → tốc độ lưu thông tiền tệ và khối lượng hàng hóa, tiền tệ → ảnh hưởng tới tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ cần cho lưu thông → ảnh hưởng tới lượng tiền cần thiết cho lưu thông

Mức độ mất giá của đồng tiền:

Giá cả = giá trị hàng hóa/ giá trị tiền tệ

Khi giá trị tiền tệ giảm ( mất giá ) → giá cả tăng →cung tiền tăng

Nhu cầu tiền mặt trong lưu thông càng lớn thì mức cầu tiền càng tăng, ảnh hưởng đến phát hành tiền mặt của NHTW

Thâm hụt NSNN: NSNN thâm hụt → phát hành tiền tệ để bù đắp

-NHTW tham gia và kiểm soát chặt chẽ việc tạo tiền chuyển khoản của các NHTM và các tổ chức tín dụng

Trong điều kiện nghiệp vụ tín dụng và thanh toán không dùng tiền mặt qua hệ thống NH → NHTW tham gia và kiểm soát

+Tham gia tạo tiền chuyển khoản: tăng khả năng dự trữ, làm tăng khả năng tạo tiền chuyển khoản.

+Kiểm soát tạo tiền chuyển khoản thông qua uy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc, cơ cấu hợp lý giữa tiền mặt và tiền chuyển khoản , lãi suất tái chiết khấu.

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc ảnh hưởng tới số nhân tiền kép:

mm =(1+C/D)/(C/D+Rd+ER/D) → ảnh hưởng số tiền NHTW tạo ra từ tiền cơ sở

Rd còn là 1 thành phần của hệ số mở rộng tiền gửi( 1/Rd) → ảnh hưởng tới số tiền tạo ra từ tiền gửi ban đầu

Lãi suất tái chiết khấu ảnh hưởng tới số tiền NHTW nhận được từ NHTM thông qua TCK, tái cầm cố chứng từ có giá.

■Chức năng NH của các NH (NH= ngân hàng)

Thể hiện ở các nghiệp vụ:

-Quản lý tài khoản và nhận tiền gửi của NHTM và các tổ chức tín dụng

+Tài khoàn tiền gửi thanh toán: các NHTM bắt buộc phải mở tài khoản tiền gửi thanh toán và duy trì thường xuyên 1 lượng tiền tìa khoản này để thực hiện nghĩa vụ chi trả với các NH trong toàn bộ hệ thống NH khác.

+Tài khoản tiền gửi bắt buộc: NHTW nhận tiền gửi dự trwũ bắt buộc của các NHTM theo quy định, đảm bảo khả năng thanh toán, sử dụng làm công cụ để điều tiết lượng tiền cung ứng

-Cho vay đối với các NHTM và các tổ chức tín dụng

Vay dưới hình thức TCK, tái cầm cố các chứng từ có giá → NHTW là chủ nợ và là người cho vay cuối cùng đối với các NHTM

-Tổ chức thanh toán không dùng tiền mặt

Các NHTM đều mở tiền gửi thanh toán và gửi tiền vào tài khoản này → có thể tổ chức thanh toán không dùng tiền mặt, thông qua hình thức bù trừ trong toàn bộ hệ thống NH

-Thực hiện quản lí nhà nước và kiểm soát đối với các NHTM và tổ chức tín dụng, bao gồm:

+Cấp giấy phép hoạt động

+Quy định nội dung, phạm vi hoạt động kinh doanh và các quy chế nghiệp vụ đòi hỏi NHTM phải tuân thủ

+Kiểm tra, giám sát hoạt động của các NHTM

+Đình chỉ hoạt động or giả thể NHTM trong trường hợp mất khả năng thanh toán

■Chức năng ngân hàng nhà nước

Thể hiện ở:

-NHTW xây dựng và thực thi chính sách tiền tệ quốc gia, quản lí nhà nước về các hoạt độnglý t tiền tệ, tín dụng và NH đối nội cũng như đối ngoại

-Nhận tiền gửi của kho bạc nhà nước, cho NSNN vay khi thiếu hụt tạm thời or bội chi , quản lí dự trữ ngoại hối quốc gia

-Thay mặt chính phủ cam kí hiệp định tiền tệ, tín dụng, thanh toán với nước ngoài và tổ chức tài chính- tín dụng quốc tế

-Đại diện cho CP tham gia vào tổ chức TC-TD quốc tế với cương vị là thành viên của tổ chức này

B.Chính sách tiền tệ(CTT)

*ĐN: CSTT là một trong những chính sách kinh tế vĩ mô mà NHTW thông qua công cụ của mình thực hiện việc kiểm soát và điểu tiết khối lượng tiền cung ứng nhằm đạt được các mục tiêu KT-XH của đất nước trong 1 thời kì nhất định

a) CSTT mở rộng: →là việc cung ứng thêm tiền cho nền kinh tế

nhằm khuyến khích đầu tư, mở rộng sx, tạo công ăn việc làm

b,CSTT thắt chặt : → là việc giảm cung ứng tiền cho nền kinh tế

nhằm hạn chế đầu tư, kìm hãm sự phát triển quá.... Của nền kte

nhằm đạt được mục tiêu kiềm chế lạm phát

2.Mục tiêu của CSTT

a, Mục tiêu cao nhất (MTCN)

-Ổn định tiền tệ là ổn định sức mua đối nội và sức mua đối ngoại của các đồng tiền quốc gia

+Ổn định sức mua đối nội: ổn định sức mua của tiền đối với hàng hóa dịch vụ trong nước

+Ổn định sức mua đối ngoại: ổn định tỉ giá hối đoái

-Tăng trưởng kinh tế

-Tạo công ăn việc làm

b, Mục tiêu trung gian (MTTG) là mục tiêu được NHTW lựa chọn để đạt tới mục tiêu cao nhất của CSTT

Mục tiêu trung gian bao gồm các biến số được lựa chọn giúp NHTW tiên lượng và dự đoán mức điều chỉnh các công cụ của CSTT có đi đúng hướng không

-Yêu cầu đối với MMTG: +NHTW phải đo lường và kiểm soát được các biến số

+Các MTTG phải có sự tác động trực tiếp đến MTCN

-MTTG gồm 2 chỉ tiêu: +Khối lượng tiền cung ứng Ms

+Lãi suất thị trường

C, Mục tiêu hoạt động (MTHĐ) cho biết các chỉ tiêu có phản ứng tức thời với sự điều chỉnh của các công cụ CSTT

-Yêu cầu đối với MTTG: NHTW phải đo lường kiểm soát được

-Các MTHĐ: -Dự trữ NHTM được lựa chọn trong hệ thống tài chính chưa phát triển hoặc các điều kiện kinh tế ít nhạy cảm với tác động của lãi suất <tương ứng với MTTG là khối lượng tiền>

-Lãi suất thị trường liên ngân hàng: tương ứng khi lựa chọn MTTG là lãi suất thị trường

3.Công cụ của CSTT

3.1.Công cụ trực tiếp: - Là những công cụ mà NHTW có thể sử dụng để tác động trực tiếp vào MTTG qua đó đạt được MTCN của CSTT 

-Được sử dụng trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung và giai đoạn đầu chuyển sang cơ chế thị trường

*CCTT bao gồm: 4 công cụ tiền gửi và lãi suất cho vay

-NHTW: +Ấn định lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay

Lãi suất tiền gửi cao → thu hút nhiều tiền gửi → tăng tiền vốn cho vay → giảm tỉ lệ lạm phát và ngược lại

Lãi suất cho vay thấp: các doanh nghiệp được vay vốn dễ dàng, nhiều → phát triển sxkd → tạo công ăn việc làm

+Ấn định khung lãi suất tiền gửi và cho vay:

NHTW quy định: →Lãi suất sàn- trần

Lãi suất trần và mức chênh lệch giữa lãi suất cho vay bình quân và lãi suất tiền gửi bình quân

-Hạn mức tín dụng là mức dư nợ tối đa mà NHTW cho phép các NTHM cấp cho nền kt

-Phát hành tiền cho NSNN vay

-Tín phiếu NHTW→

3.2.Công cụ gián tiếp (CCGT) là những công cụ mà NHTW có thể sử dụng để tác động trước hết vào MTHĐ nhờ sự lan truyền của cơ chế thị trường ảnh hưởng đến MTTG từ đó đạt được MTCN của CSTT

-CCTG được sử dụng khi nền kinh tế thì trường phát triển, có mối liên hệ chặt chẽ giữa các mức lãi suất thị trường

*Công cụ gián tiếp bao gồm:

-Lãi suất tái chiết khấu

+KN: là lãi suất cho vay ngắn hạn của NHTW đối với các NHTM và TCTD dưới hình thức tái chiết khấu các chứng từ có giá chưa đến hạn thanh toán

+Cơ chế sử dụng: -CSTT thắt chặt: tăng lãi suất tái chiết khấu

-CSTT mở rộng: giảm lãi suất tái chiết khấu

+Cơ chế tác động tới mục tiêu( theo hướng CSTT thắt chặt)

Lãi suất tái chiết khấu tăng → lượng tiền mà NHTM vay được từ NHTW giảm → khối lượng tiền cung ứng Ms giảm (MTTG) → kiềm chế được lạm phát (MTCN)

Theo hướng CSTT mở rộng: ngược lại

-Tỉ lệ dữ trữ bắt buộc(TLDTBB)

+KN: là tỉ lệ % giữa số tiền DTBB với tổng số dư tiền gửi phái tính DTBB các NHTM thu hút được trong 1 khoảng thời gian nhất định

+Cơ chế sử dụng:  -CSTT mở rộng: giảm TLDTBB

  -CSTT thắt chặt: tăng TLDTBB

Vì TLDTBB nằm trong mẫu số của công thức tạo tiền nên chỉ cần một thay đổi nhỏ của TLDTBB đã dẫn đến sự thay đổi( tác động lớn) đến các mục tiêu của CSTT

TLDTBB tăng → số tiền mà NHTM phải nộp cho, gửi tại NHTW tăng → khả năng tạo tiền và cho vay của NHTM giảm và dự trữ của ngân hàng giảm → khối lượng tiền cung ứng giảm → lamg phát được kiềm chế..

-Nghiệp vụ thị trường mở:

+KN: là nghiệp vụ mua,bán các chứng từ có giá của NHTW thị trường tiền tệ

+Cơ chế sử dụng: -CSTT thắt chặt: NHTW bán các giấy tờ có giá

-CSTT mở rộng: NHTW mua các giấy tờ có giá

+Cơ chế tác động( theo hướng thắt chặt)

NHTW bán các chứng từ có giá cho NHTM → dự trữ của hệ thống NHTN giảm → quy mô tín dụng và khả năng tạo tiền của NHTM giảm , lãi suất thị trường giảm → khối lượng tiền Ms giảm → lamg phát được kiềm chế

Theo hướng CSTT mở rộng : ngược lại

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro