8 - Phân hóa giữa người Việt với nhau tại hải ngoại

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

 Việc này xuất phát từ chiến lược của Mỹ đối với thế giới trong đó cóliên quan đến VN, đối với Mỹ thì VN tạm thời trở thành một tỉnh củaTầu là chủ trương chiến lược của Mỹ để bảo đảm rằng Tầu đứng hẳn vềphía Mỹ chống lại LX trong chiến tranh lạnh, việc rút VN ra khỏi ảnhhưởng của Tầu nằm trong bước kế tiếp của chiến lược, mà thực ra đốivới Mỹ thì việc này cũng đã được chuẩn bị kỹ lưỡng về mặt chiến lượcrồi. Thời gian trên 20 năm qua thực ra cũng chỉ là bước tiến triển củatình hình nhằm làm sống lại tinh thần dân tộc trong số đảng viên CSngười Việt thuộc nội bộ đảng CS/VN mà thôi, mỗi bước tiến của mốiquan hệ Việt-Mỹ đều được ghi dấu bởi một kiểu tham gia theo cách nàođó đối với nhóm đảng viên CS người Việt trong việc tiến sát lại gần hơnđến với Mỹ nhưng không làm cho Bắc Kinh phải âu lo thái quá. Tachứng kiến việc này thật rõ ràng mỗi khi VN ngả thêm về phía Mỹ thìngay sau đó, thế nào VN cũng phải làm một cái gì đó để giữ cân bằngvới Tầu. Dĩ nhiên Tầu cũng tự biết là Mỹ muốn gì trong con cờ VN, chonên Tầu càng ra sức chứng tỏ cho Mỹ cùng thế giới biết rằng: "VN làmột tỉnh của Tầu". 

Khi Tầu tuyên bố chủ quyền của Tầu trên biểnĐông là không thể bàn cãi, thì câu đó cần được hiểu là: "VN là mộttỉnh của Tầu là vấn đề không thể bàn cãi" phải hiểu như thế mới thấyrõ thực chất của tình hình hiện nay. Chính sách của Mỹ đối với VN dothế ngày càng tiếp cận VN hơn, dành cho VN/CS những ưu tiên đượccoi như bảo đảm về mặt chiến lược về lâu về dài cũng như chuẩn bị chomột VN mới trong tương lai. Chủ trương thực tiễn của Mỹ được ứngdụng từ Liên Bang đến địa phương, nói chúng là mở cửa đón nhận lànsóng di cư của tiền bạc do nhóm CS chiếm hữu được trong nước, cũngnhư hợp tác ngày càng mật thiết hơn đối với đảng CS/VN.Trong tình huống đó, người Việt hải ngoại chia làm hai khuynh hướng"thứ nhất là: chống công tối đa, không tin bất cứ thứ gì đảng CS nói, vìnhững kinh nghiệm quá đắng cay suốt trên 60 năm qua, thứ hai nóichung là thực tiễn dựa trên nhận định là: cần hợp tác với người CS đểtạo niềm tin giữa người Việt với nhau, chiến tranh đã qua lâu rồi, bâygiờ đâu phải là lúc chống công kiểu xưa nữa, lấy gì mà chống khi quyềnlực chẳng có gì trong tay, cần theo đúng chủ trương của Mỹ", haikhuynh hướng này thực tế làm phân hóa nghiêm trọng trong khối ngườiViệt hải ngoại nói chung và dĩ nhiên cánh CS cũng biết khai thác tối đacuộc tranh luận này để thao túng tình hình sao cho có lợi tói đa cho Tầu.Khối người Việt chủ trương chống Cộng tối đa lập luận rằng không thểtin vào bất cứ truyện gì mà đảng CS nói, những việc họ đã làm trongsuốt 70 năm qua đều phản lại với quyền lợi của dân tộc, phục vụ choquyền lợi của Tầu. 

Nhưng nếu nhìn vào chiều sâu của chủ trương này:"chính là nhắm tới việc kiên quyết đề cao chính nghĩa dân tộc màVNCH đã nhất mực theo đuổi, và vì lá cờ VNCH mà cả triệu người đãnằm xuống, nên vì vong linh của người đã chết, những người VNCHcòn sống có chính nghĩa và phải quyết liệt chống lại đảng CS/VN chođến khi cái đảng ấy phải bị tan rã". Chỉ khi nào thế lực CS tan rã thật sự,quyền lực kinh tế và chính trị được trả lại cho nhân dân thì lúc đó trắngđen mới ngã ngũ, cho nên chống cộng là vấn đề thuộc về đạo đức làmngười VN đúng theo truyền thống dân tộc, được thể hiện rõ nét bởi cáichết oanh liệt của những người đã tuẫn tiết hoặc bị chết cho đến khichính quyền VNCH sụp đổ ngày 30-4-75, chống cộng sản Hà Nội chínhlà sự tiếp nối của cuộc chiến tranh đầy chính nghĩa đó.Đặc biệt đối với những người đã một thời giữ chức vụ quan trọng trongchính quyền cùng quân đội VNCH, đã ra đi trước ngày 30-4-75 trở vềhợp tác với chế độ CS dù dưới hình thức nào đều rất dễ bị lên án là đitrái với truyền thống của dân tộc. Nhưng thực ra khi quan sát kỹ lưỡngkhối người Việt hải ngoại, ta thấy tuyệt đại đa số vẫn chủ trương chốnglại chế độ CS trong nước ở những mức độ khác nhau, nhìn chung họ đềulà những người theo chủ nghĩa lý tưởng đúng theo truyền thống VN,cũng giống như bất cứ cộng đồng di dân nào khác, họ thuộc khối đa sốnhững người Việt thầm lặng. Tuy vậy, đa số đó cảm thấy buồn lòng khicác tổ chức chống cộng ngày càng trở nên manh mún biểu hiện tìnhtrạng phân hóa nặng nề trong khối người Việt hải ngoại, thực tế đó chothấy: người Việt hải ngoại cũng như dân Việt nói chung đang chờ đợicơn sóng thần quét sạch mọi tàn dư do chủ nghĩa thực dân Hán cài vàonước ta. 

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro