Trung Quốc

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Tình hình xã hội TQ cuối thế kỉ 19

Quan hệ phong kiến vẫn thống trị TQ biểu hiện:

- Nông nghiệp: ruộng đất nằm trong tay bọn địa chủ pk, nông dân không có ruộng đất phải thuê của địa chủ và nộp tô thuế nặng nề.

- Thủ công nghiệp: khá phát triển nhưng hầu hết thợ thủ công bị thất nghiệp và phá sản vì không cạnh tranh nổi với hàng nước ngoài tràn ngập.

- Công nghiệp: tuy bị quan hệ pk cản trở, tư bản nước ngoài chèn ép nhưng vẫn phát triển, các doanh nghiệp tư bản ra đời, các thành phố lớn được xây dựng, số lượng công nhân tăng, giai cấp tư sản TQ hình thành.

- Các nước đế quốc đua nhau sâu xé TQ và chia vùng ảnh hưởng.

- Cuộc chiến Trung-Nhật và thất bại của triều đình Mãn Thanh góp phần biến TQ thành nước nửa pk nửa thuộc địa.

I. Trung Quốc bị các nước đế quốc xâm lược:

- Từ thế kỷ 18 và nhất là sang thế kỷ 19, TQ đứng trước nguy cơ trở thành miếng mồi cho các nước đế quốc phân chia, xâu xé.

- Để xâm chiếm TQ, các nước tư bản phương tây trước tiên là Anh tìm mọi cách đòi chính quyền Mãn Thanh phải mở cửa, đòi tự do buôn bán thuốc phiện- món hàng mang lại lợi nhuận lớn cho tư bản.

- Viện cớ chính quyền Mãn Thanh tịch thu và đốt thuốc phiện của các tàu Anh, thực dân Anh đã tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược TQ. Cuộc chiến tranh thuốc phiện bắt đầu từ 6/19840 và kết thúc 8/1842. Chính quyền Mãn Thanh kí hiệp ước Nam Kinh, chấp nhận các điều khoản theo yêu cầu của thực dân Anh như bồi thường chiến phí, nhượng lại Hongkong và mờ 5 cửa biển cho tàu Anh được ra vào buôn bán.

- Sau chiến tranh thuốc phiện, các nước đế quốc từng bước xâu xé TQ, đến cuối thế kỉ 19 Đức chiếm Sơn Đông, Anh chiếm châu thổ song Dương Tử, Pháp chiếm Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông, Nga,Nhật chiếm Đông Bắc...

II. Phong trào đấu tranh của nhân dân TQ từ giữa thế kỉ 19 đến đầu thế kỷ 20:

1. Phong trào Thái Bình Thiên Quốc.

- Lãnh đạo: Hồng tú Toàn (lực lượng chính là nhân dân)

- Thời gian: 1/1/1851

- Địa bàn: Kim Điền-Quảng Tây sau đó lan rộng ra các địa phương khắp cả nước.

- Diễn biến-kết quả:

+ cuộc khởi nghĩa kéo dài suốt 14 năm (1851-1864) nghĩa quân đã xây dựng được chính quyền trung ương ở Nam Kinh và thi hành nhiều chính sách tiến bộ.

+ lần đầu tiên trong lịch sử TQ chính sách bình quân ruộng đất, quyền bình đẳng nam, nữ ...được đề ra.

+ 19/7/1864 được sự giúp đỡ của các nước đế quốc chính quyền mãnh Thanh tấn công thiên kinh, đàn áp phong trào. Cuộc khởi nghĩa thất bại.

- Ý nghĩa: đây là phong trào nông dân lớn nhất trong lịch sử TQ.

2. Phong trào Nghĩa Hòa Đoàn.

- Lãnh đạo: Nghĩa Hòa Đoàn

- Thời gian 1900

- Địa bàn: Sơn Đông, Trực Lệ, Sơn Tây

- Diễn biến, kết quả:

+ đầu thế kỉ 20 do ách thống trị của phong kiến và sự xâm lược của đế quốc làm cho các cuộc khởi nghĩa nông dân diễn ra lien tiếp, lớn mạnh nhất là phong trào Nghĩa Hòa Đoàn ở Sơn Đông đã lan rộng ra khắp miền Bắc TQ

+ 1900 Nghĩa Hòa Đoàn tấn công các sứ quán nước ngoài ở Bắc Kinh

+ sau đó liên quân 8 nước đế quốc tiến đánh Bắc Kinh , đàn áp phong trào.

+ Triều Thanh đầu hang, kí điều ước Tân Sửu (1901) chịu nhiều điều khoản nặng nề ( bồi thường chiến phí, cho các nước đế quốc đóng quân ở Bắc Kinh)

+ TQ trở thành nước nửa phong kiến, nửa thuộc địa.

Nguyên nhân thất bại: do sự nhu nhược , phản bội của triều đình mãn thanh, câu kết với bọn đế quốc xâm lược đàn áp phong trào. Bên cạnh đó phong trào còn non yếu chưa có sự lãnh đạo

Ý nghĩa: nêu cao tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân TQ

3. Cuộc duy tân mậu tuất.

- Nửa sau thế kỉ 19 nhà Thanh phải kí nhiều hiệp ước bất bình đẳng với nhiều nước đế quốc, TQ bị các nước sâu xé và chia cắt.

- Thái độ ương hèn của nhà Thanh và tình trạng lạc hậu của TQ là nguyên nhân làm xuất hiện trào lưu tư tưởng muốn cải cách để thoát khỏi tình trạng phụ thuộc vào đế quốc bên ngoài.

- Trước sự suy yếu của TQ và nguy cơ xâm lược của các nước đế quốc một số quan lại sĩ phu, địa chủ tiến bộ, các nhà buôn, tư sản dân tộc mới lên đã tìm cách cứu vãn đất nước bằng con đường duy tân.

- Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu là những người khởi xướng phong trào duy tân.

Nội dung cương lĩnh hoạt động của phong trào duy tân:

- Kinh tế: lập ngân hàng, xây dựng đường sắt, khai mỏ, khuyến khích tư nhân kinh doanh, công khai công bố dự án xuất nhập của nhà nước.

- Chính trị: sửa đổi hiến pháp, cho phép mọi người được tham gia ý kiến với triều đình về các vấn đề kinh tế, chính trị và xã hội, tự do xuất bản báo, lập học hội, thủ tiêu 1 sốc đặc quyền của tầng lớp quý tộc Mãn. Cách chức các quan lại bất lực tham nhũng, xây dựng chế độ chính trị dựa trên nguyên tắc " Hán mãn bất phân, quân dân cộng trị"

- Quân sự: kiểm soát chặt chẽ lực lượng vũ trang và xây dựng quân đội theo kiểu các nước phương tây.

- Văn hóa giáo dục: lập trường học, tổ chức học theo kiểu phương tây, cải cách chế độ, lập nhiều trường học,mở trường đại học bắc Kinh, cử người đi học nước ngoài.

Kết quả và nguyên nhân:

Có thể thấy rằng phái duy tân muốn thông qua con đường cải cách ôn hòa để tạo quan hệ sản xuất, mở đường cho sức sản xuất mới phát triển. Tuy chủ trương rất ôn hòa song cuộc vận động này vấp phải sự chống đối rất mạnh của phái thủ cựu trong giai cấp phong kiến do từ hi thái hậu đứng đầu.

Quang tự tuy là vua nhưng chỉ là bù nhìn, thực quyền đều nằm trong tay từ hi thái hậu. Trước nguy cơ của dân tộc, quang tự tán thành cải cách đồng thời cũng muốn thông qua cuộc biến cách giành quyền lực về tay mình. Nhưng do không có thực quyền chính trị, không nắm quân đội, lại không dựa vào nhân dân nên lực lượng yếu ớt. Dẫn đến cuộc duy tân tiến hành được 103 ngày thì bị thất bại.

Ý nghĩa:

Nêu cao tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân TQ. Trong tình hình lúc bấy giờ,TQ tuy chưa có khả năng tiến hành cách mạng tư sản nhưng đã có tiền đề phát tiển chủ nghĩa tư bản. Cho nên phái duy tân đề ra những yêu cầu độc lập dân tộc, phát triển chủ nghĩa tư bản, học tập kỹ thuật phương tây là phù hợp với lợi ích dân tộc lúc bấy giờ. Do đó phong trào duy tân cuối thế kỉ 19 có ý nghĩa tiến bộ, mang tính chất yêu nước. Chính vì lý do trên phong trào duy tân và các nhà hoạt động được đánh giá rất cao. Những đòn đánh mạnh tư tưởng phong kiến lạc hậu đã có tác dụng mở đầu cho các tư tưởng mới phát triển và mở cửa cho những ngọn gió tư tưởng tiến bộ trên thế giới không ngừng thổi vào TQ.

=> ảnh hưởng của phong trào duy tân TQ lan sang các nước làng giềng ở vùng ĐNA trong đó có VN. Một số sĩ phu yêu nước qua các cách của Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu đã tiếp thu tư tưởng cải cách và trở thành những nhà tư tưởng duy tân hồi đầu thế kỉ 20 (PBC và PCT)

Nguyên nhân thất bại: do lực lượng tiến hành còn yếu nên phong trào duy tân thất bại, do sự chống đối quyết liệt của đại đa số quan lại pk mãn thanh đứng đầu là từ hi thái hậu.

Liên hệ với cuộc cải cách Minh trị ở Nhật

- Nhật thành công vì: thiên hoàng cải cách được sự đồng tình ủng hộ của các tầng lớp trong Xh, đặc biệt là tầng lớp quý tộc và tầng lớp võ sĩ. Thiên hoàng có quyền lực rất lớn, nhận thức và đáp ứng yêu cầu cải cách, phát triển đất nước để thoát khỏi nguy cơ xâm lược của tư bản phương tây.

ð Tất cả đều thất bại vì: thiếu lãnh đạo và tổ chức đúng đắn. Triều đình mãn thanh đứng đầu là từ hi đàn áp và do tương quan lực lượng giữa phong trào và đế quốc cũng như triều đình mãn thanh.

III. Tôn Trung Sơn và Cách mạng Tân Hợi 1911:

1. Tiểu sử Tôn Trung Sơn

- TTS (1866-1925) sinh ra trong một gia đình nông dân ở tỉnh Quảng Đông là lãnh tũ tiêu biểu của phong trào dân tộc dân chủ TQ đầu thế kỉ XX

- Năm 13 tuổi ông đến học ở Hawaii sau đó tiếp tục học ở HongKong rồi học y khoa ở Quảng Châu.

- Đi nhiều nước trên thế giới có điều kiện tiếp xúc với tư tưởng dân chủ Âu-Mĩ một cách có hệ thống. Đứng trước nguy cơ dân tộc ngày càng nghiêm trọng ông thấy rõ sự thối nát của chính quyền Mãn Thanh, sớm nảy sinh tư tưởng cách mạng lật đổ triều Thanh xây dựng xã hội mới.

- Đầu 1905 TTS từ Châu Âu về Nhật thống nhất lực lượng thành một chính đảng. 8/1905 TQ đồng minh hội – chính đảng của giai cấp tư sản ra đời.

2. Cách mạng Tân Hợi

TQ đồng minh hội:

- Đầu thế kỉ 20 giai cấp tư sản TQ bắt đầu tập hợp lực lượng để nắm lấy vai trò lãnh đạo cách mạng. TTS là người đại diện cho phong trào tư sản lúc bấy giờ.

- Ông thành lập TQĐMH (9/1905) đề xướng học thuyết Tam Dân (dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc)

- Mục tiêu là đánh đổ mãn thanh, khôi phục trung hoc, thành lập dân quốc, thực hiện bình đẳng ruộng đất.

- Về tổ chức ĐMH là chính đảng do giai cấp tư sản lãnh đạo. Thành phần gồm tiểu tư sản, địa chủ, thân sĩ yêu nước, ít công nhân.

- Với quy mô có tính chất toàn quốc, cơ cấu lãnh đạo thống nhất.

=> đó là đường lối cách mạng dân chủ tư sản được tiến hành trong điều kiện một nước nửa thuộc địa nửa phong kiến, đã đáp ừng được nguyện vọng của nhân dân, được nhân dân ủng hộ nên ĐMH phát triển cơ sở nhanh chóng trong và ngoài nước.

diễn biến, tính chất và nguyên nhân thất bại. CMTH

- Sau khi thành lập ĐMH đã lãnh đạo 10 cuôc khởi nghĩa chống Mãn Thanh nhưng đều thất bại. Từ 1911 phong trào bảo vệ đường sắt chống mãn thanh và tẩy chay hàng hóa nước ngoài bùng nổ và phát triển mạnh mẽ.

- 10/10/1911 ĐMH đã phát động khởi nghĩa ở Vũ Xương. Khởi nghĩa nhanh chóng thắng lợi và lan rộng khắp cả nước. Công nhân và nông dân là lực lượng chủ yếu.

- 12/1911 Quốc dân đại hội họp ở nam Kinh bầu TTS làm đại tổng thống đứng đầu chính phủ lâm thời. Hiến pháp lâm thời được thông qua thiết lập nền cộng hòa.

- Trước thắng lợi của cách mạng một số người lãnh đạo đồng minh hội chủ trương thương lượng với Viên Thế Khải một đại thần của triều Thanh. Theo đó vua Thanh thoái vị TTS phải từ chức. 6/3/1912 VTK lên làm đại tổng thống THDQ. Cách mạng chấm dứt.

Tính Chất:

- CMTH là cuộc cách mạng dân chủ tư sản do giai cấp tư sản và tiểu tư sản lãnh đạo, quần chúng nhân dân tham gia đấu tranh lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, thiết lập nền cộng hòa.

- CMTH là cách mạng tư sản không triệt để vì không thủ tiêu chế độ sử hữu ruộng đất của phong kiến, không chia ruộng đất cho dân cày, không xóa ách nô dịch của nước ngoài.

Ý nghĩa:

- Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại lâu đời, thành lập nền cộng hòa, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

- ảnh hưởng và cổ vũ tích cực tới phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước Châu Á

- CMTH đi vào lịch sử TQ như một dấu son chói lọi với việc lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại 2000 năm thành lập nền cộng hòa mở đường cho CNTB phát triển.

Nguyên nhân thất bại:

- sự thỏa hiệp của giai cấp tư sản

- Không hẳn dựa vào quần chúng nhân dân để phát động 1 phong trào cách mạng thực sự, triệt để chống đế quốc và phong kiến.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#history