tao chua nhan tao

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1. Tạo chúa nhân tạo

* Cơ sở khoa học

- Dựa vào đặc điểm sinh học của đàn ong. Đàn ong bình thường sẽ tạo chúa mới trong 3 truongf hợp:

+ Khi đàn ong quá đông, pheromon của ong chúa ko đủ kìm hãm ong thợ, ong sẽ tạo chúa mới để chia đàn. Chúa này được gọi là chúa chia đàn tự nhiên. Ong chúa cũ vẫn tồn tại và mang một nữa đàn ong bay đi nơi khác.

+ Khi đàn ong có chúa già, khả năng tiết ra pheromon giảm kok đủ kìm hãm sẽ tạo chúa mới để thay thế. Chúa này được gọi là chúa tahy thế. Chúa già vẫn ở lại, khi ong chúa non ra đời thì ong thợ cán chết chúa già.

+ Trong trường hợp mất chúa đột ngột sẽ tạo chúa mới để thay thế cho chúa cũ bị mất. Chúa này được gọi là chúa cấp tạo.

Chât lượng: CHúa chia đàn tự nhiên có chất lượng tốt nhất sau đó là chúa thay thế, cuối cùng là chúa cấp tạo. Trong trường hợp chúa cấp tạo ra từ đàn ong mạnh thì chất lượng tốt bằng chúa chia đàn.

- Điều kiện tạo chúa nhân tạo:

+ Có đủ thức ăn (mật + phấn)

+ Có đàn ong mạnh giống đàn chia tự nhiên

+ Nhiệt độ tạo chúa cũ trước khi tạo chúa tốt nhất là 30-330C

+ Tách chúa cũ trước khi tạo chúa mới từ 12-24h (trường hợp đàn ong mạnh, chúa tốt)

+ Yếu tố mùa vụ: Tạo chúa vào 2 vụ chính: vụ xuân khoảng tháng 3, tháng 4 và vụ thu khoảng tháng 10, tháng 11.

- Nguyên tắc: Tạo chúa quanh năm nhưng phải đủ thức ăn và chúa mới tạo ra phải đi giao phối. Tạo chúa vào tháng 5, tháng 6 chuồn chuồn nhiều nên ong chúa chết nhiều.

Hiện nay ấp dụng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo.

* Phương pháp tạo chúa nhân tạo

Có 2 phương pháp: Phương pháp tạo chúa ko di trùng và phương pháp tạo chúa di trùng.

- Tạo chúa ko di trùng:

+ Ưu điểm: dễ làm, đơn giản

+ Nhược điểm: Số lượng chúa ít

+ Cách làm: Chọn đàn đủ tiêu chuẩn giống đàn tự nhiên. Sau đó tách chúa cũ đặt vào cầu đưa sang vị trí khác. Sau khoảng 6h chọn cầu có nhiều ấu trùng tuổi 1, rũ cho ong ko bám đầy cầu, cắt bánh tổ hình răng cưa, phá 2 lỗ tổ để lại 1 lỗ tổ. Sau đó đặt vào trong đàn ong để nó nuôi ấu trùng để tạo thành ong chúa.

Sau khi mũ chúa vít nắp 1 tuần, chuyển sang giai đoạn nhộng thì đưa đi cách li riêng. Cứ 1 mũ chúa 1 đàn.

- Tạo chúa di trùng

+ Ưu điểm:

Tạo ra được nhiều chúa trong một lần, số lượng chúa lớn.

Kiểm tra được nguồn gen của ong chúa lẫn ong đực

+ Nhược điểm: Kỹ thuật phức tạp và vì tạo nhiều chúa nên số đàn ong đủ lớn

+ Cách làm: Kiểm tra toàn bộ để phân loại đàn ong thành 5 nhóm:

++ Nhóm đàn mẹ: Dùng để cung cấp các ấu trùng tạo chúa. Số lượng khoảng 1-2 đàn, nhưng phải là đàn ong tốt nhất và có đày đủ các đặc trưng của giống

++ Nhóm đàn phân bố: Chuyên dùng cung cấp ong đực để giao phối với ong chúa tương lai (ong đực của đàn khác). Vì vậy đàn ong bố cũng phải là đàn mạnh, có chất lượng tốt. Số lượng ong đực của 1 đàn có thể  phối với 50 con ong chúa. Chú ý giết hết ong đực ở đàn mẹ và các đàn khác.

Thời gian tạo ong đực: trước khi tạo chúa 2 tuần

++ Nhóm đàn nuôi dưỡng: Có nhiệm vụ nuôi các ấu trùng thành ong chúa. Chất lượng chúa phụ thuộc rất nhiều vào thức ăn cần chọn đàn manhjk, có năng suất cao, đông quân, có nhiều ong non ở thời kỳ tiết sữa, đủ mật, phấn dự trữ. Cần tách chúa cũ đi ít nhất là 12h.

Sử dụng đàn nuôi dưỡng 2-3 tuần

++ Nhóm đàn ong nuôi dưỡng hỗ trợ: Cung cấp sữa chúa để đi trùng và cầu nhộng cho đàn giao phối bằng số lượng chúa tạo ra. Số lượng đàn ong giao phối chỉ có 1 cầu/1 đàn. Thời gian tạo đàn giao phối trước khi cách ly chúa 1 ngày.

* Các bước tạo chúa:

- Dụng cụ:

+ Cầu tạo chúa dùng để gắn các chén sáp.

+ Kim di trùng đã khử trùng, được làm bằng bạc để đảm bảo chất lượng sữa.

+ Khuân đúc chép sáp (quản chúa) làm bằng gỗ hình trụ tròn đường kính liên quan đến giống ong: ong nội 6-7mm; ong ngoại 8-9mm.

+ Lồng nhốt chúa: dây théo cuốn là õ.

- Các bước tạo chúa:

+ Bước 1: Đúc chén sáp. Dùng sáp nguyên chất (sáp sạch) hoặc sáp vít nắp (sáp mèo). Phải có nền dày, mép mỏng. Đun cách thủy cho sáp nóng chảy. Trước khi nhúng sáp gắn chén sáp lên cầu, cho 1 ít mật vào chén sáp đưa vào đàn nuôi dưỡng để đánh giá chén sáp.

+ Bước 2: Di trùng. Lấy cầu ấu trùng tuổi 1 từ mẹ sau đó thổi nhẹ cho ong chạy hết. Dùng hết kim để múc ấu trùng và sữa chúa đưa vào chén sáp. Thời gian để  múc ấu trùng cho 1 cầu là 15ph/ cầu tạo chúa.

+ Bước 3: Đặt ấu trùng đã di trùng vào trong đàn nuôi dưỡng ở vị trí đã định (giữa 1 cầu ấu trùng và 1 cầu nhộng) để tiết sữa nhiều. 1 đàn nuôi dưỡng tối đa 3 cầu tạo chúa. Cách 3 ngày thì di trùng 1 cầu. Khi đưa cầu thứ 3 vào thì rút cầu thứ nhất ra cho vào vào tủ ấp sinh học, ấp ở t0 ≈ 33C, A0 ≈ 90%, thời gian ấp trong khoảng 1 tuần. Trong trường hợp ko có tủ ấp thì vẫn để trong đàn ong.

+ Bước 4: Cách ly ong chúa. Khi mũ chúa vít nắp 1 tuần tiến hành cách ly chúa vào đàn giao phối (1 chúa/ đàn)

Sau khi chúa đã vũ hóa từ 7-10 ngày thì tiến hành kiểm tra đàn giao phói xem đã đẻ chưa. Nếu đẻ rồi thì sử dụng để thay thế chúa già và chia đàn ong hoặc sử dụng để bán. Nếu ko có trứng và mất chúa thì đưa chúa tơ khác vào. Nếu ko tạo chúa nữa thì tiến hành nhập ong để tránh ong thợ đẻ trứng.

* Phương pháp đánh giá chất lượng ong chúa:

- Đánh giá chất lượng mũ chúa: mũ chúa cân đối, thẳng, kích thước lớn. Chiều dài mũ chúa ong nôi > 1,5cm; ong ngoại > 2cm

- Đánh giá chúa tơ: nhìn hình dạng chúa cân đối, ko dị hình, nhanh nhẹ, trọng lượng ong chúa nội > 150 mg/1 con; ong chúa ngoại > 180mg/1 con.

- Đánh giá chúa đẻ có 2 cách:

+ Trọng lượng: Ong nội > 170mg/con; Ong ngoại > 200mg/con.

+ Vòng đẻ trứng của ong chúa: Diện tích lỗ tổ chứa trứng + ấu trùng + nhộng

Nếu vòng đẻ trứng rộng, liên tục, ko ngắt quãng thì chúa tốt.

Nếu vòng đẻ trứng hẹp, ngắt quãng thì chúa xấu.

Màu cơ thể nhạt, trên người có nhiều lông tơ là chúa trẻ.

* Phương pháp giới thiệu chúa mới.

- Phải loại bỏ chúa cũ trước khi giới thiệu chúa mới từ 6-12h

-Giới thiệu mũ chúa: bỏ mũ chúa vào lồng dây thép, sau đó cắm lồng vào cầu ong. Cắm vào phần tiếp giáp giữa mật và nhộng vì ở đó nhiệt độ cao sẽ ủ ấm cho mũ chúa

Sau khi mũ chúa vũ hóa thì bỏ lồng ra ngoài.

-Giới thiệu ong chúa

+ Giới thiệu trực tiếp: Khi đang có vụ mật thì tính cảnh giác yếu hơn tóm cánh bặt ong chúa rổi thả nhẹ lên cầu ong để chúa tự bò vào.

+Hoặc dùng lồng nhốt để giới thiệu bằng cách bỏ chúa vào trong lồng và nút kín một đầu rồi cắm chúa vào cầu ong. Sau 1 ngày thả chúa ra.

+Sử dụng mật ong or chất thơm giới thiệu. Bôi 1 ít mật ong lên ong chúa và thả ra. Với chất thơm thì bôi nc hoa lên cánh ong chúa, dung nc hoa vẩy lên đàn ong.

+Dùng ong non để giới thiệu ong chúa: Sử dung với đàn ong mất chúa lâu ngày hoặc chúa cón thời gian cách ly ngoài đàn ong lâu.

   VD: chúa nhập khẩu. Ta sử dụng cầu có nhiều ong thợ bám của đàn sẽ giới thiệu. Đưa chúa vào rồi đưa sang 1 thùng sang 1 vi trí khác. Sau vài giờ ong già sẽ quay về tổ cũ, trong cầu chỉ còn lại ong non. Lúc này thả chúa vào cầu ong non. Sau hai giờ thì đưa cả cầu ong non lẫn ong chúa về đàn cũ.

- Khi giới thiệu ong chúa cần chú đến một số điểm:

+ Thao tác nhẹ nhàng tránh làm đàn ong cảnh giác

+ Sau khi giới thiệu chúa khoảng vài giờ kiểm tra. Nếu thấy ong chúa bò bình thản thì chuwnhs tỏ giới thiệu đã thành công. Nếu trường hợp ong chúa bị ong thợ vây kín phải tiên hành giải vây cho ong chúa bằng cách dùng que hương hoặc thả cục ong vào bát nước và bắt ong chúa giới thiệu vào lúc khác.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro