1. Thằng Phúc

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Tây Ninh những năm 2000.

Cái nắng gay gắt bao trùm cả xóm làng nhỏ. Mới bữa trước trời còn đổ một trận mưa to, ấy thế mà hiện tại lại nắng đến kinh người. Thời tiết năm nay mưa nắng thất thường, đất đai cằn cỗi, lúa thì gặp nạn cỏ gạo, cỏ đuôi phụng nên chả kiếm thêm được chút nào, đã khổ lại còn khổ hơn. Cả xóm nghèo vang lên những tiếng thở dài ai oán. Thím Tư nhìn mớ gạo sót lại trong nhà mà mặt mày nặng trĩu. Phen này nhà bà cũng thất thu. Bà định bụng lên vụ lúa sẽ sửa sang lại căn nhà tranh rách nát, nhưng năm nay coi như mất trắng, tiền vốn gom chẳng đủ thì lấy đâu ra đồng lãi nào. Nhà bà tới tận bốn miệng ăn, rồi còn phải lo cho thằng Út đi học. May thay thằng Phúc cháu bà và con bé gái lớn ngoan ngoãn, giỏi giang nên bà đỡ khổ phần nào.Bà thở dài chán nản. Nhìn chồng đương nằm trên võng, bà bèn lại gần nói:

"Kỳ này lúa mùa lúa vụ gì đó lỗ hết rồi. Ông coi đi qua nhà chị Hai vay chút tiền để mua gạo cho mấy đứa nhỏ được không?"

Chú Tư nghe vợ hỏi chẳng vội trả lời, ông rít hết điếu thuốc rê trên tay rồi mới chậm rãi nói:

"Tiền con Hương gửi về hết luôn rồi bỏ bèo cắn tới chuẩn luôn rồi hả bà? Sắp tới chuẩn bị đóng tiền học cho thằng Tèo nữa, biết mượn chị Hai bao nhiêu cho đủ đây?"

"Tiền con Hương gửi về tôi để dành đóng tiền học cho thằng Tèo đó. Ông qua mượn chị Hai vài chục để mua gạo ăn thôi, chứ giờ tôi hết cách rồi. Mùa này dễ gì bà Sáu bả bán thiếu cho, bả sợ tôi quyt tiền bả."

Chú Tư chả nói năng gì, thấy vợ cứ liên tục thở ngắn than dài, ông cũng trầm ngâm. Những cái bà nói ông đều biết hết nhưng ông có thể làm được gì? Nghĩ mà xem, ông đã mượn chị Hai không ít tiền, bây giờ lại sang hỏi thì chẳng biết ăn nói thế nào cho đặng.

Khi cả hai đang im lặng vì bị sự nghèo khổ làm cho quẫn bách thì bên ngoài sân chợt có tiếng nói vang lên:

"Thím Tư ơi! Con về rồi! Thím lấy giùm con cái xô cho con bỏ cá vô đi thím ơi! Nhiều quá nên nó nhảy tùm lum hết rồi!"

Chú thím Tư nghe thấy thì vội ló đầu nhìn. Hóa ra là thằng Phúc mới ở ruộng về. Cậu đi chân đất, để đầu trần, cái áo thun vốn mặc trên người bây giờ cũng cởi hẳn ra rồi vắt ngang lên cần cổ. Tuy suốt ngày dang nắng mà còn là đàn ông trai tráng nhưng da cậu trắng muốt thậm cbis còn trắng hơn mấy đứa con gái trong xóm. Nhưng do nhà nghèo, đói khổ quanh năm nên dáng người cậu ốm tong ốm teo. Cậu ôm theo một thúng cá, vui vẻ chạy vào nhà.

Chú Tư vứt điếu thuốc, hớn hở hỏi:

"Mày đi giăng lưới với thằng cha Năm Thắng hả? Chà! Bắt được nhiều dữ bây."

Thím Tư đứng lên lấy cái xô rồi vội chạy ra, mặt mày vui lên hẳn. Thằng Phúc tự hào vỗ ngực.

"Con mà đã ra tay thì chú thím lo gì nữa. Thím Tư nè, số này đem ra chợ bán chắc cũng mua được ít ký gạo đó. Đợi mấy hôm nữa có phóng lúa, con đi mót thêm về để chà ăn."

Thím Tư vỗ vai cậu.

"Thím đang định kêu chú mày qua cô Hai mượn ít tiền nè. Mà thôi, có mớ cá này để tao lên nhà bà Sáu xin bả đổi gạo coi bả có cho không. Thằng con út của bả mê cá lóc lắm."Thằng Phúc cười tít mắt, giọng cậu cứ khàn khàn, biểu hiện của những thanh niên đang bể giọng.

"Vậy để con lựa ra mấy con lớn đem đi bán, còn mấy con nhỏ với mớ lòng tong này thì mình đem kho quẹt cũng ăn được mấy ngày."

Thím Tư xua tay.

"Thôi, để tao làm cho. Mày lên chỗ bà Tư gọi thằng Tèo về đi học giùm tao, nó chơi hời tới giờ này còn chưa chiu bời tới giờ này còn chưa chịu về. Con với chả cái!"

Thằng Phúc đưa cái thúng để thím Tư cầm, cậu mặc lại áo vô cho đàng hoàng rồi nói:

"Nó còn nhỏ nên ham chơi, thím la nó làm gì. Để con đi kêu nó về."

Chú Tư quay về cái võng nằm nghỉ từ lâu, nghe cậu nói thế cũng định phản bác mấy câu nhưng lại thôi. Thím Tư phất tay "Mày đừng có bênh nó. Anh với chị nó đi làm quanh năm suốt tháng, quần quật ra đó, còn nó chỉ mỗi việc ăn rồi học mà chả ra hồn gì. Thế nào cũng có ngày tao đánh nó gãy chân, coi nó dám đi chơi nữa không!"

Thằng Phúc không nói gì, cậu chỉ cười rồi dắt cái xe đạp duy nhất trong nhà ra. Cái xe này còn hơn cả tuổi đời cậu, cũ kỹ đến mức chưa ngồi lên đã nghe thấy tiếng kêu "cọt ket" "xành xach". Cơ mà nhìn nó thế thôi chứ năm đó là cả gia tài, chú Tư phải đổi gần hết lúa của một vụ mới mua được, về nhà còn phải sửa sang một thời gian mới chạy ngon lành. Ừ thì cũng do cái nghèo, người ta giàu có đi lên thị xã mua xe, nhà cậu túng quẫn quanh năm nên chỉ có thể mua lại đồ cũ của mấy tên nhà giàu đó.

Nhưng nói đi cũng phải nói lại, có còn hơn không, được cái xe cho thím Tư ra chợ hay để cậu đưa thằng Tèo tới trường cũng tiện. Chứ chợ với trường cái nào cái nấy cách nhà cậu ba bốn cây số, nếu phải lội bộ thì rã cả chân, mệt bở hơi tai chứ chẳng đùa.

Cậu lắc mạnh cổ xe để kiểm tra một chút, thấy không có vấn đề bèn nhanh chóng đạp đi.

"Quê hương cây trái ngọt tươi

Hương thơm lúa chín mỗi mơi ra đồng.

Quê hương có một dòng sông

Chiều chiều ra đứng ngóng trông mẹ về.

Quê hương có những bờ đê

Ta ngồi, ta tát cá về với ta.

Quê hương những buổi chiều tà

Cánh diều bay lượn, cánh hoa đầy trời.Thằng Phúc vừa đạp xe vừa ngân nga mấy câu thơ mà chị Út Lành đã dạy cho cậu suốt mấy tháng nay.

Cậu yêu lắm, cậu yêu những câu thơ lục bát - thể thơ đã có từ rất lâu đời của ông cha ta. Cậu yêu những cánh đồng thơm mùi hương lúa chín. Cậu yêu dòng suối chảy ngang con đường chạy ra chợ, lên trường. Cậu yêu những cánh diều của lũ trẻ nhỏ vào mỗi buổi chiều tà, và cậu yêu từ những cái nhỏ nhặt nhất của mảnh đất Tây Ninh này.

Người ta thường nói "Tây Ninh nắng cháy da người" nhưng cậu lại thấy ánh nắng đó không phải là "cháy" mà là "ấm" thì đúng hơn.

Cậu mồ côi cha mẹ từ nhỏ, lớn lên giữa tình yêu thương của chú thím Tư và những cô bác hàng xóm. Ở nơi này có lẽ cơm không đủ no, áo chẳng đủ ấm nhưng tình yêu thương giữa con người và con người chưa từng biến mất. Họ sống với nhau dựa vào tình làng nghĩa xóm, chứng thực cho câu nói "bà con xa không bằng láng giềng gần". Thằng Phúc yêu chốn này, yêu những con người ở đây, nơi được gọi là "quê cha đất tổ".

Phúc dùng sức đạp lên một vũng sình to, chạy qua cây cầu cây bắc ngang con suối đang chảy xiết. Vừa khỏi cái Tám, chả hiểu sao tụi con nít ở xóm cứ không chịu chơi ở đây mà phải lên tuốt nhà bà Tư mới chịu.

Hồi nhỏ, Phúc đâu có được đi chơi như thằng Tèo bây giờ. Mới bốn, năm tuổi cậu đã giúp chú thím trông em, lên mười, mười một tuổi thì ra đồng phụ việc. Nấu cơm, giặt giũ, dọn dẹp nhà cửa, một tay cậu làm hết. Cậu thương chú thím cực khổ nên nào có dám than vãn, gia đình có thể sống ấm no là cậu vui .Nhưng cũng có được bao lâu, nhà quá nghèo nên cậu với bé Hương không thể đi học. Cậu còn đỡ đi, vẫn được ở lại cái xóm này với thằng Tèo và chú thím, chứ bé Hương thì phải lên tuốt trên thị xã ở đợ cho người ta.

Ngày bé Hương đi với mấy chị trong xóm, thím Tư cố tỏ vẻ ngoài mạnh mẽ nhưng lòng dạ nhói đau, chú Tư trốn ra sau hè, im lặng rít sạch mấy điếu thuốc. Phúc chẳng thể làm gì hơn ngoàiviệc hứa với nó sẽ chăm sóc cho chú thím và thằng Tèo thật tốt. Nhà đứa nào cũng được, chỉ có thằng Tèo là ham chơi, có bao nhiêu tiền của đều dồn vô cho nó đi học mà nó lại học dốt hơn ai hết. Thằng Phúc la mãi, chửi hoài cũng mệt nên mặc kệ nó luôn. Ít nhất nó cũng biết được nhiều thứ hơn cậu và bé Hương.

Chạy xe qua từng cánh đồng lúa chín, có chỗ chưa phóng, có chỗ thì đã đốt đồng.Hương lúa hòa quyện với mùi rơm cháy thành than làm cho thằng Phúc vui vẻ không thôi. Cậu đạp nhanh hơn, từ xa đã thấy được lũ nhỏ tụm năm tụm bảy ở dưới lũy tre.

Chúng nó đang chơi cướp cò nên la làng ầm ĩ hết cả xóm.

Thằng Phúc chạy xe đến gần rồi gọi lớn:

"Tèo, về đi học! Một hồi thím Tư lên kiếm mày là ăn đòn nát đít nghe chưa!"

Từ trong đám con nít đang cướp cờ hăng say, một thằng bé mập mạp chạy ra, nó vừa đi vừa ngoái đầu lại nhìn bọn bạn.

"Tụi mày chơi tiếp đi, tí đi học về tao ghé qua nữa."

Một thằng trong đó cũng đáp lại:

"Ờ! Mày về lo đi học đi. Học ngu ở lại lớp mẹ mày khỏi cho đi chơi đó."

Cả bọn phá cười lên, thằng Tèo nào có chịu thua, phi thẳng khúc gỗ mục vô chân thằng đó làm nó la oái oái.

Nó chạy lại chỗ thằng Phúc, lấy cái áo đang vắt ngang cổ vừa lau vừa nói:

"Mém tí chết em, em mê chơi quá nên quên mất."

"Mày đó! Học hành thì không lo học hành, lo chơi suốt." Thằng Phúc gõ đầu nó.

Thằng Tèo vừa leo lên xe vừa ấm ức lẩm bẩm:

"Em có học cũng ngu như bò thôi, thà để tiền đó mua gạo cho cả nhà còn hay hơn."

Thằng Phúc quẹo xe, trừng mắt với nó.

"Mày nói cái gì đó? Còn léng phéng là tao cho ăn đòn đó nhen."

Thăng Tèo lặng thinh. Nó hiểu cả nhà đều thương nó, anh chị nhường cho nó đi học, nhưng nó học ngu quá thì biết làm sao? Nó cũng có muốn vậy đâu. Nó đến trường đều đặn, chép bài đầy đủ, nghe giảng như ai nhưng mà học ngu vẫn là ngu, chẳng thể thay đổi được gì.

Thằng Phúc thấy Tèo đáng thương mà cũng đáng trách, song cậu cũng không có biện pháp nào với nó. Cậu chở nó về nhà, tranh thủ ăn chút cơm rồi chở nó đi học.

______

Bộ fic này xin đc dành cho ngày sinh nhật của Seuming và To me nhaa. Mong mn sẽ thik nó. Bữa sn Bok còn lỗi nên ko đăng đc. Mình sẽ cố gắng chăm chỉ để nuôi từng đứa một.
Nhớ vote chp mik nhaa

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro