2. Học từ lịch sử

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Cách giải thích sử thực tế nêu trên sẽ giúp ta giải thích nhiều sự kiện lịch sử mà giới học sử nước ta chưa hề biết quan tâm đúng mức lịch sử nước nhà về mặt chiến lược (ta thiếu các nhà chiến lược hiện đại là vậy), nhất là giải thích lý do tại sao ta bị Hán đô hộ ngàn năm, Bách Việt vài ba ngàn năm, nhưng ta vẫn khôi phục được độc lập, tự chủ. Kế đến là dù bị đô hộ ngàn năm dài, cuối cùng thì vua Đinh Tiên Hoàng cũng phải đứng lên dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất thành chính quyền trung ương Của Việt Ta còn tồn tại đến ngày nay, và vẫn kiên trì chống lại Hán. Đặt sự kiện này trong toàn cảnh Bách Việt, ta cần hiểu là 12 sứ quân đó chính là biểu thị của 12 bộ tộc Bách Việt sống trên vùng trũng thuộc châu thổ sông Hồng, vậy còn lại 88 hoặc hơn các bộ tộc còn lại của Bách Việt Khác thì tản mác đi đâu, hình thành các quốc gia mới như thế nào, văn minh, văn hóa, tập quán thay đổi ra sao và hơn bao giờ hết: "phải chăng trách nhiệm của của toàn khối Bách Việt hiện nay là thống nhất trăm bộ tộc Bách Việt đó vào một mối, theo phương cách nào đó phù hợp với hướng tiến tới của lịch sử nhân loại hôm nay (toàn cầu hóa) nhưng vẫn giữ được cái nét riêng của mỗi nhóm cộng đồng Việt Khác nhau mà không gây ra chiến tranh hoặc thôn tính của nhóm lớn đối với nhóm nhỏ hơn". 

Vài điều chấm phá như vậy chỉ nhằm gợi ý để các thế hệ sau này có thêm ý kiến để suy ngẫm sâu rộng về việc nước cũng như việc thế giới,nhưng cũng qua đó khi so sánh với những gì mà Ô Abraham đã làm đối với Do Thái cách nay gần 5,000 năm, họ cũng thống nhất 12 bộ tộc Do Thái. Cho nên hai đời vua đầu Đinh, Tiền Lê tồn tại không được lâu, do tình trạng xứ quân mới bị dẹp tan bởi vua Đinh Bộ Lĩnh, nên vua quan ta chưa quen với công cuộc điều hành việc nước thống nhất 12 sứ quân,đến đời Lý ta mới rút tỉa kinh nghiệm để xây dựng chính quyền Trung ương hữu hiệu hơn trong khi tinh thần xã thôn vẫn được tôn trọng. Thực Tế này cần được coi là cách dung hòa giữa quyền lực địa phương với quyền lực trung ương. Những vấn đề sinh tử như vậy trước đây chả bao giờ được đặt ra và nghiên cứu đến nơi đến chốn, cho nên ta cứ tưởng rằng ta hiểu sử của ta và thế giới lắm, nhưng cái hiểu đó xử dụng được rất ít vào công cuộc xây dựng được một đội ngũ những nhà chiến lược cho đất nước. Muốn biết chỗ DỤNG của SỬ, cần biết sử của ta trong tổng thể lịch sử khách quan của toàn nhân loại này và đánh giá các diễn biến của lịch sử về mặt chiến lược, trong thế tiến hóa không ngừng của xã hội loài người, chỉ trong điều kiện đó ta mới dụng được sử vào việc định hình cho các chủ trương cụ thể của ta phù hợp với tiến hóa sử của thế giới mà thôi. 

Trên căn bản đó ta tìm hiểu thêm về cách mà người Việt tiếp cận sử theo lối cổ khiến giới học thuật nước ta vẫn còn nhiều ngộ nhận về lịch sử mà nhiều sử gia người Việt (ngay cả các vị G/S khả kính tại Đại Học Văn Khoa Sài Gòn trước đây) cũng không dám vượt qua vì các vị bị tinh thần nho giáo ảnh hưởng quá sâu đậm nên không dám đưa ra những nhận định khách quan về sử nước nhà liên quan đến nhiều bậc anh hùng của dân tộc. Khi dựa trên tinh thần Nho Giáo để đánh giá lịch sử đã qua và mang ra giảng dạy cho giới học thuật VN thì, giới sỹ phu VN thiếu hẳn sự hiểu biết về thế giới khách quan cũng là đúng thôi. Các vị Thầy khảkính thuộc hệ thống học đường VNCH trước đây - thuần túy chỉ làTHẦY- nên thiếu hẳn tầm nhìn về mặt chiến lược được lồng vào chươngtrình học để đào tạo những bậc tinh anh cho đất nước, thiển nghĩ cáchtiếp cận sử được giảng dạy tại VNCH chính là sự kết hợp của KhổngHọc (Tống Nho) để lại kết hợp với kiểu học thuật của Pháp mà thành.

 Học thuật Pháp tỏa sáng trong thế kỷ 18 được gọi là thế kỷ ánh sáng,thực ra cũng rất nặng về lý thuyết, từ chương, đào tạo được trí thứcnhưng chỗ dụng tính theo tỷ lệ rất thấp so với học thuật Anh thống trịtrong thế kỷ 19 vốn chủ trương thực dụng, và nhất là học thuật Mỹ cònthực dụng hơn gấp bội so với học thuật Âu Châu. Miền Bắc CS lại bỏhết lịch sử dân tộc, chẳng học lịch sử thế giới, chỉ có lịch sử do CS làmra mới là sử, cho nên giới người Việt CS mất hết niềm tin vào dân tộc,nay chủ trương chỉ quen cướp bóc phá hoại cũng chính là hệ lụy củakiểu dáng xã hội ấy mà thành.Sử học theo phương pháp Mỹ khác hẳn, mọi người trí thức Mỹ phải họcvề sử liên quan đến ngành mà họ học, họ được dạy về tiến hóa sử củanhân loại cũng như sử thế giới, lịch sử lập quốc Mỹ, được giảng dậycùng lúc bới hai nhóm Tinh Anh khác nhau là nhóm chuyên nghiên cứuvề lý thuyết kiểu Pháp (ở Mỹ nhóm này không nhiều và ít quyền lực),kết hợp với nhóm tinh anh đã trải qua kinh nghiệm thực tế của công việctruyền đạt cho sinh viên các kinh nghiệm, thường liên quan trực tiếp đến quyền lực cùng cách xử dụng quyền lực, nên giới học thuật Mỹ hơn hẳn giới học thuật các nước khác là vậy. Cái học của ta đã hỏng rồi, lạc hậu lắm, nhưng cái học của VNCH thực tế đã hơn hẳn cái học do CS áp đặt, và thực tế chứng tỏ rằng cái học ở Miền Nam khi đượcgiảng dạy tốt hơn hẳn trong việc trồng người, nhưng vẫn cần được bổ túc bằng cái học thực tiễn, chiến lược thì ta sẽ tạo dựng đượcnhững bậc chân nhân cho dân tộc.Các sỹ phu thuộc thế hệ cổ của ta vẫn bị chi phối bởi tam cương ngũ thường để đánh giá lịch sử thì làm sao ta biết sử thực được, cho nên dùlà đất nước độc lập, nhưng cũng chả thiếu vị suy nghĩ chưa thật sự độclập khách quan. Khi mọi thứ được đánh giá thông qua giá trị đạo đức,tập quán thì có bao giờ ta đánh giá thực đúng với trình độ của thế giớiđược, do thế các vị đó dễ bị lôi kéo vào một số dữ kiện lịch sử do HánTộc dàn dựng để cố tình miệt thị các bậc anh hùng của nước ta khiến tacứ sợ Hán hoài mà chẳng dám bước ra ngoài cái vòng cương tỏa do Hánđặt ra cho ta. Cụ thể như: "danh xưng của Bà Triệu, Danh Tướng LýCông Uẩn bị đồn là hoạn quan, Thái Sư Trần Thủ Độ thì bị coi là độc áctiếm ngôi nhà Lý. Cho nên vụ việc Lý Công Uẩn được mẹ đem đến cổngchùa khi mới sanh cũng đủ cho thấy, người nào đó thực sự là cha mẹcủa Lý Công Uẩn là người được một vị khác rất am hiểu khoa MậtTông vấn kế, khi đem con giao cho Thiền Sư Vạn Hạnh dạy dỗ để trởthành người khai sáng ra Triều Lý lừng danh sau này. 

Khi Tướng QuânLý Công Uẩn thấy sự suy tàn của triều Tiền Lê, Ông đến vấn kế Thầy làThiền Sư Vạn Hạnh, ngỏ ý muốn từ quan, Thiền Sư Vạn Hạnh nói vớiTướng Quân Lý một câu vắn gọn thế này: "theo lẽ thường của cuộc sốngmà hành động để trở về với lẽ vô thường" nay xã hội ly tán, dân tình đaukhổ vì nạn tham quan, mọi người phải xả thân mà cứu lấy xã tắc, cớ saolại nghĩ đến việc treo ấn từ quan? 

Sự kiện này cho thấy: 

 1- Trách nhiệm của bậc tu hành đối với vận mênh nước nhà khi bịngoại xâm hoặc nạn cường hào ác bá gây đau khổ cho dân lành,qua đó ta tự hiểu rằng vào thời Lý-Trần, ảnh hưởng của Đạo Họccòn rất mạnh nên cuộc đối đầu giữa Đạo Học vẫn giữ thế chi phốiđối với xã hội. Nhưng khi ảnh hưởng của Phật Giáo Đại Thừa giatăng, kết hợp với Nho Giáo cùng thế lực cầm quyền thì Đạo Học từtừ suy yếu để chỉ còn tồn tại như các THẦY CÚNG bị khinh miệttại các xã thôn mà ta có dịp chứng kiến sau này (chủ yếu dựa trên sự giải thoát xã hội rồi mới giải thoát con người khỏi kiếp người).Chỉ một việc này thôi cũng đủ cho thấy ý đồ xử dụng Phật Giáo để thôn tính Bách Việt Phương Nam của Hán Tộc Phương Bắc, trong đó Việt Nam là thành trì chống đỡ kiên trì nhất đối với vũ khí xâm lăng về văn hóa của Hán, ngoài ra còn phải kể tới việc lan truyền các tư tưởng do Khổng Khâu đề ra cùng với sức mạnh của nhà cầm quyền, tất cả được coi như các mũi tấn công văn hóa của Hán Tộc Đồng loạt nhắm vào Việt Tộc ở phía Nam. 

2- Nhưng quan trọng hơn hết chính là: "thực trạng của Phật Giáo VN dưới thời Lý, thời Trần, trong bối cảnh của trào lưu Phật Giáo Đại Thừa do các sư Phật Giáo người Hán, đã cố tình giải thích 84,000Pháp Môn của Phật sao cho có lợi cho chủ nghĩa bành trướng HánTộc đối với các lân bang. Bằng vào các câu Chú, được đọc mỗingày nơi cửa Phật khiến cho giới tu hành người Việt cũng nhưnhân dân Việt trở nên nhu nhược không dám đấu tranh chống lạiHán Tộc, vì theo chủ trương thụ động trong cuộc sống khác hẳnvới tinh thần do Thiền Sư Vạn Hạnh nói với Lý Công Uẩn đã thamchiếu trên.

 3- Ta cần nhìn vấn đề dựa trên toàn cảnh như vậy mới thấy rõ hơnnữa về cuộc chiến đấu hàng ngàn năm giữa ta với Hán. Đến thờiHậu Lê, khi diện tích nước nhà mở rộng về phía Nam, nơi ảnhhưởng của Phật Giáo phái Tiểu Thừa làm chủ, lại đụng độ với Phái Phật Giáo Đại Thừa, việc này khiến cho Phật Giáo Đại Thừa kiểuVN bị ảnh hưởng của Phật Giáo Tiểu Thừa, khiến cho tinh thầnchiến đấu bị giảm sút nghiêm trọng so với các triều đại Lý, Trần,cùng hơn 200 năm đầu của triều Hậu Lê. Khi văn minh cơ khíPhương Tây xuất hiện vào thời điểm ta chưa tìm được một lốithoát về mặt nhận thức đối với khách quan, thì văn minh PhươngTây mang tính trấn áp đối với văn hóa Phương Đông Cổ, thực tếnày đẩy nước ta vào cuộc khủng hoảng niềm tin cực kỳ nghiêmtrọng, các tranh chấp Trịnh-Nguyễn, cũng như triều đại vua QuangTrung với nhà Nguyễn Gia Long cũng đủ cho ta thấy việc đó.Cũng còn may là kết quả của quá trình tiếp súc với Phương tây đãtạo cơ hội để: "ta từ bỏ hẳn ảnh hưởng của văn hóa Tầu qua chữHán khi ta biết xử dụng và phát huy sức mạnh của chữ QUỐCNGỮ. Chữ QUỐC NGỮ cho dù là sản phẩm kết hợp giữa cácđóng góp của một số cố đạo Tây-Âu với Sỹ Phu VN, cũng nhưcông của toàn quyền Pháp năm 1918 đã buộc người Việt phải họcvà xử dụng chữ QUỐC-NGỮ. Nhưng xin nhớ cũng chỉ mới vỏnvẹn chưa tới trăm năm kể từ khi chánh thức xử dụng, chữ quốc ngữđã phát triển mau chóng đến như trình độ như ngày nay quả làbước tiến cực kỳ nhanh, chưa một chữ viết nào khi du nhập vàomột nước lại phát huy tác dụng mau và nhanh đến như vậy. 

4- Thực tế này khiến cho người Tầu Hoa Nam vì chạy trốn khỏi cuộcđàn áp dã man của nhà Thanh gốc Mãn Châu nên người Tầu HoaNam (chủ yếu là Quảng Đông/Bách Việt gốc) thiên di xuốngphương nam, thực tế tạo ra một vòng đai bao vây Việt Nam về mọihướng, trên mọi lãnh vực của văn hóa, chính trị, kinh tế. Về mặtchiến lược, sự xuất hiện của thế lực Phương Tây đã tạo cho Hánmột cơ hội để chiếm đóng các lân bang phía nam bằng di dân, đểtừng bước thâu tóm quyền lợi kinh tế trên toàn khu vực ĐNÁ. Nhưvậy cuộc đụng độ giữa hai thế lực văn minh Ấn/Hoa thực tế trong vài trăm năm qua đã sảy ra tại ĐNÁ với lợi thế nghiêng về phíaHán Phương Nam. Tiếc là trí thức ta chả hề hay biết các vấn đềnhạy bén này để quan tâm theo dõi để đề ra sách lược đối phó vớitình huống phức tạp này (tôi chưa hề thấy một phúc trình nào haybài viết nào về vấn đề này trước đây, ngay cả bài viết của tôi cáchnay 20 năm cũng chỉ nêu ra vài khía cạnh tổng quát mà thôi, chưađi vào chi tiết)

 5- Thực tế này khiến cho Phật Giáo Lý Trần khác biệt rất nhiều sovới Phật Giáo thời Hậu Lê, thời Nguyễn, sức chống đối của ViệtTộc thực sự suy yếu, khi cùng lúc ta phải cự với hai đối thủ hùngmạnh về mọi mặt, tiếc là ta chưa hề duyệt xét lại thực tế đó mộtcách rốt ráo để chọn cho mình một hướng đi thực đúng với thế giớihôm nay. Cho nên mọi toan tính muốn trở lại với Phật Giáo LýTrần do vài nhóm cơ hội đưa ra cũng chỉ nhằm mục tiêu chính trịhẹp mà thôi, vì các nhóm đó, thậm chí ngay cả một số sư sãi cũngchỉ biết đọc kệ chứ chả hiểu gì về thời kỳ lịch sử mà dân tộc đã trảiqua, cùng thế giới hôm nay thì làm sao trở về với Phật Giáo LýTrần được, đặt Phật Giáo trở thành Quốc Giáo chính là suy nghĩviển vông của nhóm vô tổ chức này (biết đâu chả có tình báo Tầuđứng sau vụ này, cứ xem Thanh Hải là đủ biết rồi). Tuy vậykhuynh hướng đang phát triển trong cộng đồng người Việt: tìm vềvới THIỀN là rất hay, nhưng xem ra còn phải tốn nhiều thời giantu luyện. Vì THIỀN xuất phát ngay tự cái TÂM THIỀN, mà cáiTâm-Thiền thì chẳng nhất thiết phải theo Phật Giáo mới có thểcộng thông với cái TÂM LỚN CỦA VỤ TRỤ được, vấn đề là giữcho cái tâm tịnh vào đúng lúc cần tịnh, nên chi: "động đó mà vẫntịnh như thường, tịnh đó mà vẫn động như thường". Thiền Sư VạnHạnh đã thể hiện đúng tinh thần đó, nhà thơ Bùi Giáng gọi LinhMục Lương Kim Định là Bồ Tát Lương Kim Định há chẳng đã thểhiện cái tâm lớn của nhà thơ Bùi Giáng sao? Tại sao lại không dámgọi Ô là Bồ Tát Bùi Giáng. 

Vị Sư tham dự lễ an tang của người thân mà tôi chứng kiến, thực tế đãgợi nhớ lại hình ảnh của Phật Giáo tại Miền Bắc mà tôi biết trước năm1954, khi đó một vùng rộng lớn chỉ có một Sư Tổ, dăm ba sư bác, tuyểnchọn rất kỹ lưỡng bởi sư tổ có thể được đào tạo và truyền lại theo một hệthống kín nào đó, có thể ví như hệ thống GURU đối với học thuật ẤnĐộ. Phật Giáo tại Miền Bắc ít tụng niệm và vọng động như ta chứngkiến tại Miền Nam sau này, mọi người tu hành theo Phật chỉ gọi chunglà SƯ mà thôi, chủ về tham thiền. Nhưng những vị SƯ mà tôi được biếthồi đó có thể được coi là thế hệ cuối cùng còn sót lại dư âm của thờiPhật Giáo Lý-Trần vậy, nay muốn khôi phục lại theo như khẩu hiệu củavài người muốn lợi dụng sức mạnh chính trị của Phật Giáo cho mục tiêuriêng là việc chẳng dễ dàng chút nào, khi chính những người đó chả hiểubiết gì về Mật Tông cả, và nhất là họ không bao giờ có thể biết đượchướng đi của lịch sử nhân loại đang đi, khi mọi tôn giáo rồi ra sẽ thốngnhất thành một mối, mọi tôn giáo đều bị buộc phải đứng ngoài các vấnđề xã hội và chính trị (La Mã đang đi trước các tôn giáo khác, nhất làHồi Giáo đang trải qua thời bị buộc phải cải cách theo hướng đó).

Một khía cạnh khác cũng rất đáng lưu ý là khi nhà Tiền Lê mất sứ mệnhlịch sử thì quần thần đã tôn Lý Công Uẩn lên làm vua khởi đầu nhà Lý,cũng giống như nhà Đinh đã truyền ngôi cho nhà Tiền Lê vậy, cho dùbất cứ dị nghị gì đã được sử ta nói tới (thí dụ Thái Hậu Dương Vân Nganghe nói tư thông với Lê Hoàn trước) nhưng cần lưu ý là vào thời đóquyền lực lãnh đạo đất nước thực sự nằm trong tay của các thiền sư màlịch sử VN đã nói đến nhiều, nhân vật kiệt liệt nhất chính là Thiền SưVạn Hạnh. Khi quyền bính được chuyển giao cho Lý Công Uẩn khởiđầu cho thời kỳ được coi là oanh liệt nhất đối với lịch sử VN khi quânTống xâm lăng nước ta, sau đó bị danh tướng Lý Thường Kiệt đem quân đánh đến tận Ung Châu-Lưỡng Quảng khiến bắc phương bị mất víatrong thời gian dài hơn 200 năm. Nhà Lý cũng là thời kỳ mà lịch sử VNđể lại nhiều kỳ tích khi Hoàng Tử Lý Dương Côn dẫn hạm đội đi thámhiểm phía bắc đến tận bán đảo Triều Tiên, khoảng 70 năm sau Hoàng TửLý Long Tường cũng dẫn hạm đội lên phía bắc đến Triều Tiên vào thờiđiểm nhà Lý bị suy tàn để mở đường cho nhà Trần kế nghiệp (xin xemtài liệu do Ông Trần Đại Sỹ sưu tầm và phổ biến). 

Phương Tây cũng nhưNhật Bản rất tôn kính nhà Trần, là thế lực duy nhất đánh bại quânNguyên Mông ba hiệp khi chúng kết hợp thủy bộ cùng đánh ta, nhưnglần nào cũng vậy mưu thuật của ta mỗi khác khiến quân Nguyên bị bạitrận (một số người ngoại quốc vì lý do gì đó có liên hệ đến VN, nhất làngười Nhật sau thế chiến II ở lại VN cũng đổi tên thành họ Trần)Sử gia người Việt có lẽ chưa đánh giá đầy đủ về lịch sử tranh chấpViệt/Hán kéo dài suốt 5,000 năm trên vùng bình nguyên hai sông HoàngHà và Dương Tử, sử liệu nay do Hán biên soạn, nên mọi thứ của ta naylà của Hán, đó là chủ đề rộng lớn hơn mà các trí thức VN sau này cótrách nhiệm phải truy cứu để tìm rõ ngọn nguồn. Đặc biệt cần nhấnmạnh đến lịch sử vùng Hoa Nam vào thời điểm xung quanh thế kỷ 10AD, để trên căn bản đó so chiếu với lịch sử quan hệ Việt Hán dưới thờinhà Hậu Lê, nhà Nguyễn cũng như thời cận đại để hiểu thấu đáo về cuộcchiến không bao giờ ngưng giữa hai thế lực Việt Hán trên vùng lãnh thổđược gọi chung là Hoa Hạ. Sâu rộng hơn chính là để định ra hướng đicho dòng tộc Việt về lâu về dài khi Hán tộc bị đẩy vào thế bế tắc toàndiện phải từ bỏ chủ trương xâm lăng lân bang đã được Hán Tộc hìnhthành trước đây 3,000 năm khi nhà Tây Chu thay thế nhà Thương (còngọi là nhà Ân) thống lĩnh vùng lãnh thổ bắc Hoàng Hà sau đó nhà ĐôngChu mở rộng ảnh hưởng xuống vùng Hoa Hạ khi Đông Chu đi vào thờikỳ gọi chung là thời Xuân Thu Chiến Quốc kéo dài suốt 500 năm, thờigian đó cũng đánh dấu bước chuyển hóa sâu rộng của sức mạnh Hán Tộc để mở đường cho công cuộc xâm lăng Bách Việt Phương Nam, đểhình thành quốc gia gọi là Hán mà ta biết hôm nay.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro