PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

I. Phong trào Cần Vương:
1. Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến tại kinh thành Huế và sự bùng phát phong trào Cần Vương.
- Sau 2 bản hiệp ước Hắc-măng và Patonot, thực dân Pháp đã hoàn thành cơ bản về việc xâm lược Việt Nam. Chúng bắt đầu xúc tiến thiết lập bộ máy chính quyền thực dân và chế độ bảo hộ lên phần lãnh thổ Bắc Kì, Trung Kì.
- Phong trào phản đối 2 hiệp ước Hắc-măng và Patonot diễn ra rất sôi nổi, nhiều toán nghĩa quân hoạt động mạnh ở các vùng xung quanh Hà Nội, Bắc Ninh, Sơn Tây, Hải Dương...
- Dựa vào phong trào kháng chiến của nhân dân, phái chủ chiến trong triều đình Huế mà đại diện là Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường mạnh tay hành động.
- Thực dân Pháp tăng thêm lực lượng, siết chặt bộ máy kìm kẹp và tìm mọi cách để loại trừ phe chủ chiến ra khỏi triều đình. Biết được âm mưu của Pháp, Tôn Thất Thuyết và lực lượng chủ chiến đã ra tay trước.
- Diễn biến:
+ Đêm mùng 4 rạng sáng mùng 5/7/1885, trong khi tên toàn quyền về chính trị và quân sự Pháp tại VN là cuốc-xi đang mải mê yến tiệc tại tòa khâm sứ pháp, TTT đã hạ lệnh cho các đội quân của mình tấn công. Một số tên Pháp bị tiêu diệt tại đồn mang cá, tòa khâm sứ. Cuộc chiến đấu diễn ra vô cùng quyết liệt song do chuẩn bị vội vã, thiếu chu đáo nên sức chiến đấu quả quân ta nhanh chóng giảm sút. Sáng mùng 6/7 quân Pháp phản công, chúng cướp bóc và tàn sát nhân dân ta vô cùng man rợ.
+ TTT phải đưa vua Hàm Nghi và Tam cung ra khỏi hoàng thành rồi chạy về sơn phòng Tân Sở (Quảng trị). Ngày 13/7 TTT mượn danh vua Hàm Nghi ban chiếu Cần Vương, kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân cả nước đứng lên vì vua mà chiến đấu.
- Nội dung chiếu Cần Vương:
+ Tố cáo âm mưu xâm lược của Pháp
+ Lên án sự phản bội của một số quan lại, tính bất hợp pháp của triều đình Đồng Khánh do Pháp dựng lên.
+ Khích lệ sĩ phu, văn thân và nhân dân cả nước quyết tâm kháng chiến chống Pháp đến cùng.
- Tác dụng (ý nghĩa)
+ Chiếu Cần Vương nhanh chóng thổi bùng ngọn lửa yêu nước của nhân dân ta.
+ Tạo thành phong trào vũ trang chống Pháp diễn ra sôi nổi, liên tục kéo dài 12 năm, đến cuối thế kỉ XIX mới chấm dứt.
2. Các giai đoạn chính của phong trào Cần Vương:
- Từ 1885-1888:
+ Phong trào đặt dưới sự chỉ huy của vua Hàm Nghi và TTT
+ Hàng trăm cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ nổ ra trong phạm vi cả nước. tiêu biểu như cuộc khởi nghĩa Mai Xuân Thưởng cùng nổi dậy với ông Bùi Điền, Nguyễn Đức Nhuận, Đào Doản Đích, Nguyễn Duy Cung...
+ Lúc này phò tá cho vua Hàm Nghi và TTT có nhiều văn thân, sĩ phu và tướng lĩnh như Trần Xuân Soạn, Tôn Thất Đàm,Tôn Thất Hiệp, Phạm Tường, Trần Văn Định. Bộ chỉ huy của phong trào đóng tại vùng núi phía tây 2 tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh.
+ Cuối năm 1888 do sự phản bội của Trương Quang Ngọc vua Hàm Nghi rơi vào tay giặc, nhà vua cự tuyệt mọi sự dụ dỗ của Pháp nên bị lưu đày sang Angieri.
- Từ 1888-1895:
+ Ở giai đoạn này do không còn sự chỉ huy của triêu đình kháng chiến những phong trào vẫn tiếp tục phát triển và quy tụ dần thành các trung tâm lớn, tồn tại bền bỉ và ngày càng có xu hướng đi và chiều sâu.
+ Trước những cuộc hành quân càn quét của Pháp, phong trào ở vùng đồng bằng ngày càng bị thu hẹp và chuyển trọng tâm hoạt động lên vùng trung du và miền núi. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Hùng Lĩnh do Cao Điền và Tống Duy Tân lãnh đạo, hoạt động ở vùng núi phía Tây tỉnh Thanh Hóa, khởi nghĩa Hương Khê do Phan Đình Phùng và Cao Thắng lãnh đạo.
+ Khi tiếng súng kháng chiến đã im trên núi Vụ Quang (Hương Khê-Hà Tĩnh) vào cuối 1895 phong trào Cần Vương coi như chấm dứt.
- Nguyên nhân thất bại của phong trào Cần Vương:
+ lãnh đạo chủ yếu là văn thân, sĩ phu chịu ảnh hưởng của ý thức hệ phong kiến.
+ Khẩu hiệu Cần Vương chỉ đáp ứng 1 phần nhỏ yêu cầu của nhân dân, chưa giải quyết được yêu cầu của tiến bộ XH, quyền lợi của lực lượng tham gia chủ yếu là nhân dân chưa được giải quyết do đó sức mạnh không được phát huy.
+ Người lãnh đạo thiếu khả năng lãnh đạo phong trào kháng chiến mang tính toàn quốc, các phòng trào chủ yếu mang tính địa phương thiếu thống nhất, phương cách tổ chức cổ điển, không tin vào khả năng của dân.
+ Thiếu giai cấp tiên tiến đủ sức lãnh đạo và đề ra đường lối đúng đắn
+ Ngọn cờ phong kiến đã lỗi thời, triều đình đầu hàng, không đoàn kết được toàn dân.
+ tương quan lực lượng chênh lệch: Pháp mạnh về lực lượng, trang bị còn quân khởi nghĩa còn yếu, bị hao mòn.
* Bài học kinh nghiệm:
- phải đề ra được đường lối đúng đắn với 1 lực lượng xã hội tiên tiến lãnh đạo
-phải phát triển được phong trào trong toàn quốc, huy động được sức mạnh của cả dân tộc với sự tham gia của mọi giai cấp, tầng lớp...
-phải kết hợp nhiều hình thức đấu tranh với cách đánh linh hoạt
Điểm khác nhau giữa 2 giai đoạn trong phong trào Cần Vương
Giai đoạn 1 (1885-1888) Giai đoạn 2 (1888-1896)
Lãnh đạo Có sự lãnh đạo thống nhất của triều đình ( đứng đầu là vua Hàm Nghi và TTT) Không có sự lạnh đạo thống nhất của triều đình, do văn thân, sĩ phu yêu nước trực tiếp lãnh đạo từng địa phương
Quy mô Có hàng chục cuộc khởi nghĩa nổ ra nhưng quy mô nhỏ,tồn tại trong thơi gian ngắn Quy tụ thành những cuộc khởi nghĩa quy mô lớn hơn và tồn tại thời gian dài hơn
Địa bàn Rộng khắp vùng đồng bằng và trung du Thun hẹp ở vùng trung du và miền núi

II Khởi nghĩa Hương Khê (1885-1895)
- lãnh đạo: Phan Đình Phùng, Cao Thắng
- địa bàn hoạt động: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình
- diễn biến:
+ Giai đoạn 1: từ 1885 – 1888: là giai đoạn chuẩn bị lực lượng, xây dựng cơ sở chiến đấu của nghĩa quân. Nghĩa quân lo tổ chức, huấn luyện xây dựng công sự, rèn đúc vũ khí, tích trữ lương thực.
+ giai đoạn 2: từ 1888-1896 nghĩa quân bước vào giai đoạn chiến đấu quyết liệt, nghĩa quân dựa vào núi rừng, đẩy lùi nhiều cuộc hành quân càn quét của địch. nhiều trận đánh nổi tiếng đã diễn ra như trận tấn công đồn Trường Lưu (5/1890) trận tập kích thị xã Hà Tĩnh (8/1892), trận tấn công đồn Nu (Thanh Hóa).
+ Để đối phó Pháp tập trung binh lực và xây dựng hệ thống đồn bốt dày đặc nhằm bao vây cô lập nghĩa quân. Đồng thời mở nhiều cuộc hành quân tấn công quy mô vào Ngàn Trươi- căn cứ chính của nghĩa quân.
+ lực lượng nghĩa quân suy yếu dần, sau khi Phan Đình Phùng hi sinh, các thủ lĩnh còn lại tiếp tục chiến đấu thêm 1 thời gian đến 1896 phong trào tan rã.
- Nguyên nhâh thất bại:
+ nghĩa quân chưa biết liên kết, tập hợp lực lượng trên quy mô lớn để phát triển thành phong trào toàn quốc
+ còn bị hạn chế vì khẩu hiệu chiến đấu
+ bị chi phối bởi tư tưởng phong kiến, so sánh lực lượng ta và địch chênh lệch
- ý nghĩa:
+ có vị trí rất lớn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc
+ để lại nhiều tấm gương và kinh nghiệm quý báu.
Vì sao khởi nghĩa hương khê là tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương:
+ địa bàn hoạt động trải dài 4 tỉnh Bắc và Trung Kì
+ Khởi nghĩa kéo dài suốt 10 năm
+ lãnh đạo là thành phần đa dạng có cả nông dân, bao gồm những người có uy tín, tài năng như Phan Đình Phùng, cao Thắng.
+ lực lượng nghĩa quân tham gia khởi nghĩa đông đảo như :nam, nữ, đồng bào dân tộc thiểu số, người lào. Bước đầu có liên lạc với các cuộc khởi nghĩa khác
+ Khởi nghĩa tính chất ác liệt, chiến đấu chống Pháp và chống Phong kiến tay sai. giành được nhiều thành tựu to lớn như trận phục kích địch ở núi Vụ Quang tiêu hao lực lượng địch.
+ tổ chức tương đối chặt chẽ, huy động sức mạnh tối đa của nghĩa quân và nhân dân, lập nhiều chiến công, gây cho địch nhiều tổn thất
III Phong Trào nông dân Yên Thế:
1 nguyên nhân: tháng 6/1884 Pháp đưa quân bình định Yên Thế để bảo vệ cuộc sống của mình nông dân nơi đây đã đứng lên chống Pháp.
2. diễn biến:
- giai đoạn 1 (1884-1892):
+ hoạt động lẻ tẻ, chưa có sự lãnh đạo và chỉ huy thống nhất nhưng đã đẩy lùi được nhiều trận càn quét của Pháp. 4/1892 Đề Nắm hi sinh, đề Thám đứng ra tổ chức lại phong trào và trở thành thủ lĩnh.
+ nghĩa quân đánh theo lối du kích, gây cho Pháp nhiều tổn thất, Pháp tìm mọi cách để mua chuộc, dụ dỗ thậm chí là ám sát đều thất bại.
-Giai đoạn 2 (1893-1897)
+nghĩa quân mở rộng địa bàn hoạt động ra  nhiều vùng Bắc Giang, bắc Ninh và xây dựng căn cứ Hố Chuối. đề thám bắt cóc Secnay- chủ thầu khoán và chủ tờ báo tương lai Bắc Kì.
+ 10/1894 Pháp chủ động giảng hòa, Pháp phải trả một khoản tiền lớn để chuộc Secnay và rút quân ra khỏi Yên Thế. Nghĩa quân được cai quản 4 tổng: Nhã Nam, Mục Sơn, Yên Lễ và Hữu lượng. Tranh thủ thời gian hòa hoãn nghĩa quân vừa lo sản xuất vừa củng cố lực lượng.
+ 11/1895 Pháp tấn công trở lại, nghĩa quân đánh phục kích, tiêu hao nhiều sinh lực địch nhưng nghĩa quân cũng bị thiệt hại nhiều, buộc phải di chuyển nhiều nơi.
+ 12/1897 Pháp đồng ý đề nghị của Hoàng Hoa Thám giảng hòa lần 2
- Giai đoạn 3 (1898-1908)
+ đây là giai đoạn đình chiến, nghĩa quân đẩy mạnh sản xuất vũ khí, luyện tập quân và mở rộng căn cứ. Pháp thiết lập đồn bốt, mở đường giao thông, chuẩn bị đánh đòn quyết định
- Giai đoạn 4 (1909-1913)
+ Pháp tấn công trở lại, quyết tiêu diệt bằng được nghĩa quân Yên Thế. Nghĩa quân chống trả quyết liệt gây cho địch nhiều tổn thất nhưng nghĩa quân cũng bị thiệt hại nhiều.
+ 2/1913 Pháp đột nhập vào căn cứ, Đề Thám hi sinh. Cuộc khởi nghĩa Yên Thế chấm dứt.
3 đặc điểm:
- khởi nghĩa yên thế là phong trào đấu tranh tự phát của nông dân, trong quá trình tồn tại nó đã kết hợp được yêu cầu độc lập với nguyện vọng dân chủ.
- khởi nghĩa yên thế là phong trào đấu tranh của nông dân trong những năm cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20
- sự tồn tại bền bỉ suốt 30 năm nói lên tiềm năng, ý chí và sức mạnh lớn lao của nông dân. Sự độc đáo của chiến tranh du kích. Đồng thời phản ánh mâu thuẫn giữa dân tộc ta với thực dân Pháp
-cuộc khởi nghĩa xuất phát từ việc bảo vệ xóm làng, bảo vệ cuộc sống của người dân nên nó vượt lên tất cả những cuộc khởi nghĩa khác về thời gian tồn tại
-lãnh đạo khởi nghĩa là những tướng lĩnh và những nghĩa quân trung kiên trường thành trong chiến đấu từ các nơi đổ về nên họ co bài học về thất bại và thành công. Đặc biệt hầu hết là nông dân
* phong trào này có thể kéo dài gần 30 năm là vì:
- că cứ yên thế được xây dựng trên một địa hình hiểm trở ở phía tây bắc tỉnh bắc Giang, có thể đi thông sang thái nguyên, lạng sơn hay tam đảo, xuống phúc yên, vĩnh yên, hà nội. nhờ có địa hình này nghĩa quân có thể cơ động và linh hoạt trong tấn công và phòng thủ
-co phương thức tác chiến linh hoạt, nghỉa quân không tự bó mình trong đại bản doanh phồn Xương mà khi cần thì di chuyển trên một địa bàn rộng lớn, biết tranhc hổ mạnh của địch, kịp thời phân tán lực lượng để phục kích, tiêu hao lực lượng địch
- có cách đánh độc đáo, cơ động và hiệu quả, chủ yếu tiến hành đánh du kích, lấy ít địch nhiều, nghĩa qua6hn tường đánh những trận nhỏ, dựa vào địa hình hiểm trở và công sự dã chiến để đánh gần, đánh nhanh rồi rút
-vừa chống pháp vừa chăm lo đời sống nhân dân, phần nào đã giải quyết được yêu cuầ ruộng đất của nông dân nên đã tập hợp được nông dân trong cuộc đấu tranh chống pháp, thiết lập mối quan hệ mật thiết gắn bó giữa nghĩa quân và nhân dân yên thế.
- sự chỉ huy mưu trí, tài giỏi, sáng tạo của đề thám . tinh thần chiến đấu kên cường, bất khuất của nghĩa quân và sự ủng hộ của nhân dân
- cùng với khởi nghĩa yên thế các phong trào yêu nước chống pháp củng nổ ra mạnh mẽ trên cả nước buộc địch phải phân tán nỏ lực lượng để đối phó nên gặp nhiều khó khăn
Khởi nghĩa yên thấ tuy cuối cùng thất bại nhưng vẫn ghi 1 trang sử vẻ vang trong lịch sử chống pháp của dân tộc ta. Thể hiện tinh thần yêu nước, chiến đấu kiên cường, bền bỉ của nhân dân ta và sức mạnh to lớn cùa nông dân trong cuộc đấu tranh giài phóng dân tộc. đồng thời để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho các giai đoạn sau
4. nguyên nhân thất bại:
- tương quan lực lượng chênh lệch (sau khi phong trào cần vương thất bại pháp có điều kiện tập trung đàn áp). Thực dân pháp kết hợp chặt chẽ giữa thủ đoạn chính trị va thủ đoạn quân sự, dùng tay sai để tìm cách sát hại thủ lĩnh phong trào.
- thiếu sự lãnh đạo đúng đắn của lực lượng xh tiên tiến
- phong trào mang nặng tính địa phương nhỏ hẹp
- cách đánh giặc chủ yếu là phòng thủ, dựa vào địa hình hiểm trở, đánh theo lối du kích
5. ý nghĩa:
- khởi nghĩa yên thế tuy thất bại nhưng đã kéo dài gần 30 năm và ghi 1 trang vẻ vang trong lịch sử chống pháp của nhân dân ta.
- nêu cao tinh thần yêu nước, chiến đấu kiên cường, bền bỉ của nhân dân ta, thể hiện khả năng cách mạng hùng hậu của giai cấp nông dân.
- để lại bài học kinh nghiệm quý báu về chiến tranh du kích đồng thời thể hiện tài chỉ huy của anh hùng Đề Thám.

Câu hỏi:

Câu 1: a. So sánh phong trào cần vương và yên thế
Nội dung Phong Trào Cần Vương Khởi Nghĩa Yên Thế
Thời gian
Mục đích
Lãnh đạo
Lực lượng tham gia
Hình thức đấu tranh
Tính chất
b. Đặc điểm chung của phong trào đấu tranh giai đoạn cuối tk 19:
Câu 2: Vì sao Phong trào Cần Vương được coi là đỉnh cao của phong trào chống pháp cuối thế kỉ 19?

Câu 3: Phân tích kết quả và ý nghĩa của phong trào cần vương

Câu 4: Hãy phân tích thái độ của văn thân sĩ phu yêu nước và nhân dân đối với chiếu Cần vương kêu gọi chống pháp của vua hàm nghi. Giải thích tại sao sau khi vua hàm nghi bị bắt phong trào vẫn tiếp tục nổ ra?
* Thái độ của văn thân sĩ phu yêu nước:




Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#history