B

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Dù thời gian có chảy trôi lâu hơn đi chăng nữa cái xúc nơi hai trái tim con người là thứ chẳng thể thay đổi. Chính lẽ dẫu cho đã đi cùng ta ngàn đời thì văn chương vẫn luôn là thứ bất hủ trong trái tim của con người, văn chương là ánh nhìn thời đại là thư ký lịch sử hữu hiệu nhất và trên mặt trận văn học việt nam ta không thể quên một chiến sĩ cách mạng rất lòng tận tâm cho chiến trường máu lửa chính là nhà thơ Tố Hữu.
Là cánh chim đầu đàn của một phong cách thơ mới, những chẳng phải lúc nào ông cũng chọn thứ thơ cách tân để đem vào gia tài của mình, mà ông dùng thơ cộng ánh nhìn trữ tình con người lãng mạn. 'lá cờ đầu của thi ca cách mạng Việt Nam đã mang đến một Việt Bắc hào hùng, đậm tình quân dân.
Chính tổ hữu tứng viết "thơ chỉ trào ra trong tim ta khi cuộc sống đã tràn đầy việt bắc ra đời rất đúng lúc cùng là một bài thơ không viết không được, sau chín năm kháng chiến khi hòa bình một lần nữa lặp lại trên mảnh đất hình chữ S cũng chính là giây phút chia tay những người cán bộ miền xui khỏi mảnh đất Tây Bắc đầy hứa hẹn. sau những tháng ngày cũng chia sẻ những tấm chăn sui, những củ sắn lùi" Trong làn gió rét ta cảm nhận được hơi ấm thôi vào  lòng người ta nhè nhẹ chính là làn hơi ấm của tiếng hát khúc ca chiến thắng "việt Bắc", Bài thơ không chỉ gợi nhớ cho khoảng trời ký ức cùng nỗi nhớ, niềm vui, nỗi buồn mà con là một minh chứng cho tài văn thơ của lá cờ tiên phong Việt Nam. Tố Hữu đã xây dựng một bài thơ nói về tình nghĩa đối với quê hương, đối với kháng chiến trong niềm vui hiện tại và khát vọng về tương lai xa
Việt Bắc có tất cả những gì mà một bài thơ thời đại cần từ nét trữ tình lãng mạng, tới những yếu tố chính trị đầy sâu lắng cùng những mạch nguồn cảm xúc thiêng liêng trong thâm tâm nhà thơ : tình yêu quê hương đất nước.

Việt Bắc là lời thơ ngọt ngào tâm tình, rất tiêu biểu cho hồn thơ của tố hữu. Vẫn là tiếng nói của tình yêu, nhưng mà là tình yêu đất nước, nhân dân. Tố Hữu từng bộc bạch với nhà nghiên cứu ông quên rằng, ông đã phải lòng chính đất nước của mình, chính lẽ đó viết về nước ông  như viết về người đàn bà ông yêu. Cho nên tình yêu biến thành tình nghĩa và việc bắc trở thành tiếng nói chung của những người kháng chiến. Bài thơ được viết theo lối đối đáp thường thấy trong các bài ca dao về tình nghĩa hai người yêu nhau mặn nồng nay phải chia xa trước hiện thực. Tựa như người vợ lo lắng khi chồng rời xa, liệu có quên đi ân tình thủy chung với mình hay không mà bộc bạch hỏi mình, lẫn hỏi bạn:
"mình về mình có nhớ ta
mười lăm năm ấy thắm thiết mặn nồng
MÌnh về Mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn"

Ngay từ câu thơ đầu dọng văn thủ thỉ tâm tình,như đưa người đọc vào câu chuyện tình cảm của đôi lứa sắp chia xa
"mình về mình có nhớ ta
Khắc khaoir lên một nỗi nhớ tự vấn cho tình yêu trong tâm, câu hỏi như cất lên từ tâm hồn, Thể thơ lục bát thấm đượm tình sắc dân tộc, đã đồng nhịp với nỗi niềm trong tâm thức của nhà thơ. Nhịp điệu câu thơ là lỗi nghi vấn thông thường xong lại bỏ qua lẽ thường là không có dấu chấm câu, dẫu vậy cách thức này không hề làm mất đi giá trị của bài thơ ngược lại còn làm bật lên trọng điểm nỗi nhớ, lời tự vấn về tình yêu sự thủy chung sắc son đều đủ cả. Tố Hữu cũng đã tinh tế khi dùng xưng hô ta-mình, tạo nên cảm tình sắc son trong tình yêu, cặp đại từ danh xưng vốn thân thuộc trong ca dao

.
Phép điệp cấu trúc "mình về mình có nhớ ta" cùng với đôi câu hỏi tu từ trong bài thơ đã bộc lộ tiếng lòng người về xuôi với những kỉ niệm mặn nồng thuở trước. Dùng mình ta để xưng hô cặp đại từ danh xưng đưa người đọc nhớ tới những hát tình yêu trong ca dao xưa.
"Nước non một gánh chung tình
Nhớ ai ai có nhớ mình hay chăng?
Một đàn cò trắng bay quanh
Cho loan nhớ phượng, cho mình nhớ ta
Nhắc đến mình-ta, cả một mái nhà với hai trái tim đong đầy cảm xúc hiện diện rõ nét trước mắt ta  sự gắn bó bền chặt ấy nhưng tô hữu dùng cặp đại từ tình cảm này cho sự chia ly không chỉ tạo nỗi buồn mang mác như đôi lứa bị xa cách nhưng lại cũng thể hiện được thứ tình nghĩa thiêng liêng thuỷ chung của tình nghĩa cách mạng và tình nghĩa nhân dân

Trong bài thơ, "mình" tượng trưng cho người ra đi - những cán bộ cách mạng, còn ta chính là người ở lại, là nhân dân Việt Bắc. Không chỉ vậy, đây còn là một cách sử dụng hết sức đặc biệt, "mình" và "ta" như có sự hoán đổi cho nhau, mình là ta mà ta cũng chính là mình, tạo nên một sự gắn kết không thể tách rời, như hòa quyện vào nhau thành một Từ "ta" với chữ "a" ở cuối khiến cho câu thơ như ngân dài ra, âm vang cả đoạn thơ.

Nối tiếp cái nỗi niềm của tình cảm, tố hữu đã  gửi gắm một ánh nhìn trìu mến dành cho cuộc hành trình "mười lăm năm ấy" đời người có mấy lần mười lăm năm, gắn bó với nhau hơn chuwngf aays năm thứ tình cảm ấy đã sắc son hơn bao giờ hết cùng nhau chia ngọt sẻ bùi trao nhau miếng cơm manh áo, từng chút nhỏ xíu mà lại gần bên nhau, mười lăm ấy có lẽ còn sắc son hơn thứ tình cảm trai gái đơn thuần. Từng chút khó khăn chắp nhặt  trên tuyến đường hành quân đã gom góp trong tâm hồn thi sĩ chỉ chờ có con chữ để lan ra. Chính những thứ ấy đã tạo nên "thi trung hữu vị" thứ gia vị mằn mặn, cái nền cái chặt của tình người với thứ tình thiêng liêng hơn cả là tình yêu tổ quốc tình yêu đất nước, yêu cội nguồn, dân tộc.

Từng con chữ, dòng thơ của tố hữu là chất thi liệu khó có trên trần thế, thơ ca tố hữu là một chân trời riêng khi gom đủ hết nhất của tố hữu vào mình, được dệt từ biết bao tinh hoa đời thừa, tới những nét nghệ thuật rất đổi đặc sắc, từng nét một tạo nên một thứ thơ rất tố hữu thứ thơ đan xen nét tình cảm lãng mạn. Vì lẽ ấy, thời gian trong thơ ông cũng được tái hiện ở những chiêu kích sâu xa
"Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng" Khoảng thời gian "mười lăm năm ấy" không quá dài, nhưng cũng không quá ngắn. Nhưng "Mười làm năm" đủ để ấp ủ những cung cách thương quen, "mười lăm năm" đủ để sinh tạo và vẫy gọi hoài niệm tình yêu đời người, "mười lăm năm" đủ để lưu giữ những mất mát. "Mười lăm năm ấy" đủ để sinh ra khoảng cách giữa hai máu thịt với nhau. Từ "ấy" như một lời khẳng định tô lên cái nỗi niềm cũng chặng đường mười lăm năm dai dẳng. Giữa thiên nhiên kháng chiến máu lửa lúc ấy ta mong không hết một chén cơm bình yên, những nay khi tay ta vững vàng ăn đc chén cơm ta lại hoài niệm cho thứ quá khứ đã xa quãng đường kháng chiến gian khổ mà cũng đầy tự hào. Là một trong những con người ấy thứ xúc cảm dịu kì kia vô tri vô giác đã thấm trong tố hữu chỉ khi viết mới hết. Khi con người ta biết yêu thương thứ tình ấy trở thành thứ sao sáng nhất đêm, là thứ ánh sáng dẫn đường tới cách mạng huy hoàng
"một tiếng nói yêu thương luôn luôn chan hòa ánh sáng, tự nó cũng là ánh sáng, ...hết sức linh hoạt và uyển chuyển", nối dài những tiếng yêu thương nhà thơ đã dùng những "thiết tha mặn nồng"  hai tính từ liên đới với nhau diễn đạt về quy mô cảm xúc. Khéo léo bật lên tình cảm, cùng nỗi niềm phảng phất của buổi chia ly nhẹ nhàng như chiếc lá thu rơi vào lòng người. Nếu "thiết tha" diễn đạt về sự gắn chặt bền bỉ của tình yêu đôi lứa thì "mặn nồng" gợi tả sự thân mật và cường độ của yêu thương. Một quãng thời gian "thiết tha mặn nồng" tựa như những người vợ người chồng, ngòi bút tinh tế của tố hữu là làm lộ ra thứ nó cần, và "giấu nhẹm" những nỗi niềm chan chứa bâng quơ, mười lăm năm ấy là những đói khổ, nghèo nàn, hoạn lạc, thiếu cái ăn, chẳng có cái mặc những con người ta vẫn ấm, nhờ sưởi cho nhau thứ tình nơi trai tim con người, những vì tinh tú trong sao đêm
Cũng không thể sáng như niềm tin cách mạng, không thể lu mờ đi lý tưởng về ngày mai cao đẹp, đường lối thênh thang, ta ung dung bước của tổ quốc. Cả hai cụm liên từ cũng khẳng định sự hoài niệm về khoảng thời gian cách mạng cùng nhau, nối tiếp đó là câu hỏi của người ở lại về mặt không gian của vùng cứ địa: "Minh về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn"
Trên trần thế khó tránh nhất chính là hai chữ chia ly, mở đầu cho "đôi ngã" chính là "mình về" như một tiếng khẳng định đanh thép, rằng người đi ắt phải có ngày về, và giờ đây giây phút ấy chẳng thể thay đổi

, gợi nên một cảm xúc xót xa khó tả để rồi từ "có nhớ ta" đến "có nhớ không" trở thành điểm nhấn trong câu thơ,
"Mình về mình có nhớ không" liệu có chăng chỉ tiếng lòng của người ở lại hay nó còn là lời tự vấn chính mình của người cách mạng, một mai khi theo bước chân rời chốn này, không còn cận kề sát bên thiên nhiên con người nơi đây, liệu có quên mất đi quê hương cách mạng Việt Bắc không? Chỉ là câu từ nhưng ta dường như có thể cảm được cái ánh mắt cùng tiếng nói day dứt khi đặt ra câu hỏi này và phép điệp nhìn nhớ ấy đã đem tiết tấu ấy gần hơn với một buổi nhạc điệu, cho từng lời ca trầm bổng da diết bay cao trong trai tim người đi, người ở lại

Trong khoảnh khắc khi mọi thứ dung nạp vào nhau, những nỗi niềm như cải thế làm chủ hết tất thảy mọi thứ nỗi niềm trong đời, nỗi niềm cây c

Dung nạp trước hết cái niềm vui của người làm chủ non sông, ươm sắc buồn như không ủ rũ "bê tha trong chữ bị, âm điệu trầm nhưng không rất xuống vực thẳm khổ hạnh.

Sự sắp xếp tịnh tiền từ bộ phận - "cây, sông đến tổng thể – "sông nguồn", đã  đem lại chức năng diễn đạt vô cùng độc đáo. Tựa như một lời gợi nhắc của kẻ ở lại dành cho người đi, khi về lại nơi đất hà thành tráng lệ, nhìn hàng cây tán lá liệu người có nhớ những kỷ niệm trên chốn bắc rừng xanh tươi đại ngàn không, nhìn làn nước đang chầm rì qua những hòn đá người có nhớ tới những thượng nguồn ào ạt đẩy áp những chỉ lư? Các cặp từ cây – núi, sông - nguồn vừa mang ý nghĩa tả thực, vừa mang ý nghĩa tượng trưng.

"Cây" và sông là hình ảnh tượng trưng cho người ra đi, núi và nguồn là tượng trưng cho người ở lại bởi tại đất vùng Việt Bắc ấu trùng trùng điệp điệp là những đồi núi bà "nhớ nguồn" là nhớ về Việt Bắc, tựa như nhớ về cái nôi mẹ ôm ấp trong lòng và việt bắc chính là cái nôi ấy, là cái nôi ôm trọn những năm kháng chiến của nước ta, là nơi ngã xuống của biết bao thế hệ, biết bao ân tình tình nghĩa giờ đây chỉ còn trong tiềm thức. Thứ tình cảm quyến luyến gia diết ắt có lẽ chẳng ai có thể quên đc kể cả khi chia xa. Tình cảm quyến luyến nhớ nhung da diết ấy được gói gọn trong cuộc chia ly đặc biệt. Chính cái nôi ấy đã ôm biết bao thanh niên anh tài, chính cái nôi ấy đã ôm biết bao lý tưởng lớn, như một lời khẳng định cho người ở lại, dẫu người đi xa vẫn sẽ luôn nhớ về việc bắc nhớ về cái nồi, nhớ về máu thịt của chính mình. Câu thơ cũng như một lời giới thiệu về cái nòi thơ ca trong tố hữu, là ng sống với ca dao tục ngữ từ bé, ông không thoát ly khỏi những luân thường đạo lý vốn có, mà ông gom nó biến nó từ thứ chung thành riêng, thể hiện lên đc lẽ sống của con người việt nam bao đời nay "Uống nước nhớ nguồn", "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".

Cảnh còn người mất, tỉnh mộng tình tan, từng lời thơ lời ca đều nói lên tiếng lòng người ở lại, khi khung cảnh xung quanh thân thuộc nhưng khác những tháng ngày bên nhau, thì giờ đây chỉ còn mình ta. Người đã đi giá mà ta cũng chẳng ở lại, chỉ là đi rồi thì có còn một Việt Bắc anh dũng hay không, hay đi rồi có còn đó những kỉ niệm, những tình cảm khúc nhạc hân hoang hay không. Những người ra đi cũng thể cũng có những nỗi niềm, gọi chẳng ra lần chẳng thấy "Từ hồi về thành phố Quen ánh điện cửa gương Vầng trăng đi qua ngõ Như người dùng qua đường." (Ánh trăng – Nguyễn Duy) Như trong bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy, những nỗi niềm tình cảm người ra đi vẫn ở đấy khi người ra đi thu họ không còn được thấy những cảnh vật quen thuộc đó nữa mà trước mắt họ là cuộc sống của hiện tại ở miền xuôi, liệu những kỉ niệm đầy ân tình ấy có vô tình bị lãng quên. Chính lẽ đó lời thơ như sự nhắc nhở của người ở lại gửi cho người đi đừng quên việt bắc, cùng đừng quên chính mình. Nhà thơ Tố Hữu đã từng nói: "Cảnh vật và tinh thần Việt Bắc đã nhập vào hồn tôi, máu thịt tôi, Việt Bắc ở trong tôi".

Ký ức về việt bắc đã hằn sâu trong trái tim người chiến sĩ. Những lời chia ly nghẹn ngào của người ở lại đã nhận được lời hồi âm của người đi. Đoạn thơ là sự chuyển mình từ lời bộc bạch nỗi lòng của người đi tới tiếng lòng của người cán bộ cách mạng, hình ảnh thơ hiện lên đầy quyến luyến, đong đầy cảm xúc
"Tiếng ai tha thiết bên cồn Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi Một lần nữa

Từng con chữ là một bút tích của nhà thơ, là một hình ảnh thơ cứ thế toả ra, thứ nghệ thuật đặc sắc được thể hiện trong từng con chữ để nhà thơ gửi tròn vào Việt Bắc. Bộ đôi  từ láy "thiets tha" "tha thiết" đã mang đủ nguồn cảm xúc nên có, nên ở tuyến đầu từ thiết tha như thể hiện thứ tình dạt dào, quyến luyến, khó buông, khó bỏ  thì tại tuyến sau thiết tha đã được đảo ngược thành "tha thiết" ánh nhìn giờ đây thay đổi tựa như chẳng còn gì tha thiết, thoạt nghe hơi vô tâm nhưng khi nhìn rõ khung cảnh trong câu thơ thì sự tha thiết tình cảm của người đi cũng chẳng kém người ở lại. Trên đời làm gì có chuyện cứ muốn quên là quên huống chi lại là mảnh đất đã cùng đi qua biết bao chinh chiến, chiến khu Việt Bắc không chỉ là cánh rừng xanh mà còn là cánh rừng của miền ký ức, cánh rừng của một bầu trời khói lửa đạn bay, bao nhiêu điều ấy cũng đã đủ biến Việt Bắc thành một người anh, người em cùng vào sinh ra tử với đồng đội ta.

"Tiếng ai tha thiết bên cồn" là một câu hỏi tu từ, không mưu cầu lấy một đáp án rõ ràng, nó chỉ là sự tự vấn cửa chính người đi hỏi chính mình, một lần nữa đại từ phiếm chỉ "ai" tiếp tục làm tốt vai trò của nó, khi thành công hợi cảm xúc khó tả, mơ hồ không rõ ai là ai, có thể nó không chỉ hiện hữu trong người ra đi mà còn trong người ở lại, trong lòng nhân dân Việt Bắc như một sự đồng thanh tương ứng. Thơ Tố Hữu không mới nhưng những gì tinh túy nhất cả nó đều có, ý vị hoa lệ trong từ ngữ ông không có nhiều nhưng ý vị trong thơ ông là thứ hương sắc không thể chối từ, khai thác tận sâu nhưng vẽ đẹp nơi những từ thân quen, tạo nên một ý vị rất đậm chất việt nam. "Bâng khuâng" và "bồn chồn" xuất hiện như muốn đẩy cung bậc tình cảm lên một cảm xúc cao trào, làm cho cuộc chia tay trở nên bận rộn và luyến lưu hơn cả.

Người đi không muốn đi, chân đi nhưng lòng không đi, đã tạo nên nét giao thoa đặc sắc nhờ nét đối lập trong tâm trí và hành động của người về xuôi. Quyến luyến cách mấy cũng phải ra đi, hai câu kế là tiếng lòng, là lời hồi đáp qua miếng cơm manh áo
"Áo chàm đưa buổi phân li"
Câu thơ không một lời nhắc tới việt bắc nhưng ta lại thấy một việt bắc rất rõ bởi, cả một việt bắc rộng lớn đã được ẩn dụ trong hình ảnh áo chàm, màu chàm thứ màu đại diện cho sự mộc mạc bình dị  của những người nhân dân lao động tại việt bắc, áo chàm là thứ áo thân thuộc trên vùng núi Tây bắc. Cái sắc chàm tím đơn sơ mộc mạc nhưng lại chất chứa rất nhiều tình cảm. Đoàn quân việt bắc ra đi ngoái chí không thiếu thì những thứ còn lại chẳng đủ chia, đoàn quân ta khó khăn trăm bề thì người dân tây bắc cũng chẳng khá hơn, nhưng trong giấy phép hoạn nạn ấy họ. Sẵn sàng chia chiếc áo chàm cho người lính, áo chàm còn hơn cả một chiếc áo khi từ màu sắc  thôi cung đủ  đề nói về thứ tình cảm sâu nặng. Sắc chàm bí ẩn, bền chắc tựa thứ tình khó phai của người dân việt bắc. Chỉ vời từ áo chàm thôi bao nhiêu nỗi niêmg cũng đã đc bộc lộ vừa đủ. Để đủ đầy hơn về mặt cảm xúc tố hữu đã dùng phân ly tựa như nói về kết quả chẳng thể thay đổi của cuộc chia ly, chính là sẽ phải "phân ly" tố hữu đã rất thành công khi sử dụng "phân ly" nó đã làm bộc lộ lên cung bậc cảm xúc của ông đồng thời tạo sự tung hứng cho những ý thơ tiếp theo. Qua hai câu thơ trên tác giả đã khẳng định được thứ tình cảm dù có ra sao vẫn sẽ sắc son như lúc đầu của nhân dân Việt Bắc, những người sẵn sàng theo cách mạng, vì cách mạng, vì tổ quốc thân yêu

"Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay"
Nếu giây phút này dừng lại cái cầm tay sẽ trở nên vĩnh hằng. Lời nói giờ đây không còn cần thiết khi trong thời khắc ấy ai ai cũng hiểu khi thời gian chảy trôi thì điều gì sẽ tới. Những Cuộc chia ly mà chẳng nói lấy một lời lại chính là cuộc chia tay đau lòng nhất đời, sự day dứt khôn nguôi, dẫu thương, dẫu trăm ngàn lời muốn tỏ bày những khi cầm tay nhau đối mặt với hiện thực ấy lại chẳng phải biết nói gì. Đời người có mấy lần mười làm năm, có mấy lần cùng nhau trải qua cơn sốt rét, nhưng giữa những người về xuôi người ở lại thì từng. Kháng chiens thắng lợi phía sau chiến sĩ chính là sự đồng lòng săn sóc của những người nhân dân nơi đây luôn là hậu phương vững chắc tiếp tế lương thực và chăm sóc cho người cách mạng, rồi lúc họ vui vẻ cùng nhau trải qua những mùa Tết ở vùng cao....
Từng kí ức cứ thế hiện hữu trong giờ phút phân ly, cảm xúc cuộn trao, ta nhìn nhau mắt nhìn mắt nhưng lại chẳng biết nói câu gì Cảm xúc giữa người đi, kẻ ở như đồng vọng, dành trọn cho nhau, hòa quyện nồng thắm. Biết bao sự chia ly quyến luyến đến không thể buồn, biết bao cuộc chia ly đầy thương đau, nhưng để có được thứ căm súc ấy là chẳng dễ nếu nơi trái tim ta không có tình yêu, tình yêu từ bao đời luôn là thứ cảm cao quý nhất, thứ tình cảm ngày càng len lỏi thám thấu vào nơi tim con người cho ta biết, yêu biết thương biết tổn thương. biến trái tim ta trở thành trái tim biết rung cảm. giây phút chia ly cho ta biết phải thương nhớ nhường nào mới đau lòng như thế, nỗi đau của giờ khắc chia ly làm ta nhớ đến sự thổn thức của thúc sinh khi từ biệt kiều trong thi phẩm của nguyễn du
"Người lên ngựa, kẻ chia bào
Rừng phong thu đã nhuộm màu quan san"
Nỗi đau nặng lòng, người buồn cả cảnh cùng sâu theo, một trời thu bỗng chốc nhuốm một màu quan san u uất, buồn tỏ, tựa như khung cảnh việt bắc giữa người ở lại và người đi về, cảnh buồn người thì còn nhiều luyến lưu, ngàn lời muốn nói lại chẳng thốt nên lời, chỉ còn acis cầm tay day dứt, cùng ánh mắt nặng tình. Câu thơ chính là sự quyến luyến, là tình cảm đã và sẽ mãi luôn hiện hữu trong lòng Tố Hữu, nó là minh chứng lớn nhất cho ân tình mười lăm năm mặn nồng. Nhịp thơ thay đổi dần tạo nên nhịp điệu ngập ngừng của tình cảm thiêng liêng cùng nỗi đau đáu của người cán bộ ra đi. Tám câu thơ đầu đã tạo nên khúc mở đầu đầy cảm xúc giữa tình cảm giữa người với người, tình cảm chân tình thắm thiết, là cuộc chia tay bịu rịu đong đầy bao ân tình của cán bộ nhân dân việt bắc và người chiến sĩ, cán bộ cách mạng. Đoạn thơ, là lời bay tỏ đầy cảm xúc, nội dung được thể hiện không chỉ trọn vẹn mà từng lời thơ, ý chữ đều đã khẳng định cho ngòi bút của tố hữu, giọng thơ đông đây dạt dào cảm xúc kết hợp cùng thể thơ lục btas, cùng cặp đại từ xưng hô "ta-mình" ý vị ca dao đầy tài tình từ đó đưa được người đọc đến chân trời của cảm xúc, của những thuần phong mỹ tục nhưng không cứng nhắc rập khuôn đã tạo nên một tiếng nói nhân dân, tạo nên cái hồn cốt dân tộc. Cùng chất trữ tình khéo léo đc lồng ghép vào đã giúp cho sự chính trị của bài thơ được giảm bớt đi dễ dàng đi sâu vào lòng người. Một Việc Bắc một hậu phương vững chắc tiếp thêm lòng tin cho những chiến sĩ cách mạng trong tháng ngày màu lửa đã tạo nên sức mạnh tình cảm lay động lòng người. Đoạn thơ cũng là mình chứng cho tình cảm thủy chung của  người đi và người ở lại bên cạnh đó cặp đại từ ta mình còn thể hiện được tính thủy chung của người vợ người chồng trong truyền thống người việt. Tố hữu đã gom đủ những tinh túy dân tộc tạo nên một chất liệu văn học đặc sắc, lấy những lớp trầm tích trong văn hóa, xếp chồng lớp tựa như một phông nền văn học đặt lên từng bản thảo ban đầu của mình và tạo nên một thi phẩm rất riêng của mình tạo nên một bài thơ không chỉ hay mà còn có sức nặng về giá trị nghệ thuật lẫn nội dung.  nhịp điệu văn học trong ông là minh chứng rõ nhất, đưa bài thơ đến những thi vị vược khỏi con chữ  thể thơ lục bát - thể thơ huyền thoại đã cất giữ và lưu truyền những nỗi niềm tâm hồn. Đó là âm điệu bay bổng, trong thơ có nhạc, trong nhạc có thơ, làm thơ làm như nhạc.  khéo léo thổi cái chất trữ tình vào vấn đề chính trị khô khan. phải chăng nhờ lẽ đó mà Việt Bắc như người vừa bước ra từng một khuông nhạc, vừa thức người bằng ý vị.

mình đi có nhớ những ngày

Đoạn thơ nói riêng và bài thơ Việt Bắc nói chung là minh chứng cho sự thành công của thơ Tố Hữu trong việc kết hợp hai yếu tố: Cách mạng và Dân tộc trong hình thức đẹp đẽ của thơ ca Nói về "Việt Bắc, Tố Hữu từng khẳng định: "Cảnh vật và tinh thần Việt Bắc đã nhập vào hồn tôi, máu thịt tôi, Việt Bắc ở trong tôi." Và quả thật là như vậy, bởi khi đặt chân vào mảnh hồn của "Việt Bắc, ngày tám câu thơ đầu, là ta đã thấy cả tâm can cùng nỗi lòng của nhà thơ. Tiếng lòng, lời nhắc của người ở lại cùng chân tình của người ra đi văng vẳng đâu đây, gieo vào lòng người biết bao nhung nhớ, yêu mến trước nghĩa tình sâu nặng này. Chia tay là khoảnh khắc, ra đi là tất yếu nhưng ắt hẳn khoảng trời Việt Bắc với mười lăm năm ân tỉnh sẽ luôn ấp ủ trong tim mỗi người dân, mỗi người kháng chiến cách mạng. Và với "Việt Bắc", với thơ Tổ Hữu, với những gì gần gũi nhất, tha thiết nhất, thiêng liêng nhất sẽ còn sống mãi trong lòng bạn đọc của nhiều thế hệ về sau.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#ggfc