Phần 1 : ĐẠO LÀM NGƯỜI VÀ XỬ THẾ

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


                                        CHÂN PHÁC, DUNG DỊ LÀ ĐẠO LÝ XỦ THẾ

Người mới bước chân ra xã hội, kinh nghiệm từng trải chưa là bao nên dễ bị tiêm nhiễm những thói hư, tật xấu. Còn những người từnng trải thì bản lĩnh vững vàng hơn. Vì vậy, người quân tử cần giữ gìn tính cách giản dị chất phác; làm việc gì cũng phải thận trọng dè dặt, biết uyển chuyển nhân nhượng để được an toàn; rộng lượng khoáng đạt một chút để không đánh mất sự hồn nhiên, dung dị.


                                                          ĐIỂN CỐ XỬ THẾ

Hán Văn Đế LƯU HẰNG là vị hoàng đế nổi tiếng tiết kiệm trong lịch sử Trung Quốc. Ông là con trai của Hán Cao Tổ Lưu Bang, mẹ là Bạc Thái Hậu.

Bạc Thái Hậu xuất thân bần hàn. Mẹ bà là Ngụy Ổn đã dâng tặng bà cho Ngụy Báo - người tự xưng Ngụy Vương trong giai đoạn nông dân nổi dậy cuối thời Tần. Sau khi Lưu Bang đánh bại Ngụy Báo, Bạc Cơ( Bạc Thái Hậu) bị bắt đưa đi dệt vải tại cung của Hán Vương ở Trường An. Một hôm Lưu Bang đến thăm khu dệt vải trong cung, thấy Bạc Cơ xinh đẹp nên động lòng triệu vào cung hầu. Không lâu sau Bạc Cơ sinh Lưu Hằng. Năm Cao Tổ thứ 10( năm 197 trước công nguyên), tướng nước Đại là Trần Huy câu kết với Hung Nô phản Hán và tự xưng vương. Lưu Bang đích thân dẫn đại binh bình định quân phản loạn và lập Lưu Hằng làm vương. Khi đó Lưu Hằng mới mười tám tuổi.

Bạc Cơ là người hiền hậu, cư xử ôn hòa nhã nhặn, chưa từng làm mất lòng ai và cũng không tiếp xúc nhiều với người khác, càng không ham muốn quyền lực, chỉ biết chuyên tâm chăm sóc con, thích cuộc sống bình yên an phận. Vì vậy, sai khi Hán Cao Tổ Lưu Bang qua đời, Lã Hậu lạm dụng quyền hành và rất tàn bạo nhưng lại không làm khó dễ Bạc Cơ, vẫn để bà theo con Lưu Hằng đến nước Đại làm Đại Thái  Hậu.

           

             TÂM NÊN TRONG SÁNG , TÀI HOA NÊN CHE GIẤU

Tấm lòng của người quân tử trong sáng liêm khiết  như ban ngày, chẳng che giấu bí mật nào; tài hoa của người quân tử như viên ngọc được cất giấu kỹ, không tùy tiên khoe khoang cho người khác biết.

ĐIỂN CỐ XỬ THẾ

Học trò của Khổng Tử là Tử Cống mỗi lần làm sai việc gì luôn công khai nhận lỗi. Có người không tán thành, nói; "Ông làm như thế không thấy quá đáng sao? Làm sai thì tự sủa là được, hà cớ gì phải công khai nhận lỗi?". Tử Cống nói: "Lỗi làm của người quân tử ví như mặt trời bà mặt trăng, ai cũng nhìn thấy. Lỗi lầm của người quân tử, về chỉnh thể chỉ là một phần nhỏ; xuyên suốt quá trình cũng chỉ là một giai đoạn rất ngắn. Không việc gì người khác không thấy, cũng không có điều gì đáng sợ. Hơn nữa khi nói ra lỗi lầm của mình thì thầy và các bạn có thể giúp đỡ mình sữa chữa nhanh và triệt để hơn. Những điều này đều là tự thâm tâm tôi nghĩ như vậy!".


NHÌN SỰ VẬT BÊN NGOÀI SỰ VẬT, NGHĨ VỀ THÂN MÌNH SAU KHI CHẾT

Người biết giữ đạo đức có thể sẽ có lúc cô đơn quạnh quẽ, nhưng người hay dựa dẫm quyền quý lại phải sống cảnh thể lương và cô độc mãi mãi. Người rộng rãi phóng khoáng, hiểu lý lẽ thì biết nghĩ đến danh dự thiên cổ sau khi chết, thà nhẫn nhịn chịu đựng sự cô đơn nhất thời, chứ quyết không nịnh nọt luồn cúi để tránh được sự lãnh lẽo buồn tuổi muôn đời.

ĐIỂN CỐ XỬ THẾ


Bá Di và Thúc Tề là con trai vua nước Cổ Trúc cuối thời Ân Thương. Vua nước Cổ Trúc muốn lập Thúc Tề kế ngôi khi ông mất. Sau khi vua mất, Thúc Tề nhường ngôi cho anh trai mình Bá Di. Bá Di không chịu, nói; "Đây là ý của phụ hoàng", sau đó Bá Di bỏ đi. Thúc Tề không chịu kế vị cũng bỏ đi. Dân trong nước lập người con trai khác của vua Cô Trúc lên làm vua. Sau khi ra đi, hai anh em nghe nói Tây Bá Xương(túc Chu Văn Chương) là người có đức hạnh bèn quyết định đế nước Chu. Khi hai anh em họ đến đó thì Tây Bá Xương đã qua đời,  Vũ Vương lên ngôi, Vũ Vương đem quân đi đánh vua Trụ, Bá Di và Thúc Tề chăn đường Vũ Vương can ngăn: "Cha chết không chôn lại đem quân đi đánh giặc, thế có gọi là hiếu không? Chu là nước chư hầu của Thương, bầy tôi giết vua có thể gọi là nhân không?". Thuộc hạ của Vũ Vương muốn giết hai anh em ông nhưng Khương Tử Nha nói: "Đây là những người trọng nghĩa khí", rồi sai người đỡ anh em ông dậy và cho đi nơi khác. Vũ Vương diệt Thương, lập ra nhà Chu. Bá Di, Thúc Tề cho rằng việc làm của Vũ Vương thật đáng hổ thẹn nên quyết định không ăn thóc của nhà Chu. Anh em sống ẩn dật trên núi Thú Dương, hái rau quả dại sống qua ngày, sau đó họ chết vì đói. Hành động trung nghĩa của họ được cả hậu thế khen ngợi.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro