T

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

THIÊN NHIÊN HỒNG NGÀI

Chảy trôi trong dòng chảy của thời gian, đọng văn vẫn cứ thế chảy trôi trên hành trình phát triển trong văn đàn, và ẩn trong rừng hoa tây bắc xanh ngắt trời, là những nhánh hoa ban trắng ngần, nhỏ nhắn xinh xắn nhưng lại quật cường, nỗi bật giữa miền tây bắc. Nét hoa ban trắng ngần nỗi bật ấy được tô hoài đem vào trang văn bằng những dòng chữ kí ức, in tạc đầy sâu sắc trong văn đàn những tư tưởng nhân đạo, Tô Hoài mở ra lối đi cho cuộc đời mị qua đó là cuộc đời của những người nông dân, cũng thể hiện lấy niềm tin yêu con người nơi miền núi tây bắc. Chính những khát khao cầu thực ấy đã dẫn truyền trong tô hòai nhiều nỗi niềm để viết nên tập "Truyện Tây Bắc" tái hiện đầy rõ nét những cơ cực của người nhân dân lao động nghèo tại vùng núi tây bắc, qua đó thấy được sức sống quật cường của Mị trong đêm đông.
      
       Nổi bật giữa cánh rừng tây bắc một đóa hoa ban không chỉ xinh đẹp duyên dáng, mà còn tài hoa hiếu thảo luôn yêu đời, yêu cuộc sống ấy chính là Mị, cùng tài thổi sáo hay đi vào thơ ca "có biết bao người mê mị, ngày đêm thổi sáo theo mị". Mị từng được đắm say trong những cung bậc tình yêu, ấy thì chẳng lẽ nào mị lại chấp nhận kiếp sống không tình yêu, không hạnh phúc nếu làm con dâu gạt nợ nhà thống lí pá tra, "con nay đã biết cuốc nương, làm ngô, con phải làm nương ngô giả nợ thay cho bố. Bố đừng bán con cho nhà giàu". Qua đó thể hiện một cô gái không chỉ đẹp mà còn liêm khiết, đầy lòng tự trọng, nhưng điều ấy lại chẳng đủ để chiến thắng quyền thần, cuối cùng mị vẫn bị bắt làm con dâu gạt nợ nhà thống lí vì món nợ truyền kiếp ấy. Một cô gái trẻ, một cô gái với những khát khao sống, cùng tình cảm mãnh liệt như thế với cuộc đời, Mị lẽ ra nên được hạnh phúc chứ không phải là bị bóc lột sức lao động làm một kiếp không bằng trâu ngựa bởi "con trâu con ngựa còn có lúc, đêm nó còn được đứng gãi chân, đứng nhai cỏ, còn đàn bà nhà này chỉ biết vùi đầu vào công việc" từng ấy năm ngụp lặng ở địa ngục trần gian tại nhà thống lí, Mị buôn bỏ dần những khát khao ban đầu, giờ đây cô chẳng thiết tha cái tự do mình từng cố gắng dành lấy, buôn từng chút một lòng tự tôn của một người con gái, chấp nhận làm một con nợ suốt kiếp đời không thua khác chi một con vật, mị lầm lũi, thu mình "ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi" những tưởng như cuộc đời mị đến thế là chấm hết, sẽ chẳng còn thêm một đấu phẩy nào, nhưng rồi tiếng sáo đêm hôm ấy đã thay đổi mị, đã gieo lại một làn gió xuân thổi lại ngọn lửa khát khao trong tim mị lần nữa.   (mở bài all đề MỊ)
                    (khung cảnh thiên nhiên)
Mùa xuân đã đổ xuống Hồng Ngài, Mùa xuân trong giấc mộng của thi ca, là giấc mộng ngàn đời, sắc xuân xanh mơn mởn trên từng ngọn cây thiên nhiên "cỏ xanh như khói bến xuân tươi" một mùa xuân đúng nghĩa sắc xuân vui tươi hồn nhiên của nguyễn trãi, hay nét tinh nghịch của Xuân Diệu khi nói đến xuân "Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào người" chính lẽ ấy từng tiếng xuân va vào trang văn cũng là "tiếng hát của trái tim là nơi dừng chân của tinh thần" chính lẽ ấy Tô hòai cũng góp cho mình một mùa xuân, một mùa xuân đặc sắc tràn ngập khắp mọi nẻo đường Tây Bắc mang đậm phong vị bản sắc của dân tộc mèo, Cái xuân ở Hồng Ngài, người ta ăn ngay khi vừa thu hoạch vụ mùa, không kẽ là ngày tháng năm nào. Cái tết tới đến hồng ngài với những gì khắc nghiệt nhất, gió rét xé lòng nhưng trong cái rét buốt ấy, người ta ấm khi "ngô lúa đã xếp lên đầy nhà kho" lan đầy vào trong từng hơi thở sức sống bản làng Mèo đỏ. Hai ánh nhìn khác nhau giữa sắc xám xanh lạnh ngắt nhưng lại không khỏa lấp được những ánh đỏ rực rỡ của một sắc xuân đầy sức sống, hai điều ấy đã hòa quyện lại tạo nên một khung cảnh hồng ngài đầy đặc sắc, từng sắc màu đan xen nhau, ánh đỏ từ những trái bí đỏ và xa xăm ở bạc ngàn trùng điệp là đám cỏ gianh vàng ửng "gió rét dữ dội" càng làm chúng sạm và khô hanh hơn. Nom theo những bước chân đi của tô hoài trên dọc con chữ ta lại càng thấy thêm nhiều sắc màu cuộc đời hơn, sắc xuân lẫn tuổi xuân rực rỡ trên "những chiếc váy hoa đã đem ra phơi trên mỏm đá xòe ra như con bướm sặc sỡ", những hình ảnh ấy tựa như ngàn con bướm tung bay rợp trời trong tâm trí mị, Hồng Ngài trong mắt Tô Hoài không chỉ rợp mỗi hình ảnh sắc màu tuổi xuân thì còn những thanh âm náo nhiệt "đám trẻ con đón tết, chơi quay, chơi pao, cười ầm lên trước sân nhà" và cả tiếng sáo vang vọng khắp miền núi tây bắc "ngoài đầu núi lấp ló đã có tiếng ai thổi sáo rủ bạn đi chơi" tất cả từng chút một hòa quyện dưới ánh mắt nhà thơ. Để có thể viết nên một bức tranh mang đầy phong vị phẩm chất người Mèo chắc hẳn nhà thơ phải yêu mến vô ngần với vùng đất ấy. Ông đã rót vò rượu của hương xuân đắm say, thơ mộng đầy rạo rực xuống trang văn của mình khiến lòng người càng thêm rộn ràng bùng một thoáng cho nỗi nhớ thương trong mị trỗi dậy.
           Mùa xuân là mùa của hò hẹn, tình tứ của những chàng trai cô gái chưa vợ chưa chồng "Ngoài đầu núi lấp ló đã có tiếng ai thổi sáo rủ bạn đi chơi". Từ láy lấp ló gợi âm thanh tiếng sáo lúc ẩn lúc hiện. Thanh âm ấy đã góp phần tạo nên không gian mênh mông, khắc họa một khung cảnh xa gần đầy phong vị người dân nơi đây  Giữa khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, quyến rũ và say mê, nổi bật con người Tây Bắc đa tình, nghệ sĩ.

          Đắp thêm từng lớp phù sa cho trang văn thời đại , từng nhà văn biến thứ văn chương mình viết trở thành ánh nhìn thời đại, hòa cũng nhân dân, hòa cùng những văn hóa phong tục nơi đây để viết nên thứ văn chương quần chúng, Ngày tết ở Hồng Ngài được nhà văn dựng hình ở phần hội trước. "Ở mỗi đầu làng đều có một mỏm đất phẳng làm cái sân chơi chung ngày Tết. Trai gái, trẻ con ra sân chơi ấy tụ tập đánh pao, đánh quay, thổi sáo, thổi khèn và nhảy". Về dung lượng, chỉ có ba câu văn tả trực tiếp Lễ cúng ma ngày Tết diễn ra trong không gian nhà thống lý: Cả nhà thống lí Pá Tra vừa ăn xong bữa cơm Tết cúng ma. Xung quanh, chiêng đánh ầm ĩ, người ốp đồng vẫn còn nhảy lên xuống, run bần bật. Vừa hết bữa cơm lại tiếp ngay bữa rượu bên bếp lửa.Hai đoạn văn gần nhau, tự nó toát lên cái nhìn so sánh của tác giả và khơi gợi ý so sánh ở người đọc. chỉ với khung cảnh ngày tết ở hồng ngài thôi cũng đã khéo léo gợi lên nhiều góc nhìn, giữa cái giàu nghèo, giữa người dân và cường quyền, bên tín ngưỡng tâm linh bên hồn nhiên vui. Nhìn từ thân phận Mị, thế giới trần tục ở ngoài kia trở thành thế giới của tự do - thế giới Mị khao khát, thế giới linh thiêng ở trong này biến thành thế giới của giam cầm - thế giới Mị muốn chối bỏ. Đại biểu cho từng lớp người thống khổ dưới ách thống trị của cường quyền phong kiến, bị kìm kẹp nhưng không nguôi ngoai đi ngọn lửa tự do, chính lẽ ây cái khát khao tự do cứ mặc sức mà sống dậy ngay đêm tình mùa xuân ấy, đúng mùa xuân ấy chứ không phải một thời điểm nào khác. Chính đêm tình mùa xuân đã biến Mị một cô gái trẻ đẹp, khát khao yêu thương cháy bỏng trở thành kiếp trâu bò cho nhà thống lí, mỡ ra một cuộc đời lầm lũi cùng cực cho mì chính lẽ ấy đêm tính mùa xuân ấy, cũng chính là khát khao là hy vọng sống mị được bùng cháy trở lại. Mị như bị tiếng sáo ngoài kia ảnh hiện, từng hồi âm của tiếng sáo vọng đến tâm tưởng mị, làm hồi sinh dần sức sống trong mị. Mị lẩm nhẩm theo bài hát của người đang thổi sáo. Sau ngần ấy năm tháng ngụp lặn trong kiếp sống trâu ngựa, không thốt nên tiếng nói nào, thì giờ đây lần đầu sau ngần ấy năm mị cất tiếng tựa như tìm thấy được linh hồn mình, dù chỉ là nhẫm thầm, từng chút ký ức vụn vỡ bồi đắp lên dần mãnh trời kí ức từng có trong Mị, ngần ấy năm quên cuộc đời, khi quay trở về mị có từng bước bỡ ngỡ, bài hát phải chăng mị từng hát hay chính là quá khứ mị từng từ do, dường như có điều gì đấy trong mị đang thức tỉnh dần, Mị dần nhớ. Trong tiếng ca ru hồn ấy, mị như được tiếp thêm cho mình sức lực, mị sống mị hành động, ngày xuân mị cũng uống rượu như bao người "mị cũng uống rượu, mị lén lấy hũ rượu, uống ực từng bát Mị uống ực từng bát, giờ đây mị uống rượu như bao người nhưng lại chẳng giống ai, mấy ai uống rượu ngày xuân lại uống từng ngụm nghẹn đắng như vậy, rượu để thưởng thức ngắm xuân, nhưng với mị rượu để mị quên sầu, để mị quên kiếp tôi tớ lầm lỗi kia, tựa như Chí Phèo uống ực từng ngụm rượu để quên đi những ân tình bên cạnh thị nở khi thị bỏ hắn đi, cả hai con người bị số phận hắt hủi, giờ đây cùng tìm chung thứ men đắng nồng để quên đời. Mị như thoát xác,Tiếng sáo gọi bạn tình văng vẳng trong tai, mị thấy tâm mình lân lân, mị ko còn ở thực tại, mị thấy như "đang sống về những ngày trước" đang sống với tất cả những gì đẹp đẽ nhất mình từng trải qua.

            Nếu văn chương là ánh nhìn thời đại , thì nhà văn chính là những phóng viên tài tình, gom góp từng hơi thở nhịp sống thổn thức của thế sự cuộc đời, qua đó ta thấy Tô Hoài không chỉ đơn thuần viết về mảnh đất Tây Bắc không thôi mà còn bằng tình yêu, sự quan tâm của mình với mảnh đất nuôi hồn người này qua việc tác giã vận dụng nhiều từ ngữ địa phương  nương ngô, nương lúa, vỡ nương, lều canh nương, cùng những sinh hoạt độc đáo: hái bí đỏ chơi quay, thổi sáo. Từng lớp chữ xinh đẹp được Tô Hoài vận dụng, góp nhặt lên một khung cảnh thiên nhiên mùa xuân tại hồng ngài đẹp tuyệt diệu với những gam màu đan xen nhau đầy tinh tế của những chiếc váy hoa, cỏ giành vàng khắp một chân trời, cùng những thanh âm của mùa xuân nhộn nhịp tạo nên một sắc thơ trữ tình đầy gợi cảm  đậm phong vị Tây Bắc Qua đó đi sâu vào khai thác diễn biến tâm lí nhân vật Mị rất tự nhiên, chân thực và sâu sắc thông qua hành động và tâm trạng, chủ yếu thể hiện nội tâm tinh tế, xúc động.

            Văn chương của tô hoài là bước chuyển mình của thời đại, từng khắc trôi qua là từng biến chuyển trong ngòi bút của tô hoài, ở trước những năm 1945 văn chương tô hoài chủ yếu nằm ở, ngoại ô và động vật như dế mèn phiêu lưu kí, tuy nhiên sau những năm 1945 văn chương tô hoài có bước chuyển mình lớn, chiếm lĩnh lấy lãnh địa mới là hiện thực cuộc sống,  thể hiện tình yêu thiên nhiên và tấm lòng nhân đạo của ông với con người Tây Bắc, góp phần làm sáng tỏ cảm hứng lãng mạn cách mạng của văn xuôi Việt Nam 1945-1975. .vận dụng uyển chuyển từ hình ảnh đến âm thanh, gợi hình đầy gợi tả, mang đến một phong vị đậm chất riêng, bộc lộ từng rung cảm tạo nên ấn tượng sâu đậm với cuộc đời tạo nên những thước phim đa sầu đa cảm kết hợp cùng bút pháp nghệ thuật trữ tình khéo léo khắc họa lên một thiên nhiên tây bắc nói chung ở mảnh đất hồng ngài nói riêng

                                             SỰ HỒI SINH(SỨC SỐNG TIỀM TÀNG CỦA MỊ)

Mùa xuân đã đổ xuống Hồng Ngài, Mùa xuân trong giấc mộng của thi ca, là giấc mộng ngàn đời, Cái xuân ở Hồng Ngài, người ta ăn ngay khi vừa thu hoạch vụ mùa, không kẽ là ngày tháng năm nào. Xuân đến với từng kiếp người ở Hồng Ngài nhưng lại chẳng còn sức hút gì với MỊ. Tết với mị chỉ như một vết đánh dấu cho một chu kì mới từng ấy năm ngụp lặn ở địa ngục trần gian tại nhà thống lí, không ngày nào mị được ngơi nghĩ, mị chết dần chết mòn, giờ đây cô dường như chỉ là cái xác lặp đi lặp lại những công việc nặng nhọc ấy. Tết của mị, mùa xuân của mị qua thì những công việc ngần ấy năm ở nhà thống lí cứ tuần tự lặp lại  "tết xong thì lên núi hái thuốc phiện, giữa năm thì giặt đay, xe đay, đến mùa thì đi bẻ bắp..." Trong cái rét buốt ấy, người ta ấm khi "ngô lúa đã xếp lên đầy nhà kho" lan đầy vào trong từng hơi thở sức sống bản làng Mèo đỏ. Hai ánh nhìn khác nhau hòa quyện lại tạo nên một khung cảnh hồng ngài đầy đặc sắc, từng sắc màu đan xen nhau, ánh đỏ từ những trái bí đỏ và xa xăm ở bạc ngàn trùng điệp là đám cỏ gianh vàng ửng "gió rét dữ dội" càng làm chúng sạm và khô hanh hơn. Nom theo những bước chân đi của tô hoài trên dọc con chữ ta lại càng thấy thêm nhiều sắc màu cuộc đời hơn, sắc xuân lẫn tuổi xuân rực rỡ trên "những chiếc váy hoa đã đem ra phơi trên mỏm đá xòe ra như con bướm sặc sỡ", những hình ảnh ấy tựa như ngàn con bướm tung bay rợp trời trong tâm trí mị, Hồng Ngài trong mắt Tô Hoài không chỉ rợp mỗi hình ảnh sắc màu tuổi xuân thfi còn những thanh âm náo nhiệt "đám trẻ con đón tết, chơi quay, chơi pao, cười ầm lên trước sân nhà" và cả tiếng sáo vang vọng khắp miền núi tây bắc "ngoài đầu núi lấp ló đã có tiếng ai thổi sáo rủ bạn đi chơi" tất cả từng chút một hòa quyện dưới ánh mắt nhà thơ. Ông đã rót vò rượu của hương xuân đắm say, thơ mộng đầy rạo rực xuống trang văn của mình khiến lòng người càng thêm rộn ràng bùng một thoáng cho nỗi nhớ thương trong mị trỗi dậy. Tết với mị chỉ như một vết đánh dấu cho một chu kì mới từng ấy năm ngụp lặn ở địa ngục trần gian tại nhà thống lí, không ngày nào mị được ngơi nghĩ, mị chết dần chết mòn, giờ đây cô dường như chỉ là cái xác lặp đi lặp lại những công việc nặng nhọc ấy. Tết của mị, mùa xuân của mị qua thì những công việc ngần ấy năm ở nhà thống lí cứ tuần tự lặp lại  "tết xong thì lên núi hái thuốc phiện, giữa năm thì giặt đay, xe đay, đến mùa thì đi bẻ bắp..."

          Từng vết nứt của những vụn vỡ trong tâm hồn mị không để khiến vừa chạm đã vỡ tan mà là để những ánh sáng hy vọng, niềm tin từng chút ấy len loĩ, chiếu rọi lại nơi tâm hồn Mị, một tuổi trẻ bị chính người trẻ ấy buông xuôi, chấp nhận một  kiếp trâu ngựa và rồi giờ đây, con người lầm lũi ấy đã được đánh thức " ngoài đầu núi lấp ló đã có tiếng ai thổi sáo rủ bạn đi chơi" tiếng gọi thầm của nỗi nhớ thương vọng tới tai Mị khiến Mị "bồi hồi tha thiết", nói về sáo thứ thanh âm tuyệt dịu đã tá túc trên con chữ Tô Hoài với một xúc cảm nồng đượm, tiếng sáo tựa như bụi vàng, thắp sáng lại cuộc đời nơi mị, thanh âm bồi hồi ấy ru mị trở về làm mình nếu trước kia mị chỉ vô cảm thờ o "lũif lũi như con rùa nuôi trong xó cửa" thì giờ đây mị bồi hồi thiết tha khi nghe tiếng sáo vọng lại, đánh thức sức sống vẫn hằng ấp ủ trong tim mị, Mị ngồi lẫm nhẫm câu hát của người đang thổi sáo:

"mày có con trai con gái rồi
Mày đi làm nương
Ta không có con trai con gái
Ta đi tìm người yêu"

            Nhà văn tồn tại trên đời trước hết để làm công việc giống như kẻ nâng giấc mơ cho những con người cùng đường, tuyệt lộ bị cái ác hoặc số phận đen đủi dồn đến đường cùng" chính lẽ ấy mà mà Tô hoài dựng từng tình huống viết từng con chữ chính là những con đường cho tương lai, không triệt đường sống của bất cứ ai, mà mở ra cho những kiếp người ấy những con đường vượt lên nghịch cảnh hay trên hết chính là một khát khao cho tương lai sau này, giữa thời thế loạn lạc. Tô Hoài gửi gắm tư tưởng chủ đạo ấy, một tư tưởng nhân đạo đầy hàm súc vào trang văn, mỗi khi ta nghe tiếng sáo thì ta biết rằng khi ấy, Mị đang dần thoát xác, đang dần nhận ra chính mình, dần tìm lại chính mình của ngày xưa, thì tiếng quạ kêu trong vợ nhặt lại ánh hiện lên một thê lương, cái nghèo dai dẳng bám riết lấy con nguời nơi ấy, nhưng rồi khi lá cờ đỏ phất phơ trước gió, khi cách mạng đang đến thì cùng với nó tiếng sáo trở thành những tin hiệu cho những điều tốt đẹp đang đến.
  
          Tiếng hát đã ru mị, đã ru hồn mị trở lại, tựa như thanh âm bật lên trong tiếng lòng mị, mị đã nói, đã có tiếng nói riêng của mình, dẫu cho đó chỉ là những lời nhẩm thầm trong miệng, nhưng chừng ấy cũng đã chứng minh cho tâm hồn mình đã vơi dần những chai sạn, tiếng hát chính là sự kì diệu của sức sống, trong tâm mị giờ đây là lời hát của sức mạnh chống lại cường quyền vượt lên số phận, tiếng hát từ ngày xưa, từng những giai điệu quá khứ thuở ấy đã kéo mị dậy, đã chiếu rọi cho mị mảnh trời ký ức những đoá hoa ban bay bổng khắp trời, đã lôi kéo lại tuổi xuân, sức trẻ ngày ấy trong thâm tâm mị.
Trong tiếng ca ru hồn ấy, mị như được tiếp thêm cho mình sức lực, mị sống mị hành động, ngày xuân mị cũng uống rượu như bao người "mị cũng uống rượu, mị lén lấy hũ rượu, uống ực từng bát". minh chứng mong manh cho thấy mị đã thoát kiếp trâu ngựa, mị đã nhận ra mị "cũng" là con người, mị "cũng" uống rượu như bao người vào ngày xuân, ý niệm về cuộc đời mị giờ đây được thắp sáng hơn bao giờ hết, giữa một hành động táo bạo thể hiện sự thay đổi về nhận thức thì mị lại chỉ dám "lén" dường như ngần ấy năm sống trong cái khổ, mị ko thoát khỏi nó ngay được, Mị đã sống dậy nhưng những cái khổ sở tựa như ám vào đời mị, mị vẫn sợ, vẫn sợ cái cường quyền, hành động táo tợn trong suy nghĩ của cô gái người mèo, và từng bước uống từng bát rượu dẫu sợ nhưng mị vẫn đã làm ấy chính là bước chuyển biến đầy mạnh mẽ trong tâm hồn mị, uống như nuốt cay đắng, phẫn uất vào lòng. Cách uống rượu của Mị chứa đựng sự phản kháng, Mị uống rượu như nuốt hờn, nuốt tủi, nén giận vào lòng, Mị uống rượu như muốn dồn men say của rượu để dịu đi những nuối tiếc khát khao, đau khổ, phẫn uất. Mị uống rượu mà như uống những cay đắng của phần đời đã qua và những khát khao của phần đời chưa tới.tựa như chí nốc từng ngụm rượu để quên đi những ân tình bên cạnh thị nở khi thị bỏ hắn đi, cả hai con người bị số phận hắt hủi, giờ đây cùng tìm chung thứ men đắng nồng để quên đời. Mị như thoát xác, mị thấy tâm mình lân lân, mị ko còn ở thực tại, mị thấy như "đang sống về những ngày trước" đang sống với tất cả những gì đẹp đẽ nhất mình từng trải qua. Men rượu đã dìu hồn mị về lại với những khát khao cuộc đời Mị từng chai sạn về lại với những yêu thương, giờ đây trong mình ngọn lửa của con người đang được nhen nhóm lên từng chút một Người đàn bà bấy lâu nay dửng dưng, âm thầm giờ đây đã thoát khỏi trạng thái vô cảm, thờ ơ. Mị không chỉ nghe tiếng sáo, Mị còn hình dung ra: "Ngoài đầu núi lấp ló đã có tiếng ai thổi sáo rủ bạn đi chơi". lần nữa tiếng sáo lại đánh thức mị, mị lắng tai nghe tiếng sáo gọi bạn đầu làng, ngày khác nữa tỉnh nữa mê ấy tiếng sáo "văng vẳng" từ này đã bộc lộ được vị trí của tiếng sáo, khi xa khi gần, tiếng sáo ấy ko chỉ gọi bạn đầu làng mà còn gọi dậy tâm hồn mị. đưa mị lại về ngày xưa, ngày mị thổi lá hay hơn thổi sáo, tô hoài đã đặt từng bước ngân vang trong từng tiếng sáo đưa người đọc về lại nơi tâm tưởng của mị từ ấy sống dậy nên mức sống tiềm tàng của mình.

         Không có thứ men rượu suốt đời, qua cơn say mị cũng về lại với thực tại, thực tại trước mắt mị tù túng đầy tăm tối, tô hoài đã đặt mĩ giữa hai ngã con người khi một bên là sức sống tiềm tàng đg trỗi dậy, một bên ý thức đc số phận của mình. Mị vẫn như cũ vẫn từ từ bước vào căn buồng tối đen, là cái phản xạ của một còn người đã sống lâu vs cái cường quyền, mị bước nhưng ko vô thần, mị nhớ những mùa xuân năm ấy, mị chợt nhớ a phủ chưa bao giờ đưa mị đi. bà nguyễn thị thanh xuân viết "thơ của tô hoài sẽ còn xanh biếc theo thời gian" xanh biếc của bầu trời, của những lý tưởng khát khao, hay xanh của những mầm cây đâm chồi như trong lòng mị mảnh vườn đã được tô hoà gieo những mầm xanh dần dần sống dậy, rồi mị ngộ ra "từ lúc nãy, mị thấy tâm hồn mình phơi phới" cảm xúc mị đã thay đổi đầy mạnh mẽ, mị thấy mị nhận ra mình còn trẻ, mị muốn đi chơi. mị đẹp mị trẻ mị xứng đáng được tựu do, xứng đáng được ra bên ngoài ngao du mùa xuân, giờ đây mị khát khao được bước khỏi cánh cửa, bước qua nhà thống lý pá tra. Cường quyền và thần quyền có thể trói chặt thể xác lại tại ngôi nhà thống lí pá tra ấy, nhưng ko thể nhốt được tâm hồn đang phơi phới mùa xuân đang bùng nổ trong tâm trí cô gái người mèo.  Nhận thức được về chính mình, về cuộc hôn nhân "không có tình nhưng vẫn phải ở với nhau" giữa mình và a sử, và với cái thực tại kiếp trâu ngựa mà mị đã chấp nhận giờ đây bỗng trở nên vô lý và khó chấp nhận, tâm tình mị ngay lúc này đã tỉnh, mị ý thức được thứ mị muốn là gì "nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa" , cũng lại là nắm lá ngón, nhưng lá ngón này khác lá ngón kia, nếu thuở đầu mị muốn ăn ngay nắm lá ngón kia bởi lẽ Mị yêu cuộc đời, mị khát khao tự do, ko chấp nhận kiếp làm con dâu gạt nợ suốt đời, ko muốn làm con nợ suốt kiếp, nhưng chính vì thương cha, đã già yếu nên mị thôi, mị quay về, mị chấp nhận thân phận mới của mình, một kiếp trâu ngựa còn không bằng. khi người ta tìm chết, là khát khao thèm sống đến cực hạn, từng chuỗi kí ức là vết dao găm chặt lòng ngực mị, thắt nghẹn trái tim mị, mị muốn chết, mị chấm dứt cuộc đời đầy khổ đau ấy để làm lại một cuộc đời mới, nơi mà cô có thể tự quyết định cuộc đời của mình. mong muốn được chết đi để được tái sinh, để sống với thân phận con người, giọt nước mắt ứa ra, giờ đây mị đã hoàn toàn tìm được cảm giác với cuộc đời, cái cảm giác cô đã chôn chặt sâu dưới đáy lòng, từ giọt nước mắt khóc hằng đêm cho tới giọt nước mắt ứa ra, chảy âm ỉ tựa như nguồn sống đang âm ỉ chảy chuẩn bị cho một sức sống mãnh liệt
                                                    (tới đây là hết đề 2: CÔNG LUẬN)

           Mị đã hành động, mị đi tới góc phòng, xắn một miếng mỡ, bỏ vào đĩa đèn cho sáng" tô hoài đã cho hành động thắp đèn là hành động đầu tiên ngay khi mị thức tỉnh, mị đã thắp sáng căn phòng, cũng như đang tự nhen nhóm cho cuộc đời mình bằng những khát khao đầy hy vọng, tiếng sáo từ lâu đã tắt nhưng vẫn rợn ngợp trong lòng mị câu văn "mị còn trẻ, mị muốn đi chơi"  là hai bản lề nhận thức của mị , bên là mong mỏi, bên là khẳng định về hành động thực tế, qua đó thể hiện được mị đã đi theo hành động suy nghĩ  của chính mình., nhịp điệu nhanh gấp được Tô Hoài vận dụng trong câu, đã thể hiện cái khát khao mong mỏi muốn đi chơi của cô gái người mèo "mị quấn lại tóc, mị với tay tới cái váy hoa vắt phía trong vách" dẫu cho đứng trước cái cường quyền thần quyền nhưng mị ko ngoải ngoai lo sợ bởi giờ đây khát khao  được sống của mị đang cao hơn bao giờ hết. Nhưng những hành động ấy không ngăn nỗi a sử, hắn ko nương tay "a sử bước lại, nắm mị, lấy thắt lưng trói mị, nó xách một thúng sợi đay ra trơi đứng mị vào cột nhà, tóc mị buông xuống a sử quấn luôn tocd mị" mị bị những đối xử như thế từ người mị gọi là chồng nghe mới mỉa mai làm sao, những khát khao mãnh liệt của cố gái người mèo đã bị chính thúng dây đay kết thúc, mị đã tự thắp đèn lên cho cuộc đời mình, nhưng một lần nữa những cái hung ác trên đời lại dập tắt nó lần nữa, dẫu cho phần thân đang bị trói chát trên thân cột nhưng chính tâm hồn mị đã hòa cùng tiếng sáo đi ra khỏi cái lỗ vuông trên tường để trỗi dậy khát khao, mị dường như thấy cảnh xuân đg len trong mị, những quả pao, hay tiếng hò hẹn trai gái, mị củ động những sợi dây siết dan tột cùng cho mị nhận ra hoàn cảnh mình ngay lúc này. Mị ko ở khung cảnh xuân ngòi kua, mị vẫn ở đây, ở trong nhà thống lí pá tra, chịu kiếp tôi tớ bần cùng. tiếng sáo ở bến bờ nữa mê nữa tỉnh đã biến mất dần, suốt đêm mị nữa mê nữa tỉnh khi mê thì sóng trong gơi rượu toả, khi tỉnh thì nồng nàn thiết tha" "dây trói thít vào người đau nhức" phải là một người tải tỉnh uyên bác mới có thể mở rộng đan xen nhiều nét cảm xúc trong  một bài văn , dan xe giữa ảo mộng và thực tại sáng bừng lên khát khao của cô gái người mèo

( xét sự tinh tế khi diễn tả sự hồi sinh trong tâm hồn nhân vật Mị của nhà văn Tô Hoài.) (chung)
dùng ngòi bút dựng hình nên từng bước chuyển biến trong tâm trạng của mị, được tô hoài dựng hình đầy tinh tế, đã phần nào lý giải được về đôi nét tính cách của mị, Trong suốt quá trình thức tỉnh của mị, Tô Hoài đã vận dụng nhiều yếu tô bên ngoài để xúc tác cho linh hồn Mị được trỗi dậy từ mùa xuân, tiếng mùa xuân, tiếng sáo gọi bạn tình, bữa tiệc đón năm mới..., tất cả cùng nhau hòa nhập lại tựa như bản nhạc chuông đánh thức linh hồn đg tiềm tàng trong thâm tâm Mị, đánh thức những bất công cuộc đời, vô lý đến mức phi lý, khơi dậy lên ý thức chống lại cường quyền, chiến thắng quyền thần nơi thâm tâm của cô gái người Mèo,làm sống dậy sức sống ẩn tàng trong cơ thể trẻ trung và tâm hồn vốn ham sống của Mị. Cùng tài thiên biến vạn hóa trong việc xây dựng hình ảnh nhân vật tô hoài đã góp phần đặc tả mị, khám phá nhiều chiều sâu linh hồn, sức sống mãnh liệt của cô gái người mèo để lại ấn tượng trong lòng người đọc
                                      
                                             ĐÊM ĐÔNG CỞI TRÓI A PHỦ
         
          khi sức sống lần nữa hồi sinh lên trong thâm tâm "cánh hoa ban" bị đời dập tan tác, nhưng lại chẳng sống với đời nhiều hơn thế. Tô Hoài vận dụng trong câu, đã thể hiện cái khát khao mong mỏi muốn đi chơi của cô gái người mèo, xong khát khao ấy bị tước đoạt mạnh mẽ từ người mà cô gọi là chồng, a sử không tha cho cô, gã lấy thúng dây đay trói chặt mị vào cái cột giữa nhà, những đau đớn bủa vây kìm lại cơ thể muốn đi chơi của cô gái người mèo ấy nhưng chính tâm hồn mị đã hòa cùng tiếng sáo đi ra khỏi cái lỗ vuông trên tường để trỗi dậy khát khao, mị dường như thấy cảnh xuân đang hiện lên trong mị, những quả pao, hay tiếng hò hẹn trai gái, mị củ động, "vùng đi' những sợi dây siết dan tột cùng cho mị nhận ra hoàn cảnh mình ngay lúc này. Mị ko ở khung cảnh xuân ngòi kia, mị vẫn ở đây, ở trong nhà thống lí pá tra, chịu kiếp tôi tớ bần cùng.
           Tiếng sáo ở bến bờ nữa mê nữa tỉnh đã biến mất dần, mị chỉ còn nghe được tiếng ngựa chân ngựa" đau đớn thay cho cuộc đời mị, bởi thứ thanh âm đưa Mị về với ngày quá khứ tươi đẹp là những tiếng sáo quá đỗi trữ tình thì hiện thực của mị lại phũ phàng vô cùng, tiếng chân ngựa tựa như cột chặt lấy kiếp sống không bằng trâu ngựa của mình.Nhưng có lẽ đây là lần đầu tiên Mị thổn thức nghĩ không bằng con ngựa. Bởi những lần trước Mị nghĩ mình cũng là con trâu, con ngựa thì đó là ý nghĩ của con người cam chịu, quen khổ. Còn giờ đây, nó là cái thổn thức của tâm hồn bị vùi dập. tiếng sao ngày ấy đã tắt lịm trong tiếng khóc và thúng dây đay trói chặt linh hồn cô lại với nhà thống lý.
           Giờ đây chỉ có ngọn lửa mới vực dậy được Mị, thứ mà Mị xem như tri âm tri kỉ, chính vì thế "nếu không có bếp lửa sưởi kia thì Mị cũng chết héo" tô hoài đã vận dụng những từ ngữ giản dị mộc mạc để làm rõ lên tình cảnh của mị ngay lúc này, héo mòn đến cùng cực, ngọn lửa là liều thuốc, là thứ cứu rỗi mị, không chỉ là ngonj luwar hơ tay mà còn là ánh sáng cầm cự linh hồn người con gái 'ngọn lửa là hình ảnh có tính chất tượng trưng, nó ở trong sự vô vọng của cuộc đời Mị, dù nó rất mơ hồ nhưng nó níu kéo không để sự vô vọng đạt đến mức tuyệt vọng", ngồi dưới ánh lửa bập bùng "mỗi đêm" nó lặp lại tuần tự mỗi ngày trong cuộc đời mị, ăn sâu vào tiềm thức mị, có đêm a sử chợt thấy mị ngồi đấy, a sử ngứa tay đánh mị ngã xuống bếp, nhưng đêm hôm sau mị vẫn ra ngồi để sưởi ấm.
             Tô Hoài đã thổi thứ bụi vàng vào trang văn, làm bùng lên tình cảm khát khao, ngọn lửa mang đến ánh nhìn bất diệt của thời đại, là ánh sáng rọi đường tăm tối, rọi tâm hồn tối tăm mịt mờ, ngọn lửa chứa trong mình niềm tin của ngàn đời, "phượng hoàng niết bàn, dục hỏa trùng sinh" một con phượng hoàng niết bàn tắm mình trong ngọn lửa để một lần nữa tái sinh với đời, giữa trời đông rét buốt, ngọn lửa cùng mị phải chăng là một ẩn hiện cho một nỗi niềm đang dần tiếp tục được nhen nhóm, chỉ cần một khắc để rực lên. Những mồi lửa từng được nhen nhóm sẽ khó mà dập đi. Mỗi đêm đông rét buốt ra  hơ tay, hơ lưng, Mị đều thấy a phủ, chàng trai đã bị a sử bắt phạt trói đứng vì làm lỡ mất một con bò, một kiếp người cũng khổ như mị, cũng bị cái cường quyền phong kiến ấy bóc lột. Tô Hoài đã đặt Mị dưới một bản lề của cuộc đời khép mỡ, Mị như được nhìn thấy chính mình từng khốn khổ, cùng từng bị trói đứng vào cây cột ấy đau đớn như thế nào, việc đặt mị vào hoàn cảnh này phải chăng là dụng ý của tác giả muốn cho một làn gió tác động đến mồi lửa trong thâm tâm mị ngay khi ấy. Những lần trước mị đều thấy, nhưng tâm mị bình chân như vại, bởi đây chẳng phải cảnh lạ tại nhà thống lý, biết bao người từng bị trói đứng trên cái cột ấy, mị cũng từng bị, cái khổ đã lần nữa nhấn chìm lấy nhân tính trong mị, dường như sau đêm tình mùa xuân ngày hôm ấy tâm mị dường như đã khô cằn hơn cả, khi khát khao hy vọng được nhen nhóm sau ngần ấy năm lại bị tước đoạt đầy mạnh mẽ, chính lẽ ấy nó đã khiến mị dường như chẳng tin vào cuộc đời, và mị "a phủ là cái xác chết đứng đấy, cũng thế thôi" ba tiếng cũng thế thôi, được đặt ở một bản lề khác, như tái hiện thái độ lạnh lùng dửng dưng của Mị với đời, mị đã mặc kệ cho cuộc đời gặm nhấm lấy đời mình.

              Khi mùa đông ghé đến, trên mặt nước ấy đóng băng và ta biết chắc rằng một ngày nào đó nó sẽ tan ra, và rồi sẽ đóng băng và lại tan ra, mong sao trái tim ta cũng thế, cũng tuân theo thời gian mà tan đi, sẽ chẳng mãi giữ sự băng giá bên đời" và dường như nó ứng với Mị, trái tim cô dẫu băng giá khô hanh đến độ nào cũng không thể xóa nhòa đước trước kia trái tim ấy từng nồng ấm như thế nào, vượt lên trên tất cả, ẩn sâu trong trái tim ấy vẫn chính là một mồi lửa vẫn đang râm rỉ chảy, chính dòng nước mắt của a sử, chính là thứ đã xúc tác cho mồi lửa trong tim mị bập bùng mạnh mẽ trở lại. Bỗng mị thấy 'hai mắt a phủ vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại" giữa màn đêm tối mịt mù, một thứ gì đấy lấp lánh đã hiện rõ lên trong nền trời ấy, là dòng nước mắt đau đớn đến bất lực trước đời mình, của những kiếp người khốn khổ, mị thấy sao quá đỗi quen thuộc. Người ta thường bảo khóc để giải tỏa là buông bỏ mặt đời, nhưng chính giọt nước mắt của a sử lại càng khốn khổ bấy nhiêu, giọt nước mắt phải bò xuống trên hõm má đen" không phải tiếng khóc òa lên nức nở của chí khi bị thị nở trối từ, chỉ ít tiếng khóc đau khổ ấy được vỗ về.

          Đặng tiến từng bộc bạch 'nghệ thuật tạo ra vẻ đẹp cho dòng nước mắt, biến nỗi thống khổ của nhân loại thành tiếng hát vô biên", dành phần lớn cuộc đời mình với nghệ thuật, trên khắp nẻo đường ông đi, Tô Hoài đã đặt điểm nhìn vào nhân vật, dẫu là từng kiếp người khát nhau nhưng chúng đều hiện lên đầy rõ nét trên trang văn của tô hoài, những nét đẹp ấy như những viên ngọc quý, có nhìn sâu mới thấm thía. Qua trang văn Tô Hoài cho ta thấy được niềm tin, niềm hy vọng của một lẽ sống mãnh liệt đến cùng cực chỉ khi ấy giọt nước mắt mới trở nên lấp lánh. Dòng nước mắt ấy bò trên má a phủ, rồi chảy vào trong tim của mị, giọt nước mắt rơi xuống nhưng lại làm bùng lên sức sống của mị, giọt nước mắt giờ đây như tiếng sáo tiếng hát ngày ấy kéo mị về với dĩ vãng từng quên "mị nhớ lại năm trước a sử trói mị, mị cũng trói đứng thế kia. nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được" mị nhớ đến mình từng tủi hổ từng bật khóc chát chúa như thế nào, khi những khát khao nỗi niềm khó khăn lắm mới được gợi lên lại bị dập tắt một cách không thương tiếc. Mị thấy quen thuộc làm sao, mị cũng từng khốn khổ như a phủ bây giờ, cũng khóc nhưng chẳng thể tự lau đi, chỉ có thể để nó tự lăn dài, rồi khô lại trên mặt, trên cỗ, chính lẽ ấy cái nguoif "chỉ thế thôi" ban đầu, một cô gái dửng dưng với mạng sống a phủ ngay lúc ấy, đã thay đổi chuyển từ vô cảm sang đồng cảm, từ trơ lì chuyển sang thấu hiểu và xót thương. Tình thương đã một lần nữa trở về trong tim mị, nó đã làm hồn mị tỉnh ra, chính dòng nước mắt của a phủ đã hồi sinh tâm tưởng người con gái.
           Qua đó cô gái người mèo đã lần đầu nhìn rõ được những gì tàn ác nhất của nhà thống lý " trời ơi,nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi, nó bắt đến chết người đàn bà trong nhà này" mị thấy bọn cường quyền ác bởi những tội ác chúng với mị vì mị đã bị cúng trình ma, đã thuộc về nhà nó, dẫu có chết vẫn là ma nhà thống lý, chúng có quyền sai khiến bóc lột mị, nhưng a phủ thì khác, a phủ chỉ là một người lương thiện, giờ đây lại sắp sửa chết trên cái cây cột đầy xót xa "Cơ chừng này chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt về trình ma rồi thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi... Người kia việc gì mà phải chết". Ngọn lửa đã thắp lại linh hồn lại trái tim yêu thương của mị với cuộc đời, Mị nhận ra đời dường như đối xử tàn nhẫn với những kiếp người nhỏ bé như mị, điệp ngữ chết được lặp lại 5 lần trong câu, tỏ rõ thái độ khẩn thiết, cấp bách của sự việc, dường như thấy được tương lai mù mịt của cái người đang bị buộc chặt với cây cột kia, không chết rét, cũng chết đói, dường như chẳng thể thoát được cái tương lai bi kịch ấy. Chính những điều ấy đã hồi sinh tâm tưởng từng bị cái cường quyền ghi chặt, là mồi lửa âm ỉ, giờ đây nó rõ hơn bao giờ hết, MỊ đã sống trở lại đã vượt qua cái nỗi sợ cường quyền để có những suy nghĩ, tâm tính riêng, đồng thơi buộc tội nhà thống lý pá tra với những tội ác không thể dung thứ, mà bọn cường quyền này đã gieo xuống. Chính lẽ ấy cái cường quyền dẫu lớn, dẫu tàn bạo nhưng không thể dập tắt đi ánh lửa tiềm tàng trong tim của Mị, dẫu cho là những chuyển biến nhỏ, nhưng cũng đủ để khẳng định rằng giờ đây cường quyền với mị chỉ còn là thời gian để mị chiến đấu với chúng.
   
          Văn chương của tô hoài là bước chuyển mình của thời đại, từng khắc trôi qua là từng biến chuyển trong ngòi bút của tô hoài, ở trước những năm 1945 văn chương tô hoài chủ yếu nằm ở, ngoại ô và động vật như dế mèn phiêu lưu kí, tuy nhiên sau những năm 1945 văn chương tô hoài có bước chuyển mình lớn, chiếm lĩnh lấy lãnh địa mới là hiện thực cuộc sống,  thể hiện tình yêu thiên nhiên và tấm lòng nhân đạo của ông với con người Tây Bắc, góp phần làm sáng tỏ cảm hứng lãng mạn cách mạng của văn xuôi Việt Nam 1945-1975. .vận dụng uyển chuyển từ hình ảnh đến âm thanh, gợi hình đầy gợi tả, mang đến một phong vị đậm chất riêng, bộc lộ từng rung cảm tạo nên ấn tượng sâu đậm với cuộc đời tạo nên những thước phim đa sầu đa cảm kết hợp cùng bút pháp nghệ thuật trữ tình khéo léo khắc họa lên một thiên nhiên tây bắc nói chung ở mảnh đất hồng ngài nói riêng

            (Nhà văn như đã khai mở một lớp trầm tích của thời đại, để lại trên phiến đá cuộc đời những dải màu ngọc đầy quý giá mà khẳng định rõ nên sức sống của từng lớp người trong thời đại, Vợ chồng a phủ nói chung hay nhân vật MỊ nói riêng, đều đã được Tô Hoài dùng ngòi bút của thời đại để khắc ghi, để nêu cao giá trị con người trong thời thế loạn lạc, qua đó đánh một đòn phê phán mạnh mẽ đối với cường quyền phong kiến, với những hủ tục đầy ai oán đã cướp đi biết bao đời, sự sống của biết bao nhiêu người. Tác phẩm là những nét nối dài của những giá trị nhân đạo Tô Hoài truyền tải, dường như trong cái khổ lầm lũi của Mị ta vẫn thấy được tương lai tươi sáng chờ cô, xây dựng tình huống truyện đầy oái ăm, cùng những diễn biến tâm lý đầy khắc khoải, qua đó thấy được Tô Hoài không chỉ dùng bút để viết, dùng mắt để nhìn mà là dùng cả một đời đi qua nhiều thăng trầm, dùng trái tim đa cảm mà cất lời chính lẽ ấy đã tạo nên một tác phẩm có sức hút với đời, bất khuất giữa mênh mông thời đại, giữ cho trang văn mình bất tử cùng thời đại.     

MỊ TRƯỚC KHI LÀM D U NHÀ THỐNG LÍ

Qua ngòi bút của mình Tô hoài đã khắc lên hình tượng Mị đầy rõ nét từ đó mà thể hiện được nên số phận của những người con gái nơi miền núi Tây Bắc, nơi những người phụ nữ bị áp bức bởi cường quyền, không có tiếng nói của chính mình, không có quyền được khao khát cuộc đời, được tô hoài thể hiện trong những người phụ nữ ở nhà thống lý bởi "con trâu con ngựa còn có lúc, đêm nó còn được đứng gãi chân, đứng nhai cỏ, còn đàn bà nhà này chỉ biết vùi đầu vào công việc", qua đó như có như không nhấn mạnh lên cái tàn ác của cường quyền, chính điều ấy đã cho ta nhìn thấy một mị đầy xác xơ, trơ lỳ vô cảm, khác hoàn toàn với con người trước kia, dường như mị cùng chình mình trong quá khứ tựa như bản lề của sự tàn độc của cường quyền. Cường quyền đã cướp đi gần hết linh hồn mị, biến người con gái ấy thành một cái xác không hồn, không thiết tha cuộc đời, khác hoàn toàn trước kia.

Mị hiện lên trong trang văn của Tô Hoài là một cô gái tài sắc vẹn toàn, cùng đức tính hiếu thảo, là đóa hoa ban trắng ngần nơi núi rừng tây bắc xanh thẳm, MỊ không chỉ xinh đẹp, lại còn là một người tài hoa, tài thổi sáo của mị vang vọng núi rừng, "trai theo mị đứng nhẵn cá một  góc giường" những người bạn tình hò cùng tiếng sáo mà tới. Chính lẽ ấy MỊ có tình yêu, một tình yêu đẹp và niềm tin đầy tươi đẹp với cuộc sống. Phải chăng hồng nhan bạc mệnh với tất cả những đức tính, tài năng, ấy thế mà Mị chẳng mảy may được trời chia một quẻ tốt. Mị phải chấp nhận làm con dâu gạt nợ cho nhà thống lý với món nợ truyền kiếp từ đời cha mẹ.

Có lẽ yêu Tây Bắc bao nhiêu thì Tô Hoài gửi gắm tình yêu vào Mị bấy nhiêu, ông đã mang bao yêu thương phủ lên đời Mị những ánh hào quang rực rỡ nhất của một người con gái. Mị xinh đẹp "những đêm tình mùa xuân đến, trai đứng nhẵn cả bức vách đầu buồng Mị". Mị có tài thổi sáo khiến "bao người mê, ngày đêm thổi sáo đi theo Mị" .... Mị sống trong những tháng ngày tươi đẹp của tuổi thanh xuân, tràn trề cơ hội được hưởng thụ tình yêu và hạnh phúc. Bởi khao khát, Mị cũng đã có người yêu, một tình yêu đẹp với ngón tay đeo nhẫn và tín hiệu gõ vách hẹn hò.
Bên cạnh vẻ đẹp, tài năng thì bản chất của một người lao động không mất đi trong con người Mị - một cô gái của núi rừng. Mị biết cuốc nương, làm ngô và sẵn sàng làm nương ngô trả nợ cho bố mẹ:"bố đừng bán con cho nhà giàu con sẽ làm nương ngô trả nợ cho bố". Mị hiếu thảo, sẵn sàng chịu vất vả, khổ cực vì cha, không ngại ngần mà làm nương trả nợ. Nhưng cũng chính là để bảo vệ mình, giữ cho mình một tình yêu tự do. Khao khát tình yêu tự do là hạt mầm đầu tiên gieo lên sức sống tiềm tàng đầy mãnh liệt ở Mị.
Xuất hiện với vẻ đẹp toàn diện của một cô gái không chỉ có ngoại hình xinh đẹp như bông hoa ban núi rừng Tây Bắc, mà Mị còn có nội tâm đẹp đẽ, trong sáng. Bên cạnh đó tài thổi sáo như điểm tô thêm vẻ đẹp cho nhân vật đạt đến độ toàn mĩ. Ấy vậy mà, cuộc đời Mị không theo ý muốn của cô, không thể tự quyết định cuộc đời của mình. Mị bị bắt về nhà Thống lý Pá Tra ép sống kiếp dâu con gạt nợ. Đó cũng là số phận chung của những người phụ nữ trong thời kì Pháp thuộc nơi miền núi Tây Bắc xa xôi ấy.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#ggfc