Chương 1: Táo Quân Báo Mộng

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng









thể nào đi nhanh được. Vậy mà đêm nay, cụ

bà như lướt bay trên mặt đất. Mải suy nghĩ, hai bà cháu đã về đến trước cổng làng lúc nào không hay, từ đằng xa ông Thập đã nhìn thấy những ô cửa sổ sáng đèn, chứng tỏ người làng vẫn chưa đi ngủ. Càng lạ hơn nữa khi ông thấy bẩy đom đóm đêm nay bay qua bay lại ở làng đặc biệt nhiều, chẳng lẽ có chuyện gì đó bất thường xảy ra. Ông Thập buông bàn tay đang níu vạt áo bà nội, chạy òa vào để tìm mẹ. Ông chạy vụt qua hàng rào nơi có cây hoa đào đang nhú mầm non giữa đêm cuối đông đầu xuân rét mướt. Vừa chạy ông vừa la lớn:

11 Mẹ! Mẹ ơi!"

Trong gian nhà ông Thập khi ấy đương sáng đèn. Cha mẹ ông ngồi phủ phục trước giường của bà nội, tấm màn bằng vải mỏng giăng kín, khói hương bay nghi ngút, cả 2 người mắt đỏ hoe. Vừa thấy con, mẹ ông vội ôm chầm lấy con nói với giọng hốt hoảng:

" Thập! Mày đi đâu mà u tìm mãi không được. U cứ sợ là... "

Ông Thập quên cả đói cả lạnh, ông ngây thơ đáp: " Con đi chơi! May mà bà nội tìm thấy con, bà đưa con về đây đấy."

Ông Thập quên cả đói cả lạnh, ông ngây thơ đáp: “ Con đi chơi! May mà bà nội tìm thấy con, bà đưa con về đây đấy."

Lúc bấy giờ cha mẹ ông sững người, cả hai nhìn nhau với vẻ hoang mang đến cực độ. Cha ông run run lên tiếng:

" Mày .... mày.... mày nói gì vậy hả con? Ai ... ai đưa mày về ?"

“ Bà nội đưa con về thật mà thầy. Con đang đi giữa đường thì gặp bà nội cầm lồng đèn đưa con về. Bà đi đằng sau ấy. “Vừa nói, ông Thập vừa ngoái ra đằng sau để chỉ cho cha mẹ mình thấy. Thế nhưng, cánh cửa trước sân vẫn mở he hé như lúc ông chạy vào. Ngoại trừ cây đào cổ thụ trước sân thì chẳng có lấy một bóng người. Ông Thập lấy làm ngạc nhiên quá, vì rõ ràng vừa nãy chính ông còn đương bám tay bà nội mình cơ mà. Ông quay qua nói mẹ:" Thầy u phải tin con! Rõ ràng con vừa đi với bà về mà!"

Cha ông Thập khẽ đưa vạt áo chùi nước mắt, ông nói nhỏ: “ Không phải thầy u không tin con. Mà là... bà nội... bà nội con mất rồi ... mất lúc giờ thân."

Ông Thập bàng hoàng cả người. Sống mũi ông bắt đầu cay cay, ông vùng khỏi vòng tay mẹ, chạy vào giường bà nội rồi vén tấm màn lên. Bà nội ông nằm đó, im lìm, nét mặt thanh thản, hai tay cụ bà đan vào nhau đặt ngang bụng như người đương nằm ngủ.

Đêm hôm ấy cả làng Địa Ngục mất ngủ vì tiếng một thằng nhóc 10 tuổi khóc. Ban đầu nó gào khóc nức nở, một lúc sau dường như mệt quá nó khóc nỉ non, sụt sùi. Nó kêu trả bà nội về cho nó, rồi nó ngồi phục trước giường của bà nội nhìn đăm chiêu, thỉnh thoảng lại buông một tiếng thở dài hệt như một ông cụ non.

Sau cái đêm định mệnh ấy, dường như ông
Thập trở thành một người khác hẳn. Ông
chẳng còn thích thú chơi với đám bạn bè đồng trang lứa nữa, mà ngày nào cũng đi bộ xuống dưới chân núi, rồi lại quay ngược trở về. Mùa hạ cũng như mùa đông, trời nắng cũng như trời mưa, ông Thập băng rừng, vượt suối, cha mẹ cản thế nào cũng không được. Người làng bảo ông bị điên, muốn đi lại cung đường hiểm trở ấy để tìm gặp lại vong hồn bà nội đã khuất.

Cũng có người bảo ông Thập hối hận vì đã mải chơi, lạc đường để rồi không thể nào gặp bà lần cuối. Lý do cuối cùng là gì thì không ai rõ, chỉ biết rằng số lần xuống núi của cả làng cộng lại cũng chẳng bằng ông Thập. Hơn 1 năm sau ngày mất của bà thì ông Thập là người duy nhất trong làng biết tổng cộng 6 lối đi khác nhau để vượt dốc, băng rừng tiến vào làng Địa Ngục.

Mãi sau này ông mới được một bà thầy bói lừng danh ở đất Thăng Long nói cho hay, cái đêm hôm ấy bà nội ông cứ lẩm bẩm phải về kịp giờ ấy là cụ bà sợ lỡ mất con đò chở vong. Cho đến tận bây giờ, người Việt và người Hoa vẫn tồn tại quan niệm rằng người chết nếu không muốn làm ma đói, ma chết dọc đường thì phải lên kịp chuyến đò chở vong hồn về âm ty địa ngục. Vốn là người sống trên núi, quanh năm chỉ đọc đi đọc lại những cuốn sách hiếm hoi do bậc cha ông trong làng truyền lại, cho nên ông Thập dường như chẳng hiểu biết gì về những phong tục lạ đời ấy. Cũng có thể ngày ấy ông còn nhỏ dại quá, bà nội và cha mẹ ông cũng không tiện nói. Ngẫm ra cũng đúng, ai lại mang chuyện cô hồn bóng quế đi kể với trẻ con bao giờ.

Câu chuyện xảy ra đã lâu lắm rồi, ấy vậy mà nhiều khi nghĩ lại cứ ngỡ như vừa mới hôm qua. Ông Thập khẽ xốc lại cái gùi mây trên vai, đoạn lấy mu bàn tay dụi dụi vào đôi mắt. Hôm nay trời cũng nhiều sương mù hệt như cái đêm bà nội ông mất, cũng là đêm mà ông lần đầu tiên ông cảm nhận rõ ràng những người đã chết, hay nói đúng hơn là những vong hồn. Mà đâu chỉ là vong của bà nội ông, còn có vong hồn của những người không kịp lên chuyến đò nên đành vảng vất nơi rừng thiêng nước độc. Những giọng nói gọi tên ông năm nào chẳng phải là của những vong hồn không nơi nương tựa đó hay sao?

Khi ông Thập về đến làng thì mặt trời đã nhá nhem tối, bẩy đom đóm có vài con lác đác bay lượn lờ quanh mấy bụi cây. Nhà ông nằm giữa làng, chẳng có cửa lim cũng không có sập gụ, thế nhưng trước cửa nhà lại có hai cây đào cổ thụ cao vút. Cứ mỗi độ xuân về, hai cây đào lại bung nở những đóa hoa màu hồng phơn phớt. Nhiều gia đình trong làng cũng trồng đào trước cổng, nhưng to nhất, đẹp nhất thì vẫn phải kể đến hai cây đào trước cửa nhà ông Thập. Nhiều người làng vẫn bảo nhau rằng nếu không có hoa đào trước sân thì ngôi làng này chẳng giống nơi có người sống, mà giống y như cái tên gọi của làng vậy.

Sau bữa cơm, ông Thập đi nằm. Thường ngày ông sẽ đi ngủ ngay, vì quãng đường dài đằng đẳng khiến ông thấm mệt. Thế nhưng đêm nay, không hiểu sao nằm trên giường mà ông thao thức trằn trọc. Đôi mắt đỏ ngầu, làn da nhợt nhạt như người chết của ông già ăn mày khiến ông ám ảnh. Từ hồi nào đến giờ, ông vẫn tự hào là bản thân sở hữu thần kinh thép, thế mà sao hôm nay ông lại có một nỗi lo lắng bồn chồn bất an đến thế?

Canh tí vừa điểm thì cũng là lúc ông thiếp đi. Trong giấc mơ ông thấy mình cặm cụi nấu một ấm nước trong gian bếp phía sau nhà. Ông đương cúi xuống để thổi vào đống tro tàn chờ ngọn lửa bùng lên, thì bất chợt ông nhìn thấy một đôi hài thêu hoa màu đỏ rất lộng lẫy. Ông chưa kịp định thần thì nghe có tiếng văng vẳng bên tai: “ Thương cho nhà ông hiền lành, ta báo cho biết làng này sắp gặp họa." Ông giật mình nhìn lên thì chẳng thấy gì cả, chỉ thấy màn sương mù bay lãng đãng. Ông lại cúi xuống nhìn dưới chân thì chỉ kịp thấy một cái đuôi rắn màu đỏ chóe trườn ra hướng vườn sau rồi biến mất.

Sáng sớm hôm sau ông Thập đứng trước cửa vươn vai, hít hà bầu không khí lành lạnh rồi vào trong nhà uống ngụm nước trà nóng. Thị Thập vợ ông vừa bưng nồi ngô luộc vào nhà, vừa chẹp miệng kể:

“ Thầy nó ạ! Sáng nay tôi vào bếp đun nước thì thấy có vết rắn bò đấy. Nó bò vào gần đống ngô tôi mới phơi lúc sáng."

Ông Thập đang uống nước trà bỗng giật nảy mình, ông cả kinh rồi hỏi vợ:

“ Cái gì? Có rắn bò vào trong bếp à?"

“ Thì thầy ra bếp mà xem. Vết nó bò vẫn còn đấy”. Thị Thập chỉ tay về gian sau.

Đứng trong căn bếp nhỏ xíu lớp bằng mái rạ, ông Thập thở hắt ra. Ông chợt nghĩ đến giấc mơ đêm qua, tay ông lăm lăm cái gậy phòng khi có rắn thật. Thế nhưng ngoài vết rắn trườn ra sau nhà thì chẳng có thứ gì đặc biệt hết. “ Quái lạ! Sao lại trùng hợp đến thế nhỉ ?" Ông nghĩ thầm trong bụng, rồi tặc lưỡi lắc đầu cho rằng chỉ là do mình quá mệt mỏi sinh ra mộng mị mà thôi.

Đêm hôm ấy, ông có một giấc mơ y hệt đêm
qua. Lại là đôi hài gấm thêu hoa màu đỏ và cái đuôi rắn đỏ quạch như đêm trước. Điều khác biệt là lần này ông lại thấy thêm một đôi hài màu xanh, và giọng nói trầm trầm của một người đàn ông: “ Làng này sắp gặp họa, nhà ngươi sắp gặp họa. Nhanh còn kịp." Lời người đàn ông vừa dứt, ông Thập giật mình tỉnh dậy. Ngoài trời vẫn tối om, tiếng leng keng của thằng Bách mõ làng vọng lại từ xa xa. Đâu đó có tiếng chó sủa ma vang lên. Mọi chuyện cứ như chẳng có gì.

Đêm hôm sau, ông Thập lên giường ngủ sớm, ông hy vọng không gặp phải những giấc mơ lạ lùng như trước nữa. Tiếng mưa rơi lộp bộp, tiếng con chim cú mèo rúc lên ở đâu đó tạo nên khung cảnh quen thuộc nơi núi rừng. Nằm chợp mắt được một lúc thì ông Thập giật mình tỉnh giấc, thấy vợ vẫn ngủ ngon, hơi thở đều đều, ông thở dài rồi bước xuống giường đi đun nước pha trà. Cơn mưa cuối đông đầu xuân tí tách rơi, trời tối đen như mực, chả trách dân gian gọi tháng chạp là tháng củ mật.

Ông Thập chong cây đèn cây tỏa ánh sáng leo lét rồi chầm chậm đi ra phía sau nhà bếp. Gian bếp bé đến nỗi một ánh sáng toát ra cây đèn trên tay ông cũng có thể soi tỏ. Vừa đưa mắt nhìn sang đồng hạt ngô, ông Thập chợt sững sờ, hồn vía như bay lên mây, tim ông đánh thót một cái. Ấy là vì trên đống hạt ngô đã phơi khô có một con rắn lớn màu vàng đương nằm chễm chệ, làn da vàng nhạt lấp lánh của nó nổi bật trên đống hạt ngô màu cam khô quắt khô queo. Điều kì quái ở chỗ, con rắn vàng không ngủ mà mắt mở to thao láo nhìn ra bậc cửa bếp nơi ông Thập đang đứng như trời trồng. Ánh mắt nó nhìn ông như thể nó đã đợi ông đến từ lâu. Vốn là người lớn lên ở vùng rừng núi hoang vu, ông Thập đâu ngại gì mấy con rắn, con rết. Vậy mà chẳng hiểu sao lần này nhìn thấy con rắn vàng ươm, ông lại đờ người ra sợ hãi. Con rắn vàng thè cái lưỡi liên hồi, nó ngúc ngoắc cái đầu như muốn chỉ về hướng gian nhà trên nơi vợ chồng ông đang sống ở đó. Ông nhìn theo hướng con rắn chỉ, trong lòng mơ hồ không hiểu gì cả.

Con rắn trườn qua chân ông, mình mẩy nó ướt át, những cái vẩy lấp lánh trên thân khẽ cọ vào đôi bàn chân trần của ông Thập. Vừa bò ra khỏi bếp, con rắn quay đầu lại nói với ông Thập bằng giọng trầm trầm của một người đàn ông đã luống tuổi: “ Làng Địa Ngục sẽ có người chết “. Vừa dứt lời, con rắn vàng ươm trườn thẳng ra sân vườn phía sau, rồi biến mất. Ông Thập cả kinh, đời ông chưa bao giờ gặp con vật nào biết nói, mà lại nói toàn những chuyện lạ lùng như vậy. Ông hoảng quá, vội chạy theo con rắn, loạng choạng thế nào mà ông vấp phải mô đất lớn trong vườn, ông Thập hét lên: "Ối giời ơi "

Ông choàng mở mắt, ông vẫn nằm trên giường, mồ hôi ướt đẫm cả lưng áo, lấm tấm cả trên trán. Vợ ông giật mình ngồi dậy hỏi: " Cái... cái gì vậy? Làm sao mà ông hét lên giữa đêm hôm khuya khoắt thế ? "

Thì ra chỉ là một giấc mơ, ông Thập đưa đôi bàn tay chai sần khẽ lau vầng trán ướt mồ hôi rồi khẽ nói với bà vợ:

“ Không ... không có gì đâu! Ngủ tiếp đi " Thị Thập nhìn ông rồi lại trở mình ngủ tiếp. Ông Thập nằm im lặng, dán mắt lên trần nhà suy nghĩ. Ba đêm liên tiếp ông đều mơ thấy ba con rắn khác nhau. Lần đầu thì là con rắn màu đỏ khé, đêm thứ hai là con rắn màu xanh lục, còn đêm nay là con rắn màu vàng. Ông ngẫm nghĩ không hiểu sao lần nào cũng thấy chúng trong bếp. Tại sao luôn luôn là nhà bếp mà không phải nơi nào khác? Ông thở dài rồi khẽ với tay gãi gãi cái cổ chân. Vừa sờ vào bàn chân, ông giật thót mình vì tay ông chạm phải cái gì ươn ướt. Dưới ánh trăng lờ mờ đầu tháng, ông nhìn thấy trên mu bàn chân mình lấm tấm vài cái vảy rắn, đúng chỗ con rắn vàng bò qua. Lẽ nào giấc mơ là thật? Hay là ông mộng du mà không hề biết? Một cơn gió lạnh buốt thổi ùa vào khung cửa sổ, ông Thập run run nằm xuống giường thao thức.

Sống gần nửa đời người, ông Thập chẳng lạ gì những câu chuyện dân gian về sự linh thiêng của loài rắn. Nhiều người vẫn thường truyền tai nhau nghe về hiện tượng rắn quấn bát hương trên bàn thờ báo hiệu tai ương sắp giáng xuống. Nói đâu xa, chính cái làng Địa Ngục này cũng từng có câu chuyện như vậy.

Năm ấy mấy vùng quê dưới chân núi bị lũ lụt,
lương thực hết sạch. Làng Địa Ngục nằm trên lưng chừng núi lại vô tình sở hữu một địa thế thuận lợi, không những tránh được lũ lụt mà còn thu được nhiều cá tôm từ con suối vắt ngang qua làng. Trong làng khi ấy có nhà thằng Đậu chuyên nghề dệt vải. Thằng Đậu sống với mẹ già, hai mẹ con cất tạm cái nhà cuối làng. Thằng Đậu khỏe mạnh, khéo tay có tiếng, nó chọn những cây gỗ khẳng khiu đem đóng thành khung cửi cho mẹ nó dệt vải.

Lần ấy vào rừng, thằng Đậu vô tình thấy một cớ hang rắn. Nó cúi xuống xem thì thấy rắn mẹ đang nằm ấp mấy quả trứng. Sẵn tính gan dạ, nó lấy cây gậy chọc vào hang rắn. Trứng rắn vỡ gần hết, con rắn mẹ thủ thế bên trong, khè cái răng sắc lẻm đe dọa. Thằng Đậu lấy một đống vỏ cây lá cây khô đem đốt rồi xông vào hang rắn, giống như người ta hun chuột. Khói mù mịt con rắn chớp mắt liên hồi, thằng Đậu buộc con dao vào đầu cái cây rồi chọc vào bên trong lia lịa. Dân bắt rắn chẳng đời nào làm như thằng Đậu vì con rắn sẽ bị nhiều vết thương. Nhưng thằng Đậu không màng, khi nó lôi được con rắn ra thì chỉ còn là cái xác tả tơi. Thằng Đậu đem về nấu cháo. Nó có đem sang mời ông Thập nhưng ông bà kiên quyết từ chối. Ông Thập lắc đầu nói với thằng Đậu rằng đừng làm gì thất đức. Thằng Đậu cười hề hề rồi bưng bát cháo nóng hổi đi về nhà.

Vừa về đến nhà, nó thấy trên ban thờ có một con rắn lớn màu đen quấn chặt vào bát hương. Thằng Đậu đờ cả người vì sợ sệt, nó chạy ra sân kiếm con dao cán dài. Ngờ đâu, phía bên hông nhà nơi có cái khung cửi, mẹ nó nằm chết gục ở đó, miệng há hốc cứng đơ, phần thịt bên gò má trái hoại tử, làn da chuyển thành màu xạm đen, đôi mắt bà cụ trợn tròn chỉ toàn lòng trắng.

Thằng Đậu gào lên một tiếng rồi cầm dao xông thẳng vào nhà. Con rắn không còn quấn trên bát hương nữa. Thằng Đậu điên cuồng quay đầu tìm kiếm. Bỗng từ đâu trên mái nhà tranh, con rắn liệng người táp một cái vào cổ nó. Thằng Đậu kêu “hự “một tiếng rồi cầm tay quăng con rắn ra sân. Cơn đau nhói ở cổ khiến cho nó bủn rủn tay chân. Nó loạng choạng chạy ra ngoài tri hô: “ Bở làng nước! Có rắn! Rắn cắn chết người."

Nghe tiếng động, dân làng chạy lại nhà thằng Đậu thì chỉ thấy mẹ con nó nằm chết. Hai bát cháo thịt rắn còn vương vãi trong nhà, bốc khói nghi ngút.

Căn nhà thằng Đậu từ đó bỏ hoang. Dân làng Địa Ngục cùng nhau chôn cất cho mẹ con nó, coi như giữ trọn tình làng nghĩa xóm. Cơn lũ qua đi, người làng rủ nhau đi thăm mộ. Vừa ra đến nơi thì cả làng lặng người đi bởi cảnh tượng trước mắt.

Xác thằng Đậu bị moi lên, trên thi thể đang phân hủy của nó có một cái xác rắn vừa lột.
Chuyện thằng Đậu bị rắn trả thù làm cho dân làng Địa Ngục sợ hãi. Họ không dám bắt rắn, cũng chẳng dám ăn thịt loài động vật này, dù cho có thấy xác rắn chết giữa đường. Ông Thập thở dài, ông cứ suy nghĩ mãi về những giấc mơ kì lạ của ông. Linh tính cho ông biết, sắp có điều gì ghê gớm lắm xảy ra ở ngôi làng Địa Ngục.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro