NHÂN DÂN VIỆT NAM KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP XÂM LƯỢC TỪ 1858 ĐẾN 1873

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


1. Tình hình Việt Nam đến giữa thế kỉ XIX trước khi thực dân Pháp xâm lược:
- Trước khi thực dân Pháp xâm lược, Vn là nước độc lập, kinh tế có những bước phát triển nhưng đã bộc lộ những suy yếu.
+ Nông nghiệp sa sút, nhiều chính sách của nhà nước làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp.
+ Quốc phòng yếu kém, lạc hậu. đời sống nhân dân khó khăn, khởi nghĩa nông dân liên tiếp nổ ra.
+ chính sách cấm đạo và sát đạo của nàh Nguyễn đã gây bất hòa trong nhân dân, tạo kẽ hở cho kẻ thù lợi dụng.
- nhận xét:
+ kinh tế ngày càng suy yếu, xã hội chứa nhiều mâu thuẫn, tạo điều kiện cho phương tây xâm lược VN
+triều Nguyễn không đủ khả năng phòng thủ đất nước trước họa xâm lược của phương tây.
2. Nguyên nhân thúc đẩy các nước phương tây xâm lược phương đông XIX. tình thế VN trong bối cảnh đó:
- Nguyên nhân:
+ vào thế kỉ XIX nền kinh tế công nghiệp của các nước phương tây phát triển mạnh, đặt ra nhu cầu về thị trường, nguyên liệu và nhân công.
+ ở phương đông nơi có đất rộng người đông, nhất là Ấn Độ và TQ lại giàu tài nguyên thiên nhiên. Phương đông đã trở thành miếng mồi béo bở cho các nước phương tây.
- tình thế VN:
+ trong khi các nước phương tây xâm lược phương đông thì VN cũng không tránh khỏi bị dòm ngó vì VN cũng có những đặc điểm giống như các nước phương đông khác.
+ trên thực tế cuộc chạy đua giữa các thế lực tư bản chủ nghĩa phương tây, tư bản pháp đã bám sâu vào Vn rồi lần lượt tiến hành xâm lược VN.
3. chiến sự ở Đà nẵng:
- vì sao chọn đả nẵng làm điểm tấn công đầu tiên:
+nằm trên dường giao thông giữa băc-nam nếu chiếm được đà nẵng sẽ chia cắt được 1 miền đất nước.
+ Đà nẵng nằm cách Huế 100km nếu đánh chiếm đà nag84 sẽ dùng làm bàn đạp để tấn công tiêu diệt triều đình huế.
+ có cảng biển nước sâu, là nơi mà thương nhân phương tây rất thạo do thường xuyên trao đổi qua cảng biển này, đồng thời tàu pháp là tàu lớn nên cảng biển phải sâu mới vào được.
+ lấy cớ bảo vệ đạo thiên chúa, trong khi đó ở đà nẵng chủ yếu là giáo dân theo đạo thiên chúa, đánh vào đây sẽ được sự ủng hộ của giáo dân nơi đây.
- Âm mưu:
+ đánh đà nẵng làm bàn đạp để đánh vào nội địa rồi tấn công Huế, nhanh chóng buộc triều đình nàh Nguey634n đầu hàng.
+ Thực hiện âm mu7 đánh nhanh thắng nhanh.
-Diễn biến:
+ chiều 31/8/1858 liên quân Pháp-TBN dàn trận trước cửa biển Đà nẵng
+ sáng 1/9/1858 Pháp gửi tối hậu thư đòi triều đình huế phải trả lời trong vòng 2 giờ, chừa đến hẹn chúng đã nả đạn lên bờ rồi đổ bộ lên bán đảo sơn trà.
+ quân ta anh dũng chiến đấu. làn sóng đấu tranh chống xâm lược dấy lên trong nhân dân ta. Đốc học Phạm Văn Nghị đem 300 quân từ bắc vào kinh đô huế xin vua ra chiến trường chiến đấu, đội quân của Phạm Gia Vĩnh ở đà nẵng đã phối hợp với quân triều đình chiến đấu.
+ Nguyễn Tri Phương được triều đình cử làm chỉ huy mặt trận QUảng Nam, ông huy động quân dân đắp lũy, thực hiện chính sách vườn không nhà trống gây cho địch nhiều khó khăn
+ quân Pháp-TBN cầm chân suốt 5 tháng trên bán đảo Sơn trà. Kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Pháp bước đầu thất bại.
4. chiến sự ở Gia Định từ 1859 đến 1862. Hiệp ước nhâm tuất 1862
- sau khi thất bại ở Đà nẵng, pháp quyết định đem quân phần lớn lực lượng vào Gia định, vì Gia định là vựa lúa lớn của Vn nếu chiếm được Gia định sẽ cắt mất đường tiếp tế lương thực cho triều đình. Có chiến lược quan trọng là nơi qua lại của nhiều tàu bè. Có hệ thống giao thông đường thủy thuận lợi đồng thời từ đây có thể sang campuchia dễ dàng hơn.
- 9/2/1859 pháp tập trung quân ở vũng tàu rồi theo đường sông cần giờ ngược lên gia định.
- do vấp phải sức kháng cự quyết liệt của quân dân ta nên đến 16/2/1859 quân pháp mới đến gia định.
- sáng 17/2/1859 pháp nổ súng đánh gia định, tuy chiếm được thành gia định nhưng quân pháp gặp phải rất nhiều khó khăn bởi các hoạt động ráo riết của nghĩa quân.
- sau đó pháp phải chia sẻ lực lượng cho các chiến trường khác chỉ giữ ở G9a định 1000 quân.
- 3/1860Nguyễn Tri Phương được điều vào chỉ huy mặt trận gia định. Ông đã huy động lực lượng, xây dựng hệ thống phòng ngự kiên cố, lấy đồn chí hòa làm trung tâm.
-23/2/1861 quân pháp tấn công đại đồn chí hòa, quân triều đình chống cự quyết liệt nhưng buộc phải rút lui. Thừa thắng quân pháp đánh chiếm định tường, biên hòa, vĩnh long. Như vậy đến 4/1861 ba tỉnh miền đông và 1 số tỉnh miền tây nam kì đã bị giặc chiếm.
- giữa lúc phong trào chống pháp đang lên cao thì triều đình Huế kí với pháp hiệp ước  nhâm tuất 5/6/1862  nhượng hẳn 3 tỉnh miền đông nam kì và đảo côn lôn, mở các cửa biển đà nẵng, ba lạt, quàng yên cho pháp  vào tự do buôn bán, bồi thường chiến phí cho Pháp.
5. cuộc kháng chiến của nhân dân ta sau hiệp ước nhâm tuất 5/6/1862
- việc triều đình kí hiệp ước 1862 đã gây bất bình trong cả nước. nhiều sĩ phu đã bày tỏ thái độ bằng nhiều cách: tổ chức bạo động, bỏ thi, dùng thơ văn để châm biếm bọn việt gian bán nước, tiếp tục khởi nghĩa.
-được sự ủng hộ của nhân dân Trương Định đã không nhận chức lãnh binh ở An Giang theo lệnh triều đình mà quyết tâm ở lại cùng nhân dân kháng chiến, giương cao cờ Bình Tây đại nguyên soái. Nghĩa quân đặt căn cứ ở Tân Hòa (gò công)
- biết được căn cứ trung tâm của phong trào ở Tân Hòa, 28/2/1863 pháp mở cuộc tấn công quy mô vào căn cứ này. nghĩa quân chiến đấu anh dũng suốt 3 ngày đêm, sau đó rút lui để bảo toàn lực lượng, xây dựng căn cứ mời ở Tân Phước.
- 20/8/1864 nhờ tay sai dẫn đường pháp đánh úp căn cứ Tân Phước. trương định cùng nghĩa quân chiến đấu anh dũng, bị trúng đạn ông rút gươm tự sát để bảo toàn khí tiết.
6. kháng chiến ở ba tỉnh miền Tây Nam Kì:
- trong khi triều đình Huế tìm cách ngăn cản phong trào kháng chiến ở miền tây, đàn áp khởi nghĩa nông dân ở miền bắc, mải mê với công việc chuộc đất thì pháp ráo riết chuẩn bị chiếm nốt 3 tỉnh miền tây.
- để chiếm 3 tình miền tây, thực dân pháp thiết lập bộ máy cai trị ở 3 tỉnh miền đông . thôn tính campuchia để cô lập 3 tình miền tây.
- lấy cớ triều đình huế ủng hộ phong trào kháng chiến ở 3 tỉnh miền đông quân pháp đưa thư buộc Phan Thanh Giản nộp thành vĩnh long. Chỉ trong vòng 5 ngày thực dân pháp chiếm nốt 3 tỉnh miền tây nam kì.
- trước hành động của pháp và sự bạc nhược của triều đình, nhân dân 3 tỉnh miền tây đã anh dũng chiến đấu chống giặc:
+ Phan Văn Trị dùng thơ làm vũ khí đấu tranh
+ Hai anh em Phan Liên, Phan Tôn chỉ huy nghĩa quân hoạt động mạnh ở bến tre, vĩnh long, sa đéc, trà vinh trong 2 năm 1867-1868
+ nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đánh chiếm và làm chủ vùng rạch giá, khi bị giặc bắt đem ra chém ông khẳng khái nói bao giờ người tây nhổ hết cỏ nước nam thì mới hết người nam đánh tây
+ nguyễn Hữu Huân bị bắt đi đày vừa được thả đã tiếp tục kháng chiến chống pháp ở Tân An, Mỹ Tho
+ phong trào kháng chiến ở miền tây vừa chống ngoại xâm kết hợp với chống triều đình phong kiến được đông đảo quần chúng nhân dân hưởng ứng. Đến 1875 phong trào bị thất bại.
Câu hỏi bài tập:
Câu 1:
a.  Lập bảng so sánh thái độ chống Pháp của triều đình nhà nguyễn và thái độ của nhân dân Việt Nam từ 1858-1867
Sự kiện Thái độ của triều đình nhà Nguyễn Thái độ của nhân dân
Mặt trận đà nẵng 1858
Chiến sự ở gia định và các tỉnh miền đông nam kì 1859-1862
b. sau hiệp ước nhâm tuất 5/6/1862 phong trào đấu tranh của nhân dân nam kì có gì mới?

Câu 2: hãy chứng minh câu nói của Nguyễn Trung Trực “ khi nào người tây nhổ hết cỏ nước nam thì mới hết người nam đánh tây”

Câu 3:
a. làm rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan dẫn đến việc thực dân pháp xâm lược nước ta từ giữa thế kì XIX.
b.
Câu 4: Bằng nhận thức lịch sử hãy chứng minh rằng: Pháp xâm lược Vn là điều không thể tránh khỏi và cuộc kháng chiến chống pháp của nhân dân Vn cuối thế kỉ XIX là vô cùng khó khăn.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#history